Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam

Số hiệu: 08/2000/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Duy Đồng
Ngày ban hành: 29/03/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2000/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 08/2000/TT-BLĐTB&XH NGÀY 29 THÁNG 03 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 03-10-1996 của Chính phủ về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam và Nghị định số 169/1999/NĐ-CP ngày 03-12-1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/CP ngày 03-10-1996 của Chính phủ về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam; Sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng áp dụng cấp giấy phép lao động là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là người lao động nước ngoài) làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam (gọi chung là người sử dụng lao động) sau đây:

1. Doanh nghiệp Nhà nước;

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

a. Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài;

b. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài;

c. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (trường hợp này doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài).

d. Doanh nghiệp BOT (thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), doanh nghiệp BTO (thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh) và doanh nghiệp BT (thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao).

3. Doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp;

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (bao gồm cả các cơ sở sản xuất - kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh nếu được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép tuyển lao động nước ngoài);

5. Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế;

6. Tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội khác;

7. Nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam hoặc nước ngoài nhận thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân;

8. Cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, giáo dục và đào tạo;

9. Văn phòng đại diện công ty nước ngoài, chi nhánh các công ty nước ngoài, văn phòng đại diện các tổ chức: kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hoá giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật.

10. Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, chi nhánh ngân hàng liên doanh với nước ngoài, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, công ty liên doanh bảo hiểm hoặc công ty liên doanh môi giới bảo hiểm, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

11. Hợp tác xã.

Trong các doanh nghiệp, tổ chức nêu trên (từ điểm 1 đến điểm 11) các đối tượng sau đây không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

- Người nước ngoài được người sử dụng lao động thuê để xử lý khó khăn trong trường hợp khẩn cấp (trường hợp khẩn cấp được quy định là những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không thể xử lý được); nếu thời gian để xử lý khó khăn trong trường hợp khẩn cấp từ 6 tháng trở lên, thì trong 2 tháng đầu vào Việt Nam làm việc người nước ngoài được thuê vẫn phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo quy định tại Thông tư này;

- Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Người nước ngoài là trưởng văn phòng đại diện, trưởng chi nhánh.

II. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VÀ CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

1. Cấp giấy phép lao động.

a) Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động

Người sử dụng lao động phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ tới cơ quan Nhà nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền (theo quy định tại Mục IV của Thông tư này) để xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, bộ hồ sơ gồm có:

- Các giấy tờ của người sử dụng lao động, gồm:

+ Đơn xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);

+ Một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy cho phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam;

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép tuyển người nước ngoài theo quy định tại khoản1 Điều 7 của Nghị định số 58/CP ngày 03-10-1996 của Chính phủ (theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

+ Bản sao hợp đồng lao động có thời hạn đã giao kết với người sử dụng lao động có xác nhận của người sử dụng lao động này hoặc quyết định cử làm việc ở Việt Nam của phía nước ngoài (đối với trường hợp người nước ngoài hiện đang ở Việt Nam); hoặc văn bản của người sử dụng lao động về dự kiến sẽ giao kết hợp đồng lao động hay dự kiến quyết định sẽ cử làm việc ở Việt Nam.

- Các giấy tờ của người lao động nước ngoài, gồm:

+ Đơn xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam (theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

+ Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam cấp.

Trường hợp người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài thì phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

+ Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề của người nước ngoài. Chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động nước ngoài, bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên hoặc giấy chứng nhận về tay nghề của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó.

Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý nếu không có chứng chỉ thì phải có bản tự nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch xác nhận.

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện cấp tỉnh trở lên của Việt Nam cấp hoặc do bệnh viện, cơ sở chữa bệnh khác nhưng phải tương đương bệnh viện cấp tỉnh. Nếu giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài thì theo quy định của nước đó.

Giấy chứng nhận sức khoẻ có giá trị trong thời hạn 6 tháng (sáu tháng) kể từ ngày cấp tới ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

+ Lý lịch tự thuật có dán một ảnh mầu của người nước ngoài, kích thước ảnh 3cm x 4cm, (theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

+ Ba ảnh màu, kích thước (3cm x 4cm), đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, ảnh chụp không quá một năm tính đến ngày nhận hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

Phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận sức khoẻ, lý lịch tự thuật, bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề, bản tự nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được hợp pháp hoá lãnh sự hoặc được cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam chứng nhận.

b) Cấp giấy phép lao động:

- Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động đã giao kết hoặc dự kiến sẽ giao kết, hoặc theo quyết định cử sang làm việc của phía nước ngoài. Thời hạn của hợp đồng lao động để cấp giấy phép lao động là thời hạn của hợp đồng lao động xác định từ 1 năm đến 3 năm, hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo công việc nhất định dưới 1 năm.

- Trong thời hạn 15 ngày (mười lăm ngày), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động hợp lệ, cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền phải cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trong trường hợp không cấp được giấy phép lao động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Gia hạn giấy phép lao động

a) Hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động: chậm nhất là 30 ngày, trước ngày hợp đồng lao động cũ hết hạn, người sử dụng lao động phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ xin gia gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan nhà nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền để xin gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài bộ hồ sơ gồm có:

- Đơn xin gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế; họ tên người Việt Nam đã hoặc đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài.

- Bản sao hợp đồng lao động đã gia hạn. Bản sao này phải có xác nhận và đóng dấu của người sử dụng lao động.

- Giấy phép lao động đã được cấp.

b) Gia hạn giấy phép lao động:

- Giấy phép lao động đã cấp được gia hạn một lần. Thời gian gia hạn giấy phép lao động tương ứng với thời gian gia hạn của hợp đồng lao động đã giao kết.

Ví dụ: Ông A đã giao kết hợp đồng lao động có thời hạn là 3 năm với công ty X và được cấp giấy phép lao động với thời hạn là 3 năm. Do nhu cầu ông A và công ty X đã thoả thuận gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết thêm 3 năm, thì giấy phép lao động đó được gia hạn với thời hạn là 3 năm.

- Trong thời hạn 15 ngày (mười lăm ngày) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền phải gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Không gia hạn cho những người vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động Việt Nam.

3. Cấp lại giấy phép lao động đối với các trường hợp bị mất hoặc hỏng.

a) Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động: trường hợp giấy phép lao động đã được cấp bị mất hoặc bị hỏng, người lao động nước ngoài phải làm đơn xin cấp giấy phép lao động, có xác nhận và đề nghị của người sử dụng lao động gửi cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động (theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Cấp lại giấy phép lao động: trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ xin cấp lại giấy phép lao động, cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đã cấp giấy phép lao động mà bị mất hoặc bị hỏng) xem xét và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

III. GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG:

1. Giấy phép lao động được cấp theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Quyết định số 311/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 29 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành mẫu giấy phép lao động, in và phát hành, quản lý giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam.

2. Giấy phép lao động phải ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định.

3. Giấy phép lao động hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a. Giấy phép lao động hết thời hạn;

b. Hợp đồng lao động chấm dứt trước thời hạn;

c. Giấy phép lao động bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi do vi phạm pháp luật Việt Nam;

d. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động chấm dứt hoạt động do giải thể, phá sản, bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép kinh doanh hết thời hạn, hoặc chủ doanh nghiệp rút giấy phép kinh doanh;

đ. Hiệp định hợp tác lao động, hợp đồng đầu tư hết hiệu lực.

4. Người lao động nước ngoài có trách nhiệm giữ giấy phép lao động trong thời hạn làm việc được quy định của giấy phép lao động đã được cấp. Trong thời hạn 15 ngày (mười lăm ngày) kể từ ngày giấy phép lao động đó hết hiệu lực, người lao động nước ngoài phải nộp giấy phép lao động cho người sử dụng lao động để nộp lại cho cơ quan cấp giấy phép lao động.

IV. UỶ QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ doanh nghiệp, tổ chức thuộc quyền quản lý của ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh) theo đúng quy định của pháp luật kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (bao gồm cả các Ban quản lý khu công nghiệp trực thuộc Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam) cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức thuộc Ban quản lý khu công nghiệp đó quản lý theo đúng quy định của pháp luật, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.

3. Huỷ bỏ việc uỷ quyền: trường hợp cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động không thực hiện đúng quy định về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ huỷ bỏ việc uỷ quyền đối với những trường hợp đó.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

a) Thực hiện đúng các quy định của Thông tư này.

b) Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài đang làm việc tại thời điểm 30/6/2000 với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính (theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này), trước ngày 15/7/2000.

c) Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (nơi đặt trụ sở chính) trước ngày 15/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15/1 năm sau đối với báo cáo cả năm (theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm:

a. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động, hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động;

b. Cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài;

c. Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện việc sử dụng giấy phép lao động ở các doanh nghiệp, tổ chức đã được cấp giấy phép lao động;

d. Tiếp nhận và tổng hợp tình hình sử dụng người lao động nước ngoài từ người sử dụng lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

đ. Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp để báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài tại thời điểm 30/6/2000 với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này) trước ngày 31/7/2000;

e. Tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 31/1 năm sau đối với báo cáo cả năm (theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Thông tư số 09/LĐTBXH-TT ngày 18-03-1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nếu còn hiệu lực thì tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hiệu lực. Khi hết hiệu lực, nếu có nhu cầu gia hạn giấy phép lao động thì được gia hạn theo thời gian gia hạn của hợp đồng lao động đã giao kết và được thực hiện tại cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền. Đối với những trường hợp bị mất hoặc bị hỏng giấy phép lao động mà trước đây được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp thì việc cấp lại giấy phép lao động cũng được thực hiện tại cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền.

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Thông tư này thay thế Thông tư số 09/LĐTBXH-TT ngày 18-03-1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có gì vướng mắc, kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.

 

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

MẪU SỐ 1:

Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tên đơn vị:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày ... tháng ..... năm .....

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Kính gửi:.....................................................

Công ty (doanh nghiệp, tổ chức): .........................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................

Điện thoạt: ............................................................................................................

Giấy phép kinh doanh số: .....................................................................................

Cơ quan cấp: .................................................. Ngày cấp: .....................................

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:...............................................................................

Được sự chấp thuận của: .......................................................................................

Tại công văn số: ................................................ V/v xin tuyển người nước ngoài.

Đề nghị: .......................... cấp giấy phép lao động cho:

Ông (bà): ........................................................... Quốc tịch:..................................

Ngày tháng năm sinh:............................................................................................

Trìng độ chuyên môn: ...........................................................................................

Chức danh công việc .............................................................................................

Thời hạn làm việc: .................................................................................................

Hợp đồng lao động số: ........ ngày .../..../.... (hoặc Quyết định cử sang làm việc số:......... ngày .../..../... hoặc dự kiến sẽ giao kết hợp đồng lao động hay dự kiến quyết định cử sang làm việc từ ngày..../..../.... đến ngày.../.../..., địa điểm làm việc....................................................... công việc sẽ đảm nhận:................................................, mức lương:...............................)

Lý do phải tuyển lao động nước ngoài: .............................................................................

Tổng giám đốc, Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 2:

Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tên đơn vị:...............

.................................

Số:............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày ... tháng ..... năm .....

Kính gửi:.........................................................

- Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 3-10-1996 và Nghị định số 169/1999/NĐ-CP ngày 03-12-1999 của Chính phủ về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam, theo Thông tư số:.............../TT-BLĐTBXH ngày... tháng... năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Xét đơn xin tuyển người nước ngoài của ...................................................................

Bộ, UBND tỉnh, thành phố, Hội đồng quản trị Tổng công ty (1)....................................

1. Chấp thuận cho công ty ............................................................................................

Được tuyển (2) ............. người nước ngoài để làm những công việc sau đây:

a)......................... thời hạn:..............năm

b) ........................ thời hạn: .............năm

c) ......................... thời hạn: ............ năm

2. Công ty (doanh nghiệp, tổ chức) phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Bộ , UBND, Hội đồng quản trị (3)

.........................................

Ghi chú: (1, 3): những chỗ không cần thiết

(2): Ghi rõ số lượng cho phép tuyển

MẪU SỐ 3:

Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày ... tháng ..... năm .....

ĐƠN XIN CẤP GIẤYPHÉP LAO ĐỘNG

(APPLICATION FOR WORK PERMIT)

Kính gửi:................................................................................................

1. Họ và tên: .................................. 2. Nam nữ..................

Fullname Sex

3. Ngày, tháng, năm sinh:.............. 4. Nơi sinh:................

Date of birth Place of birth

5. Quốc tịch:...............................................

Nationality

6. Hộ chiếu số: ................................ 7. Ngày cấp: ...............

Number passport Date

8. Cơ quan cấp:......................................................................

lssued by

9. Trình độ văn hoá:...............................................................

Education level

10. Trình độ chuyên môn tay nghề:.......................................

Professional qualification

11. Sau khi tìm hiểu pháp luật lao động của Việt Nam và hoạt động của doanh nghiệp tổ chức:

Having studied the labour legislation of Vietnam and operation of the enterprise (organization)

.......................................................................................................................................

Tôi đã ký hợp đồng lao động hoặc dự kiến sẽ sang làm việc với..................................

l have entered into an employment contract with..........................................................

với thời hạn từ........ đến ngày...............

For the duration from to

12. Nay làm đơn này đề nghị cấp giấy phép lao động cho tôi được làm việc

Now l submit this application for a work permit at

.............................................................................................................................

13. Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Xin gửi tới Quý cơ quan lời chào trân trọng.

I promise to obey fully the law of Vietnam and will bear all responsipility for any violation.

Người làm đơn
(Ký tên)
Signature of Applicant

 

MẪU SỐ 4:

Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Ảnh

3cm x 4cm

LÝ LỊCH TỰ THUẬT

Curriculum vitae (for foreigner)

I- SƠ YẾU LÝ LỊCH

1. Họ và tên:..........................

Full name

2. Giới tính: ...........................

Sex

3. Ngày, tháng, năm sinh:...................

Date of birth

4. Tình trạng hôn nhân: .....................

Marital status

5. Quốc tịch gốc: ...................

Nationality of origin

6. Quốc tịch hiện tại:...............

Present nationality

7: Nghề nghiệp hiện tại: ....................

Present profession

8: Nơi làm việc cuối cùng hoặc hiện tại:....................

Last or present work place

II- QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Training Background

....................................................................................................................

....................................................................................................................

III- QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BẢN THÂN (KỂ CẢ Ở VIỆT NAM)

Employment Records

9. Đã làm việc ở nước ngoài: .........

Employment outside Vietnam

10. Đã làm việc ở Việt Nam ........

Employment in Vietnam

........................................................

......................................................

IV- LÝ LỊCH VỀ TƯ PHÁP

Legal Status

11. Đã vi phạm pháp luật Việt Nam lần nào chưa?

Have you ever violated the Vietnamese law?.

..............................................................

..............................................................

12. Đã vi phạm pháp luật nước ngoài lần nào chưa? Mức độ vi phạm?

Have you ever violated law of any other country? Level of violation?

..............................................................

..............................................................

13. Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.

I certify that these statements are true to the best of my knowledge and will be responsible for their correctness.

Ngày ....tháng .....năm..........
Người khai ký tên

(Siganature)

MẪU SỐ 5

Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tên đơn vị:............

..............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày ... tháng ..... năm .....

ĐƠN XIN GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Kính gửi:............................................

Tên doanh nghiệp, tổ chức: .............................................

Địa chỉ: ............................... Điện thoại:..........................

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: ........................................

Xin gia hạn giấy phép lao động cho:

Ông (bà): ...................................... Quốc tịch:..................

Chức danh công việc: .......................................................

Giấy phép lao động số: ....................................................

Thời hạn từ ngày ...... /...../....... đến ngày ..... / ..... / .......

Lý do xin gia hạn giấy phép:

- Lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế (Nêu rõ họ tên người Việt Nam đã hoặc đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người nước ngoài):

........................................................................

Lý do khác:

........................................................................

........................................................................

Tổng Giám đốc, Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 6:

Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

..........., ngày .......tháng ........năm .........

ĐƠN XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

(APPLICATION FOR RE-ISSUE OF WORK PERMIT)

Kính gửi: ........................................................................

1. Họ và tên: ...................................... 2. Nam, nữ:....................

Full name Sex

3. Ngày, tháng, năm sinh:................... 4. Nơi sinh:....................

Date of birth Place of binh

5. Quốc tịch: .......................................

Nationality

6. Hộ chiếu số: ..................................... 7. Ngày cấp: ...................

Number passport Date

8. Cơ quan cấp: ...............................................

Issued by

9. Trình độ chuyên môn tay nghề: ............

Professional qualification

10. Tôi đã giao kết hợp đồng lao động với (hoặc quyết định cử sang làm việc)............

I have entered in to an employment contract with..........

với thời hạn từ ........ đến ngày..........

For the duration from to

11. Tôi đã được cấp giấy phép lao động số:............... ngày .....................

A work permit number...... dated........ was issued to me

với thời hạn từ .................. đến ngày.............

For the duration from to

12. Lý do xin cấp lại giấy phép lao động.......

Reason for re-application:

................................................................................................................

Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

l promise to obey fully the law of Vietnam and will bear all responsibility for any violation.

Xác nhận và đề nghị của người Người làm đơn

sử dụng lao động (Ký tên)

(ký tên, đóng dấu) Signature of Applicant

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 08/2000/TT-BLDTBXH

Hanoi, March 29, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE GRANTING OF WORK PERMITS TO FOREIGNERS WORKING AT ENTERPRISES AND ORGANIZATIONS IN VIETNAM

Pursuant to the Governments Decree No. 58/CP of October 3, 1996 on the granting of work permits to foreigners working at enterprises and organizations in Vietnam and the Governments Decree No. 169/1999/ND-CP of December 3, 1999 amending and supplementing a number of articles of the Governments Decree No. 58/CP of October 3, 1996 on the granting of work permits to foreigners working at enterprises and organizations in Vietnam; After consulting the concerned ministries and branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby guides the granting of work permits to foreigners working at enterprises and organizations in Vietnam as follows:

1. SUBJECTS OF APPLICATION

Subjects to be granted work permits are foreigners and overseas Vietnamese (hereinafter collectively referred to as foreign laborers) working for the following enterprises and organizations in Vietnam (collectively referred to as employers):

1. State enterprises;

2. Foreign-invested enterprises;

a/ Enterprises with 100% of foreign capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Parties to business cooperation contracts (in this case Vietnamese enterprises shall have to carry out the application procedures for the granting of work permits to their foreign laborers);

d/ BOT enterprises (performing build-operate-transfer contracts), BTO enterprises (performing build-transfer-operate contracts) and BT enterprises (performing build-transfer contracts).

3. Enterprises inside export-processing zones and industrial parks;

4. Enterprises of other economic sectors (including private production and business establishments and individual business households which have made business registration and are permitted by the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities to recruit foreign laborers);

5. Public service establishments operating under the economic cost-profit accounting regime;

6. Business and/or service organizations of the administrative State agencies, the armed forces, mass organizations and other socio-political organizations;

7. Contractors (principal contractors and subcontractors) that are Vietnamese or foreign contracting economic organizations having the legal person status. In case of bidding for selection of consultants, contractors may be individuals;

8. Health, cultural, sport, educational and training establishments;

9. Representative offices of foreign companies, branches of foreign companies, representative offices of economic, trading, financial, banking, insurance, scientific-technical, cultural, educational, health and legal consultancy organizations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Cooperatives.

In the above-mentioned enterprises and organizations (from Point 1 through Point 11) the following subjects shall not need work permits:

- Foreigners hired by employers to solve problems in emergency cases (i.e. complicated technical or technological incidents and/or situations occurring and affecting or threatening to affect production and business activities, which cannot be dealt with by Vietnamese specialists and foreign specialists currently working in Vietnam); if the time for solving problems in emergency cases lasts for six months or longer, within the first two months working in Vietnam, the hired foreigners shall still have to carry out the procedures applying for work permits under the provisions of this Circular;

- Foreigners who are members of the managing boards, general directors, deputy general directors, directors, deputy directors of foreign-invested enterprises;

- Foreigners who are heads of representative offices and branches.

II. PROCEDURES FOR GRANTING OF WORK PERMITS, EXTENSION OF WORK PERMITS AND RE-GRANTING OF WORK PERMITS

1. Granting of work permits

a/ Work-permit application dossiers:

The employers must send 01 (one) set of the dossier to the State agencies authorized by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (under the provisions in Section IV of this Circular) to apply work permits for their foreign laborers. Such a dossier consists of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The application for work permits to foreigners;

+ A copy of the business registration certificate, the establishment and operation license or the permit for the setting up of the branch or representative office in Vietnam, granted by the competent Vietnamese authorities, which is notarized by a notary public of the Vietnamese State;

+ The competent agencys document permitting the recruitment of foreigners under Clause 1, Article 7 of the Governments Decree No. 58/CP of October 3, 1996;

+ A copy of the definite-term labor contract signed with the employer and certified by such employer or the foreign partys decision to send the foreign laborer to work in Vietnam (for cases where the foreigner is currently residing in Vietnam); or the employers document on the plan to sign the labor contract or the foreign partys plan to send the foreign laborer to work in Vietnam.

- Documents of the foreign laborer, including:

+ The application for a permit to work in Vietnam.

+ The judicial record granted by the provincial/municipal Justice Service of the Vietnamese locality where the foreigner is currently residing.

In cases where the foreigner is residing in a foreign country, his/her judicial record is the one granted by the competent authorities of such foreign country.

+ A copy of the foreigners certificate of his/her professional qualification, which may be the diploma of university, equivalent or higher degree or the certificate of the professional skill, issued by the competent authorities according to the regulations of the foreigners country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The health certificate issued by the Vietnamese provincial or higher-level hospital or by a hospital or health establishment equivalent to the provincial-level hospital. If the health certificate is issued in a foreign country, it must comply with the regulations of such country.

A health certificate is valid for 6 (six) months from the date of its issuance to the date the competent State agency receives the work permit application dossier.

+ The curricula vitae affixed with a 3 cm x 4 cm color photo of the foreigner.

+ Three 3 cm x 4 cm color photos showing the foreigners bare head, taken frontally, clear face and two ears, without glasses. Such photo must be taken within one year before the date of receipt of the work permit application dossier.

The foreign-language judicial records, health certificates, curricula vitae, copies of the certificates of the professional qualification and skill, written self-evaluations of the professional qualification, skill and managerial qualification must be translated into Vietnamese. The Vietnamese translations must be legalized by a consulate or notarized by a notary public of the Vietnamese State.

b/ Granting of work permits:

- Work permits are granted according to the terms of the labor contracts already entered into or expected to be entered into, or according to the foreign partys decisions to send the foreign laborers to work in Vietnam. The term of a labor contract during which a work permit is granted is the labor contracts definite term of between one and three years, or seasonal or piece-work labor contracts term of under one year.

- Within 15 (fifteen) days after receiving the complete and valid work permit application dossiers, the agencies authorized by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs must grant work permits to the foreigners. In case of non-granting of a work permit, they must issue a written reply clearly stating the reason therefor.

2. Extension of work permits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The employers work-permit extension application which must clearly state the reason for failure to train Vietnamese personnel to substitute the foreigner; the full name of the Vietnamese who has been trained or is under training to substitute the foreign laborer, the training expense, duration and place.

- The copy of the extended labor contract, which must be certified and stamped by the employer.

- The granted work permit.

b/ Extension of work permits:

- Each granted work permit shall be extended only once. The extention duration of a work permit shall correspond to the extention duration of the labor contract already entered into.

For example: Mr. A enters into a three-year labor contract with Company X and is granted a work permit with a term of three years. Due to work requirements, Mr. A and Company X agree to extend the labor contract for another three years, Mr. As work permit shall be extended for another three-year term.

- Within 15 (fifteen) days after receiving the complete and valid dossiers, the agencies authorized by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs must extend the work permits. In case of non-extension, they must issue a written reply clearly stating the reason therefor. No extension shall be granted to those persons who gravely violate the Vietnamese labor legislation.

3. Re-granting of work permits in cases of loss or damage

a/ Work permit re-granting application dossiers: In cases where a work permit is lost or damaged, the foreign laborer must make an application for re-granting of the work permit, with his/her employers certification and proposal, and send it to the work-permit granting agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. WORK PERMITS

1. Work permits are granted according to the form set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in Decision No. 311/2000/QD-LDTBXH of March 29, 2000 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on the issuance of the work permit form, the printing, circulation and management of work permits granted to foreigners working at enterprises and organizations in Vietnam.

2. Work permits must be fully inscribed with the details defined in the set form.

3. A work permit shall cease to be effective in the following cases:

a/ Its term expires;

b/ The labor contract terminates ahead of time;

c/ It is withdrawn by a competent State agency for violation of Vietnamese laws;

d/ The employing enterprise or organization terminates its operation due to dissolution, bankruptcy, withdrawal of its business license by the competent Sate authorities, expiry of the business license, or withdrawal of business license by the enterprise owner;

e/ The labor cooperation agreement or the investment contract is no longer effective.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. AUTHORIZATION OF THE GRANTING OF WORK PERMITS TO FOREIGN LABORERS

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall authorize the Labor, War Invalids and Social Affairs Services of the provinces and centrally-run cities to grant, extend and re-grant work permits to foreign laborers working in the provinces and centrally-run cities (excluding enterprises and organizations under the management of the provincial-level boards of management of industrial parks) in strict compliance with the provisions of law as from July 1st, 2000.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall authorize the provincial-level boards of management of industrial parks (including the industrial park management boards directly attached to the Vietnam Industrial Park Management Board) to grant, extend and re-grant work permits to foreign laborers working at enterprises and organizations under their respective management in strict compliance with the provisions of law as from July 1st, 2000.

3. Cancellation of authorization. Where an agency authorized by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to grant, extend and re-grant work permits fails to strictly comply with the regulations on the granting of work permits to foreign laborers working at enterprises and organizations in Vietnam, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cancel such authorization.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The employers shall have to:

a/ Strictly observe the provisions of this Circular.

b/ Report on the situation on the employment of foreign laborers who have been working in Vietnam by June 30, 2000 to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services or industrial parks management boards of the localities where they have their head offices, before July 15, 2000.

c/ Report on the situation on the employment of foreign laborers to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services or industrial parks management boards (of the localities where they have their head offices) before July 15 for the first biannual report and before January 15 of the subsequent year for the annual report.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Receive and archive work permit application dossiers, work permit extension application dossiers and work permit re-granting application dossiers;

b/ Grant, extend and re-grant work permits to foreign laborers;

c/ Oversee and inspect the situation on the use of work permits at enterprises and organizations where work permits are granted.

d/ Receive and sum up reports on the situation on the employment of foreign laborers from the employers under their management;

e/ Urge, inspect and sum up the situation on the employment of foreign laborers by June 30, 2000 for reporting it to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs before July 31, 2000;

f/ Make sump-up reports on the situation on the employment of foreign laborers to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs before July 31 for the first biannual report and before January 31 of the subsequent year for the annual report.

3. The foreign laborers who have been granted work permits under the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministrys Circular No. 09/LDTBXH of March 18, 1997, which remain effective, may continue using such work permits till their expiry. Upon the expiry of such a work permit, if a foreign laborer wishes to apply for extension thereof, the work permit will be extended for a duration corresponding to the extended duration of the labor contract already entered into and such extension will be effected at the agencies authorized by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. For lost or damaged work permits which were previously granted by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the re-granting of such work permits will be also effected at the agencies authorized by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

4. This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministrys Circular No. 09/LDTBXH of March 18, 1997 guiding the granting of work permits to foreigners working at enterprises and organizations in Vietnam.

In the course of implementation of this Circular, any arising problems should be promptly reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Le Duy Dong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/2000/TT-BLĐTBXH ngày 29/03/2000 hướng dẫn việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.387

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.99.80
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!