BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*******
SỐ:
43/2000/QĐ-BGDĐT
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
*******
Hà
Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà
nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 2461/QĐ ngày
07/11/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức
và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và Quyết định số
1660/GD-ĐT ngày 20/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục
thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nguyễn Minh Hiển
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
(ban hành theo Quyết định số 43/2000/QĐ-BGDĐT ngày 25/9/2000 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Vị trí của Trung tâm
giáo dục thường xuyên.
Trung
tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Trung tâm giáo dục thường xuyên có tư cách pháp nhân, có con dấu
và có tài khoản riêng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
của Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Cơ quan
có thẩm quyền thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên căn cứ vào nhu cầu đào
tạo và điều kiện cụ thể để quy định cho Trung tâm thực hiện một phần hoặc toàn bộ
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ
chức thực hiện các chương trình giáo dục:
a)
Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;
b)
Chương trình bổ túc tiểu học, bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ
thông;
c)
Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, bồi dưỡng tin học ứng dụng;
d) Các
chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập
nhật kiến thức, kỹ năng;
đ) Các
chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học.
2. Điều
tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập cần thiết, đề xuất
việc tổ chức các hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng;
3. Hỗ
trợ để các trường trung học chuyên nghiệp,cao đẳng, đại học tổ chức thực hiện
chương trình đào tạo không chính quy ở địa phương theo quy định tại Điều 41 và
42 của Luật Giáo dục;
4. Tổ
chức các lớp riêng theo các chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này cho
các đối tượng hưởng chính ưu đãi, người tàn tật và đối tượng hưởng chính sách
xã hội khác theo kế hoạch đào tạo của địa phương;
5. Tổ
chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và
các hoạt động khác phục vụ học tập;
6. Quản
lý giáo viên, nhân viên và học viên;
7. Quản
lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định
của pháp luật;
8.
Nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm đối với các hoạt động của Trung tâm giáo dục
thường xuyên, góp phần phát triển giáo dục không chính quy.
Điều 3. Hệ thống Trung tâm
giáo dục thường xuyên.
1.
Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi chung là Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh). Trung tâm này
không thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Quy chế này.
2.
Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện). Trung tâm này
không thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng như quy định tại
khoản 3 Điều 2 của Quy chế này.
3.
Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là Trung
tâm giáo dục thường xuyên thuộc các tổ chức). Trung tâm này thực hiện nhiệm vụ
như Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện.
4.
Trung tâm ngoại ngữ, tin học. Trung tâm này chỉ thực hiện nhiệm vụ quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 2 của Quy chế này (đối với ngoại ngữ, tin
học).
Điều 4. Tên của Trung tâm giáo dục
thường xuyên.
1. Việc
đặt tên các Trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định như sau:
a)
Trung tâm giáo dục thường xuyên + tên riêng;
b)
Trung tâm ngoại ngữ, tin học + tên riêng.
2. Tên
Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm, con dấu, biển Trung tâm
và các giấy tờ giao dịch.
Điều 5. Phân cấp quản lý.
1. Trung
tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, Trung
tâm giáo dục thường xuyên thuộc các tổ chức, Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc
địa phương do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo trực tiếp.
2.
Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường đại học do trường quản lý theo quy định
tại Điều lệ trường đại học.
Điều 6. Nội quy Trung tâm giáo dục
thường xuyên.
Căn cứ
vào Quy chế này, các Trung tâm giáo dục thường xuyên xây dựng nội quy của Trung
tâm mình.
Chương 2:
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
Điều 7. Điều kiện thành lập
Trung tâm giáo dục thường xuyên.
1.
Trung tâm giáo dục thường xuyên được xét cấp quyết định thành lập khi:
a) Việc
thành lập Trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa
phương và đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.
b) Tổ
chức, cá nhân thành lập Trung tâm có đề án khả thi bảo đảm:
- Có đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo chuẩn quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều
27 của Quy chế này;
- Có cơ
sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Chương VI của Quy chế này.
2.
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập sau
khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.
Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc
các tổ chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị
của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
4.
Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc địa phương do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
quyết định thành lập.
5.
Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường đại học do hiệu trưởng trường đại học
ra quyết định thành lập.
Điều 8. Hồ sơ và thủ tục thành lập
Trung tâm giáo dục thường xuyên.
1. Hồ
sơ xin gồm:
a) Đơn
xin thành lập Trung tâm;
b) Đề
án khả thi quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 7 của Quy chế này;
c) Sơ yếu
lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
2. Thẩm
quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ được quy định như sau:
a) Sở
Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên,
chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Trung tâm ngoại ngữ, tin học
thuộc địa phương sau khi có văn bản cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Hiệu
trưởng trường đại học quyết định thành lập Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc
trường mình sau khi có văn bản cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 9. Sáp nhập, chia, tách, đình
chỉ hoạt động, giải thể Trung tâm giáo dục thường xuyên.
1. Cấp
có thẩm quyền quyết định thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên theo quy định
tại Điều 7 của Quy chế này có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, đình
chỉ hoạt động, giải thể Trung tâm giáo dục thường xuyên.
2. Thủ
tục sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể Trung tâm giáo dục thường
xuyên thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 10. Tổ chức lớp học.
1. Học
viên học tập tại Trung tâm theo hình thức tập trung định kỳ, vừa làm vừa học (tại
chức, bổ túc) được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm,
có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể lớp bầu ra.
2. Học
viên đăng ký học tập tại Trung tâm theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn
được tổ chức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 11. Tổ chuyên môn, nghiệp
vụ.
1. Giáo
viên, nhân viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức thành các tổ
chuyên môn, nghiệp vụ giúp Giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của
Trung tâm.
2. Nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của tổ chuyên môn, tổ nghiệp vụ do Giám đốc quy định.
3. Mỗi
tổ có một tổ trưởng do Giám đốc bổ nhiệm.
4. Đối
với Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ.
Điều 12. Giám đốc.
1. Giám
đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của
Trung tâm và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của
Trung tâm.
2. Giám
đốc là người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt
nghiệp đại học, đã công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm.
3. Cấp
có thẩm quyền thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên bổ nhiệm Giám đốc Trung
tâm giáo dục thường xuyên. Nhiệm kỳ của Giám đốc là 5 năm.
4. Giám
đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lập
kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành nhiệm vụ của Trung tâm;
b) Quản
lý cơ sở vật chất và các tài sản của Trung tâm;
c) Quản
lý giáo viên và nhân viên;
d) Đề
nghị bổ nhiệm phó giám đốc; bổ nhiệm các tổ trưởng, thành lập các tổ chuyên
môn, nghiệp vụ và các hội đồng tư vấn của Trung tâm;
đ) Tiếp
nhận và quản lý học viên vào học, cho thôi học đối với các học viên học theo
chương trình quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy chế này;
e) Quản
lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành
kỹ thuật, dịch vụ (nếu có);
g) Ký học
bạ, các chứng chỉ và các giấy chứng nhận trình độ học lực và kỹ thuật, nghề
nghiệp cho học viên học tại Trung tâm theo quy định hiện hành;
h) Được
theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
Điều 13. Phó Giám đốc.
1.
Trung tâm giáo dục thường xuyên có từ một đến hai Phó giám đốc do cấp có thẩm
quyền thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên bổ nhiệm theo đề nghị của Giám
đốc Trung tâm. Nhiệm kỳ của Phó giám đốc là 5 năm.
2. Phó
giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt,
có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp đại học, đã công tác trong ngành giáo dục ít
nhất 3 năm.
3. Phó
Giám đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực
hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc được phân công;
b) Cùng
Giám đốc chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan của
Trung tâm;
c) Thay
mặt Giám đốc điều hành hoạt động của Trung tâm khi được ủy quyền.
d) Được
theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
Điều 14. Hội đồng giáo dục.
1. Hội
đồng giáo dục là tổ chức tư vấn cho Giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền
hạn của Trung tâm do Giám đốc thành lập vào đầu năm học và làm chủ tịch.
2.
Thành phần Hội đồng giáo dục gồm: các Phó giám đốc, đại diện tổ chức Đảng Cộng
sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, các tổ trưởng
chuyên môn, một số giáo viên có kinh nghiệm.
3. Hội
đồng giáo dục họp mỗi năm 2 lần. Các phiên họp cần thiết khác do Giám đốc Trung
tâm quyết định.
Điều 15. Các hội đồng khác.
Căn cứ
vào yêu cầu của công tác điều hành, Giám đốc Trung tâm có thể thành lập các hội
đồng khác. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, chế độ làm việc và thời
gian hoạt động của các hội đồng này do Giám đốc Trung tâm quyết định.
Điếu 16. Tổ chức Đảng Cộng sản
Việt Nam và đoàn thể trong Trung tâm giáo dục thường xuyên.
1. Tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Trung tâm giáo dục thường xuyên lãnh đạo
Trung tâm và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
2. Các
đoàn thể, tổ chức xã hội trong Trung tâm hoạt động theo quy định của pháp luật
và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
Điều 17. Quản lý tài sản, tài
chính.
1. Việc
quản lý tài sản của Trung tâm giáo dục thường xuyên phải tuân theo đúng các quy
định của Nhà nước. Mọi thành viên trong Trung tâm có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ
tài sản của Trung tâm.
2. Việc
quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của Trung tâm giáo dục thường xuyên phải
tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước; chấp hành đầy đủ các chế độ kế
toán, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định.
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Điều 18. Các hình thức học tập.
Các
hình thức học tập bao gồm: học tập trung định kỳ, vừa làm vừa học (tại chức, bổ
túc); học chuyên đề, học từ xa, tự học có hướng dẫn.
Điều 19. Chương trình giáo dục,
kế hoạch dạy học.
1.
Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình xóa mù chữ và giáo dục
tiếp tục sau khi biết chữ, các chương trình bổ túc tiểu học, bổ túc trung học
cơ sở, bổ túc trung học phổ thông và chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, bồi dưỡng
tin học ứng dụng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành.
2.
Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình dạy và thực hành kỹ
thuật nghề nghiệp, đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình
độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng và các chương trình đáp ứng nhu cầu người học
do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
3. Căn
cứ vào các hình thức học tập quy định tại Điều 18 và các chương trình giáo dục
quy định tại các khoản 1, 2 của Điều này, Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch
dạy học và thời gian biểu cụ thể cho từng lớp học.
Điều 20. Hoạt động hỗ trợ đào
tạo của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.
Để thực
hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 2 của Quy chế này, Trung tâm giáo dục
thường xuyên tỉnh có trách nhiệm tuân theo các quy định sau đây:
1. Điều
tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xây dựng kế hoạch mở lớp trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Căn
cứ vào văn bản xác nhận nhu cầu đào tạo và kế hoạch mở lớp của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, ký kết hợp đồng trách nhiệm với các trường trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học về kế hoạch mở lớp của trường tại địa phương trên
nguyên tắc nhà trường hoàn toàn chịu trách nhiệm về tuyển sinh, giảng dạy, kiểm
tra, thi tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp.
Điều 21. Sách giáo khoa và tài
liệu học tập.
Trung
tâm giáo dục thường xuyên sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập theo hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 22. Hệ thống sổ sách.
Hệ thống
sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm giáo dục thường xuyên gồm:
1. Đối
với Trung tâm:
- Sổ
đăng bộ;
- Sổ gọi
tên và ghi điểm;
- Sổ
ghi đầu bài;
- Học bạ
của học viên;
- Sổ
nghị quyết của Trung tâm;
- Sổ kiểm
tra, đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn;
- Sổ
khen thưởng, kỷ luật;
- Sổ
theo dõi các văn bản, công văn đi, đến; cặp lưu trữ văn bản, công văn;
- Sổ quản
lý tài sản, tài chính.
2. Đối
với giáo viên:
- Bài
soạn;
- Sổ dự
giờ;
- Sổ điểm
cá nhân;
- Sổ
giáo viên chủ nhiệm lớp.
Điều 23. Kiểm tra, đánh giá, xếp
loại kết quả học tập.
1. Tổ
chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với học viên
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng cấp học và loại
hình đào tạo.
2. Học
viên học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên theo các hình thức học khác nhau,
đã hoàn thành chương trình của mỗi cấp học: bổ túc tiểu học; bổ túc trung học
cơ sở, bổ túc trung học phổ thông, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, được tham dự kỳ thi tốt nghiệp của cấp học tương ứng và nếu có đủ
điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp ứng với cấp học đó. Trên văn bằng
tốt nghiệp có ghi hình thức học tập; nếu có đủ điều kiện theo quy định của kỳ
thi tốt nghiệp hệ chính quy thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng
tốt nghiệp của hệ chính quy.
Các văn
bằng này có giá trị pháp lý để tiếp tục học lên bậc học cao hơn.
3. Học
viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên theo học các lớp chuyên đề, các lớp bồi
dưỡng nâng cao trình độ, các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, đã học xong
chương trình được dự thi và nếu đạt kết quả theo quy định được cấp chứng chỉ tương
ứng với chương trình đã học.
Chương 4:
GIÁO VIÊN
Điều 24. Giáo viên Trung tâm
giáo dục thường xuyên.
Giáo
viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên là người làm nhiệm vụ giáo dục, giảng
dạy trong Trung tâm, gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, giáo viên dạy các môn học
theo các chương trình giáo dục để lấy văn bằng và chứng chỉ của hệ thống giáo dục
quốc dân.
Điều 25. Nhiệm vụ của giáo
viên.
Giáo
viên có những nhiệm vụ sau đây:
1. Thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục:giảng dạy theo đúng chương trình giáo dục,
kế hoạch dạy học; soạn bài, chấm bài đầy đủ; lên lớp đầy đủ, đúng giờ; quản lý
học viên trong các hoạt động do Trung tâm tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ
chuyên môn;
2. Rèn luyện
đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả
giảng dạy và giáo dục;
3. Thực
hiện các quyết định của Giám đốc; chịu sự kiểm tra của Giám đốc và của các cấp
quản lý giáo dục; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế
này;
4. Giữ
gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; gương mẫu trước học viên, tôn trọng
nhân cách của học viên, đối xử công bằng với học viên, bảo vệ các quyền, lợi
ích chính đáng của học viên; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp;
5. Thực
hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Quyền của giáo viên.
Giáo
viên Trung tâm giáo dục thường xuyên có những quyền sau đây:
1. Được
Trung tâm tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ;
2. Được
hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
theo các chế độ chính sách quy định đối với nhà giáo;
3. Được
trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý trung tâm;
4. Được
hưởng nguyên lương và phụ cấp theo quy định khi được cử đi học để nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
5. Được
nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ
tại cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu khác nếu bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được
giao tại Trung tâm;
6. Được
dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi các hội đồng
này giải quyết những vấn đề có liên quan đến học viên của lớp mình phụ trách giảng
dạy;
7. Giáo
viên Trung tâm giáo dục thường xuyên có định mức giờ dạy, định mức giờ làm công
tác kiêm nhiệm như giáo viên dạy ở các trường phổ thông cùng cấp. Giáo viên có
đảm nhiệm các công tác phong trào thì được cộng thêm 4 tiết/tuần;
8. Được
hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Trình độ chuẩn được
đào tạo.
1. Giáo
viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên giảng dạy các chương trình giáo dục để
lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân phải có trình độ đạt chuẩn theo quy
định như đối với giáo viên dạy cùng cấp học đó ở các trường chính quy.
2. Giáo
viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên giảng dạy các chương trình giáo dục để
lấy chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân phải có trình độ đạt chuẩn theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 28. Hành vi, ngôn ngữ ứng
xử, trang phục của giáo viên.
1. Hành
vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học
viên.
2.
Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, giản dị, phù hợp với hoạt động sư phạm,
theo quy định của Chính phủ về trang phục của công chức nhà nước.
Điều 29. Các hành vi bị cấm đối
với giáo viên.
1. Xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học viên, đồng nghiệp;
2. Gian
lận trong tuyển sinh, thi cử và cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của
học viên;
3. Hút
thuốc, uống rượu, bia khi lên lớp.
Điều 30. Khen thưởng và kỷ luật.
1. Giáo
viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh
hiệu cao quý khác.
2. Giáo
viên phạm khuyết điểm trong khi thi hành nhiệm vụ, thì tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo
dục.
Chương 5:
HỌC VIÊN
Điều 31. Học viên Trung tâm
giáo dục thường xuyên.
Học
viên Trung tâm giáo dục thường xuyên gồm những người có nhu cầu học tập và những
người có nghĩa vụ học tập, đủ điều kiện tham gia vào một trong những chương
trình học của Trung tâm.
Điều 32. Nhiệm vụ của học viên
Học
viên có những nhiệm vụ sau đây:
1. Kính
trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Trung tâm; thực hiện nội
quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này;
2. Thực
hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, lao động thực hành do Trung tâm đề ra;
3. Giữ
gìn và bảo vệ tài sản của Trung tâm;
4. Góp
phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Trung tâm;
5. Đóng
học phí đầy đủ và đúng hạn (đối với học viên thuộc diện phải đóng học phí).
Điều 33. Quyền của học viên.
Học
viên có những quyền sau đây:
1. Được
Trung tâm tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc
học tập của mình.
2. Được
chọn chương trình học, hình thức học, địa điểm học phù hợp với khả năng, điều
kiện của bản thân và Trung tâm; được tạo điều kiện chuyển đổi chương trình,
hình thức và địa điểm học nếu có nguyện vọng và được nơi chuyển đến tiếp nhận;
3. Tham
gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Trung tâm theo quy định của
pháp luật;
4. Trực
tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
và để góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như các mặt hoạt động khác
của Trung tâm;
5. Được
hưởng một phần thành quả lao động sản xuất, thực hành kỹ thuật hoặc các hoạt động
khác mà mình tham gia.
Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng
xử, trang phục của học viên.
1. Hành
vi, ngôn ngữ ứng xử của học viên phải có văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống
của lứa tuổi.
2.
Trang phục của học viên phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi,
thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở Trung tâm.
Điều 35. Các hành vi bị cấm đối
với học viên.
1. Xúc
phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên trung tâm.
2. Gian
lận trong khi thi và kiểm tra.
3. Đánh
bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy; tàng trữ vũ khí, chất nổ, chất gây
cháy, các loại chất độc hại; lưu hành văn hóa phẩm đồi truỵ.
4. Đánh
nhau, gây rối trật tự, an ninh trong Trung tâm.
5. Hút
thuốc trong lớp, uống rượu, bia khi đi học.
Điều 36. Khen thưởng và kỷ luật.
1. Học
viên có thành tích trong học tập và rèn luyện được Trung tâm và các cấp quản lý
giáo dục khen thưởng theo các hình thức sau đây:
a) Tặng
danh hiệu học viên tiên tiến, học viên xuất sắc mỗi năm học.
b) Tặng
giấy chứng nhận, bằng khen nếu đạt kết quả trong các kỳ thi học viên giỏi;
c) Các
hình thức khen thưởng khác.
2. Học
viên vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Khiển
trách.
b) Cảnh
cáo ghi học bạ, thông báo với cơ quan cử đi học và gia đình.
c) Buộc
thôi học.
Chương 6:
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ
Điều 37. Cơ sở vật chất.
1.
Trung tâm giáo dục thường xuyên phải đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thực
hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.
2.
Trung tâm giáo dục thường xuyên phải có biển trung tâm, gồm những nội dung
chính sau đây:
- Phía
trên bên trái: tên cơ quan quyết định thành lập trung tâm.
- Phía
giữa: tên trung tâm.
- Phía
dưới cùng: địa chỉ của trung tâm, điện thoại, FAX (nếu có).
Điều 38. Nguồn tài chính của
Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Nguồn
tài chính của Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm:
1. Ngân
sách nhà nước.
2. Học
phí và các khoản thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ, lao động sản xuất và các hoạt động khác.
3. Các
khoản tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Sử dụng nguồn tài
chính.
Nguồn
tài chính của Trung tâm giáo dục thường xuyên được sử dụng cho:
1. Các
hoạt động giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên.
2.
Trang bị cở sở vật chất, thiết bị dạy học.
3. Các
hoạt động nghiên cứu khoa học.
Điều 40. Thiết bị giáo dục –
Thư viện
1. Trung
tâm giáo dục thường xuyên phải có các thiết bị dạy học tối thiểu theo yêu cầu của
các chương trình giáo dục.
2.
Trung tâm giáo dục thường xuyên có thư viện phục vụ cho việc giảng dạy của giáo
viên và học tập của học viên.
3. Thiết
bị giáo dục và sách thư viện phải được bảo quản chu đáo và sử dụng có hiệu quả
theo quy định.
Chương 7:
QUAN HỆ GIỮA TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ XÃ HỘI
Điều 41. Trách nhiệm của Trung
tâm giáo dục thường xuyên.
Trung
tâm giáo dục thường xuyên có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cấp chính
quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân
dân và cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Điều 42. Quan hệ giữa Trung
tâm với xã hội.
Trung
tâm phối hợp với các cơ quan nhằm:
1. Thống
nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục theo phương thức không chính
quy để các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội hỗ trợ, tạo điều kiện
cho Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
2. Huy
động các tổ chức và cá nhân xây dựng phong trào học tập thường xuyên và môi trường
giáo dục lành mạnh, giúp đỡ Trung tâm giáo dục thường xuyên hoàn thiện cơ sở vật
chất, thiết bị và các phương tiện kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo của Trung tâm./.