Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 11/2006/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành: 09/03/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11/2006/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM CÓ NGUY CƠ CAO”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trịnh Quân Huấn

 

 

QUY CHẾ

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM CÓ NGUY CƠ CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao (sau đây gọi tắt là cơ sở).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy chế này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao tại Việt Nam.

2. Thực phẩm có nguy cơ cao bao gồm 10 nhóm sau:

a) Thịt và các sản phẩm từ thịt;

b) Sữa và các sản phẩm từ sữa;

c) Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng;

d) Thuỷ sản tươi sống và đã qua chế biến;

đ) Các loại kem, nước đá, nước khoáng thiên nhiên;

e) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm;

g) Thức ăn, đồ uống chế biến để ăn ngay;

h) Thực phẩm đông lạnh;

i) Sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành;

k) Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay.

Chương 2:

THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Điều 3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu I ban hành kèm theo Quy chế này).

b) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.

d) Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu II ban hành kèm theo Quy chế này).

đ) Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

e) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), trong hồ sơ phải có bản sao công chứng Giấy chứng nhận HACCP.

Điều 4. Thẩm định, kiểm tra thực địa

1. Quy trình thẩm định

a) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định trong vòng 15 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ và thẩm định, kiểm tra thực địa. Kết quả thẩm định phải ghi rõ vào biên bản là “Đạt” hoặc “Không đạt”. Trường hợp “Không đạt” phải ghi rõ lý do (theo mẫu III ban hành kèm theo Quy chế này).

b) Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

c) Trường hợp cơ sở đã áp dụng HACCP thì cũng phải được kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cơ sở.

d) Biên bản thẩm định được lập thành 02 bản, đoàn thẩm định giữ 01 bản và chủ cơ sở giữ 01 bản, có giá trị như nhau.

2. Thành lập đoàn thẩm định

a) Đoàn thẩm định gồm 3-5 thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể mời chuyên gia từ bên ngoài (phù hợp chuyên môn) tham gia đoàn thẩm định.

b) Trường hợp các cơ sở thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục thành lập đoàn thẩm định hoặc uỷ quyền (bằng văn bản) cho một đơn vị trực thuộc Bộ Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện thẩm định cơ sở.

c) Khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan thẩm định tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở (theo mẫu 3 ban hành kèm theo Quy chế này). Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho cơ quan có thẩm quyền tương đương thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu III ban hành kèm theo Quy chế này).

Điều 5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

1. Bộ Y tế giao cho Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên.

2. Các cơ quan nhà nước được phân cấp ở địa phương cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao đối với những thực phẩm không thuộc Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận, cụ thể:

a) Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu được Sở Y tế uỷ quyền) (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do trung ương và tỉnh cấp giấy phép kinh doanh; hoặc các nhà hàng, bếp ăn tập thể có quy mô từ 200 người ăn trở lên; các dịch vụ ăn uống trong khu công nghiệp, siêu thị, chợ, bệnh viện; các khu du lịch, lễ hội, hội nghị do tỉnh tổ chức quản lý; các khách sạn 1 sao trở lên và trong các trường học từ phổ thông trung học trở lên.

b) Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) hoặc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được Uỷ ban nhân dân cấp huyện uỷ quyền (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện cấp giấy phép kinh doanh; các cửa hàng ăn, các căng-tin, nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, khách sạn không thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận; trường phổ thông cơ sở; các lễ hội, hội nghị, các khu du lịch, chợ và bệnh viện do cấp huyện tổ chức và quản lý.

c) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) nếu được Uỷ ban nhân dân cấp huyện uỷ quyền cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nguy cơ cao, không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh; các hộ gia đình, cá nhân sản xuất thực phẩm bao gói đơn giản, kinh doanh hàng tươi sống, không bao gói; các quán ăn, các quầy bán thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay trong ngày và các chợ, khu du lịch, các lễ hội, hội nghị do xã tổ chức và quản lý; các trường tiểu học, mầm non không thuộc diện quản lý của cấp trên.

Điều 6. Cấp mới Giấy chứng nhận

Khi cơ sở thay đổi quy mô sản xuất, kinh doanh, dây chuyền, công nghệ, mặt hàng sản xuất hay bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất, kinh doanh thì phải xin cấp mới Giấy chứng nhận. Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận giống như thủ tục xin cấp lần đầu.

 

Chương 3:

KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Thanh tra

1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế, Sở Y tế phối hợp với cơ quan Quản lý thị trường (Bộ Thương mại) và các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định về điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, phường có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra việc chấp hành các điều kiện vệ sinh chung của các cơ sở trên địa bàn quản lý.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra và thanh tra các cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.

Điều 8. Kiểm tra

1. Tần suất kiểm tra định kỳ cho mỗi cơ sở là:

a) Một lần/năm đối với các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở do Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) và cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận, các cơ sở đã có chứng nhận HACCP.

b) Không quá hai lần/năm đối với các cơ sở thực phẩm do cấp huyện cấp Giấy chứng nhận.

c) Không quá bốn lần/năm đối với các cơ sở thực phẩm do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận.

2. Nếu trong thời gian kiểm tra định kỳ, cơ sở đã được kiểm tra trong các đợt chiến dịch cao điểm Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; mùa tết, lễ, hội thì cũng được tính là một lần kiểm tra.

Điều 9. Thu hồi Giấy chứng nhận

1. Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi trong những trường hợp sau:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc khi cơ sở có xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người tiêu dùng.

b) Trong trường hợp có đề nghị của cơ quan Quản lý thị trường, Công an, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi cơ sở bị tước giấy phép kinh doanh hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan đó có quyền thu hồi Giấy chứng nhận. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra, thanh tra và thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới cấp nếu phát hiện vi phạm.

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hướng dẫn thực hiện Quy chế này trong phạm vi cả nước.

2. Sở Y tế hướng dẫn thực hiện Quy chế này trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố.

 

 

MINISTRY OF HEALTH
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.: 11/2006/QD-BYT

Hanoi, March 09, 2006 

 

DECISION

ON ISSUING "REGULATION ON ISSUANCE OF QUALIFICATION CERTIFICATES OF HYGIENE AND FOOD SAFETY FOR ESTABLISHMENTS OF PRODUCTION, TRADE OF FOOD OF HIGH-RISK”

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Decree No.49/2003/ND-CP of May 15, 2003 of the Government regulating functions, duties, powers and organizational structure of Ministry of Health;

Pursuant to the Ordinance on Hygiene and Food Safety No.12/2003/PL-UBTVQH11 on July 26, 2003;

Pursuant to Decree No.163/2004/ND-CP dated September 07, 2004 of the Government detailing the implementation of some Articles of the Ordinance on Hygiene and Food Safety;

At the proposal of the Director of Vietnam Food Administration - Health Ministry

DECIDES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 3. Mr.(Ms.): Chief Office, Chief Inspector, Director of Legal Affairs, Director of Vietnam Food Administration and heads of concerned units under the Ministry of Health, Directors of the Health Departments of provinces and cities under central authority shall implement this Decision./.

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER





Trinh Quan Huan

 

REGULATION

ON ISSUANCE OF QUALIFICATION CERTIFICATES OF HYGIENE AND FOOD SAFETY FOR ESTABLISHMENTS OF PRODUCTION, TRADE OF FOOD OF HIGH-RISK
(Issued together with Resolution No.: 11/2006/QD-BYT dated March 09, 2006 of Minister of Health)

Chapter 1:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope of governing

This Regulation provides for records, procedures and competence for issuance of qualification certificates of hygiene and food safety (hereinafter referred to as certificates) for establishments of production, trade of food of high-risk (hereafter referred to as establishments).

Article 2. Subjects of application

1. This Regulation applies to individuals, organizations, and households producing and trading high-risk foods in Vietnam.

2. High-risk foods include 10 groups as follows:

a) Meat and meat products;

b) Milk and milk products;

c) Eggs and products processed from eggs;

d) Aqua products in fresh and processed;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Functional foods, food fortifying micronutrients, supplementary food, food additives;

g) Food, beverages prepared for immediately eating;

h) Frozen Foods;

i) Soya milk and products made from soybeans;

k) The vegetables, fresh fruit for immediately eating.

Chapter 2:

PROCEDURES AND COMPETENCE FOR GRANTING CERTIFICATES

Article 3. Dossiers of application for certificate

1. Dossiers of application for the certificate include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) A certified copy of certificate of business registration (if any).

c) Written explanation of material facilities, equipment, and tools to ensure hygiene and food safety includes:

- Drawing of ground of establishment of production, business, and the surrounding areas.

- Description of manufacturing process (process of technology) for product group or each specific product.

d) A commitment to ensure hygiene and food safety for food materials and food products produced, traded by the establishment (by form II issued with this Regulation).

đ) Certified copies of "Certificates of eligibility for health" of the owner of the establishment and of the persons who directly produce and trade food.

e) Certified copies of certificate of training knowledge of hygiene and food safety of the owner of the establishment and of the persons who directly produce and trade food.

2. For the establishments applied management system of quality, hygiene, food safety according to HACCP (Hazard Analysis and Control of Critical Points), it must have a certified copy of the certificate of HACCP in the dossiers.

Article 4. Appraisal and inspection of site

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) After receiving the valid dossiers, appraisal agency within 15 working days must evaluate dossiers and examine site. The appraisal results must be clearly stated in the record as "Satisfactory" or "Unsatisfactory". Where "Unsatisfactory", it must be clearly stated the reason (by Form III issued under this Regulation).

b) If the appraisal result is unsatisfactory, it must be clearly stated in the record the re-appraisal period (with a maximum period of 03 months), if the re-appraisal result is still unsatisfactory, the appraisal delegation shall make a record and propose with the competent state agency to suspend the operation of the establishment.

c) In case the establishment applied HACCP, the dossiers and establishment must also be examined.

d) The appraisal record shall be made in 02 copies, the appraisal delegation keeps 01 and owner of establishment keeps 01 copy with the same validity.

2. Establishment of appraisal delegation

a) The appraisal delegation consists of 3-5 members that must have at least 2/3 members as officials working in the profession of hygiene and food safety, specialized inspectors of hygiene and food safety. It may invite experts from outside (suitable expertise) to join in the appraisal delegation.

b) Where the establishments under the competence to issue certificates of the Vietnam Food Administration, the Administration shall establish the appraisal delegation or authorize (in writing) for a unit under the Ministry of Health or provincial Preventive Medical Center to appraise the establishments.

c) When the dossiers are valid, the appraisal agency holds a basis appraisal delegation. The basic appraisal result is recorded in the basis appraisal minute (by Form 3 issued under this Regulation). Then forward all dossiers and minutes to the equivalent competent authority for granting certificate (By Form III issued under this Regulation).

Article 5. Competence to issue certificates

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The state agencies decentralized in the localities grant certificates for the establishments of manufacturing, trading food of high risk for food not subject to grant of certificate by the Ministry of Health, specifically:

a) Department of Health or Preventive Medicine Center of provinces and cities under central authority (if authorized by the Health Department) (hereinafter referred to as provincial level) grants certificates for the establishments of manufacturing, trading food issued business licenses by central and provincial levels; or for restaurants, collective kitchens with scale from 200 people or more; for the catering services in industrial parks, supermarkets, markets, hospitals; the tourist bases, festivals, conferences organized, managed by the provinces; the one star or higher hotels and in the schools from high school level or more.

b) People's Committees of rural, urban districts, towns and cities under provinces (hereinafter referred to as DPC) or Center for Preventive Medicine of rural, urban districts, towns and cities directly under the provinces authorized by DPC (hereinafter referred to as district level) grants certificates for the establishments of manufacturing, trading food issued business licenses by DPC; the food stores, the canteens, restaurants, collective kitchens, hotels not subject to grant of certificate by provinces; secondary schools; the festivals, conferences, tourist bases, markets and hospitals organized, managed by district level.

c) People's Committees of communes, wards and townships (hereinafter referred to as the commune-level People's Committees) if being authorized by the district-level people's committees grant certificates for the establishments of manufacturing, trading food of high-risk, not subject to business registration; the households and individuals producing simply packaged food and trading fresh food without packaging; the food stores, the stores selling ready-to-eat food for eating immediately in a day and the markets, resorts, festivals, conferences organized, managed by commune level; the primary schools, kindergartens not under the management of their superiors.

Article 6. Issuance of new certificate

When the establishments change their scale of production, business, lines, technology, produced goods or any change affecting the conditions of production, business, they must apply for renewal of certificates. Procedures for renewal of certificates are similar to procedures for the first application.

Chapter 3:

EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS AND ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 7. Inspection

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Divisions of Health, district medical centers, health stations of communes, wards are responsible for advising the same level People's Committees to establish inter-disciplinary inspection delegations to inspect the observance of general hygienic conditions of the establishments under the management of the local localities in their areas.

3. The superior competent State agencies have the right to examine and inspect the establishments granted certificates by their subordinate competent state agencies.

Article 8. Examination

1. Frequency of periodic examination for each establishment is:

a) Once/year for the establishments with foreign investment, the establishments issued certificates by the Ministry of Health (Vietnam Food Administration) and provincial level, the establishments that have been issued certificates of HACCP.

b) Not more than twice/year for the food establishments issued certificates by the district level.

c) Not more than four times/year for the food establishments issued certificates by the commune-level People's Committees.

2. If during the duration of periodic examination, the establishments have been examined in the peak campaign phases of Month of Action for the quality, hygiene, and food safety; Tet, festival seasons, it shall also be counted as a time of examination.

Article 9. Revocation of certificates

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Serious violations of regulations on conditions to ensure hygiene and food safety or when the establishments let food poisoning and food-borne diseases to consumers occur.

b) In case of the proposals of the market management agencies, Public Security, or competent state agencies when the establishments are stripped business licenses or prosecuted for criminal liability.

2. The certain competent State agencies grant certificates, those agencies may revoke the certificates. The superior competent State agencies may examine, inspect, and revoke certificates issued by subordinate competent state authorities if the violation is detected.

Article 10. Organization of implementation

1. Vietnam Food Administration guides the implementation of this Regulation within the whole country.

2. The Health Departments guide the implementation of this Regulation within their respective provinces and cities.

 

 

FILE ATTACHED TO DOCUMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/03/2006 ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.282

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.103.185
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!