Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2001/TT-BTC phí xăng dầu hướng dẫn thực hiện Nghị định 78/2000/NĐ-CP

Số hiệu: 06/2001/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 17/01/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2001/TT-BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 06/2001/TT-BTC NGÀY 17 THÁNG 1 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2000/NĐ-CP NGÀY 26/12//2000 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÍ XĂNG DẦU

Căn cứ Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 của Chính phủ về phí xăng dầu;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I- PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Đối tượng chịu phí xăng dầu:

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 của Chính phủ thì đối tượng chịu phí xăng dầu là xăng, dầu, mỡ nhờn (gọi chung là xăng dầu) xuất, bán tại Việt Nam, bao gồm:

a) Xăng, gồm xăng ôtô, xăng dung môi (xăng công nghiệp), xăng máy bay và các loại xăng khác.

b) Dầu, gồm dầu diezen, dầu hoả, dầu mazút, dầu nhờn và các loại dầu khác (trừ dầu thực phẩm).

c) Mỡ nhờn.

2. Đối tượng nộp phí xăng dầu là các tổ chức, cá nhân nhập khẩu (kể các nhập khẩu uỷ thác), sản xuất, chế biến các loại xăng dầu quy định tại điểm 1 mục này xuất, bán xăng dầu tại Việt Nam, bao gồm:

a) Tổ chức trực tiếp nhập khẩu xăng dầu.

b) Tổ chức nhận uỷ thác nhập khẩu xăng dầu, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho tổ chức đi uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu đồng thời nhận uỷ thác xuất, bán đều là đối tượng trực tiếp kê khai, nộp phí xăng dầu.

c) Tổ chức, cá nhân sản xuất nhận gia công đồng thời nhận uỷ thác bán xăng dầu, chế biến xăng dầu. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận uỷ thác bán hàng thì tổ chức, cá nhân giao gia công là đối tượng nộp phí xăng dầu khi xuất, bán xăng dầu tại Việt Nam.

3. Đối tượng không phải chịu phí xăng dầu là xăng dầu xuất khẩu, bao gồm:

a) Xăng dầu xuất khẩu, bao gồm xuất ra nước ngoài, xuất vào khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu xăng dầu nêu tại điểm này phải có các hồ sơ, chứng từ chứng minh là xăng dầu thực tế xuất khẩu như sau:

- Hợp đồng xuất khẩu xăng dầu. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì còn phải có hợp đồng uỷ thác xuất khẩu xăng dầu.

- Hoá đơn bán hàng cho nước ngoài, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.

- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, có thanh khoản và xã nhận thực xuất khẩu của cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu.

b) Xăng dầu tạm nhập - tái xuất; Xăng dầu tạm xuất - tái nhập. Tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu theo hình thức nêu tại điểm này phải có hồ sơ, chứng từ sau đây:

- Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Thương mại (hoặc cơ quan được uỷ quyền) cấp, trong đó ghi rõ hàng tạm nhập - tái xuất, hàng tạm xuất - tái nhập.

- Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu có thanh khoán và xác nhận thực nhập, thực xuất của cơ quan hải quan về số lượng và chủng loại hàng hoá xuất, nhập khẩu.

- Hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người bán và người mua.

Đối với trường hợp xuất, nhập khẩu uỷ thác thì còn phải có hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu (nếu là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác). Trường hợp này, nếu tiêu thụ tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân phải đăng ký, kê khai, nộp phí xăng dầu với Cục Thuế địa phương nơi đóng trụ sở chính.

II- MỨC THU VÀ CĂN CỨ THU PHÍ XĂNG DẦU:

1. Phí xăng dầu chỉ thu một lần khi xuất, bán lượng xăng dầu nhập khẩu (kể cả lượng xăng dầu nhập uỷ thác), sản xuất, chế biến (bao gồm cả xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hoá khác, xuất trả hàng nhập uỷ thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác), với mức thu quy định như sau:

a) Xăng các loại, bao gồm xăng ôtô, xăng máy bay, xăng công nghiệp và các loại xăng khác: 500 đồng/lít (năm trăm đồng/lít).

b) Dầu diezen: 300 đồng/lít (ba trăm đồng/lít).

c) Dầu hoả, dầu mazút, dầu nhờm, mỡ nhờn và các loại dầu khác (trừ xăng, dầu diezen quy định tại tiết a, b điểm này) chưa thu.

2. Căn cứ thu phí xăng dầu là số lượng xăng dầu xuất, bán tại Việt Nam và mức thu, tính theo công thức sau đây:

Phí xăng dầu =

Số lượng xăng dầu

xuất, bán tại

Việt Nam (lít)

Mức thu

x (đồng/lít)

Trường hợp số lượng xăng dầu xuất, bán tính bằng đơn vị đo lường khác thì phải qui đổi ra lít.

III- TỔ CHỨC THU, NỘP PHÍ XĂNG DẦU:

1. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu nêu tại điểm 2 mục I Thông tư này (gọi chung là đơn vị nộp phí) có trách nhiệm:

a) Đăng ký, kê khai thu, nộp phí xăng dầu vào ngân sách nhà nước với Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị đóng trụ sở chính.

b) Khi xuất, bán xăng dầu phải thực hiện:

- Tính tiền phí xăng dầu theo mức thu quy định nêu tại điểm 1, mục II Thông tư này.

- Xuất hoá đơn bán xăng dầu cho đơn vị mua hàng.

Để người tiêu dùng không phải chịu thuế GTGT đối với số tiền phí xăng dầu và không làm đảo lộn công tác hạch toán kế toán của các đơn vị kinh doanh xăng dầu, khi ghi hoá đơn bán xăng dầu (kể cả bán buôn, bán lẻ) các đơn vị kinh doanh xăng dầu phải ghi số tiền phí xăng dầu thành một dòng riêng trên hoá đơn, cụ thể là ở các dòng tổng cộng của hoá đơn phải ghi rõ: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng (không bao gồm phí xăng dầu), thuế giá trị giá tăng, phí xăng dầu, giá thanh toán.

- Thanh toán tiền phí xăng dầu đồng thời với thanh toán tiền bán hàng xăng dầu.

- Mở sổ sách kế toán theo dõi riêng, cập nhật số tiền phí xăng dầu phát sinh để thanh toán với ngân sách nhà nước. Đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu không trực tiếp kê khai, nộp phí xăng dầu thì tiền phí xăng dầu không phải là doanh thu của hoạt động kinh doanh xăng dầu, nên không được hạch toán vào doanh thu của đơn vị kinh doanh.

c) Định kỳ 15 ngày một lần, đơn vị căn cứ vào số lượng xăng dầu thực tế đã xuất, bán trong kỳ (xuất để sử dụng nội bộ; xuất để trao đổi sản phẩm hàng hoá khác; xuất trả hàng nhập uỷ thác; bán cho tổ chức cá nhân khác, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền) để tính và tạm nộp tiền phí xăng dầu vào ngân sách nhà nước.

Mỗi tháng một lần, đơn vị căn cứ vào lượng xăng dầu xuất, bán trong tháng, thực hiện tính và lập tờ khai phí xăng dầu theo đúng mẫu tờ khai quy định tại Thông tư này gửi cơ quan Thuế địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở chính trong vòng mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Cơ quan Thuế kiểm tra và thông báo cho đơn vị về số phí xăng dầu còn phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Căn cứ vào thông báo của cơ quan Thuế, đơn vị làm thủ tục nộp tiền phí xăng dầu đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc nhà nước, nhưng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.

Số tiền phí xăng dầu nộp vào Kho bạc nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiểu mục 032.01 của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành và điều tiết 100% về ngân sách trung ương.

d) Quyết toán tiền phí xăng dầu phải nộp hàng năm với cơ quan Thuế và trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm phải nộp báo cáo quyết toán tiền phí xăng dầu cho cơ quan Thuế và nộp đủ số tiền phí xăng dầu còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nếu nộp thừa thì được trừ vào số tiền phí xăng dầu phải nộp của kỳ tiếp theo.

2. Cục Thuế địa phương nơi đơn vị thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu đóng trụ sở chính có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu thực hiện nộp phí xăng dầu theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này, đảm bảo không để sót nguồn thu và đối tượng thu.

b) Thường xuyên phối hợp với cơ quan Hải quan và cơ quan chủ quản của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh xăng dầu ở địa phương để kịp thời nắm số lượng xăng dầu nhập khẩu, sản xuất, chế biến của từng đơn vị, đối chiếu với số lượng xăng dầu thực tế xuất, bán - lượng xăng dầu tồn kho - lượng xăng dầu hao hụt (tối đa không vượt tỷ lệ hao hụt định mức do nhà nước quy định) để tính, thu tiền phí xăng dầu sát với số phát sinh và tránh thất thu ngân sách nhà nước.

c) Kiểm tra tờ khai thu, nộp phí xăng dầu, tính và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu về số tiền phí xăng dầu phải nộp hàng tháng vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định. Thường xuyên đôn đốc các đơn vị thực hiện nộp phí xăng dầu đầy đủ, đúng kỳ hạn. Thực hiện quyết toán tiền phí xăng dầu phải nộp hàng năm với các đối tượng nộp phí xăng dầu theo chế độ quy định.

Trường hợp phát hiện đối tượng nộp phí có dấu hiệu vi phạm chế độ quản lý phí xăng dầu và khi cần thiết phải thanh tra, kiểm tra tình hình thu, nộp phí xăng dầu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan Thuế có quyền yêu cầu đối tượng nộp phí xăng dầu cung cấp sổ kế toán, chứng từ, hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính và nộp phí xăng dầu để đảm bảo tính đúng, tính đủ tiền phí xăng dầu phải nộp ngân sách nhà nước.

d) Xử lý vi phạm hành chính về phí xăng dầu theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và hướng dẫn tại điểm 6, mục V của Thông tư số 54/1999/TT/BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định trên.

3. Tổ chức, cá nhân mua xăng, dầu của các đơn vị đã tính phí xăng dầu và có ghi tiền phí xăng dầu trên hoá đơn mua hàng thì được hạch toán tiền phí xăng dầu vào giá thành, chi phí lưu thông để xác định chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh) hoặc được xác định chi phí hợp lý khi quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước (nếu là hoạt động hành chính, sự nghiệp sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phát).

4. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu vi phạm quy định của Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 18, Điều 20 của Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ và hướng dẫn tại điểm 3, điểm 5, mục V Thông tư số 54/1999/TT/BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2001; Bãi bỏ các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 186/CP ngày 7/12/1994 của Chính phủ về thu lệ phí giao thông qua giá xăng dầu.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu có trách nhiệm kê khai, nộp phí xăng dầu theo quy định tại Thông tư này với cơ quan Thuế nơi đóng trụ sở chính đối với số lượng thực tế xuất, bán cho tổ chức, cá nhân khác từ ngày 01/01/2001.

 

Vũ Văn Ninh

(Đã ký)

 

 

Đơn vị...................

.............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI NỘP PHÍ XĂNG DẦU

Tháng..........năm...........

- Tên đơn vị nộp phí xăng dầu:........................................................................

- Địa chỉ:........................................................................................................

- Tài khoản số: ........................... tại Ngân hàng:..........................................

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện

1.

2.

3.

4.

5.

Số lượng xăng dầu xuất, bán trong kỳ:

- Xăng các loại (lít)

- Diezen (lít)

Số tiền phí xăng dầu phát sinh trong kỳ

Số phí xăng dầu kỳ trước chưa nộp NSNN

Số tiền phí xăng dầu đã nộp NSNN trong kỳ

Số tiền phí xăng dầu còn phải nộp NSNN

 

 

Số tiền phí xăng dầu phải nộp NSNN (viết bằng chữ):......................

Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên đây là đúng, nếu sai xin chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan Thuế nhận
tờ khai ngày...................
(Người nhận ký tên và
ghi rõ họ tên)

Ngày..... tháng.... năm...
T/M CƠ QUAN
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No: 06/2001/TT-BTC

Hanoi, January 17, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 78/2000/ND-CP OF DECEMBER 26, 2000 ON PETROL AND OIL CHARGES

Pursuant to the Governments Decree No. 78/2000/ND-CP of December 26, 2000 on petrol and oil charges
The Ministry of Finance guides the implementation thereof as follows:

I. SCOPE OF APPLICATION

1. Objects liable to petrol and oil charges:

According to Article 1 of the Governments Decree No. 78/2000/ND-CP of December 26, 2000, objects liable to petrol and oil charges are petrol, oil and grease (called collectively petrol and oil), delivered and/or sold in Vietnam. They include:

a/ Petrol, including car petrol, solvent petrol (industrial petrol), aircraft petrol and other kinds of petrol.

b/ Oil, including diesel oil, kerosene, fuel oil, lubricants and other kinds of oil (except vegetable oil).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Payers of petrol and oil charges are organizations and individuals that import (including those undertaking entrusted import), produce and/or process petrol and oil of those kinds specified at Point 1 of this Section and deliver and/or sell them in Vietnam, including:

a/ Organizations directly importing petrol and oil.

b/ Organizations undertaking the entrusted import of petrol and oil, regardless of whether they undertake the entrusted import of petrol and/or oil and deliver them back to the entrusting organizations or undertake both the entrusted import and the entrusted delivery and/or sale thereof, shall all have to declare and pay petrol and oil charges.

c/ Organizations and individuals producing, undertaking both the processing and the entrusted sale of, or processing petrol and oil. Where organizations and/or individuals undertake the processing but not the entrusted sale of petrol and oil, the processees, being either organizations or individuals shall have to pay petrol and oil charges when delivering and/or selling petrol and oil in Vietnam.

3. Export petrol and oil shall not be subject to petrol and oil charges, including:

a/ Export petrol and oil, which are exported either abroad or into export-processing zones or to export-processing enterprises. Organizations and individuals exporting petrol and oil specified at this Point must have the following documents and vouchers proving that petrol and oil have been actually exported:

- The petrol and oil export contracts. For cases of entrusted export, the contracts for entrusted petrol and oil export are also required.

- The invoices for the sale of petrol and oil to foreign countries, export-processing zones or export-processing enterprises.

- The export customs declaration forms, with the volumes and kinds of actually exported goods liquidated and certified by the customs offices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The export or import quotas, granted by the Ministry of Trade (or the authorized body), clearly stating that the goods are temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import.

- The export and import goods customs declaration forms, with the volumes and kinds of the actually exported and imported goods liquidated and certified by the customs offices.

- The foreign trade contracts signed with the purchasers and the sellers.

For cases of entrusted export and import, the entrusted import and export contracts are also required (for goods exported and imported by entrustment). In this case, if selling petrol and oil in Vietnam, organizations and individuals shall have to register with, declare and pay petrol and oil charges to, the provincial/municipal Tax Departments of the localities where they are headquartered.

II. CHARGE RATES AND BASES FOR COLLECTION OF PETROL AND OIL CHARGES

1. Petrol and oil charges shall be collected in lump sum upon the delivery or sale of the imported volumes of petrol and oil (including volumes of petrol and oil imported by entrustment), the production and processing (including volumes of petrol and oil delivered for internal consumption, delivered for exchange for other products and goods, delivered back to the goods import entrustors, sold to other organizations and individuals), at the rates prescribed below:

a/ Assorted petrol, including car petrol, aircraft petrol, industrial petrol and petrol of other kinds: VND 500/liters (five hundred dong/liter).

b/ Diesel oil: VND 300/liters (three hundred dong/liter).

c/ Kerosene, fuel oil, lubricants, grease and oil of other kinds (except petrol and diesel oil specified at Items a and b of this Point): Charges shall not be collected yet.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Petrol The volume of petrol The charge
or oil = or oil delivered and/or x rate
charge sold in Vietnam (dong/liter)

Where the volumes of petrol and oil delivered and/or sold are calculated in other measurement units, they must be converted into liter.

III. ORGANIZATION OF THE COLLECTION AND PAYMENT OF PETROL AND OIL CHARGES

1. Organizations and individuals liable to pay petrol and oil charges as specified at Point 2, Section I of this Circular (collectively called the charge payers) shall have to:

a/ Register, declare the petrol and oil charges payable into the State budget with the Tax Departments of the provinces or centrally-run cities where they are headquartered.

b/ When delivering or selling petrol and oil:

- Calculate the petrol and oil charges at the rates specified at Point 1, Section II of this Circular.

- Issue the petrol and oil sale invoices to the purchasers.

In order to keep consumers not liable to VAT on the petrol and oil charges and avoid upset in their cost-accounting work, when writing the petrol and oil sale invoices (both wholesale and retail), the petrol and oil trading units must inscribe the petrol and oil charges on a separate line of such invoices; specifically, on the total lines of such invoices, the sans-VAT sale prices (exclusive of petrol and oil charges), the VAT, the petrol and oil charges and the payment prices must be clearly inscribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Open accounting books to separately monitor and update the arising petrol and oil charges for settlement with the State budget. For petrol and oil trading units that do not directly declare and pay petrol and oil charges, the collected petrol and oil charges shall not constitute a turnover of petrol and oil trading activities and thus must not be accounted into the trading units’ turnover.

c/ Once every 15 days, the units shall base themselves on the petrol and oil volumes actually delivered and/or sold in the period (delivered for internal use; delivered for exchange for other products and goods; delivered back to the goods import entrustor; sold to other organizations, individuals, regardless of whether or not the payment therefor has been collected) to calculate and temporarily pay petrol and oil charges into the State budget.

Once a month, the units shall base themselves on the petrol and oil volumes delivered and sold in the month to calculate and make petrol and oil charge declarations according to set form and send them to the tax offices of the localities where they are headquartered within the first 10 days of the subsequent month. The tax offices shall check them and notify the units of the remaining petrol and oil charge amounts to be paid and the deadline for payment thereof into the State budget. Basing themselves on the tax offices� notices, the units shall carry out the procedures for paying the petrol and oil charges fully and on time into the State Treasury not later than the 25th of the subsequent month.

The petrol and oil charges paid into the State Treasury shall be accounted into the relevant chapter and clause, item and sub-item No. 032.01 of the current State budget content and transferred wholly into the central budget.

d/ Settle the amount of petrol and oil charges payable annually with the tax offices and submit, within 60 days after the end of the year, the petrol and oil charge settlement reports to the tax offices and pay fully the outstanding petrol and oil charges into the State budget within 10 days after the date of submission of the settlement reports; if the petrol and oil charges have been paid in excess, the excessive amount may be deducted from the amount of petrol and oil charges payable in the subsequent period.

2. The provincial/municipal Tax Departments of the localities where the petrol and oil charge payers are headquartered shall have to:

a/ Supervise, urge and guide organizations and individuals being payers of petrol and oil charges to pay such charges under the guidance of this Circular, ensuring that no charge payers and objects are omitted.

b/ Regularly coordinate with the customs offices and the managing bodies of the petrol and oil-producing, processing and/or trading units in the localities so as to know promptly the petrol and oil volumes imported, produced and/or processed by each unit, compare them with the actually-delivered and sold volumes, the volumes still left in stock and the waste volumes of petrol and oil (not exceeding the waste norms prescribed by the State) for calculation and collection of petrol and oil charges close to the arising volumes, thus avoiding loss to the State budget.

c/ Check the petrol and oil charge collection and payment declarations, calculate and notify the petrol and oil trading organizations and individuals of the monthly amount of petrol and oil charges payable into the State budget according to regulations. Regularly urge the units to pay petrol and oil charges fully and on time. Settle the annual payable petrol and oil charges with the petrol and oil charge payers according to the prescribed regime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Handle petrol and oil charge-related administrative violations according to their competence prescribed in Article 21 of the Governments Decree No. 04/1999/ND-CP of January 30, 1999 on charges and fees belonging to the State budget and guided at Point 6, Section V of the Finance Ministrys Circular No. 54/1999/TT-BTC of May 10, 1999 guiding the implementation of the said Decree.

3. Organizations and individuals that buy petrol and oil from units which have calculated and inscribed the petrol and oil charges on the sale invoices may account such petrol and oil charges into the costs and circulation fees for determining the reasonable expenses when calculating their incomes subject to enterprise income tax (for organizations and individuals engaged in business activities) or for determining reasonable expenses when settling the State budget funding (for administrative and public-service activities funded with the State budget allocations).

4. If organizations and individuals being payers of petrol and oil charges violate the provisions of the Governments Decree No. 78/2000/ND-CP of December 26, 2000 and the guidance in this Circular, they shall be sanctioned according to the provisions of Articles 18 and 20 of the Governments Decree No. 04/1999/ND-CP of January 30, 1999 and under the guidance at Points 3 and 5, Section V of the Finance Ministrys Circular No. 54/1999/TT-BTC of May 10, 1999.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect as from January 1, 2001. To annul all documents guiding the Governments Decree No. 186/CP of December 7, 1994 on the collection of traffic fees through the petrol and oil prices.

2. Organizations and individuals that import, produce and/or process petrol and oil shall have to declare and pay petrol and oil charges according to the provisions of this Circular to the tax offices of the localities where they are headquartered for the volumes actually delivered and sold to other organizations and individuals as from January 1, 2001.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Van Ninh

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2001/TT-BTC ngày 17/01/2001 hướng dẫn Nghị định 78/2000/NĐ-CP về phí xăng dầu do Bộ tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.759

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.220.219
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!