BỘ Y TẾ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 2790/2002/QĐ-BYT
|
Hà Nội , Ngày 25 tháng 07 năm 2002
|
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA BỘ Y TẾ.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ về việc
ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Căn cứ Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số I7/2001/NĐ-CP ngày
04/5/2001 của Chính phủ;
Căn cứ yêu cầu của công tác quản lý ODA của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Quản lý và sử dụng
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Bộ Y tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15
ngày, kẽ từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều
bãi bỏ.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm
hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, thủ
trưởng các vụ, cục, ban, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG
Đỗ Nguyên Phương
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 2790/2002/QĐ-BYT ngày 25/7/2002 của Bộ trưởng
Bộ Y Tế)
Chương
1
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều
chỉnh.
Quy định này điều chỉnh
mọi hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (bao
gồm viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi, sau đây gọi tắt là (ODA) của Bộ
Y
Điều
2. Đối tượng áp dụng.
a) Quy định này áp dụng
cho tất cả các chương trình, dự án thuộc các vụ, cục, ban, văn phòng, thanh tra
trong cơ quan Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trong việc tiếp nhận, quản
lý và sừ dụng ODA.
b) Đối với các chương
trình, dự án về y tế do các đơn vị không trực thuộc Bộ Y tế thực hiện, không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
c) Đối với các chương
trình, dự án thuộc khoản b của Điều này, Bộ Y tế giao Vụ Kế hoạch là đầu mối tiếp
nhận hồ sơ chương trình, dự án để phối hợp với các vụ, cục, ban có liên quan thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Y tế trong việc tham gia ý kiến thẩm định
hoặc có ý kiến hiệp y.
Điều
3. Các nguyên tắc cơ bản.
1. Nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức cho Bộ Y tế là nguồn ngân sách nhà nước phải được tiếp nhận,
quản lý và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hiệp định
viện trợ đã được ký kết giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ
có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.
Điều
4. Giải thích từ ngữ.
Trong Quy định này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan chủ quản là
Bộ Y tế đối với các chương trình, dự án ODA (sau đây viết tắt là chương trình, dự
án) do các đơn vị trong cơ quan Bộ hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trực tiếp
triển khai, thực hiện và những dự án thuộc lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ
giao cho Bộ Y tế là cơ quan quản lý, thực hiện.
2. Chủ dự án là các
đơn vị thuộc cơ quan Bộ hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ (sau đây gọi
chung là các đơn vị được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn
viện trợ và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án theo nội dung đã
được phê duyệt.
Điều
5. Đăng ký danh
mục, nội dung chương trình dự án ODA.
Trên cơ sở chiến lược,
quy hoạch phát triển ngành, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét và điều phối kế hoạch thu
hút, sử đụng ODA trong từng thời kỳ và danh mục, nội dung chương trình, dự án
ODA của Bộ Y tế yêu cầu tài trợ, để đăng ký.
Điều
6. Phê duyệt các chương trình, dự án ODA.
1. Các chương trình, dự
án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 1
Điều 20 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ
Y tế xem xét và cho ý kiến trước khi trình xin phê duyệt. Trong trường hợp cần
thiết, Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách về kế hoạch, đầu tư và viện
trợ nước ngoài xem xét.
2. Các chương trình dự
án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế.
a) Bộ trưởng phê duyệt:
các chương trình, dự án về đầu tư xây dựng cơ bản nhóm B, các dự án hỗ trợ kỹ
thuật không liên quan đến thể chế chính sách, pháp luật, cải cách hành chính,
văn hóa thông tin, an ninh quốc phòng có giá trị từ 500.000 USD đến dưới
1.000.000 USD hoặc tương đương.
b) Thứ trưởng phụ
trách về kế hoạch, đầu tư và viện trợ nước ngoài phê duyệt: các chương trình, dự
án đầu tư xây dựng cơ bản nhóm C, các dự án hỗ trợ kỹ thuật không Liên quan đến
thể chế chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, văn hóa thông tin, an ninh
quốc phòng có giá trị dưới 500.000 USD hoặc tương đương.
Chương
2
NHỮNG QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
PHẦN
1. THU HÚT VẬN ĐỘNG ODA
Điều
7. Nguyên tắc chung trong việc thu hút và vận động ODA.
Các đơn vị thu hút và
vận động ODA dựa trên các căn cứ sau:
a) Các quy định, chính
sách của Nhà nước.
b) Các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch hàng năm, 5 năm và 10 năm của Bộ Y tế.
c) Các chính sách ưu
tiên của Bộ Y tế đối với sự phát triển của ngành và các lĩnh vực trong từng thời
kỳ.
d) Nhu cầu để thực hiện
nhiệm vụ của đơn vị.
e) Tôn chỉ, mục đích,
thế mạnh và ưu tiên của nhà tài trợ.
f) Vai trò chủ động của
Bộ Y tế và của đơn vị thực hiện dự án.
Điều
8. Xây dựng Danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA..
Tháng 8 hàng năm, các
đơn vị chủ động xây dựng Danh mục ưu tiên sử dụng ODA kèm đề cương sơ bộ (theo
mẫu Phụ lục số 2 của Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư) và gửi bằng văn bản về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch).
Vụ Kế hoạch làm đầu mối
tổng hợp và phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các vụ có liên quan xem xét
trình Bộ trưởng phê duyệt Danh mục ưu tiên .sử dụng ODA của Bộ Y tế.
Điều
9. Thông báo danh mục các chương trình, dự án được xem xét tài trợ.
Vụ Kế hoạch chịu trách
nhiệm thông báo bằng văn bản đến các đơn vị về danh mục các chương trình, dự án
được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ theo từng thời kỳ và được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt (sau đây gọi là các chương trình, dự án được xem xét tài trợ).
PHẦN
2.: CHUẨN BỊ XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ODA
Điều
10. Xác đinh chủ
dự án và thành lập. Ban Chuẩn bị chương trình, dự án.
1. Xác đinh chủ dự án:
Vụ Kế hoạch là đầu môi phối hợp với các vụ có liên quan đề xuất chủ dự án báo
cáo Thứ trưởng phụ trách kế hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt.
2. Thành lập Ban Chuẩn
bị chương trình, dự án (sau đây gọi tắt là Ban Chuẩn bị dự án): được thực hiện
sau khi Bộ trưởng phê duyệt chủ dự án.
2.1. Đối với các dự án
vốn vay, nhóm A liên quan đến nhiều lĩnh vực, chính sách của ngành y tế, có phạm
vi triển khai trên quy mô lớn: Sau khi nhận được thông báo chính bằng văn bản của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục các chương trình, dự án được xem xét tài trợ,
Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Ban
Quản lý các dự án và các vụ liên quan căn cứ vào nội dung chính của dự án đề xuất
thành phần Ban Chuẩn bị dự án và Trưởng ban, báo cáo Thứ trưởng phụ trách về kế
hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt. Sau khi được Bộ trưởng phê
duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định trình lãnh đạo Bộ ký ban hành.
2.2. Đối với các dự án
không quy định tại khoản 2.1 Điều này: Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
danh mục sử dụng ODA, Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ
Hợp tác quốc tế, Ban Quản lý các dự án và chủ dự án căn cứ vào nội dung chính của
dự án đề xuất thành phần Ban Chuẩn bị dự án và Trưởng ban báo cáo Thứ trưởng phụ
trách về kế hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt. Sau khi được Bộ
trưởng phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định trình lãnh đạo Bộ ký ban
hành. .
2.3. Quy trình cụ thể
sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Ban Chuẩn bị dự án
chịu trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và văn kiện
chương trình, dự án để các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Nội dung chủ yếu
của kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án được quy định tại Điều 14 Chương III
Nghị định số 17/2001/ NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ và theo hướng dẫn chi
tiết của Bộ Y tế.
4. Vốn để chuẩn bị
chương trình, dự án ODA được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Chương III Nghị
định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ. Chủ dự án chịu trách nhiệm
đề xuất nhu cầu vốn và nguồn vốn để chuẩn bị chương trình, dự án và gửi về Bộ Y
tế (Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán). Vụ Tài chính kế toán có nhiệm vụ phối
hợp với Vụ Kế hoạch hướng dẫn chủ dự án trong việc xác định và bố trí vốn và
nguồn vốn phù hợp để chuẩn bị chương trình, dự án.
Điều
11. Xây dựng nội dung chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi, khả thi chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản được xây dựng theo
quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, có ghi rõ nguồn vốn trong nước,
nguồn vốn ODA, các điều kiện thỏa thuận với nhà tài trợ... và bổ sung một số nội
dung theo Điều 15 và Điều 16 Chương III Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của
Thủ tướng Chính phủ.
Trong báo cáo nghiên cứu
khả thi của chương trình dự án, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động
kiểm tra đánh giá từ nguồn vốn ODA hoặc từ nguồn vốn đôi ứng.
Điều
12. Xây dựng nội
dung văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật.
Văn kiện chương trình,
dự án hỗ trợ kỹ thuật được xây dựng theo mẫu Đề cương chi tiết của Phụ lục số 8
Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch Và Đầu tư và theo yêu
cầu của nhà tài trợ.
Trong Văn kiện chương
trình, dự án cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động kiểm tra đánh giá từ
nguồn vốn ODA hoặc từ nguồn vốn đôi ứng.
PHẦN
3. THẨM ĐỊNH, PHÊ ĐUYỆT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA
Điều
13. Thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ
trì thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của
Thủ tướng Chính phủ.
Thẩm định chương
trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện theo các quy định tại Mục III
Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Y tế quy định một số
điểm cụ thể (bao gồm dự án đầu tư xây dựng cơ bản và dự án hỗ trợ kỹ thuật):
1. Các chương trình, dự
án trình thẩm định phải nằm trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối
với các dự án nằm ngoài danh mục đã được phê duyệt phải được Bộ trưởng Bộ Y tế
đồng ý về chủ trương tiếp nhận dự án).
2. Hồ sơ chương trình
dự án hợp lệ gồm:
a) Công văn đề nghị được
tiếp nhận dự án của chủ dự án.
b) Văn kiện dự án (hoặc
báo cáo tiền khả thi báo cáo khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản): ít
nhất 5 bộ bằng tiếng Việt phù hợp với đề cương sơ bộ chương trình dự án đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Dự thảo thỏa thuận
(hoặc hiệp định) về dự án sẽ được ký kết giữa đại diện của Việt Nam và đại diện
của Nhà tài trợ: ít nhất 5 bộ bằng tiếng Việt và một ngôn ngữ khác do nhà tài
trợ đề nghị.
3. Vụ Kế hoạch là đầu
mối của Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ chương trình, dự án của các đơn vị để xin ý kiến
Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và các vụ, cục có liên quan. .
4. Thứ trưởng phụ
trách kế hoạch và đầu tư chủ trì cuộc họp. gồm các vụ, cục có liên quan và Ban
Chuẩn bị dự án để xem xét, rà soát lại văn kiện dự án trước khi Bộ Y tế có công
văn gửi các cấp có thẩm quyền thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
dự án.
Điều
14. Thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Điều kiện thẩm định:
Dự án đủ điều kiện thẩm định khi thỏa mãn 2 yêu cầu sau:
a) Dự án thuộc danh mục
chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đối với những dự
án nằm ngoài danh mục chỉ được thẩm định sau khi có ý kiến đồng ý về chủ trương
của Thủ tướng Chính phủ).
b) Hồ sơ thẩm định hợp
lệ: Được quy định tại khoản 2 Điều 13 của Quy định này.
2. Hình thức thẩm định:
Căn cứ vào nội dung, quy mô và tính chất chương trình, dự án cần thẩm định, Bộ
Y tế tiến hành thẩm định theo một trong 3 hình thức sau:
a) Tổng hợp ý kiến bằng
văn bản từ các vụ có liên quan và trình lãnh đạo Bộ xem xét phê duyệt đối với
các dự án hỗ trợ kỹ thuật có nội dung đã được sự nhất trí của các vụ tham gia
thẩm định và có mức vốn dưới 800.000 USD hoặc tương đương.
b) Tổ chức thẩm định
do Vụ Kế hoạch chủ trì:
b1) Các dự án hỗ trợ kỹ
thuật có mức vốn từ 800.000 USD đến 500.000 USD hoặc tương đương.
b2) Kế hoạch hành động
hàng năm đối với các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện hoặc báo
cáo nghiên cứu khả thi cho một chu kỳ.
c) Tổ chức thẩm định
do Thứ trưởng chủ trì đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật có mức vốn trêu 500.000
USD hoặc tương đương và dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhóm B, nhóm C.
3. Cơ quan chủ trì tổ
chức thẩm định và các v tham gia thẩm định:
a) Vụ Kế hoạch là cơ
quan đầu mối tổ chức thẩm định có trách nhiệm phối hợp với các vụ, cục, ban
liên quan căn cứ vào chức năng quản lý nhà nước đã được phân công.
b) Các đơn vị tham gia
thẩm định chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nội dung những
ý kiến đóng góp của mình đối với các chương trình, dự án ODA
PHẦN
4. ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA
Điều
15. Cơ sở để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
1. Cơ sở để đàm phán,
ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA là văn kiện chương trình, dự án (báo cáo
nghiên cứu khả thi hay quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản)
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. .
2. Trong một số trường
hợp đặc biệt, nhằm đảm bảo tiến độ huy động vốn ODA cấp có thẩm quyền căn cứ
vào tính chất chương trình, dự án ODA cho phép sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi đã được phê duyệt để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
Điều
16. Đàm phán,
ký kết.
Đối với các chương
trình, dự án cần phải đàm phán ký kết giữa Bộ Y tế và nhà tài trợ: Vụ Hợp tác
quốc tế chủ trì phối hợp với các vụ, cục liên quan và chủ dự án tiến hành các
thủ tục đàm phán, ký kết theo đúng các quy định hiện hành.
PHẦN
5. QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG CH ƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA
Điều
17. Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình, dự án ODA.
1. Sau khi các chương
trình, dự án được phê duyệt, chủ dự án phải tổ chức bộ máy quản lý chương trình
dự án để thực hiện các hoạt động, đảm bảo vận hành dự án và sử dụng vốn ODA, vốn
đối ứng theo đúng quy định quản lý của Nhà nước và các điều khoản đã cam kết với
nhà tài trợ.
2. Chủ dự án đề xuất
danh sách dự kiến Ban Quản lý dự án và gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch).
3. Vụ Kế hoạch là đầu
mối tham khảo ý kiến của các vụ, cục có liên quan, Vụ Tổ chức cán bộ và Ban Quản
lý dự án trình lãnh đạo Bộ phê duyệt danh sách dự kiến Ban Quản lý dự án.
4. Vụ Tổ chức cán bộ
chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch và trình lãnh đạo Bộ ra quyết định thành lập
Ban Quản lý dự án.
5. Chức năng, nhiệm vụ,
tổ chức, nhân sự, Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án được thực hiện theo
quy định tại điểm 1 Phần V Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Điều
18. Quản lý thực hiện và sử dụng chương trình, dự án ODA.
Trên cơ sở văn kiện dự
án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án xây dựng kế hoạch hành động hàng
năm gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch) để trình lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch hành động
hàng năm được phê duyệt là căn cứ để các chương trình, dự án triển khai thực hiện
theo quy định của Chính phủ và của Bộ Y tế, đặc biệt cần lưu ý một số nội dung
sau:
a) Các hoạt động cung
cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ tư vấn, xây dựng cơ bản... của chương trình, dự
án phải thông qua đấu thầu theo quy định hiện hành của Nhà nước về đấu thầu mua
sắm, cung cấp dịch vụ. Trường hợp trong Điều ước quốc tế cụ thể với nhà tài trợ
có quy định riêng về đấu thầu cung cấp hàng hóa, thách vụ thì thực hiện theo
quy định của nhà tài trợ.
Về công tác đấu thầu của
các dự án ODA, giao Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với các vụ, cục liên quan
hướng dẫn và tổ chức thực hiện như Văn bản số 5797/YT-KH ngày 19/7/2002 của Bộ
trưởng Bộ Y tế đã quy định.
b) Hoạt động cung cấp
chuyên gia của các dự án ODA thực hiện theo quy chế chuyên gia các dự án ODA
ban hành tại Quyết định số 21/1/9981 QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ chủ dư án gửi
đơn đề nghị xác nhận chuyên gia ODA, theo mẫu đơn quy định, về Bộ Y tế. Vụ Hợp
tác quốc tế là đơn vị đầu mối phối hợp với Vụ Kế hoạch có trách nhiệm xác nhận
chuyên gia thuộc chương trình, dự án để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng xét
các chế độ miễn trừ ưu đãi theo quy định của quy chế chuyên gia ODA.
c) Hoạt động cử cán bộ
đi tham quan học tập ở nước ngoài trong kế hoạch của chương trình, dự án phải
thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Y tế về đào tạo nước ngoài.
d) Các dự án ODA là vốn
vay thực hiện thủ tục rút vốn giải ngân theo quy định trong Hiệp định Vay vốn
(Hiệp định Tín dụng) đã được ký với từng nhà tài trợ. Đơn rút vốn gửi cho Bộ
Tài chính phải đồng gửi về Vụ Tài chính kế toán và Vụ Kế hoạch - Bộ Y tế để
theo dõi tiến độ giải ngân.
e) Các dự án ODA là viện
trợ không hoàn lại thực hiện giải ngân các hoạt động tiếp nhận tiền, hàng của dự
án qua thủ tục xác nhận viện trợ tại Vụ Kế hoạch Bộ Y tế trước khi gửi cho Bộ
Tài chính. Các yêu cầu cụ thể về quản lý tài chính được thực hiện theo Quyết định
số 992/2002/QĐ-BYT ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
f) Các dự án ODA phải
thực hiện pháp lệnh thuế theo quy định hiện hành và phải dự trù đủ kinh phí đối
ứng để thực hiện các yêu cầu về thuế. Trong trường hợp các Điều ước quốc tế đã
ký giữa Chính phủ với nhà tài trợ có thỏa thuận khác về thuế thì thực hiện theo
quy định của Điều ước quốc tế đó
g) Trường hợp sau khi
dự án đã hoàn thành các mục tiêu mà không sử dụng hết vốn đã phê duyệt,
hoặc có phần vốn dư ra do kết quả đấu thầu thấp hơn trị giá bỏ thầu thì
chủ dự án phải báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán) để xem
xét tiến hành các thủ tục cần thiết để sử dụng phần vốn dư đó.
h) Đối với các chương
trình, dự án không kịp bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hoặc
có nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng, chủ dự án gửi văn bản giải trình nhu cầu vốn
đối ứng về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toán) để xem xét tiến hành các
thủ tục cần thiết theo quy định, đảm bảo có vốn đối ứng cho dự án hoạt động.
Điều
19. Điều chỉnh, sửa đổi các chương trình dự án. Trong quá trình
triển khai dự án, nếu có những thay đổi, điều. chỉnh của chương trình, dự án so
với quyết định phê duyệt ban đầu thì thực hiện như sau:
1. Chủ dự án có
văn bản giải trình về nội dung, kế hoạch điều chỉnh gửi Ban Quản lý các dự án.
2. Ban Quản lý các dự
án có ý kiến đối với đề nghị điều chỉnh của chủ dự án và gửi Vụ Kế hoạch để Vụ
Kế hoạch xem xét hoặc tổ chức thẩm định.
3. Hình thức thẩm định
được tiến hành theo quy đinh tại Điều 18 và Điều 14 của Quy định này.
4. Việc ra quyết định
phê duyệt điều chỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số
17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ và hướng dẫn tại điểm 3 Phần V Thông
tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hướng dẫn của
Bộ Y tế.
Trường hợp phải sửa đổi,
bổ sung Điều ước quốc tế đã ký về ODA thì thực hiện theo quy định của Pháp lệnh
về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế
PHẦN
6. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA
Điều
20. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực hiện các chương trình, dự
án.
1. Chủ dự án chịu
trách nhiệm chỉ đạo Ban Quản lý dự án thực hiện thường xuyên việc theo dõi, kiểm
tra, đánh giá hoạt động của chương trình, dự án ODA để cung cấp các thông tin
chính xác về tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân, hiệu quả của chương trình, dự
án theo yêu cầu của Bộ Y tế và các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và đề xuất
giải quyết các trường hợp cần thiết.
2. Định kỳ hoặc đột xuất,
Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch phối hợp với các vụ, cục, ban có liên quan) tổ chức các đợt
kiểm tra đánh giá, hoặc cần thiết sẽ thuê tư vấn đánh giá tình hình thực hiện
các chương trình, dự án. Lãnh đạo Bộ quyết định việc thuê tư vấn đánh giá các
chương trình, dự án.
3. Bộ Y tế giao Vụ Kế
hoạch là đầu mối phối hợp với các Vụ Tài chính kế toán, Hợp tác quốc tế và Ban
Quản lý các dự án chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá dự án khi kết thúc.
4. Bộ Y tế giao Ban Quản
lý các dự án chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện, tổ chức
đánh giá hàng năm, giữa kỳ của các dự án ODA và báo cáo về Vụ Kế hoạch, Vụ Tài
chính kế toán và Vụ Hợp tác quốc tế.
Điều
21. Quy định về chế độ báo cáo của các chương trình, dự án.
1. Chủ dự án chịu
trách nhiệm thực hiện báo cáo hàng quý, 6 tháng, hàng năm và báo cáo khi kết
thúc dự án, theo các mẫu quy định tại Phụ lục số 4, Phụ lục số 5, Phụ lục số 7,
Phụ lục số 8 và Phụ lục số 9 của Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gửi về Vụ Kế hoạch và Ban Quản lý các dự án - Bộ Y tế.
Đối với báo cáo kết
thúc dự án phải đồng gửi cho các Vụ Tài chính kế toán, Hợp tác quốc tế, Vụ
chuyên ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Các chương trình, dự
án nhóm A phải lập báo cáo hàng tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 gửi
Ban Quản lý các dự án, Vụ Kế hoạch - Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính.
2. Ban Quản lý các dự
án có trách nhiệm tổng hợp báo cáo hàng tháng, hàng quý gửi các cơ quan tổng hợp
của Chính phủ và đồng gửi cho Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán.
3. Vụ Kế hoạch có nhiệm
vụ làm các báo cáo tổng hợp định kỳ 6 tháng, hàng năm và báo cáo đánh giá khi kết
thúc chương trình dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan
liên quan.
4. Các báo cáo phải đảm
bảo tính trung thực, chính xác, đầy đủ theo các nội dung yêu cầu và thời hạn
quy định.
Điều
22. Nghiệm thu, khai thác sử dụng.
Các chương trình, dự
án về đầu tư xây dựng cơ bản, trước khi hoàn thiện đưa vào sử dụng, chủ dự án
phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về nghiệm thu, bàn giao từng phần hay
toàn phần và đăng ký tài sản, quyết toán vốn công trình theo các quy định hiện
hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.
Các chương trình, dự
án hỗ trợ kỹ thuật sau khi kết thúc thực hiện, chủ dự án phải tổ chức nghiệm
thu, khai thác sử dụng và có các biện pháp để duy trì, phát huy hiệu quả của
chương trình, dự án. Việc bàn giao tài sản được thực hiện theo các quy định tại
Điều 39 Chương IV Quyết định số 992/2002/QĐ-BYT ngày 26/3/2002 của Bộ trưởng Bộ
Y tế.
Chương
3
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 23. Thủ
trưởng các đơn vị thực hiện dự án, Thủ trưởng các vụ, cục có liên quan của Bộ Y
tế chịu trách nhiệm phổ biến và thi hành Quy định này. Trong quá trình thực hiện,
Quy định này có thể được Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi
cho phù hợp với tình hình thực tế./