ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
56/TB-UB-KT
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 1997
|
THÔNG BÁO
VỀ
VIỆC GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT KIỀU
Ngày 16-7-1997, Ủy ban nhân dân thành
phố có triệu tập cuộc họp do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Nguyễn Văn Chí chủ trì để nghe Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố
báo cáo các kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Kiều nhằm tạo thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh, sản xuất, đầu tư của Việt Kiều tại Việt Nam nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Dự họp có đại diện Cục Quản lý xuất
nhập cảnh, Công an thành phố, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại,
Sở Nhà đất, Sở Tư pháp, Cục Thuế, Công ty Du lịch thành phố, Công ty Dịch vụ
cơ quan nước ngoài (Fosco).
Sau nghi nghe ý kiến của Ủy ban về
người Việt Nam ở nước ngoài thành phố nêu các vướng mắc, kiến nghị của các
doanh nghiệp Việt Kiều và ý kiến của đại diện các Sở, ngành có liên quan, đồng
chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã kết luận như sau.
1. Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt
Kiều nắm rõ các chủ trương, chính sách và các quy định hiện hành của Nhà nước,
khuyến khích cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển kinh tế
- xã hội đất nước, trước mắt các Sở, ngành, trong phạm vi chức trách của mình,
cần nêu ý kiến cụ thể bằng văn bản gởi Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài
thành phố đối với từng vấn đề nêu tại cuộc họp (đính kèm).
2 . Đối với các vướng mắc, kiến
nghị vượt thẩm quyền giải quyết của cấp Sở, đề nghị các Sở, ngành phối hợp với Ủy
ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố rà soát các quy định liên quan đến
kiều bào để đề xuất ý kiến cho Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố xem xét
tháo gỡ hoặc kiến nghị các ngành chức năng Trung ương xem xét sửa đổi cho phù
hợp.
3. Ủy ban về người Việt Nam ở nước
ngoài thành phố cần phối hợp với các ngành làm việc về từng vấn đề cụ thể để đề
xuất ý kiến với Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Trung ương (Bộ Ngoại giao)
kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ban ngành chức năng Trung ương
xem xét tháo gỡ nhằm tạo đìêu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Kiều
phát huy tiềm năng, tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung
của đất nước.
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố
xin thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố Nguyễn Văn Chí để các Sở, ngành chức năng thành phố biết và thực hiện.
|
T/L
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Hậu
|
NHỮNG
VẤN ĐỀ VÀ KIẾN NGHỊ CỦA KIỀU BÀO
1. Sở Kế hoạch - Đầu tư:
- Kiều bào tham gia đầu tư theo luật
Khuyến khích đầu tư trong nước còn vướng mắc trong thủ tục lập hồ sơ, cụ thể là
về xác nhận nguồn gốc Việt Nam vì đương sự tuy rõ ràng là người Việt Nam nhưng
không còn giấy tờ gì để chứng minh, thí dụ : giấy khai sinh, chứng minh nhân
dân.
- Thủ tục bổ sung chức năng còn mất
nhiều thời gian (hiện nay thời gian xin bổ sung chức năng bằng 2/3 thời gian
xin cấp giấy phép thành lập công ty).
- Về lĩnh vực đào tạo dạy nghề, các
Cty kiều bào muốn thành lập trường còn gặp vướng mắc ở điểm: hiệu trưởng phải
là người Việt Nam, có hộ khẩu tại Việt Nam.
Kiến nghị:
* Nên có biện pháp giải quyết
những trường hợp không còn giấy tờ chứng minh nhưng đương sự rõ ràng là người Việt
Nam (thí dụ: giao Sở tư pháp phối hợp với UB về NVNONNTP xác nhận).
* Rút ngắn thời gian trong việc xét
duyệt xin thành lập doanh nghiệp cũng như bổ sung chức năng của doanh nghiệp.
* Cần có những qui định thuận lợi
tạo đìêu kiện cho kiều bào được tham gia vào lãnh vực đào tạo dạy nghề.
* Do tình hình về vốn của Kiều bào
không nhiều cần có chính sách tạo đìêu kiện thuận lợi đầu tư vào những chương
trình qui mô vừa và nhỏ theo luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
* Có thông tin đầy đủ thường xuyên
về tình hình đầu tư của TP và đất nước. * Cần có cơ quan tư vấn và dịch vụ một
cửa cho kiều bào trong các thủ tục đầu tư.
* Có cơ chế thực hiện và biện pháp
giải quyết những rủi ro hoặc nợ nần giữa các Cty bên ngoài đối với Cty trong nước
và ngược lại.
2. Sở Thương mại:
Kiến nghị:
* Rút ngắn thời gian giải quyết các
thủ tục thành lập cửa hàng giới thiệu sản phẩm (được phép tiêu thụ trong nước)
với thị trường trong nước.
* Tạo đìêu kiện thuận lợi cho Cty
kiều bào được đặt VPĐD tại gia đình thân nhân trong nước và làm nghĩa vụ đối
với Nhà nước theo qui định.
* Nên có chính sách về số tìên phải
nộp khi xin thành lập VPĐD của Công ty kiều bào, vì hiện nay đang thực hiện
đồng loạt là 5.000 USD trong thời hạn 3 năm cho tất cả các Cty không phân biệt
vốn lớn, vừa, nhỏ.
3. Ngân hàng:
- Ngân hàng cần tạo đìêu kiện thuận
lợi cho việc chuyển trả số tìên hợp pháp của kiều bào ra nước ngoài theo luật
định và không nên hạn chế chỉ được chuyển tiền đồng Việt Nam vào tài khoản của
các nhà đầu tư tại Việt Nam đối với số tiền có nguồn gốc là ngoại tệ.
Có một ý kiến cho rằng việc điều
chỉnh lăi suất ngân hàng liên tục như thời gian qua sẽ tác động không tốt đến hoạt
động đầu tư kinh doanh sản xuất trong nước.
4. Cục Thuế:
Luật Đầu tư nước ngoài mới quy đinh
thuế lợi tức phải đóng 15%, mức hoàn thuế do tái đầu tư là 75% (Nghị định 12/CP
ngày 12-1-96 quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
đối với các dự án xuất khẩu ít nhất 80% sản phầm). Hiện nay các Cty đầu tư của
kiều bào có giấy phép theo luật Đầu tư nước ngoài cũ không được áp dụng khung thuế
lợi tưc theo luật Đầu tư nước ngoài mới,
Có trường hợp Cty kiều bào chưa
được giải quyết miễn thuế hai năm đầu theo như luật quy đinh, trong thời gian chưa
được giải quyết Cty kiều bào vẫn phải đóng thuế. Như vậy sau khi giải quyết thì
được thoái thu thuế như thế nào ?
Kiến nghị:
* Các Cty đầu tư có giấy phép trước
ngày 12/ll/1996 xin được áp dụng khung thuế lợi ức theo luật đầu tư nước
ngoài mới, bắt đầu từ ngày luật mới có hiệu lực.
* Khi các Cty được thoái thu thuế,
cơ quan thuế không nên tính vào doanh thu của Cty. Đề nghị nên thoái thu sau
thuế doanh thu hoặc trước thuế lợi tức.
* Trong thu thuế, nên tránh phương
thức khoán chỉ tiêu nợ thuế có tính áp đặt.
5. Nhà đất:
- Về vấn đề thuê nhà: luật Khuyến
khích đầu tư trong nước quy định khi thành lập Cty, kiều bào được thuê nhà
như người trong nước nhưng thực tế kiều bào phải thuê như người nước ngoài.
- Hiện chưa có quy định rõ về quyền
sở hữu đối với kho, nhà xưởng, văn phòng làm việc đối với các Cty kiều bào đầu
tư tại Việt Nam theo luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
Kiến nghị:
* Xem xét vấn đề được phép mua nhà
của kiều bào có nguồn gốc Việt Nam, quốc tich Việt Nam, hộ chiếu Việt Nam.
* Cần có những quy đinh rõ ràng về
vấn đề sở hữu bất động sản, tài sán như nhà xưởng, kho, văn phòng làm việc đối
với những kiều bào tham gia đầu tư theo luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
* Trong thời gian được cấp phép
đầu tư kiều bào được làm thủ tục mua nhà trực tiếp với người bán và thực hiện
nghĩa vụ thuế theo quy đinh, không nhất thiết phải thông qua cơ quan kinh doanh
nhà của Nhà nước.
* Sớm nghiên cứu một quy chế thỏa
đáng cho kiều bào được sở hữu bất động sản tại Việt Nam, vừa bảo vệ quỳên lợi
hợp pháp và chính đáng của kiều bào về sở hữu nhà tại quê hương, Tổ quốc, đồng
thời đảm bảo không cho bất kỳ ai lợi dụng để kinh doanh bất động sản trái phép.
6. Công an:
Kiến nghị:
- Miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt
Nam cho kiều bào được cấp hộ chiếu Việt Nam.
- Đối với kiều bào tham gia đầu tư
hoặc làm việc tại Việt Nam, thời hạn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam và thời
hạn lưu trú cần được cấp theo thời gian phù hợp với giấy phép hoặc hợp đồng đã
được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt (không nên chỉ giải
quyết 3 tháng, 6 tháng, 1 năm).
- Đối với các chuyên viên người
nước ngoài làm việc cho các Cty kiều bào nên giải quyết nhập xuất cảnh và tạm trú
theo hợp đồng đã ký với Cty, tránh tình trạng cha hết hợp đồng phải gia hạn
hoặc xin thị thực mới.
- Giải quyết thuận lợi việc cho kiều
bào và dâu rể kiều bào là người nước ngoài được đăng ký tạm trú ở nhà của thân
nhân (thậm chí có thể là bạn bè thân thiết tại Việt Nam. Trường hợp vi phạm (như
thuê mướn ở bất hợp pháp) phạt theo quy định pháp luật.
- Đối với nhân viên làm việc cho
Cty kiều bào được đưa đi nước ngoài tham gia hội thảo, hội chợ, nâng cao tay nghề
cần giải quyết sớm các thủ tục xuất nhập cảnh Việt Nam (thời gian tham dự chỉ được
thông báo trong vòng 10-14 ngày, nhưng thời gian làm thủ tục mất 0l tháng).
- Về mặt chiến lược cần tạo điều
kiện thuận lợi để người Việt Nam đi ra nước ngoài học tập. Cần có chính sách,
chế độ giải quyết cho những nhân viên hoặc công nhân đi nước ngoài học tập.
- Nên hợp thức hóa bằng lái xe quốc
tế tại Việt Nam theo thông lệ quốc tế và phù hợp với luật Giao thông đường bộ
Việt Nam (bằng lái xe là vấn đề kỹ thuật chỉ
nên cấp một lần không nên giải quyết
theo thời hạn visa như hiện nay).
7. Hải quan:
- Thủ tục kiểm hóa tại cửa khẩu sân
bay Tân Sơn Nhất đã được cải tiến rất nhiều, làm nhanh, thái độ vui vẻ. Tuy
nhiên vẫn còn phản ánh của kiều bào, thân nhân kiều bào, cán bộ và nhân dân trong
nước về việc xin tìên lì xì và làm khó dễ khi có hàng hóa.
- Việc xác định loại mặt hàng để
quy định thuế xuất, nhập còn chưa được thống nhất, nhất là các loại hàng như CD
ROM, phần mềm xuất khẩu và các sản phẩm khoa học công nghệ khác.
8. Sở Khoa học Công nghệ Môi trường:
- Thời gian công nhận sở hữu phát
minh sáng chế sản phẩm công nghiệp phải một năm như hiện nay là quá lâu. Trong
tình hình kinh tế thị trường sôi động cần có biện pháp thẩm định kịp thời mới
có điều kiện giúp nhà sản xuất cạnh tranh giành thị phần.
- Sớm có chính sách bảo hộ quyền
sáng chế đối với các sản phẩm do kiều bào sản xuất và kinh doanh trong nước.
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với các hoạt động chuyển giao công nghệ.
9. Sở Tư pháp:
Cần rút ngắn thời gian tiến hành
thủ tục đăng ký kết hôn (hiện nay thời hạn trả lời kết quả thông thường từ 40 -
50 ngày). Nên hướng dẫn và thông báo rõ cho kiều bào biết thời gian quy định để
kiều bào dự kiến thời gian xin về Việt Nam.
10. Giá dịch vụ:
Đề nghị xem xét lại khung giá đối
với kiều bào về các loại dịch vụ như: khách sạn, vé máy bay, vé vào cửa khu
giái trí, du lịch, tham quan, điện nước: bưu điện v.v. . . không nên chênh
lệch quá nhìêu đối với giá áp dụng cho người trong nước và cũng không nên áp
dụng giá như đối với người nước ngoài.
11. Về một số chính sách:
Kiến nghị:
* Nên có một cơ chế thoáng hơn cho
việc xuất khẩu sản phẩm trong nước, tránh tình trạng phải xuất ủy thác như hiện
nay, có nhiều vấn đề không lành mạnh. Cty được xuất khẩu chỉ cần trình hàng
xuất qua một cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn quốc
tế và đúng theo mẫu mã do bên nước ngoài đặt hàng và tôn trọng quy định của
Hải quan.
Làm được như vậy sẽ giúp các Cty
tăng kim ngạch xuất khẩu.
* Các chính sách của Nhà nước cần
khuyến khích và tạo ưu đãi cho việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, kỹ
thuật cao nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
12. Về tổ chức:
- UBNDTP nghiên cứu và quyết định
bổ sung chức năng nhiệm vụ quyền hạn cho Trung tâm Dịch vụ và Hợp tác với kiều
bào (Cescovina), đơn vị trực thuộc UB về NVNONNTP, trên các lĩnh vực như:
* Tư vấn, hỗ trợ đầu tư cho các
doanh nhân kiều bào.
* Đại diện cho kiều bào giải quyết
các vấn đề tại Việt Nam (nếu được ủy quyền).
- Về vị trí vai trò của UB về NVNONNTP.
HCM: Cần tôn trọng và tạo điều kiện cho UB về NVNONNTP thực hiện đúng chức năng
đầu mối có nhiệm vụ quyền hạn về công tác người VNONN trên địa bàn thành phố
đúng theo quyết định số 4253/UBNCVX và quy chế ban hành kèm theo do Chủ tịch
UBNDTP ký ngày 15-12-1994.
ỦY
BAN VỀ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI