BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
15/2001/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2001
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 15/2001/TT-BTC NGÀY 21 THÁNG 03 NĂM 2001
HƯỚNG DÂN QUẢN LÝ CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỒ TRỢ XÂY DỰNG CÁC VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ Quyết định số
69/2000/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành về Quy
chế quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ
trợ để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
1/ Đối tượng
và phạm vi áp dụng của Thông tư:
Thông tư này được áp dụng đối với
những cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng kinh phí được ngân sách Nhà nước hỗ trợ
để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chinh phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bao gồm:
+ Dự án luật, pháp lệnh
theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
+ Dự thảo nghị quyết có nội
dung quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
+ Dự thảo nghị quyết, nghị
định của Chính phủ theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ.
+ Dự thảo quyết định, chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ có nội dung quy phạm pháp luật.
(Dưới đây được gọi tắt là các
văn bản quy phạm pháp luật)
Trường hợp dự án xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật cần phải ban hành gấp, chưa có trong Chương trình xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Quốc hội, Chính phủ; văn bản quy phạm
có trong Chương trình nhưng chuyển sang năm sau hoặc tạm dừng thực hiện, thì cơ
quan chủ trì soạn thảo phải kịp thời thông báo đến Bộ Tài chính, Văn phòng Quốc
hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp để tổng hợp, bổ sung và điều chỉnh kinh
phí cho phù hợp.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức
được giao nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng các nguồn
kinh phí trong dự toán ngân sách thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, tổ
chức để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật .
Các nguồn kinh phí khác như viện
trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho việc xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật được cân đối trong kinh phí xây dựng dự án, dự thảo.
Việc sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí này được áp dụng như việc sử dụng và
quản lý kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho công tác xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật.
Cơ quan đơn vị tổ chức được phân
công chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm sử dụng
kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đúng nội dung, đúng chế độ chi tiêu tài
chính hiện hành và những quy định tại Thông tư này.
2/ Kinh phí
hỗ trợ xây dựng các vãn bản pháp luật được sử dụng để chi cho các nội dung sau:
a) Công tác soạn thảo các văn bản
quy phạm pháp luật:
- Chi phí điều tra, khảo sát
- Biên dịch, chuẩn bị tài liệu.
- Soạn thảo, hội thảo, chuẩn bị
văn bản.
- In ấn tài liệu.
- Các chi phí khác (nếu có).
b) Công tác tổ chức giới thiệu nội
dung dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật để lấy ý kiến của các cơ quan, đoàn
thể, nhân dân.
c) Công tác thẩm định, thẩm tra:
các cơ quan có trách nhiệm thẩm tra nghiên cứu và có văn bản gửi cơ quan soạn
thảo.
d) Công tác tổ chức công bố các
luật, pháp lệnh: công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài,
truyền hình, tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến người nghe qua hội nghị, lớp học...
3/ Mức chi
cho công tác xây dựng vãn bản quy phạm pháp luật:
Việc sử dụng kinh phí hỗ trợ xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ đầy đủ các chế độ chi tiêu tài
chính hiện hành (như chế độ công tác phí, hội nghị phí, làm đêm, làm thêm giờ,
chi phí in ấn, văn phòng phẩm...); Ngoài ra Thông tư này quy định
một số khoản chi hỗ trợ có tính chất đặc thù trong việc xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật như sau:
3.1- Chi nghiên cứu soạn
thảo đề cương (Đề cương được Ban soạn thảo chấp thuận nghiệm thu):
a/ Đối với các dự án luật, pháp
lệnh:
+ Dự án luật, pháp lệnh
soạn thảo mới hoặc dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung (thay thế).
Mức chi từ: 700.000 đ -
1.500.000 đ/đề cương:
+ Dự án luật, pháp lệnh
soạn thảo sửa đổi bổ sung một số điều: Mức chi từ: 400.000 đ - 1.000.000 đ/đề
cương
b/ Đối với dự thảo Nghị quyết của
Quốc hội, Uỷ ban thường Vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ,
dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Mức chi từ 400.000 đ -
1.000.000 đ/đề cương
3.2 - Chi soạn thảo, báo cáo
chuyên đề, báo cáo chỉnh lý, báo cáo tổng thuật, báo cáo thẩm tra, thẩm định
các văn bản quy phạm pháp luật:
a/ Đối với dự án luật, pháp lệnh:
+ Dự án luật, pháp lệnh mới
hoặc luật, pháp lệnh sửa đổi bổ sung (thay thế):
* Mức chi từ: 300.000 đ-700.000
đ/báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng thuật, thẩm định, thẩm tra.
* Mức chi từ: 100.000 đ -
200.000 đ/báo cáo chỉnh lý.
+ Dự án luật, pháp lệnh sửa
đổi bổ sung một số điều:
* Mức chi từ: 200.000 đ -
300.000 đ/báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng thuật, thẩm định, thẩm tra.
* Mức chi từ: 100.000 đ -
200.000 đ/báo cáo chỉnh lý.
b/ Đối với dự thảo Nghị quyết của
Quốc hội, Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ:
* Mức chi từ: 200.000 đ -
300.000 đ/báo cáo tổng thuật, báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra.
* Mức chi từ: 100.000 đ -
200.000 đ/báo cáo chỉnh lý.
3.3- Chi hội thảo phục vụ công
tác soạn thảo, chỉnh lý, thẩm định, tổ chức họp báo công bố Luật, Pháp lệnh,
Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ:
- Chủ trì cuộc họp 100.000 đ/
người/ buổi
- Các thành viên tham dự 50.000
đ/buổi
3.4- Chi thuê dịch lài liệu tham
khảo (nếu có)
- Dịch từ tiếng nước ngoài (Anh,
Pháp, Đức, Nga...) sang tiếng Việt: 50.000đ/trang (300 từ).
Các mức chi quy định tại Thông
tư này là mức chi tối đa, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao chủ
trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật căn cứ vào tổng mức kinh phí hỗ trợ
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ theo yêu cầu về nội dung, tính
chất phức tạp của từng văn bản để quyết định các mức chi cụ thể nhưng không vượt
quá các mức chi quy định tại Thông tư này.
4/ Lập dự toán,
cấp phát, quyết toán kinh phí:
- Căn cứ vào chương trình xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn
phòng Chính phủ thông báo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng
năm của Quốc hội, Chính phủ cho các đơn vị thực hiện; Các cơ quan, đơn vị, tổ
chức được phân công chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong
chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, căn cứ
vào chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và mức chi quy định tại điểm 3 nêu trên
lập dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tài
chính, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp cùng thời gian xây dựng
dự toán ngân sách hàng năm.
- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp
với Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp thực hiện phân bổ và
thông báo mức kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho từng cơ
quan, đơn vị trong dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị.
- Bộ Tài chính phối hợp với Văn
phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra việc sử dụng
kinh phí xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
- Riêng kinh phí xây dựng Luật,
Pháp lệnh trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội năm 2001: Bộ Tài chính
phối hợp Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp phân bổ và thông
báo ngoài dự toán ngân sách đã giao cho các cơ quan, đơn vị. Kinh phí xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài Luật, Pháp lệnh các cơ quan tự sắp xếp
trong phạm vi dự toán ngân sách năm 2001 đã được cơ quan có thẩm quyền giao để
thực hiện.
5/ Điều khoản
thi hành:
Thông tư này thực hiện từ ngày
01 tháng 1 năm 2001; Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề
nghị phản ảnh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
|
Nguyễn
Thị Kim Ngân
(Đã
ký)
|