Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BVHTT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Đặng Quang Phương, Khuất Văn Nga, Trần Chiến Thắng
Ngày ban hành: 05/12/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BVHTT

Hà Nội , ngày 05 tháng 12 năm 2001

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN SỐ 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BVHTT NGÀY 5 THÁNG 12 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật Dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại Toà án nhân dân; Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hoá- Thông tin thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

I. THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

1. Các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân.

Theo quy định tại Điều 759 Bộ luật Dân sự (sau đây viết tắt là BLDS), Điều 33 Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ "hướng dẫn thi hành một số quy định quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự" (sau đây viết tắt là NĐ 76/CP) và Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (sau đây viết tắt là PLTTGQCVDS), Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau đây liên quan đến quyền tác giả:

1.1. Các tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm (tranh chấp ai là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học...) giữa:

a) Cá nhân với cá nhân; cá nhân với tổ chức; tổ chức với tổ chức;

b) Các đồng tác giả với nhau; một hoặc các đồng tác giả với cá nhân, tổ chức khác;

1.2. Các tranh chấp về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính giữa người cung cấp tài chính hoặc các điều kiện vật chất có tính quyết định cho việc xây dựng, phát triển phần mềm máy tính với người thiết kế, xây dựng phần mềm máy tính.

1.3. Các tranh chấp về các quyền nhân thân hoặc các quyền tài sản liên quan đến quyền tác giả giữa:

a) Tác giả (đồng tác giả) không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm với chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả (theo quan hệ giao nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng sáng tạo tác phẩm);

b) Tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm với người dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể hoặc với người sử dụng tác phẩm dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể để sáng tạo tác phẩm mới;

c) Tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm đã công bố với người sưu tầm tác phẩm đó để làm tuyển tập, hợp tuyển;

d) Tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm với tổ chức điện ảnh, phát thanh, truyền hình sân khấu hoặc các tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật khác;

đ) Tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm với người sử dụng tác phẩm đó để biểu diễn;

e) Tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu tác phẩm với tổ chức, cá nhân sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

f) Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả với tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm của họ nhằm mục đích kinh doanh;

g) Tổ chức sản suất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình (có chương trình) với tổ chức, cá nhân khác về việc nhân bản, phát hành sản phẩm;

h) Tổ chức phát thanh, truyền hình với tổ chức, cá nhân khác về việc phát sóng \chương trình hoặc làm các bản sao chương trình;

i) Người biểu diễn với cá nhân, tổ chức;

1.4. Các tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả .

1.5. Các tranh chấp về thừa kế quyền tác giả.

1.6. Các tranh chấp khác liên quan đến quyền tác giả.

2. Về thẩm quyền của toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp có liên quan đến quyền tác giả theo thủ tục sơ thẩm.

Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả đã hết hiệu lực kể từ ngày 1/7/1996 (ngày BLDS có hiệu lực). BLDS không quy định về thẩm quyền của Toà án nhân dân các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả; do đó, việc xác định thẩm quyền của Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả theo thủ tục sơ thẩm phải căn cứ vào PLTTGQCVADS. Tuy nhiên, các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả là những loại việc rất phức tạp. Vì vậy, ngoài các vụ án về các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 PLTTGQCVADS, đối với các vụ án khác về tranh chấp liên quan đến quyền tác giả, thì Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 11 PLTTGQCVADS lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

II. QUYỀN KHỞI KIỆN, KHỞI TỐ VỤ ÁN VỀ TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

1. Quyền khởi kiện vụ án về tranh chấp liên quan đến quyền tác giả.

Theo quy định của BLDS thì những cá nhân, tổ chức sau đây có quyền khởi kiện vụ án tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả:

a. Tác giả;

b. Chủ sở hữu tác phẩm;

c. Người thừa kế hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu tác phẩm;

d. Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền của chủ sở hữu tác phẩm;

e. Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng;

f. Người biểu diễn;

g. Nhà xuất bản, tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

h. Tổ chức phát thanh, truyền hình;

i. Cá nhân và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền khởi tố vụ án về tranh chấp liên quan đến quyền tác giả.

Đối với các vi phạm quyền tác giả đã thuộc Nhà nước thì Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát cấp tỉnh) có quyền khởi tố vụ án.

Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hoá - Thông tin), Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phát hiện các vi phạm quyền tác giả đã thuộc Nhà nước thì phải đề nghị với Viện kiểm sát cấp tỉnh xem xét việc khởi tố vụ án nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

3. Điều kiện khởi kiện, khởi tố vụ án về tranh chấp liên quan đến quyền tác giả.

3.1. Theo quy định tại Điều 754 BLDS quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất định (không phân biệt tác phẩm đã được công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký, không phân biệt ngôn ngữ thể hiện, chất lượng của tác phẩm...); do đó, khi có tranh chấp liên quan đến quyền tác giả mà đương sự khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thì Toà án không phân biệt việc họ đã có giấy chứng nhận bản quyền tác giả hay chưa, họ đã nộp đơn hay chưa nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm.

3.2. Các quyền của tác giả, các quyền của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả, quyền của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, quyền của tổ chức phát thanh, truyền hình được bảo hộ trong thời hạn theo quy định tại Điều 766 BLDS. Quá thời hạn bảo hộ, các chủ thể nói trên không còn được Nhà nước và pháp luật bảo hộ, trừ các quyền nhân thân của tác giả theo quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều 751, khoản 1 Điều 752 BLDS; do đó, Toà án chỉ thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết nếu các quyền đó vẫn còn trong thời hạn bảo hộ.

3.3. Theo quy định của PLTTGQCVADS thì khi khởi kiện đến Toà án, người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chứng cứ có thể là: giấy chứng nhận bản quyền của tác giả do Cục Bản quyền tác giả (Bộ văn hoá - Thông tin) cấp; văn bản xác nhận của Cục Bản quyền tác giả hoặc Sở Văn hoá - Thông tin về việc người khởi kiện đã nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm chưa được công bố hoặc các văn bản xác nhận của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học) đối với các tác phẩm chưa đăng ký để làm căn cứ chứng minh họ là tác giả, đồng tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm và tác phẩm của họ thuộc loại hình tác phẩm được Nhà nước bảo hộ...

Trong trường hợp cần thiết Toà án có thể thu thập thêm chứng cứ, quyết định trưng cầu giám định của các cơ quan chuyên môn theo yêu cầu của các đương sự nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Người có yêu cầu Toà án quyết định việc trưng cầu giám định phải làm đơn, nêu rõ lý do và phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.

3.4. Tác giả có quyền được hưởng nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác (nếu có) khi tác phẩm được sử dụng, quyền được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả (trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ); do đó, chỉ được có tác giả (các đồng tác giả), người thừa kế hợp pháp của tác giả hoặc người được uỷ quyền hợp pháp mới có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ khi các quyền này bị xâm phạm. Trong trường hợp tác giả (đồng tác giả) chết mà các quyền này thuộc về Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 764 và Điều 765 BLDS, thì Nhà nước là chủ sở hữu các quyền đó. Nếu Nhà nước có văn bản uỷ quyền cho một cơ quan, tổ chức cụ thể nhân danh Nhà nước bảo vệ lợi ích của Nhà nước khi các quyền này bị xâm phạm thì cơ quan, tổ chức được uỷ quyền có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Nếu Nhà nước không có văn bản nào quy định thì Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền tự mình hoặc theo đề nghị của Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hoá - Thông tin), Sở Văn hoá - Thông tin, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học) khởi tố vụ án để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

III. VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Khi giải quyết vụ án về tranh chấp liên quan đến quyền tác giả cần chú ý một số điểm sau đây:

1. Đối với yêu cầu bảo vệ các quyền nhân thân thì áp dụng quy định tại điều tương ứng trong Chương 1, phần thứ 6 và Điều 27 BLDS để giải quyết. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà quyết định buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai (kể cả việc cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng); bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất cũng như thiệt hại về tinh thần do quyền nhân thân bị xâm phạm được xác định theo quy định tại các Điều 609, 610, 611 và 615 BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

2. Đối với tranh chấp phát sinh giữa cá nhân với cá nhân về quyền tác giả hay về quyền đồng tác giả thì cần phải xác định ai là tác giả (hoặc là đồng tác giả) đích thực của tác phẩm. Theo tinh thần quy định tại khoản 2 Điều 24 NĐ.76/CP thì người có yêu cầu công nhận mình (hoặc người để lại thừa kế cho mình) là tác giả của tác phẩm phải xuất trình các tư liệu, giấy tờ cần thiết chứng mình (hoặc người để lại thừa kế cho mình) là tác giả (hoặc là đồng tác giả). Các tư liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh quyền tác giả có thể là bản gốc của tác phẩm hoặc là các tài liệu có liên quan đến bản gốc của tác phẩm và tác phẩm đã được công bố. Nếu có đủ chứng cứ để xác định người đã sáng tạo ra tác phẩm (một phần hoặc toàn bộ) thì công nhận quyền tác giả (quyền đồng tác giả), quyền sở hữu tác phẩm cho họ (hoặc cho người để lại thừa kế cho họ) đối với tác phẩm hoặc một phần tác phẩm đó.

3. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có mọi quyền đối với tác phẩm theo quy định tại Điều 751 BLDS, còn tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì không có đầy đủ các quyền đó, bởi vì một số quyền nhân thân và một số quyền tài sản như: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm, cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm; quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể hay cho thuê... thuộc về chủ sở hữu tác phẩm theo quy định tại Điều 753 BLDS.

Khi thụ lý để giải quyết tranh chấp về quyền tác giả (hay các quyền đồng tác giả), Toà án cần xác định rõ mối quan hệ có tranh chấp, trong trường hợp tranh chấp có liên quan đến quyền của chủ sở hữu tác phẩm, thì Toà án cần phải đưa chủ sở hữu tác phẩm vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Mối quan hệ giữa tác giả (đồng tác giả) không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm với chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả (đồng tác giả) sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng. Quyền của tác giả (đồng tác giả) cũng như quyền của chủ sở hữu tác phẩm được phân định theo quy định tại Điều 756 BLDS. Tuy nhiên, giữa tác giả (đồng tác giả) và chủ sở hữu tác phẩm có thể thoả thuận với nhau một số quyền theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 753 BLDS; do đó, khi có tranh chấp loại này, Toà án không những phải căn cứ vào các quy định của BLDS, NĐ.76/CP, mà còn phải căn cứ vào nhiệm vụ mà tác giả (đồng tác giả) được giao hay thoả thuận trong hợp đồng được ký kết giữa tác giả (đồng tác giả) với chủ sở hữu tác phẩm để giải quyết.

4. Các quyền của đồng tác giả được quy định tại Điều 755 BLDS. Khi có trnh chấp giữa các đồng tác giả với nhau về các quyền tác giả và nếu hoà giải không thành, thì Toà án căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 755 BLDS để giải quyết. Đối với tác phẩm đồng tác giả quy định tại khoản 1 Điều 755 BLDS thì việc sử dụng, định đoạt tác phẩm phải được sự thoả thuận của các đồng tác giả; nếu có đồng tác giả đã chết thì phải được sự thoả thuận của người thừa kế đồng tác giả đó. Trong trường hợp tác phẩm do các đồng tác giả sáng tạo gồm các phần riêng biệt có thể tách ra để sử dụng độc lập thì Toà án căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 755 BLDS để xác định quyền tác giả của mỗi đồng tác giả, nếu họ có yêu cầu.

5. Các quyền tác giả của người dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể cũng được bảo hộ theo quy định tại Điều 751 hoặc Điều 752 BLDS, nhưng cần phải chú ý là khi các tác giả thuộc diện này thực hiện việc dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể tác phẩm gốc... họ phải được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc (nếu các quyền tác giả đó còn trong thời hạn bảo hộ) cho phép, nhất là trong trường hợp họ có thay đổi nội dung tác phẩm gốc. Việc xin phép và trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm dịch phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể.... phải được thực hiện thông qua hợp đồng. Như vậy, khi có tranh chấp giữa tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc với tác giả tác phẩm dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể thì Toà án căn cứ vào quy định tại Điều 757 BLDS cũng như các thoả thuận của các bên trong hợp đồng để giải quyết.

6. Đối với tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô, phát thanh, truyền hình, sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác thì những người đạo diễn, biên kịch, quay phim, người dựng phim, nhạc sỹ, hoạ sỹ được hưởng các quyền quy định tại Điều 758 BLDS. Tuy nhiên, họ chỉ được hưởng các quyền tác giả đối với tác phẩm do họ tự sáng tạo mà không dựa trên nội dung tác phẩm của người khác hoặc trong trường hợp tuy có dựa trên nội dung tác phẩm của người khác, nhưng đã được sự đồng ý của tác giả (đồng tác giả) hay chủ sở hữu tác phẩm gốc (hoặc của tác giả tác phẩm dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể... nếu họ sử dụng tác phẩm của tác giả này) và đã thực hiện đúng các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 778 BLDS. Khi có tranh chấp giữa một bên là tác giả (đồng tác giả), chủ sở hữu tác phẩm gốc (hoặc tác giả tác phẩm dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể...) với bên kia là tác giả (đồng tác giả) tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô, phát thanh, truyền hình, sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác và nếu hoà giải không thành, thì Toà án căn cứ vào quy định tại các Điều 758, 760 và 778 BLDS để giải quyết. Tương tự như vậy, Toà án có thể thụ lý và giải quyết tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với người sưu tầm những tác phẩm đã công bố để làm thành tuyển tập, hợp tuyển.

7. Theo quy định tại khoản 2 Điều758 BLDS thì cá nhân, tổ chức sản xuất tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô, phát thanh, truyền hình, sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác được hưởng các quyền quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 751 BLDS. Tuy nhiên, để được hưởng các quyền này, cá nhân, tổ chức thuộc diện này phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với tác giả (kể cả tác giả tác phẩm gốc cũng như tác giả dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể... hoặc tác giả là những người đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, nhạc sỹ, hoạ sỹ...) và đối với chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp họ đồng thời là vừa là tác giả, vừa là chủ sở hữu tác phẩm. Như vậy, trong trường hợp cá nhân, tổ chức sản xuất tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô, phát thanh, truyền hình, sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác có sử dụng tác phẩm của người khác mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, thì người này có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức sản xuất nói trên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đó. Nếu có đơn khởi kiện thì Toà án căn cứ vào quy định của BLDS và hướng dẫn lại Thông tư này để giải quyết. Tương tự như vậy, Toà án có thể thụ lý và giải quyết tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với người biểu diễn.

8. Các tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm có thể phát sinh giữa tác giả (đồng tác giả) hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với bên sử dụng tác phẩm, nếu giữa họ đã ký kết hợp đồng sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 767 BLDS. Nội dung của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sử dụng được quy định tại các điều từ Điều 768 đến Điều 722 BLDS và tại các điều từ Điều 15 đến Điều 18 NĐ.76/CP; do đó, khi có tranh chấp loại này, Toà án căn cứ vào các quy định đó và thoả thuận của họ trong hợp đồng để giải quyết.

9. Khi giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền tác giả, ngoài việc phải tuân theo các quy định tại Điều 764 và Điều 765 BLDS, Toà án cần chú ý là: người thừa kế chỉ được thừa kế các quyền của tác giả trong thời hạn được bảo hộ. Theo quy định tại Điều 766 BLDS thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả sau khi tác giả chết như sau:

a. 50 tiếp theo năm tác giả chết;

b. 50 năm tiếp theo năm đồng tác giả cuối cùng chết đối với tác phẩm đồng tác giả;

c. 50 năm tiếp theo năm tác giả chết đối với trường hợp tác giả chết mà người thừa kế của tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các điểm c, d Khoản 1 và các quyền tài sản quy định tại khoản 2 Điều 751, khoản 2 Điều 752 BLDS.

Trong trường hợp người thừa kế của tác giả chết trước khi hết thời hạn bảo hộ nêu trên thì người thừa kế của người đó được hưởng các quyền của tác giả quy định tại khoản1 Điều 764 BLDS cho đến hết thời hạn bảo hộ; do đó, người này có quyền khởi kiện tại Toà án để yêu cầu bảo vệ các quyền của tác giả và quyền thừa kế của mình cho đến hết thời hạn bảo hộ. Thời điểm kết thúc thời hạn 50 năm bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 14 NĐ.76/CP.

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm hoặc tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có quyền nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả. Quyền này cũng được bảo hộ 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; do đó, nếu sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ 50 năm, kể từ ngày tác giả chết hoặc đồng tác giả cuối cùng chết mà tác giả hoặc đồng tác giả được nhận giải thưởng thì họ chỉ được hưởng các quyền nhân thân, còn quyền về tài sản đối với giá trị vật chất kèm theo giải thưởng thuộc về nhà nước. Trong trường hợp họ được nhận giải thưởng và thời hạn bảo hộ 50 năm chưa chấm dứt, thì các thừa kế của họ được quyền thừa kế giá trị vật chất kèm theo giải thưởng theo các quy định về thừa kế tài sản của BLDS. Thời hiệu khởi kiện thừa kế quy định tại Điều 648 BLDS là 10 năm được tính từ ngày có giải thưởng.

10. Quyền của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình được quy định tại Điều 777 BLDS và quyền của tổ chức phát thanh, truyền hình được quy định tại Điều 779 BLDS chỉ có được khi các tổ chức này đã thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ của mình theo quy định tại các Điều 760, 776, và 778 BLDS. Các quyền này cũng là quyền của các tổ chức đó đối với sản phẩm do họ sản xuất ra, còn tác giả, chủ sở hữu tác phẩm vẫn có quyền đối với sản phẩm đó theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng (được ký kết giữa tổ chức sản xuất đó với tác giả hoặc đồng tác giả, chủ sở hữu tác phẩm). Khi có hành vi vi phạm các quyền của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình hoặc quyền của tổ chức phát thanh, truyền hình như: nhân bản, phát hành sản phẩm, phát sóng chương trình, làm các bản sao chương trình của các tổ chức này nhằm mục đích kinh doanh trái pháp luật..., thì không chỉ các tổ chức nói trên có quyền khởi kiện, mà tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cũng có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tương tự như vậy, người biểu diễn cũng có quyền khởi kiện đối với người có hành vi vi phạm quyền của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình như: nhân bản, phát hành các sản phẩm đó trái pháp luật.

11. Trong trường hợp hành vi vi phạm quyền tác giả bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì khi xét xử các vụ án hình sự loại này Toà án cần chú ý đến việc bảo vệ quyền của tác giả đã bị các hành vi phạm tội đó xâm phạm, nếu có yêu cầu.

IV. VỀ SỰ PHỐI HỢP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, liên quan đến quyền tác giả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Toà án, Viện kiểm sát với Cục bản quyền tác giả (Bộ Văn hoá- Thông tin), Sở Văn hoá - Thông tin để thực hiện các việc sau đây:

1. Khi có vấn đề về chuyên môn trong lĩnh vực văn hoá - thông tin cần phải có ý kiến của chuyên ngành Văn hoá - Thông tin mà Toà án đã có văn bản yêu cầu, thì Cục bản quyền tác giả, Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm trả lời về các vấn đề mà Toà án đã yêu cầu hoặc thành lập Hội đồng giám định để thực hiện yêu cầu của Toà án.

2. Khi tiến hành việc truy tố, xét xử các vụ án hình sự mà thấy có hành vi xâm phạm quyền tác giả, Viện kiểm sát, Toà án cần thông báo cho Cục Bản quyền tác giả, Sở Văn hoá - Thông tin để các cơ quan này có thể tham gia tố tụng hoặc theo dõi kết quả bảo vệ quyền tác giả trong phạm vi chức năng của mình.

V. HƯỚNG DẪN VỀ HIỆU LỰC CỦA THÔNG TƯ

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2001.

2. Thông tư này cũng được áp dụng để giải quyết các vụ án về tranh chấp liên quan đến quyền tác giả của cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo, thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của chính phủ "Hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài", trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước Việt Nam bảo hộ theo quy định tại Điều 749 BLDS.

3. Hướng dẫn tại Thông tư này được áp dụng để giải quyết các vụ án về tranh chấp liên quan đến quyền tác giả phát sinh từ ngày 01/7/1996. Các hướng dẫn trước đây có nội dung trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

4. Đối với các vụ án mà trước đây Toà đã giải quyết xong (Bản án, Quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật), thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, trừ trường hợp có những căn cứ khác.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc hoặc chưa chưa được hướng dẫn cần giải thích, hướng dẫn bổ sung, thì đề nghị phản ánh cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hoá - Thông tin để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.

Đặng Quang Phương

(Đã ký)

Khuất Văn Nga

(Đã ký)

Trần Chiến Thắng

(Đã ký)

 

THE SUPREME PEOPLE’S COURT, THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY AND THE MINISTRY OF CULTURE AND INFORMATION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BVHTT

Hanoi, December 05, 2001

 

JOINT CIRCULAR

ON GUIDANCE TO THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE CIVIL CODE IN THE SETTLEMENT OF DISPUTES INVOLVING COPYRIGHT AT PEOPLE’S COURTS

For the pupose of the proper and uniform application of the provisions of the Civil Code in the settlement of disputes involving copyright at the People’s courts; the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the Ministry of Culture and Information jointly provide the following guidance to a number of issues.

I. JURISDICTION OF PEOPLE’S COURTS OVER SETTLEMENT OF DISPUTES INVOLVING COPYRIGHT

1. Disputes involving copyright whithin the jurisdiction of the People’s courts

Pursuant to the provisions in Article 759 of the Civil Code (hereinafter refered to as CC), Article 33 of the Decree No 76/CP of 29th November 1996 of the Government on Guidance to the Implementation of a Number of Provisions on Copyright in the Civil Code (hereinafter refered to as Decree 76/CP) and Article 10 of the Ordinance on Procedures for Settlement of Civil Cases (hereinafter refered to as OPSCC), the People’s courts have the jurisdiction over the settlement of the following copyright-related disputes:

1.1. Disputes involving copyright in respect of works (disputes of who is the person that personally creates the whole or a part of a literary, artistic or scientific work) between:

a. Individuals and other individuals; individuals and organizations; organizations and other organizations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2. Disputes involving copyright in respect of computer software between persons responsible for providing funds, determinant conditions for the creation, development of computer software and persons who design and develop computer software.

1.3. Disputes involving personal or property rights in copyright, between:

a. Authors (co-authors) who simultaneously are not owners of work and owners of work who simultaneously are not authors (in relation to assigned duties or contracts of creation).

b. Authors (co-authors), owners of work and persons who translate, adapt, compile, modify or transform works; authors (co-authors), owners of work and persons who use translated, adapted, compiled, modified or transformed works, for creating new works.

c. Authors (co-authors) of published work, owners of published work and persons who collect such works to make selections or anthologies.

d. Authors (co-authors), owners of work and cinematographic, radio broadcasting, television broadcasting, theatrical or other performing organizations.

(*)dd. Authors (co-authors), owners of work and persons who use works in performances.

e. Authors (co-authors), owners of work and organizations producing audio tapes, audio discs, video tapes or video discs.

f. Authors who simultaneously are owners of work, owners of work who simultaneously are not authors and organizations, individuals using works for commercial purposes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h. Radio, television broadcasting organizations and other organizations, individuals, in relation to the broadcasting or making copies of programmes.

i. Performers and individuals, organizations.

1.4. Disputes involving contracts for use of work or contracts for copyright services.

1.5. Disputes involving copyright inheritance.

1.6. Other disputes involving copyright.

2. Jurisdiction of People’s courts over settlement of disputes involving copyright under first instance procedures

The Ordinance on Copyright Protection ceased to be effective as from 1st July 1996 (the date on which the CC entered into force). The CC does not provide for the jurisdiction of the People’s courts of any levels over the settlement of disputes involving copyright; therefore the determination of the jurisdiction of the People’s courts of all levels over the settlement of disputes involving copyright under first instance procedures is based on the OPSCC. Disputes involving copyright are, however, cases of a nature of complexity. Therefore, in addition to disputes involving copyright under the provisions in point a paragraph 2 Article 11 of the OPSCC, the People’s courts of provinces and cities subordinated to the Central Government have the first instance jurisdiction over all other disputes that involve copyright, as cases taken by themselves under the provisions in point c paragraph 2 Article 11 of the OPSCC.

II. RIGHT TO INITIATE SUITS AND PROSECUTIONS RELATING TO DISPUTES INVOLVING COPYRIGHT

1. Right to initiate suits relating to disputes involving copyright

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. Authors;

b. Owners of work;

c. The lawful heirs of authors or owners of work;

d. Individuals or organizations that are the transferees of the rights of owners of work;

e. Individuals or organizations that use works under contracts;

f. Performers;

g. Publishing houses and organizations producing audio tapes, audio discs, video tapes or video discs;

h. Radio, television broadcasting organizations;

i. Other individuals or organizations, as provided by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In respect of infringements of copyright that belongs to the State, the People’s procuracies of provinces and cities subordinated to the Central Government (hereinafter referred to as provincial procuracy) have the right to initiate prosecutions.

When discovering acts of infringement upon copyright that belongs to the State, the Copyright Office (Ministry of Culture and Information) and Departments of Culture and Information of provinces and cities subordinated to the Central Government shall make suggestions to the provincial procuracies to consider the initiation of prosecutions in order to protect the interest of the State.

3. Conditions for initiating suits and prosecutions relating to disputes involving copyright

3.1. Pursuant to the provisions in Article 754 of the CC, copyright in a work arises at the moment the work is created in a certain form (irrespective of whether the work is published or not, whether the work is registered or not, in what language the work is expressed, how valuable the work is...); therefore, when disputes involving copyright arise and the interested parties initiate suits to request the courts to protect their rights and lawful interest, the courts shall not make any difference in the fact that the said parties have or have not been granted Copyright Certificates, or that the said parties have or have not filed applications for protection of copyright or ownership right over work.

3.2. The rights of authors, the rights of owners of work who simultaneously are not authors, the rights of organizations producing audio tapes, audio discs, video tapes or video discs, and the rights of radio, television broadcasting organizations are protected for the duration stipulated in Article 766 of the CC. After the expiration of the said duration, the subjects of the above-mentioned rights are not protected by the State and law, except for the personal rights of authors, provided for in points a, b, and dd paragraph 2 Article 751 and paragraph 1 Article 752 of the CC; therefore, the courts shall only accept petitions for initiating suits if the rights in dispute are effective in regard of the duration of protection.

3.3. Pursuant to the provisions of the OPSCC, persons who initiate suits at court have the obligation to submit evidences to support the protection of lawful rights and interests. An evidence may be: a Copyright Certificate issued by the Copyright office (Ministry of Culture and Information); a document of the Copyright Office or a Department of Culture and Information, which certifies that the person who initiates the suit has filed an application for protection of copyright or ownership right over work, if the work is unpublished; documents of socio-professional organizations (operating in the fields of literature, art or science), which serve as the basis for proving that the person who initiates the suit is the author, co-author or owner of work and that the work falls under the genres of work protected by the State, if the work is not registered.

In case of necessity, for the purpose of the proper trial of a suit, the court may collect additional evidences, and, upon the request of an interested party, order expert examinations by professional organizations. Persons who request the courts to make the decision on the requisition of examinations shall file petitions, clarify reasons, and deposit an amount of money to cover the expenses due to the examinations.

3.4. Authors are entitled to royalties, remunerations and other material benefits (if any) when their works are used and to the prize awarded to their works (except where the works are not protected by the State); therefore, only authors (co-authors), the lawful heirs of authors and duly authorized persons have the right to request the courts to protect the above-mentioned rights if infringed. Where an author (co-author) died and the above-mentioned rights belong to the State under the provisions in paragraph 1 Article 764 and Article 765 of the CC, the State is the owner of such rights. In case the above-mentioned rights are infringed upon and if the State, by written documents, empowers particular organizations or institutions to act on its behalf to protect the interest of the State, the empowered organizations or institutions have the right to initiate suits at court to protect the interest of the State. If the State does not issue such documents, the provincial procuracies have the right to initiate prosecutions, ex-officio or upon the recommendation of the Copyright Office (Ministry of Culture and Information) or Departments of Culture and Information or socio-professional organizations (operating in the fields of literature, art or science), to request the courts to protect the interest of the State.

III. APPLICATION OF LAW FOR SETTLEMENT OF A NUMBER OF PARTICULAR CASES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Where requests relate to the protection of personal rights, the related provisions in Articles of Chapter I Part Six and Article 27 of the Civil Code are applicable to the settlement. Subject to the specificity of cases, the decision may be an order to force the violator to desist the act of violation, make public apology and rectification (including rectification on mass media), and compensate material damages and moral damages. Material and moral damages caused by the infringement of personal rights are to be determined in accordance with the provisions on extra-contract compensations in Articles 609, 610, 611 and 615 of the CC.

2. In respect of disputes, arising between individuals, of the rights of authors or co-authors, it is required that the true authors (or co-authors) of works be identified. According to the provisions in paragraph 2 Article 24 of the Decree 76/CP, persons who request the recognition of the fact that they (or their legatee) are the authors of works are required to present materials and papers necessary to prove they (or their legatee) are the authors (or co-authors). Materials and papers necessary to prove the rights of authors may be the original of works, documents relating to the original of works and documents relating to published works. If there are sufficient evidences to determine who are the creators of works (of a part or the whole of works), the rights of authors (rights of co-authors) and the ownership rights in the whole or a part of works shall be recognized for the benefit of the above-mentioned persons (or their legatee).

3. Authors who simultaneously are owners of work have all the rights in their works, as provided for in Article 751 of the CC, while authors who simultaneously are not owners of work do not have all such rights, since some personal and property rights are vested in the owners of work, under the provisions in Article 753 of the CC, such as the right: to publish or disseminate works, to authorize other persons to publish or disseminate works, to authorize or prohibit other persons to use works, and to benefit from material interests obtained by the use of works in the form of publication, re-publication, display, exhibition, performance, radio broadcast, television broadcast, audio recording, video recording, photograph, translation, adaptation, modification, transformation, or rental….

When handling cases to settle disputes involving copyright (or rights of co-authors), the courts are required to clearly identify the relations in disputes; where disputes relate to the rights of owners of work, the courts shall involve the owners of work in the proceedings, as persons having rights or interests, to protect their rights or interests.

The relationship between authors (co-authors) who simultaneously are not owners of work and owners of work who simultaneously are not authors arises where authors (co-authors) create works as assigned duties or in the performance of contracts. The rights of authors (co-authors) and the rights of owners of work are distinguished pursuant to the provisions in Article 756 of the CC. Authors (co-authors) and owners of work may, however, have agreements on a number of rights, as stipulated in points a and b paragraph 1 Article 753 of the CC; therefore, in the settlement of disputes arising from such circumstances the courts shall rely not only on the provisions of the CC and Decree 76/CP but also on duties assigned to authors (co-authors) and contractual agreements between authors (co-authors) and owners of work.

4. The rights of co-authors are provided for in Article 755 of the CC. In the settlement of disputes involving copyright between co-authors themselves and if their reconciliation failed, the courts shall rely on the provisions in paragraph 1 Article 755 of the CC. In the case of works of co-authorship, as stipulated in paragraph 1 Article 755, the use and disposal of the works are subject to the agreement of all the co-authors, and, if a co-author died, the agreement of the heir of that co-author. Where works of co-authorship consist of individual parts that are separable for independent use, the courts shall determine the rights of each co-author, if they so request, on the basis of the provisions in paragraph 2 Article 755 of the CC.

5. The rights of authors of translations, adaptations, compilations, modifications or transformations are also protected under the provisions in Article 751 or 752 of the CC; it is, however, to be noted that such authors are required to obtain the permission of the authors or owners of the original works (if the copyright is effective in regard of the duration of protection), particularly when the content of the original works is changed during the realization of translations, adaptations, compilations, modifications or transformations. The permission of and payment of remunerations to the authors or owners of translated, adapted, compiled, modified or transformed works are made by means of contracts. Therefore, in the settlement of disputes between the authors, owners of the original works and the authors of the translated, adapted, compiled, modified or transformed works the court shall apply the provisions in Article 757 of the CC and the contractual agreements of the parties.

6. In the case of cinematographic, video, radio, television or theatrical works or works of other kinds of performing art, the rights provided for in Article 758 of the CC belong to the directors, scenario writers, cameramen, stage managers, composers, and painters. However, they are entitled only to the author’s rights in works created by themselves, which are not based on the content of works of other persons or based on the content of works of other persons with the consent of the authors (co-authors) or owners of the original works (or the authors of translated, adapted, compiled, modified or transformed works, if they use the works of such authors), provided that they have properly performed the obligations under Article 778 of the CC. In the settlement of disputes between the authors (co-authors), owners of the original works (or the authors of translated, adapted, compiled, modified or transformed works) and the authors (co-authors) of cinematographic, video, radio, television, theatrical works or works of other kinds of performing art, the courts shall apply the provisions in Articles 758, 760, and 778 of the CC, if the reconciliation of interested parties failed. In a similar manner, the courts may handle and settle disputes between authors, owners of work and persons who collect published works to make selections or anthologies.

7. Pursuant to the provisions in paragraph 2 Article 758 of the CC, individuals or organizations that produce cinematographic, video, radio, television, theatrical works or works of other kinds of performing art are entitled to the rights provided for in paragraph 1 and point c paragraph 2 Article 751 of the CC. To be entitled to such rights, however, such individuals or organizations are required to perform all the obligations they have towards the authors (including the authors of the original works; the authors of the translated, adapted, compiled, modified or transformed works; the authors in capacity of directors, scenario writers, cameramen, stage managers, composers, and painters...) and the owners of work, as stipulated by law, except where the authors simultaneously is the owners of work. Therefore, where individuals or organizations use the works of other persons for producing cinematographic, video, radio, television, theatrical works or works of other kinds of performing art, without performing all the obligations they have towards the authors and owners of work, the authors and owners of work have the right to request the said individuals or organizations to perform such obligations. The courts shall rely on the provisions of the CC and this Circular to settle cases when initiated. In a similar manner, the courts may handle and settle disputes between authors, owners of work and performers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. In the settlement of disputes involving inheritance of copyright, the courts are required to comply with the provisions in Articles 764 and 765 of the CC and, at the same time, take into account that the heirs are entitled only to the author’s rights that are effective in regard of the duration of protection. Pursuant to the provisions in Article 766 of the CC, the duration of protection of copyright after the death of the authors is as follows:

a. 50 years after the death of the author;

b. 50 years after the death of the last surviving co-author, in the case of a work of co-authorship;

c. 50 years after the death of the author, where the author died and the heir is entitled to the personal rights provided for in points c and d paragraph 1 Article 751 and the property rights provided for in paragraph 2 Article 751 and paragraph 2 Article 752 of the CC.

Where the heir of an author died prior to the end of the above- mentioned duration of protection, the heir of the deceased heir is entitled to the rights of the author, provided for in paragraph 1 Article 764 of the CC, until the end of the duration of protection; therefore, the last-mentioned person has the right to initiate a suit at court to request the protection of the rights of the author and his or her right to inheritance until the end of the duration of protection. The moment at which the 50-year duration of copyright protection terminates is specified in Article 14 of the Decree 76/CP.

Authors who simultaneously are owners of work and authors who simultaneously are not owners of work are entitled to receive the prize awarded to their work. This right is also protected for a period of 50 years following the death of authors; therefore, if after the termination of the 50-year duration of protection, counted from the date the author or the last surviving co-author died, the said author or co-author is awarded a prize, he or she is entitled only to the personal rights while the property right that relates to the material value included in the prize belongs to the State. Where the author or co-author is awarded a prize before the end of the 50-year duration of protection, the heirs of such an author or co-author are entitled, according to the provisions on inheritance of the CC, to the material value included in the prize. The 10-year time limit for initiating suits involving matters of inheritance, as provided for in Article 648 of the CC, is counted from the date the prize is awarded.

10. The rights of organizations producing audio tapes, audio discs, video tapes or video discs, as provided for in Article 777 of the CC, and the rights of radio or television broadcasting organizations, as provided for in Article 779 of the CC, are subject to the performance of all the obligations such organizations have under the provisions in Articles 760, 776, and 778 of the CC. The said organizations have these same rights in its productions while the authors and owners of work have their rights in such productions pursuant to the provisions of law or under contracts (concluded between the organizations and authors, co-authors, owners of work). In the case of violations of the rights of organizations producing audio tapes, audio discs, video tapes or video discs, or the rights of radio or television broadcasting organizations, such as the duplication or distribution of their products, the broadcast of their programmes or the making of copies of their programmes for unlawful commercial purposes, not only such organizations but also the authors and owners of work have the right to initiate suits to request the courts to protect their rights and lawful interests. Similarly, performers also have the right to initiate suits against persons who infringe upon the rights of organizations producing audio tapes, audio discs, video tapes or video discs, such as the unlawful duplication or distribution of the above-mentioned products.

11. In case violations of copyright are prosecuted under the provisions of the Criminal Code, in hearing this kind of criminal cases the courts are required to take into account the protection of the authors’ rights that are infringed upon by the crimes, if there are such requests.

IV. CO-OPERATION IN SETTLEMENT OF DISPUTES INVOLVING COPYRIGHT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Where professional questions in the field of culture and information arise and the courts have requested in written form the needed opinions of the specialized culture and information branch, the Copyright Office or the Departments of Culture and Information shall have the responsibility to give answers to such questions as requested by the courts or to establish examination boards to carry out tasks the courts requested to be done.

2. The procuracies and courts shall notify the Copyright Office and the Departments of Culture and Information of the acts of copyright infringement found in the course of criminal prosecutions and trials, for enabling them to participate in the proceedings or to follow up the outcome of copyright protection in accordance with their functions.

V. GUIDANCE TO THE VALIDITY OF CIRCULAR

1. This Circular shall take effect as from 21st December 2001.

2. This Circular shall also apply to the settlement of disputes involving copyright that belongs to foreign individuals or organizations, or international organizations, in respect of literary, artistic or scientific works published or disseminated for the first time in Vietnam or created and expressed in a certain material form in Vietnam, as stipulated in Article 12 of the Decree No 60/CP of 6th June 1997 of the Government “on guidance to the implementation of the provisions of the Civil Code on civil relations involving foreign elements ”, except where the works are not protected by the State under the provisions in Article 749 of the CC.

3. The guidance provided in this Circular shall apply to the settlement of disputes involving copyright arising on and after 1st July 1996. All previous guidances whose content is contrary to this Circular shall be repealed.

4. In the case of suits where the court proceedings ended with final settlement (the judgments or decisions made by the courts took legal effect), the guidance provided in this Circular shall not apply for the purpose of making protests under review-appellate orders, except where other bases exist.

5. In the course of the implementation, any encountered entanglements or unguided issues, which need further interpretation and guidance, are to be notified to the Supreme People’s Courts, the Supreme People’s Procuracy and the Ministry of Culture and Information for timely issuance of interpretation and guidance.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ON BEHALF OF THE CHIEF OF THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY




 Khuat Van Nga

ON BEHALF OF THE CHIEF OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT




Dang Quang Phuong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BVHTT ngày 05/12/2001 hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại Toà án nhân dân do Toà án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân tối cao - Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.996

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.59.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!