BỘ
NỘI VỤ
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số:
63/2004/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ CỦA QŨY NƯỚC SẠCH - VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số
102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ và Nghị định số
88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ, quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý Hội;
Căn cứ Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22 /12/1999 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của qũy xã hội, qũy từ thiện;
Xét đề nghị của Chủ tịch Qũy nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam và ý kiến
của Vụ trưởng Vụ tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt bản Điều lệ của Qũy nước sạch - Vệ sinh môi trường
Việt Nam.
Điều 2.
Qũy nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam chịu sự quản
lý của nhà nước của Bộ y tế và hoạt động theo Điều lệ Qũy được Bộ Nội vụ phê
duyệt.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo.
Điều 4.
Chủ tịch Qũy nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam,
Chủ tịch Hội đồng bảo trợ và quản lý Qũy nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt
Nam, và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Đặng Quốc Tiến
|
ĐIỀU LỆ
QŨY NƯỚC SẠCH - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
Chương 1
TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH
Điều 1. Quỹ nước sạch - Vệ
sinh môi trường Việt Nam (sau đây gọi tắt là Qũy) được thành lập nhằm
huy động sự tham gia, đóng góp tài chính một cách hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển, khuyến
khích, tuyên truyền giáo dục toàn dân tham gia sử dụng và bảo vệ nước sạch - Vệ
sinh môi trường và xã hội hóa hoạt động nước sạch vệ sinh môi trường.
- Tên đầy đủ:
Quỹ nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam;
- Tên tiếng
Anh: Vietnam Safe Water and Environmental Sanitation Foundation.
- Tên viết tắt:
VN SAWASAF.
Điều 2. Qũy là một tổ chức của
Hội nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,
tự trang trải chi phí, không vì mục đích lợi nhuận và tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật về hoạt động của mình. Qũy sử dụng các nguồn tài chính theo đúng Điều
lệ và các quy định khác của pháp luật.
Điều 3. Qũy có trụ sở
chính tại thành phố Hà Nội và có thể lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại một
số tỉnh, thành phố và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Quỹ có tư
cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân
hàng hoặc Kho bạc Nhà nước Việt Nam.
Chương 2
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QŨY
Điều 4. Qũy có các chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng,
quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động, chương trình và các dự án tài trợ
theo nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của Hội nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam
và Điều lệ Qũy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tiếp nhận
tiền, tài sản do các tổ chức và cá nhân tài trợ; thực hiện công khai các khoản
thu, chi và sử dụng các nguồn tài chính của Qũy.
3. Thực hiện
các khoản tài trợ có mục đích, có đối tượng và địa chỉ cụ thể theo sự ủy quyền
của các tổ chức, cá nhân tài trợ trong và ngoài nước.
4. Thực hiện
đầy đủ các quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ kế toán, thanh kiểm tra
giám sát tài chính; cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan chức năng khi có
yêu cầu.
5. Qũy chịu sự
quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính và chịu sự quản lý về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
6. Được quyền
quan hệ với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đề vận động tài trợ cho Qũy
hoặc cho các chương trình, đề án, dự án, cụ thể của Hội nước sạch - Vệ sinh môi
trường Việt Nam, tham gia các tổ chức Quốc tế theo quy định của pháp luật.
7. Được quyền
quan hệ với các ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân cần trợ giúp để xây dựng
các chương trình, đề án, dự án nước sạch - vệ sinh môi trường theo tôn chỉ mục
đích hoạt động của Qũy và của Hội nước sạch - Vệ sinh môi trườngViệt Nam.
8. Thực hiện
các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chương 3
TÀI CHÍNH VÀ SỬ DỤNG QŨY
Điều 5. Tài chính (gồm tiền và
tài sản) của Qũy được hình thành từ các nguồn thu sau:
1. Sự tài trợ,
ủng hộ tự nguyện của Hội viên cá nhân, Hội viên tổ chức của Hội nước sạch - Vệ
sinh môi trường Việt Nam và các cơ quan, tổ chức do Hội bảo trợ.
2. Nguồn đóng
góp tình nguyện của nhân dân, ủng hộ, viện trợ hợp pháp của các đoàn thể, các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Nguồn tài
trợ hợp pháp có mục đích, có đối tượng của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
để thực hiện sự ủy quyền của các tổ chức, cá nhân đó phù hợp với tôn chỉ, mục
đích của Qũy và của Hội nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam.
4. Các khoản,
nguồn thu và tài sản hợp pháp khác.
5. Thu lãi từ
các khoản tiền gửi.
Điều 6. Qũy được sử dụng
cho các mục đích sau:
1. Hỗ trợ có
điều kiện cho công tác nước sạch - vệ sinh môi trường, cho công tác truyền
thông, giáo dục nước sạch - vệ sinh môi trường theo kế hoạch của Trung ương Hội
Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam.
2. Tài trợ
cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ nước sạch -
vệ sinh môi trường nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa nước sạch - vệ sinh môi
trường.
3. Tài trợ
theo sự ủng quyền hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện
các chương trình, đề án, dự án cụ thể với những đối tượng cụ thể.
4. Chi
cho khen thưởng.
5. Chi cho hoạt
động quản lý Qũy và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Qũy thực hiện công tác kế
toán thống lê theo những quy định của pháp luật.
Qũy mở sổ
sách ghi đầy đủ danh sách các cá nhân, tổ chức đóng góp, tài trợ cho Qũy và
danh sách những đối tượng được Qũy tài trợ.
Qũy lập và gửi
đầy đủ, đúng thời hạn các báo cáo tài chính theo định kỳ và quyết toán hàng năm
cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Chương 4
TỔ CHỨC CỦA QŨY
Điều 8. Tổ chức của Qũy gồm:
- Hội đồng Bảo
trợ và Quản lý.
- Giám đốc.
- Ban Kiểm
soát.
- Văn phòng
và các Ban Chuyên môn.
Điều 9. Hội đồng bảo trợ và Quản
lý Qũy gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Chủ tịch Hội nước sạch
- vệ sinh môi trường Việt Nam bổ nhiệm theo Nghị quyết Ban Thường vụ Hội. Hội đồng
bảo trợ và Quản lý Qũy định kỳ họp 6 tháng 1 lần và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xem xét,
thông qua và ban hành phương hướng và kế hoạch hoạt động của Qũy.
- Ban hành
các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của Qũy.
- Thông qua định
mức chi tiêu cho công tác quản lý Qũy.
- Giám sát,
kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Qũy.
- Phê duyệt
các kế hoạch tài chính, thẩm tra báo cáo quyết toán của Qũy.
- Chủ tịch Hội
đồng Bảo trợ và Quản lý Qũy xem xét và đề nghị Thường vụ Hội nước sạch - Vệ
sinh môi trường Việt Nam quyết định bổ nhiệm Giám đốc Qũy và Trưởng ban Kiểm
soát Qũy.
Điều 10. Chủ tịch Hội đồng Bảo
trợ và Quản lý là người thay mặt Hội đồng chỉ đạo thực hiện các quyết định và
giải quyết các vấn đề do Giám đốc đề nghị.
Điều 11. Giám đốc Qũy
là người đại diện theo pháp luật của Qũy, được Chủ tịch Hội nước sạch - vệ sinh
môi trường Việt Nam bổ nhiệm theo Nghị quyết ban thường vụ Hội. Giám đốc Qũy có
nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Chịu trách
nhiệm quản lý, phát triển nguồn vốn và tài sản của Qũy theo Điều lệ và các quy
định của pháp luật.
2. Tổ chức điều
hành, quản lý hoạt động của Quy nhằm thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng Bảo
trợ và Quản lý Qũy.
3. Ký văn bản
thuộc thẩm quyền và chịu trách về quyết định của mình.
4. Báo cáo định
kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình hoạt động của Qũy với Hội đồng Bảo trợ và Quản
lý Qũy, Ban thường vụ Hội và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch Hội nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam, Hội đồng Bảo
trợ và Quản lý Qũy và trước pháp luật về toàn bộ kết qủa hoạt động của Qũy.
Giúp Giám đốc
Qũy có Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, văn phòng và các ban chuyên môn. Các phó
Giám đốc , Kế toán trưởng và trưởng các ban chuyên môn của Qũy do Chủ tịch Hội
đồng bảo trợ và quản lý quyết định và bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc.
Điều 12. Ban kiểm soát
Qũy gồm Trưởng ban và các thành viên do Chủ tịch Hội nước sạch - Vệ sinh môi
trường Việt Nam bổ nhiệm theo Nghị quyết ban thường vụ. Ban kiểm soát Qũy hoạt
động độc lập và có nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra,
giám sát các hoạt động của Qũy.
- Báo cáo, kiến
nghị bằng văn bản với Hội đồng bảo trợ và quản lý về kết quả kiểm tra, giám sát
của mình.
Điều 13. Văn phòng và các ban
chuyên môn của Qũy được Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ và Quản lý Qũy quyết định
thành lập theo đề nghị của Giám đốc.
Chương 5
HỢP NHẤT, CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, BỊ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG
HOẶC GIẢI THỂ QŨY
Điều 14. Khi có quyết định hợp
nhất, chia, tách, sáp nhập, bị đình chỉ hoạt động hoặc giải thể của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì toàn bộ số tiền và tài sản của Qũy phải được tiến hành
kiểm kê tại thời điểm xảy ra sự việc và giải quyết các vấn đề tồn đọng theo quy
định của pháp luật. Đối với trường hợp giải thể, tiền và tài sản của Qũy chỉ được
tiến hành giải quyết khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể.
Nghiêm cấm
phân chia tài sản dưới mọi hình thức.
Chương 6
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 15. Khen thưởng:
1. Qũy có Sổ
vàng danh dự và các hình thức khác ghi nhận công lao của các cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước đã góp tiền và tài sản cho Qũy hoặc có công lao động trong việc
xây dựng và phát triển Qũy.
2. Các cá
nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Qũy
sẽ được Qũy khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng.
Hình thức
khen thưởng do Hội đồng bảo trợ và quản lý Qũy và Ban thường vụ Hội nước sạch -
vệ sinh môi trường Việt Nam quy định.
Điều 16. Kỷ luật.
Việc sử dụng
Qũy sai mục đích và tôn chỉ của Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam, việc
thu lợi bất chính từ nguồn thu làm thất thoát tiền, tài sản của Qũy thì tùy
theo trách nhiệm và mức độ sai phạm có thể bị kỷ luật hành chính, bồi thường
thiệt hại hoặc bị truy tố trước pháp luật.
Chương 7
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Việc sửa đổi,
bổ sung Điều lệ do Chủ tịch Hội đồng bảo trợ và quản lý Qũy đề nghị, Ban thường
vụ Hội nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam xem xét cấp và đề nghị cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Điều 18. Điều lệ này gồm 7
chương, 18 Điều có hiệu lực thi hành kể từ ngày có quyết định phê duyệt của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền./.