Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04-TT/BNV(A18) Pháp lệnh nhập xuất cảnh, cư trú, đi lại người nước ngoài tại Việt Nam hướng dẫn Nghị định 04-CP

Số hiệu: 04-TT/BNV(A18) Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Bùi Thiện Ngộ
Ngày ban hành: 27/03/1993 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04-TT/BNV(A18)

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 1993

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NỘI VỤ SỐ 04-TT/BNV(A18) NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/CP NGÀY 18-1-1993 CỦA CHÍNH PHỦ QUI ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ, ĐI LẠI CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Để thực hiện Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 21-2-1992 và Nghị định số 04
CP ngày 18-1-1993 của Chính phủ, Bộ nội vụ hướng dẫn cụ thể thêm đối với việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao cụ thể như sau:

I. NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH

1. Thủ tục xin cấp giấy phép nhập cảnh

a. Cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam làm thủ tục xin cấp giấy phép cho người nước ngoài vào Việt Nam tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Trung ương của Việt Nam nói tại khoản 2, Điều 1 của Nghị định, được qui định cụ thể như sau:

- Những người nước ngoài do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan, đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thủ trưởng các đơn vị cơ sở được thủ trưởng cơ quan chủ quản nói trên uỷ quyền (theo qui định của Chính phủ) mời hoặc tiếp nhận vào Việt Nam; những người nước ngoài do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân) mời vào để thực hiện các công việc trực tiếp phục vụ mục tiêu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với giấy phép thành lập doanh nghiệp đã được cấp, thì cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội của Nhà nước hoặc doanh nghiệp đó phải gửi văn bản đề nghị tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ văn bản đề nghị nói trên phải có đủ yếu tố cần thiết theo mẫu qui định, và đảm bảo có thời gian ít nhất 7 ngày cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét trả lời.

- Những người nước ngoài vào Việt Nam thăm dò khả năng, buôn bán, đầu tư, nhưng chưa có cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam mời hoặc tiếp nhận, hoặc xin vào để du học, chữa bệnh tự túc, du lịch, thăm thân nhân.v.v... thì đương sự có thể uỷ thác cho các tổ chức có giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ mời đón khách của Việt Nam (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư, các công ty có giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế) hoặc thân nhân (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột) của mình đang thường trú tại Việt Nam làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ xin cấp phép nhập cảnh Việt Nam. Thủ tục nói trên phải có đủ yếu tố cần thiết theo mẫu qui định, và đảm bảo có thời gian ít nhất 15 ngày cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét trả lời:

b. Trong trường hợp người nước ngoài đến cửa khẩu Việt Nam mà chưa có thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam, thì giải quyết như sau:

- Trường hợp đã được Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ đồng ý cho nhận thị thực nhập cảnh Việt Nam tại cửa khẩu, thì được Trạm công an cửa khẩu hoặc đồn biên phòng cửa khẩu của Việt Nam (sau đây gọi chung là Trạm Công an cửa khẩu) cấp thị thực cho vào Việt Nam.

- Trường hợp chưa được Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ đồng ý cho nhập cảnh hoặc đã đồng ý cho nhập cảnh nhưng yêu cầu nhận thị thực ở nước ngoài, nếu đến cửa khẩu Việt Nam mà chưa có thị thực nhập cảnh Việt Nam, về nguyên tắc phải buộc tái xuất, nhưng nếu xét thấy thuộc diện vào Việt Nam khẩn cấp theo qui định, thì Trạm Công an cửa khẩu phải báo ngay về Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ xem xét nếu Cục Quản lý xuất nhập cảnh đồng ý cấp thị thực tại cửa khẩu thì thông báo cho Trạm Công an cửa khẩu thực hiện.

- Các trường hợp khác đến cửa khẩu chưa có thị thực, không thuộc diện qui định trên đây, đều không được giải quyết cho nhập cảnh Việt Nam.

Thị thực cấp tại cửa khẩu phải theo đúng nội dung cấp phép của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

c. Trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam mang hộ chiếu được miễn thị thực của nước có ký kết Hiệp định miễn thị thực với Chính phủ Việt Nam, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời hoặc tiếp nhận (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản) không phải làm thủ tục xin cấp phép nhập cảnh, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Nội vụ (Cục Quản lý xuất nhập cảnh) biết trước 7 ngày về mục đích, chương trình hoạt động và các yếu tố cần thiết có liên quan theo hướng dẫn của Cục Quản lý xuất nhập cảnh; người nước ngoài đó phải khai báo tên, địa chỉ cơ quan chủ quản như qui định tại khoản 1, Điều 1 của Nghị định và các chi tiết khác vào phiếu xuất nhập cảnh (theo mẫu qui định) tại Trạm Công an cửa khẩu nơi nhập cảnh Việt Nam.

d. Cơ quan chủ quản nói tại điểm a và c trên đây phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời mời, sự bảo lãnh tiếp nhận và việc đưa đón, quản lý khách hoạt động theo đúng mục đích, chương trình đã nêu khi gửi văn bản đề nghị hoặc thông báo với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

2. Thủ tục xin cấp thị thực xuất cảnh đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam muốn xin xuất cảnh Việt Nam phải làm thủ tục tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an tỉnh) nơi đăng ký thường trú theo qui định tại Điều 3 của Nghị định.

Thủ tục nói trên phải đủ yếu tố cần thiết theo mẫu qui định, và đảm bảo có thời gian ít nhất 3 ngày để Phòng Quản lý xuất nhập cảnh xem xét giải quyết.

Nếu người xin xuất cảnh không thuộc diện có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo qui định tại Điều 7 của Pháp lệnh, thì Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (nơi nhận hồ sơ) cấp thị thực cho đương sự xuất cảnh.

Trường hợp cá biệt người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu do không có quốc tịch hoặc do hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hết giá trị mà chưa được nước mà người đó mang quốc tịch gia hạn, thì có thể được Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét quyết định cho cấp giấy phép xuất cảnh theo mẫu qui định.

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh thu hồi "Giấy chứng nhận thường trú" khi cấp thị thực, giấy tờ cho người nước ngoài thường trú định đi cư định cư ở nước khác. Trong thời gian chờ xuất cảnh Việt Nam, người nước ngoài thường trú được sử dụng hộ chiếu có thị thực xuất cảnh Việt Nam hoặc giấy phép xuất cảnh còn giá trị (kể cả khi được gia hạn) làm giấy tờ tuỳ thân. Nếu đương sự không xuất cảnh nữa hoặc vì lý do nào đó không xuất cảnh được, thì phải có đơn trình báo và xin cấp lại "Giấy chứng nhận thường trú" tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi thường trú, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, cấp lại "Giấy chứng nhận thường trú" cho đương sự và huỷ thị thực xuất cảnh hoặc thu hồi giấy phép xuất cảnh đã cấp nếu còn giá trị.

3. Thủ tục xin gia hạn, sửa đổi, bổ sung thị thực Việt Nam

- Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam muốn được gia hạn hoặc sửa đổi, bổ sung thị thực Việt Nam phải làm đơn hoặc có văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản tại Việt Nam gửi cho Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi người đó tạm trú hoặc gửi cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ theo đúng thủ tục qui định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định.

Đơn hoặc văn bản nói trên phải có đủ yếu tố cần thiết theo mẫu qui định và đảm bảo có thời gian ít nhất 3 ngày để cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (nơi tiếp nhận đơn, công văn) xem xét giải quyết.

Riêng trường hợp hết hạn thị thực hợp đồng thời hạn tạm trú ở Việt Nam, nếu có lý do chính đáng cần xin ở lại thêm thì chỉ cần xin gia hạn tạm trú theo qui định tại khoản b, điểm 2, mục II của Thông tư này, không phải gia hạn thị thực. Người nước ngoài được dùng chứng nhận tạm trú có giá trị để xuất cảnh qua cửa khẩu Việt Nam đã ghi ở thị thực dùng khi nhập cảnh Việt nam.

4. Việc tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam

Người nước ngoài chỉ có thể bị tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp qui định tại Điều 7 của Pháp lệnh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam có yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài, phải gửi đơn hoặc công văn tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh nêu rõ lý do cần tạm hoãn xuất cảnh, kèm theo các quyết định hoặc văn bản của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước có thẩm quyền xác định nghĩa vụ và trách nhiệm về hình sự, dân sự, hành chính của người nước ngoài đó làm căn cứ tạm hoãn xuất cảnh theo qui định của Pháp lệnh. Tùy theo từng trường hợp cụ thể Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thể áp dụng các biện pháp thích hợp: tạm hoãn cấp thị thực xuất cảnh, thị thực xuất - nhập cảnh, huỷ bỏ thị thực đã cấp cho người nước ngoài xuất cảnh Việt Nam hoặc chỉ đạo các Trạm Công an cửa khẩu Việt Nam tạm hoãn làm thủ tục cho người nước ngoài xuất cảnh.

II. CƯ TRÚ, ĐI LẠI

1. Thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung "Giấy chứng nhận thường trú"

a. Mỗi người nước ngoài phải làm đủ thủ tục đăng ký thường trú theo qui định của khoản 1, Điều 9 của Nghị định, tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi xin thường trú. Người dưới 14 tuổi sống chung với cha, mẹ hoặc người đỡ đầu là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được cha, mẹ hoặc người đỡ đầu khai chung vào bản khai đăng ký cư trú của mình.

Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận đủ thủ tục hợp lệ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh cấp "Giấy chứng nhận thường trú" cho người nước ngoài theo mẫu qui định. Người dưới 14 tuổi sống chung với cha, mẹ hoặc người đỡ đầu là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được ghi chung vào "Giấy chứng nhận thường trú" của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu. Khi người đó đủ 14 tuổi, phải làm thủ tục để Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh cấp riêng "Giấy chứng nhận thường trú".

b. Người nước ngoài thường trú muốn thay đổi địa chỉ, nghề nghiệp đã đăng ký hoặc thay đổi những nội dung khác đã ghi trong "Giấy chứng nhận thường trú" phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi thường trú.

2. Thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ chứng nhận tạm trú

a1. Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam sau khi xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phiếu nhập xuất cảnh đã kê khai đầy đủ theo qui định tại điểm a, khoản 2, Điều 9 của Nghị định, được Trạm Công an cửa khẩu Việt Nam cấp giấy chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu nhập cảnh.

a2. Thời hạn chứng nhận tạm trú cấp tại cửa khẩu được xác định trong phạm vi thời hạn cho phép nhập cảnh, hoạt động tại Việt Nam đã ghi trong phép nhập cảnh do Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ cấp, nhưng không được quá 12 tháng theo qui định tại điểm c, khoản 2, Điều 9 của Nghị định.

a3. Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ có thể cấp lại chứng nhận tạm trú thay thế chứng nhận tạm trú đã cấp tại cửa khẩu cho người nước ngoài (khoản 3 Điều 10 của Nghị định) trong những trường hợp cần thiết sau:

- Mục đích và lý do tạm trú thực tế của người nước ngoài tại Việt Nam không phù hợp với thời hạn tạm trú đã cấp tại cửa khẩu Việt Nam hoặc do người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam thay đổi mục đích tạm trú mà thời hạn tạm trú đã cấp tại cửa khẩu không còn phù hợp;

- Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam hoặc cơ quan chủ quản ở Việt Nam có yêu cầu được gia hạn, sửa đổi, bổ sung chứng nhận tạm trú đã cấp;

b. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam muốn được gia hạn chứng nhận tạm trú hoặc thay đổi mục đích tạm trú đã đăng ký (kể cả trường hợp chứng nhận tạm trú đã cấp hết hạn hoặc còn hạn), phải làm đơn hoặc có công văn của cơ quan chủ quản ở Việt Nam gửi cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi người đó tạm trú.

Đơn hoặc công văn nói trên phải có đủ yếu tố cần thiết theo qui định, và đảm bảo có thời gian ít nhất 3 ngày để cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (nơi tiếp nhận đơn, công văn) xem xét giải quyết.

c. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thể quyết định huỷ bỏ chứng nhận tạm trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã cấp cho người nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

- Người nước ngoài không còn lý do tạm trú tại Việt Nam như đã đăng ký;

- Người nước ngoài thuộc một trong những trường hợp nói tại Điều 14 của Pháp lệnh.

d. Trong trường hợp chứng nhận tạm trú hết giá trị mà không được gia hạn hoặc huỷ bỏ, thì người nước ngoài phải rời khỏi Việt Nam mặc dù thời hạn thị thực nhập - xuất cảnh Việt Nam của người đó vẫn còn giá trị; nếu không tự nguyện xuất cảnh thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền quyết định cưỡng chế xuất cảnh bằng các biện pháp áp giải ra khỏi biên giới Việt Nam; thực hiện cư trú bắt buộc để cho xuất cảnh trong thời gian sớm nhất.

Trường hợp người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam mà thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam hết hạn, nếu đã được gia hạn thời hạn tạm trú thì cho tới khi xuất cảnh họ không nhất thiết phải xin gia hạn thị thực nói trên.

3. Khai báo tạm trú

Người nước ngoài tại Việt Nam, phải khai báo vào "Phiếu khai báo tạm trú" với chủ khách sạn, nhà khách, nhà trọ hoặc Công an cấp phường, xã nơi ở lại qua đêm theo mẫu qui định.

Chủ khách sạn, nhà khách, nhà trọ hoặc nhà riêng cho người nước ngoài tạm trú có trách nhiệm trình báo việc tạm trú của người nước ngoài với công an phường, xã sở tại; thủ tục trình báo của chủ khách sạn, nhà khách, nhà trọ, hoặc nhà riêng với công an sở tại nói trên theo hướng dẫn riêng của Bộ Nội vụ.

4. Cấp giấy phép đi lại tại Việt Nam cho người nước ngoài.

a. Người nước ngoài tại Việt nam muốn vào khu vực, địa điểm cấm cư trú, đi lại nói tại Điều 12 của Nghị định, phải có đơn xin phép hoặc công văn đề nghị của cơ quan chủ quản ở Việt Nam gửi cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam như sau:

- Đơn hoặc công văn nói trên gửi cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi người đó cư trú, trừ trường hợp xin đến khu vực, địa điểm quốc phòng thì theo qui định của Bộ Quốc phòng.

- Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ cấp giấy phép sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ (đối với khu vực cấm do Thủ tướng Chính phủ qui định) hoặc của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

- Người nước ngoài chỉ được vào khu vực, địa điểm cấm khi có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nói trên. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại khu vực, địa điểm được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định là khu vực, địa điểm cấm, thì người nước ngoài đó phải di chuyển ra khỏi khu vực, địa điểm cấm đó theo thời gian qui định của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

- Biển báo khu vực cấm người nước ngoài cư trú, đi lại nói tại Điều 12 của Nghị định được thống nhất dùng trong cả nước: hình chữ nhật có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài làm bằng tôn dày không rỉ hoặc bằng xi măng cốt thép, nền biển sơn màu trắng có đường viền xung quanh màu đen, bên trong là chữ "khu vực cấm" (dòng trên chữ Việt, dòng dưới chữ Anh), màu đen. Điểm đặt biển cấm ngang tầm nhìn về phía bên phải đường hoặc trước hướng đi vào khu vực cấm, bảo đảm xa từ 20 m đến 25 m đã nhìn rõ biển và chữ trên biển cấm.

b. Người nước ngoài đi lại tại Việt Nam ngoài các khu vực, địa điểm cấm theo qui định tại Điều 12 của Nghị định thì không phải xin phép.

5. Trách nhiệm đối với việc đi lại, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam của người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam nói tại khoản 3, Điều 13 của Nghị định được qui định cụ thể thêm như sau:

Các cơ quan chủ quản ở Việt Nam phải có văn bản thông báo trước chương trình đi lại, hoạt động của khách cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi khách tạm trú. Trường hợp có sự thay đổi chương trình đã thông báo, thì cũng phải có văn bản thông báo lại cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh nơi khách tạm trú biết trước khi đi lại, hoạt động.

6. Người nước ngoài mượn đường Việt Nam phải đi theo đúng tuyến đường từ cửa khẩu nhập cảnh đến cửa khẩu xuất cảnh Việt Nam theo qui định của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ thông báo công khai từng tuyến đường qui định từ cửa khẩu nhập cảnh đến cửa khẩu xuất cảnh Việt Nam dành cho người nước ngoài mượn đường Việt Nam.

III. TRỤC XUẤT

1. Người nước ngoài tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp qui định tại Điều 14 Pháp lệnh, bị trục xuất khỏi Việt Nam khi có "Lệnh trục xuất" của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

"Lệnh trục xuất" của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phải được tống đạt hoặc thông báo cho người bị trục xuất biết trước thời hạn họ phải rời khỏi Việt Nam. Trường hợp cần thiết có thể thông báo cho cơ quan, tổ chức hữu quan tại Việt Nam.

2. Trường hợp người bị trục xuất không tự nguyện chấp hành "Lệnh trục xuất", thì Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ hoặc Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định tạm giữ người đó để áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.

Người ra quyết định tạm giữ người nước ngoài để áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất nói trên, phải tổ chức dẫn giải người bị trục xuất ra khỏi biên giới Việt Nam, phù hợp với thời hạn người bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam theo lệnh trục xuất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và điều kiện thực tế.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lực lượng công an nhân dân các cấp tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ nghiên cứu quán triệt Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 21-2-1992, Nghị định số 04-CP ngày 18-1-1993 của Chính phủ và Thông tư này, bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất theo qui định của Nhà nước, Chính phủ và của Bộ Nội vụ.

2. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp rà soát lại văn bản của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân đã ban hành có liên quan việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương, nếu có nội dung trái với Pháp lệnh, Nghị định và Thông tư này, thì đề nghị huỷ bỏ để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật; nhanh chóng kiện toàn tổ chức đơn vị quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo qui định của Pháp lệnh, Nghị định và Thông tư này.

3. Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Nội vụ căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện công tác quản lý nhập xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài; ban hành các biểu mẫu theo qui định của Thông tư này; theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn công an các tỉnh, thành phố trong việc thi hành Pháp lệnh, Nghị định và Thông tư này; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức cá nhân của Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đúng các qui định của Nhà nước, Chính phủ và Bộ Nội vụ liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài; thống kê Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam theo qui định của Pháp lệnh.

4. Các qui định, hướng dẫn của Bộ Nội vụ trước đây về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

 

Bùi Thiện Ngộ

(Đã ký)

 

MINISTRY OF INTERIOR
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 04-TT/BNV (A18)

Hanoi, March 27, 1993

 

CIRCULAR

ON ENTRY EXIT RESIDENCE AND TRAVEL PROVIDING GUIDELINES ON THE IMPLEMENTATION OF DECREE NO.04/CP OF THE GOVERNMENT DATED 18 JANUARY 1993 STIPULATING IN DETAIL THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON ENTRY, EXIT, RESIDENCE AND TRAVEL OF FOREIGNERS IN VIETNAM

For the purpose of implementing the Ordinance on Entry, Exit, Residence, and Travel of Foreigners in Vietnam dated 21 February and Decree No.04-CP dated 18 January 1993 of the Government, the Ministry of Interior provides the following additional detailed provisions on entry, exit, residence and travel of foreigners who are not entitled to diplomatic privileges and immunities:

Chapter I.

ENTRY, EXIT, AND TRANSIT

Article 1.

1.The procedure for application for an entry visa

(a)The procedures to be carried out at the central immigration office by Vietnamese bodies, organizations and individuals for the purpose of obtaining visas for the entry into Vietnam of foreigners as stipulated in clause 2 of article 1 of the Decree are stipulated in detail as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- who will enter Vietnam at the invitation of or who shall be received by Ministers, heads of bodies or organizations at a central level, chairmen of people's committees of provinces or cities under central authority or heads of local units who are authorized (in accordance with regulations of the Government) by the heads of the above bodies;

- who will enter Vietnam on the invitation of non-State enterprises (joint venture enterprises with foreign parties, one hundred per cent (100%) foreign owned enterprises, branches of foreign economic organizations in Vietnam, share-holding companies, limited liability companies, or private enterprises) for the purpose of carrying out work which directly serves the business and production objectives of the enterprise in accordance with their licenses.

Such application documents must clearly state all details required in the stipulated form and the immigration department must consider and respond within seven (7) days.

Foreigners who wish to apply for entry into Vietnam for the purpose of exploring business and investment opportunities, but who are not invited or who will not be received by competent bodies of Vietnam, or for the purposes of studying, receiving paid medical treatment, tourism, or visiting their relatives may authorize a licensed Vietnamese organization registered to provide the service of inviting and receiving guests (the Chamber of Commerce and Industry of Vietnam, investment service companies, licensed international tourist companies), or their relatives (father, mother, spouse, siblings) who are residents of Vietnam, to apply to the immigration department of the Ministry of Interior for the entry permit. The above procedures must meet all requirements set forth in the prescribed form and the Immigration Department must have at least fifteen (15) days for its consideration and response.

(b)In cases where a foreigner arrives at a port of entry of Vietnam without an entry visa, the following solutions may be resorted to:

In cases where the Immigration Department of the Ministry of Interior agrees that the entry visa can be obtained at the port of entry, the Public security station at the port of entry or the Border-defending station of Vietnam(hereinafter referred to as Public security station at the port of entry) shall issue a visa for entry into Vietnam.

Where the Immigration Department of the Ministry of Interior has not given permission for the entry or has given permission for the entry but require that a visa must be obtained abroad, in principle the foreigner who arrives at the port of entry of Vietnam without an entry visa for Vietnam, must re-exit Vietnam except where it is considered that it is specified case of emergency which the public security station at the port of entry has the duty to report to the Immigration Department of the Ministry of Interior for consideration and if the Immigration Department agrees to grant the visa at the port of entry it shall inform the public security station at the port of entry for implementation.

Any other cases which arrive at the port of entry without visas and do not belong to the above stipulated cases shall not be permitted to enter Vietnam.

Visa issued at the port of entry must be in accordance with the contents of the permit issued by the Immigration Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d)The relevant bodies referred to in points (a) and (c) must be responsible before the law for any invitation, sponsorship upon arrival, transportation, and administration of guest's activities in accordance with the objectives and programs stated in the proposal or notification submitted to the Immigration Department of the Ministry of Interior.

2.Application procedures for exit visa for foreign permanent resident in Vietnam

A foreign permanent resident in Vietnam who wishes to leave Vietnam must make application at the Immigration Office of Public Security station of the province or city under central authority (hereinafter referred to as Provincial Public Security) where he or she has registered his or her permanent residence as stipulated in article 3 of the Decree.

The application referred to above must contain all necessary details in accordance with the stipulated form and the Immigration Office must have three (3) days to consider and make decision.

If the applicant for exit does not belong to those cases whose exits may be suspended as stipulated in article 7 of the Ordinance, the Immigration Office (which receiving the documents) shall issue exit visa to the applicant.

In special cases where the foreign permanent resident in Vietnam does not hold any passport or document in lieu thereof (due to having no citizenship or due to passport or document in lieu thereof expires but has not yet been extended by the country which issues such passport) the Minister of Interior shall consider and determine the issuance of the exit permit in accordance with the stipulated form.

The Immigration Office of the Provincial Public Security shall withdraw the "Certificate of Permanent Residence" when issuing visas, documents allowing a foreign permanent resident to reside in another country. Pending his or her exit a foreign permanent resident shall be permitted to use the passport bearing the exit visa or an exit permit which is still valid (including any extension of such documents) as identification paper. If the applicant no longer wishes to exit or cannot exit due to some reasons the applicant must file a report and reapply for "Certificate of Permanent Residence" at Immigration Office of the Public Security of the province where the applicant is permanently residing. The Immigration Office shall consider and reissue the "Certificate of Permanent Residence" to the applicant and revoke the exit visa or withdraw the exit permit which has been issued if such permit is still valid.

3.Procedures for extension of, amendment of, addition to the visa of Vietnam

A foreign temporary resident in Vietnam who wishes to extend, amend or add to the visa of Vietnam must submit an application or recommendation document of a relevant body in Vietnam to the Immigration Office of the Provincial Public Security where such person temporarily resides or to the Immigration Department of the Ministry of Interior in accordance with the procedures stipulated in paragraph 1 of article 5 of the Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In particular, where a visa expires at the same time as the period of temporary residency in Vietnam, only an extension of temporary residence as stipulated in paragraph (b) article 2 of Chapter II of this Circular and not an extension of visa is required if the reasons for a longer residency period is reasonable. A foreigner may use a valid certificate of temporary residence to exit through a Vietnam border gate as stipulated in the visa which has been used for entry into Vietnam.

4.Suspension of exit from Vietnam

(a)The exit of a foreigner may be suspended if such foreigner belongs to those cases stipulated in article 7 of the Ordinance. Vietnamese bodies and organizations which or individuals who request the suspension of exit of a foreigner must file an application or official letter with the Immigration Department stating clearly reasons for the suspension including any decision or document issued by authorized State administrative bodies which determine the civil, criminal and administrative responsibilities or obligations of the foreigner, grounds on which the request for suspension has been based, provisions of the Ordinance. On the basis of each specific cases, the Immigration Department may take appropriate measures, namely, suspending the issuance of exit visa or entry-exit visa, or revoking the visa which has been issued to foreigner exiting Vietnam or directing the public security station at the port of entry of Vietnam to suspend the exit of the foreigner.

Chapter II.

RESIDENCE AND TRAVEL

1.Procedure for granting, amending and adding to "Certificate of Permanent Residence"

(a)A foreigner must carry out procedure of registration of residence in accordance with paragraph 1 of article 9 of the Decree at the Immigration Office of the Public Security of the province where he or she resides. A person who is under the age of fourteen (14) and living with his or her foreign parent or guardian who is a permanent resident in Vietnam shall be declared in the "Certificate of Permanent Residence" of the parent or guardian.

Within five (5) days of receiving all relevant documents, the Immigration Office of Provincial Public Security shall grant a "Certificate of Permanent Residence" to the foreign applicant in accordance with the stipulated form. A person who is under the age of fourteen (14) and living with his or her foreign parent or guardian who is a permanent resident of Vietnam shall be registered in the same "Certificate of Permanent Residence" of his or her parent or sponsor.

Upon reaching the age of fourteen (14), such person shall be granted a separate "Certificate of Permanent Residence".

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Procedure for granting, extending, amending, adding to and revoking of the certificate of temporary residence

(a)The public security station at the port of entry shall grant a certificate of temporary residence to a foreigner who is entering Vietnam after such person presenting his or her passport or a document in lieu thereof and a entry-exit card which has been filled in fully in accordance with point (c) of paragraph 2 of article 9.

The duration of the certificate of temporary residence which has been granted at the port of entry shall be consistent with the duration for the entry and activities in Vietnam as stipulated in entry permit issued by the Immigration Department of the Ministry of Interior, but such duration shall not exceed twelve (12) months in accordance with point (c) of article 9 of the Decree.

Where necessary, the Immigration Department of the Ministry of Interior may reissue the certificate of temporary residence to replace the one which has been granted at the port of entry (paragraph 3 of article 10 of the Decree) in the following cases:

Where the real objectives and reasons for the temporary residence in Vietnam of a foreigner is not consistent with the duration for temporary residence granted at the port of entry of Vietnam or where due to changes in the objectives for temporary residence the duration for temporary residence which has been granted at the port of entry becomes inappropriate.

Where the foreign temporary resident or relevant bodies in Vietnam request an extension, amendment of or addition to the certificate of temporary residence which has been granted.

(b)Whether the issued certificate of temporary residence has expired or not a foreign temporary resident in Vietnam who wishes to extend his or her certificate of temporary residence or to change the registered objectives must submit an application or an official letter of the authorized body of Vietnam to the Immigration Department of the Ministry of Interior or Immigration Office of the Public Security of the province where such person is residing.

The application or official letter referred to above must contain all necessary stipulated details and the Immigration Office (which receives the application or official letter) must have at least three days to consider and issue a decision.

(c)The Immigration Department may issue a decision revoking the certificate of temporary residence which has been granted by the Immigration Office to a foreign person in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where a foreigner belongs to those cases stipulated in article 14 of the Ordinance.

(d)In cases where the certificate of temporary residence expires and no extension is granted or where such certificate is revoked, the foreigner must leave Vietnam whether his or her entry-exit visa for Vietnam is still valid; if a foreigner does not voluntarily leave Vietnam, the Immigration Department may enforce its decision by applying measures such as: escorting the foreigner out of the territory of Vietnam or detain him until such person leaves Vietnam.

Where a foreign temporary resident is granted an extension of the duration of his temporary residency and his temporary residency and his entry-exit visa expires, he or she shall not be required to apply for an extension of visa until such time when he or she exits from Vietnam.

3. Declaration on temporary residence

A foreigner in Vietnam must fill in "Declaration on Temporary Residence" which is lodged with the owner of the hotel, inn, or with the Public Security of the district or commune where he or she is staying overnight in accordance with the stipulated form.

The owner of a hotel, guest house, inn or private house where the foreigner temporarily resides must report the residency of the foreigner to the local public security. The procedure which applies to the owner of the hotel, guest house, inn or private house when reporting to the local public security shall be stipulated by the Ministry of Interior.

4. Granting travel permits in Vietnam to foreigners

(a)A foreigner in Vietnam who wishes to enter a restricted area stipulated in article 12 of the Decree must file an application with or have an official letter of a relevant bodies of Vietnam sent to the following authorized bodies:

The application or official letter shall be sent to Immigration Department of the Ministry of Interior or the Immigration Office of the Public Security of the Province where such foreigner is residing except in cases where such person wishes to enter an area used for national defense in which case the regulations of the Ministry of National Defense shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A foreigner shall only be permitted to enter the areas referred to above when a permit of the relevant authorized bodies of Vietnam has been obtained. In cases where a foreigner resides in an area which has been determined by an authorized body of Vietnam as a restricted area, such foreigner must leave that area within a time limit set by immigration bodies.

The Signboards for restricted areas in respect of foreigners as stated in article 12 of the Decree shall be uniformly used throughout the country and are as follows: regular in shape, with width being equal to two-thirds of the length (made from rust-resistant and thick sheet iron or concrete), with white background and black perimeter line with the words "restricted area" in black print. The signboard shall be positioned at the height equal to the eye level of a person, on the right hand side of the road or on the road leading into the restricted area so that the signboard and the words on the signboard are clearly visible.

(b) A foreigner shall not be required to apply for a permit when traveling outside the restricted areas mentioned in article 12.

5. Responsibility for the travel and activities in Vietnamese territory of a foreigner who is temporarily residing in Vietnam

The responsibility of a foreign temporary resident when traveling or carrying out activities within the territory of Vietnam as stipulated in clause 3, article 13 of the Decree shall be provided in detail as follows:

Relevant bodies in Vietnam must send a written report in advance about the travel program and activities of their guests to the Immigration Department of the ministry of Interior or Immigration Office of the Public Security of the province where the guest is temporarily residing. Where there is any change in the reported program, it is required that such change be reported to the Immigration Department of the Ministry of Interior or the Immigration Office of the province where the guest is temporarily residing before his travels or activities.

6. A foreigner who wishes to transit through Vietnam must follow the routes from the port of entry to the port of exit of Vietnam in accordance with the regulations of the Ministry of Interior.

The Immigration Department of the Ministry of Interior must announce publicly each stipulated route from entry port to exit port of Vietnam which is reserved for foreigners who are in transit in Vietnam.

Chapter III.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Foreigners in Vietnam who belong to one of those cases provided for in article 14 of the Ordinance shall be deported out of Vietnam upon the issuance of "Deportation Order".

"Deportation Order" of the Minister of Interior must be served or communicated to the deportee prior to the date on which he or she must leave Vietnam. Where necessary, the relevant bodies or organizations in Vietnam may be notified.

2. In cases where the deportee fails to voluntarily observe the "Deportation Order" the Head of Immigration Department of the Ministry of Interior or the Director of the Public Security of the province or city under central authority shall have the power to issue a decision temporarily to confine such person in order to apply forced deportation measures.

The person who decides to temporarily detain a foreigner for the purpose of applying forced deportation measures must organize for the escort of the deportee to Vietnamese border within the time limit of which the deportee must leave Vietnam in accordance with the Deportation Order of the Minister of Interior and actual conditions.

Chapter IV.

ORGANIZATION OF THE IMPLEMENTATION

1.The People's public security forces at all levels shall provide conditions for its officers to study and grasp thoroughly the Ordinance on Entry, Exit, Residence and Travel of Foreigners in Vietnam dated 21/12/1992, Decree No.04/CP of the Government dated 18 January 1993 and this Circular in order to ensure strict and uniform implementation of the provisions issued by the State, the Government and the Ministry of Interior.

2.The Public Security of provinces or cities under central authority shall, together with judicial bodies at the same level, review legal documents issued by the people's committees and people's councils in respect of the entry, exit, residence and travel of foreigners in their respective localities and shall recommend the repeal of such documents if they are inconsistent with the Ordinance, the Decree or this Circular in order to ensure consistency with the law; it shall also promptly consolidate the organization of immigration units of Public Security of provinces or cities under the guidance of the Ministry of Interior in order to ensure that the implementation of duties and powers are in accordance with the Ordinance, the Decree and this Circular.

3.The Immigration Department of the Ministry of Interior shall on the basis of its functions and powers organize the administration of entry, exit, residence and travel of foreigners, issue tables and forms as stipulated in this Circular and supervise, examine and guide the Public Security in provinces and cities in their implementation of the Ordinance, the Decree and this Circular; provide guidelines for Vietnamese bodies, organizations and individuals so as to ensure proper implementation of the regulations of the State, the Government and the Ministry of Interior on entry, exit, travel of foreigners in Vietnam; carry out state statistics activities on entry, exit, residence and travel of foreigners in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTRY OF INTERIOR
MINISTER




Bui Thien Ngo

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04-TT/BNV(A18) ngày 27/03/1993 hướng dẫn Nghị định 04-CP 1993 thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.803

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!