Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 362/CS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Chính sách Bộ Quốc phòng Người ký: Nguyễn Mạnh Đẩu
Ngày ban hành: 06/11/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CỤC CHÍNH SÁCH BỘ QUỐC PHÒNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 362/CS

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 1996

CÔNG VĂN

CỦA CỤC CHÍNH SÁCH SỐ 362/CS NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ VIỆC BỔ SUNG ĐIỂM B MỤC 5 PHẦN II HƯỚNG DẪN SỐ 331/CS

Kính gửi: Các đơn vị

Tại mục b điểm 5 phần II Hướng dẫn số 331/CS ngày 20-12-1995 của Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị về thủ tục, hồ sơ quản lý người có công quy định:

"Nhưng quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng bị thương từ ngày 31-12-1994 trở về trước quy định tại điểm 4 mục IV Thông tư số 2285/QP-TT ngày 21-11-1995 của Bộ Quốc phòng chỉ xem xét vết thương thực thể và được giải quyết theo diện tồn đọng về chính sách sau chiến tranh phải có:

- Bản khai cá nhân về quá trình hoạt động và bị thương có xác nhận và đề nghị của cơ quan, đơn vị quản lý. Nếu đã xuất ngũ thì kèm theo quyết định xuất ngũ hoặc giấy xác nhận của chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận, huyện nơi quân nhân về cư trú.

- Giấy chứng nhận bị thương gốc do đơn vị khi bị thương cấp. Trường hợp không còn giấy chứng nhận bị thương thì phải có một trong các chứng từ như: Phiếu chuyển thương hoặc giấy ra viện, hoặc hồ sơ bệnh án điều trị khi bị thương. Căn cứ vào những chứng từ này, Thủ trưởng đơn vị theo phân cấp quản lý, hoặc chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận bị thương và kèm theo các chứng từ gốc"

Quy định trên là dựa vào yếu tố pháp lý nhằm chủ động đề phòng các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. Nhưng qua thực hiện, theo phản ánh của nhiều đơn vị, địa phương thấy rằng, quy định đó không phù hợp với một số trường hợp, gây khó khăn, trở ngại cho cán bộ, chiến sỹ bị thương trong các cuộc chiến tranh do những lý do khách quan, chủ quan, đến nay các giấy tờ, hồ sơ gốc không còn hoặc không có để làm căn cứ pháp lý giải quyết.

Vì vậy, Cục Chính sách báo cáo và đã được Thủ trưởng Tổng cục Chính trị đồng ý; đồng thời ngày 15-7-1996 Cục Chính sách và Vụ Thương binh - Lệt sỹ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã họp bàn thống nhất.

Trong khi chờ ban hành Thông tư liên Bộ, để giải quyết vấn đề này, Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị bổ sung mục b điểm 5 phần II của Hướng dẫn số 331/CS như sau:

....." Trường hợp quân nhân, công nhân viện chức quốc phòng bị thương trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hiện nay không có hoặc không còn giấy tờ gốc, thì lấy ý kiến 2 người cùng đơn vị biết rõ trường hợp bị thương làm chứng để xem xét cấp giấy chứng nhận bị thương. Nhưng việc lấy ý kiến người làm chứng để cấp giấy chứng nhận bị thương phải tiến hành chặt chẽ theo nguyên tắc:

+ Người làm chứng và người bị thương phải có cùng thời gian chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong cùng một đơn vị từ tiểu đoàn hoặc tương đương trở xuống. Chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị quản lý người làm chứng, căn cứ quá trình công tác trong lý lịch người làm chứng (lý lịch quân nhân hoặc lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên) để xác nhận và gửi kèm lý lịch đó trong hồ sơ để đảm bảo tính pháp lý, nếu là bản chụp (photocopi) phải được công chứng Nhà nước hoặc cơ quan quản lý hồ sơ xác nhận;

+ Người bị thương phải có lý lịch cũ (lý lịch quân nhân hoặc lý lịch cán bộ, đảng viên) có ghi quá trình công tác để đối chiếu với quá trình công tác người làm chứng để cơ quan chức năng xem xét giải quyết;

+ Chỉ giải quyết đối với các trường hợp có vết thương thực thể".

Giải quyết tồn đọng về chính sách sau các cuộc chiến tranh trong đó có vấn đề xác nhận thương binh - là một việc khó khăn, phức tạp. Trên thực tế đã không ít trường hợp tiêu cực xảy ra ở một số đơn vị, địa phương, gây bất bình trong bộ đội, nhân dân, ảnh hưởng lớn đến chính sách của đảng và Nhà nước. Vì vậy, khi triển khai thực hiện, đề nghị các đơn vị tiến hành thận trọng, chính xác, chặt chẽ đề phòng tiêu cực xảy ra. Khi phát hiện ra có dấu hiệu vi phạm, phải kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Nhận được công văn này các đơn vị tổ chức thực hiện. Quá trình tổ chức thực hiện có vướng mắc, phản ánh kịp thời về bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách) để hướng dẫn bổ sung.

Nguyễn Mạnh Đẩu

(Đã ký)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn về việc bổ sung điểm b mục 5 phần II hướng dẫn số 331/CS

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.422

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.98
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!