Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 05/2007/NĐ-CP phòng, chống bệnh dại ở động vật

Số hiệu: 05/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/01/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 05/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2007 

NGHỊ ĐỊNH

  SỐ 05/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về phòng, chống bệnh dại ở chó, mèo và một số động vật nuôi khác dễ nhiễm bệnh dại (sau đây gọi chung là động vật).

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, phòng, trị bệnh cho động vật phải tuân theo quy định của Nghị định này và các quy định của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Giải thích từ ngữ 

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Động vật nuôi khác dễ nhiễm bệnh dại bao gồm trâu, bò, ngựa, lợn, lạc đà, khỉ.

2. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virut thuộc họ Rhabdoviridae gây ra, gặp ở nhiều loài động vật và ở người. Con vật bị bệnh lúc đầu thường điên cuồng, cắn xé đồ vật, những con vật khác hoặc người và truyền bệnh qua những vết cào, vết cắn; trước khi chết, con vật bị bệnh thường chuyển sang thời kỳ bại liệt.

3. Động vật mắc bệnh dại là động vật có những triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh hoặc xác định được mầm bệnh.

4. Động vật nghi mắc bệnh dại là động vật đã bị động vật mắc bệnh dại cắn, cào, liếm.

5. Động vật nhiễm bệnh dại là động vật đã tiếp xúc với động vật bị mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh dại.

6. Động vật nghi nhiễm bệnh dại là chó, mèo vô cớ cắn, cào người, động vật khác.

7. Ổ dịch bệnh dại là nơi có động vật mắc bệnh dại ở phạm vi thôn, làng, bản, ấp, khu phố (sau đây gọi là thôn).

8. Vùng có dịch bệnh dại là vùng có một hoặc nhiều ổ dịch bệnh dại đã được cơ quan thú y có thẩm quyền xác định.

Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại.

2. Chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại.

3. Giết mổ động vật mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại, trừ trường hợp giết mổ để lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

4. Thả rông chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị.

Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và Ủy ban nhân dân các cấp trong phòng, chống bệnh dại

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại cho động vật bao gồm: tiêm phòng vắc xin, giám sát động vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại; tiêu hủy động vật mắc bệnh dại và các sản phẩm của chúng; giết mổ động vật, mổ xác động vật để lấy mẫu; bao gói, gửi bệnh phẩm chẩn đoán bệnh dại; đăng ký nuôi chó, quản lý chó nuôi, tiêu huỷ chó vô chủ;

b) Chủ trì xây dựng Chương trình khống chế, thanh toán bệnh dại ở động vật và ở người, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;

c) Chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật trong phạm vi cả nước;

d) Thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh dại cho động vật trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm: 

a) Ban hành các văn bản hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở người; tổ chức điều trị dự phòng, khám, tư vấn về phòng, chống bệnh dại ở người; tiêm phòng, theo dõi, điều trị đối với người bị động vật mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại cắn, cào;

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Chương trình khống chế, thanh toán bệnh dại ở động vật và ở người; chỉ đạo thực hiện chương trình sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;

c) Chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dại ở người trong phạm vi cả nước;

d) Thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh dại cho người trong phạm vi cả nước.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Tổ chức triển khai thực hiện chương trình phòng, chống bệnh dại trên địa bàn;

b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định tại Nghị định này và tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

c) Chỉ đạo, triển khai thực hiện việc tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác để phòng bệnh dại cho động vật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh dại cho người và động vật.

Đối với chó thả rông ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) quy định việc bắt giữ; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; tiêu hủy chó trong trường hợp sau 48 giờ, kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.

Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi động vật

1. Tổ chức, cá nhân nuôi động vật (sau đây gọi là chủ vật nuôi) phải tuân thủ các quy định về phòng, chống bệnh dại và hướng dẫn của cơ quan thú y trong việc xử lý ổ dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

2. Chủ nuôi chó phải thực hiện việc nuôi chó theo quy định tại Điều 6  Nghị định này và chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó.

3. Chủ vật nuôi có chó, mèo mắc bệnh dại cắn, cào người phải bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.

Chương  2:

PHÒNG BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT

Điều 6. Nuôi chó

Chủ nuôi chó phải thực hiện các quy định sau đây:

1. Đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư.

2. Xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt.

3. Nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

Điều 7. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại

1. Tất cả chó, mèo trong diện tiêm phòng bắt buộc phải được tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo quy định của cơ quan thú y.

2. Vắc xin tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo phải có trong Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và phải được bảo quản, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc của cơ quan thú y.

3. Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng cho chủ vật nuôi có chó, mèo đã được tiêm phòng theo quy định. Chủ vật nuôi phải thanh toán các khoản chi phí tiêm phòng theo quy định của pháp luật về thú y.

Điều 8. Giám sát, phát hiện bệnh dại

1. Trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan trong việc giám sát, phát hiện bệnh dại:

a) Chủ vật nuôi phải thường xuyên theo dõi vật nuôi, nếu phát hiện con vật có biểu hiện bất thường hoặc vô cớ cắn, cào người, động vật khác thì phải nhốt ngay con vật đó, con vật đã bị cắn, cào để theo dõi và báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã biết;

b) Nhân viên thú y cấp xã khi nhận được thông báo của chủ vật nuôi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã để giám sát việc nhốt, giữ động vật nghi mắc bệnh dại; đồng thời báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp huyện;

c) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp huyện sau khi nhận được báo cáo của nhân viên thú y cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc nghi động vật mắc bệnh dại ở địa phương;

d) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh sau khi nhận được báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp huyện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, phải tiến hành xác minh và có kết luận cụ thể về động vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại để theo dõi, giám sát con vật theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp xác định động vật có mắc bệnh dại thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để công bố dịch theo thẩm quyền quy định tại Điều 12 Nghị định này; đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ vật nuôi, người bị hại và Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh biết để phối hợp chỉ đạo mạng lưới thú y cấp xã, y tế cấp xã, người nuôi triển khai các biện pháp đối với vùng dịch theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

2. Theo dõi, giám sát động vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh dại:

a) Chó, mèo nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày; nếu chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy;

b) Chó, mèo nhiễm bệnh dại mà chưa được tiêm phòng thì phải tiêu huỷ, đã được tiêm phòng thì phải nhốt, theo dõi trong 90 ngày;

c) Chó, mèo nghi nhiễm bệnh dại phải nhốt, theo dõi trong 14 ngày.

Điều 9. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh động vật qua lãnh thổ Việt Nam

1. Động vật nhập khẩu vào Việt Nam từ vùng lãnh thổ, nước không có bệnh dại phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu xác nhận là động vật đó không có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại;

b) Động vật có nguồn gốc từ vùng lãnh thổ, nước không có bệnh dại ít nhất 06 tháng trước khi xuất khẩu.

2. Động vật nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc từ vùng lãnh thổ, nước có bệnh dại phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu xác nhận động vật đó không có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại;

b) Trâu, bò, ngựa, lợn được nuôi giữ tại cơ sở chăn nuôi không có ca bệnh dại trong vòng 06 tháng trước khi xuất khẩu;

c) Chó, mèo đã được tiêm phòng bệnh dại và đang còn miễn dịch.

3. Động vật tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu xác nhận là động vật đó không có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại; chó, mèo đã được tiêm vắc xin phòng bệnh và đang còn miễn dịch; trâu, bò, ngựa, lợn có nguồn gốc từ vùng lãnh thổ, nước không có ca bệnh dại nào trong vòng 06 tháng trước khi xuất khẩu.

4. Động vật tạm xuất, tái nhập vào Việt Nam phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước đã cho tạm nhập xác nhận con vật đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 10. Giết mổ chó để kinh doanh

Việc giết mổ chó để kinh doanh tại các cơ sở giết mổ phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và các quy định sau:

1. Chó đưa vào giết mổ phải có Giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh dại của cơ quan thú y có thẩm quyền.

2. Người thường xuyên giết mổ, chế biến thực phẩm từ chó định kỳ phải tiêm phòng bệnh dại theo quy định của Bộ Y tế.

 Chương 3:

CHỐNG DỊCH BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT

Điều 11. Xử lý ổ dịch

1. Khi động vật đã được xác định mắc bệnh dại, chủ vật nuôi phải thực hiện các quy định sau:

a) Tiêu hủy ngay con vật mắc bệnh. Trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy;

b) Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;

c) Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh;

d) Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi.

2. Tiêm phòng bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp. Trường hợp chó, mèo khoẻ mạnh trong ổ dịch không tiêm phòng thì phải tổ chức tiêu hủy.

Điều 12. Công bố dịch bệnh dại

1. Điều kiện công bố dịch bệnh dại trong phạm vi xã:

a) Khi đã xác định có chó, mèo mắc bệnh dại và có người chết vì bệnh dại trong địa bàn xã;

b) Có báo cáo bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện về diễn biến tình hình dịch bệnh;

c) Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

2. Điều kiện công bố dịch bệnh dại trong phạm vi huyện: khi trong huyện có từ 5 xã trở lên có dịch bệnh dại.

3. Điều kiện công bố dịch bệnh dại trong phạm vi tỉnh: khi trong tỉnh có từ 5 huyện trở lên có dịch bệnh dại.

4. Thẩm quyền công bố dịch thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm  2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

Điều 13. Các biện pháp đối với vùng có dịch

1. Đối với động vật:

a) Tất cả chó, mèo trong vùng có dịch phải được nhốt. Những con khoẻ mạnh tại vùng đó và tại các thôn tiếp giáp phải được tiêm vắc xin phòng bệnh dại;

b) Thực hiện tiêu hủy động vật mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dại; vệ sinh, khử trùng tiêu độc vùng có dịch;

c) Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh dại theo quy định;

d) Không vận chuyển, đưa chó, mèo ra, vào vùng có dịch.

2. Đối với người:

a) Những người bị chó, mèo mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh phải xử lý vết thương ngay theo hướng dẫn của y tế cấp xã; đến ngay Trung tâm Y tế dự phòng để được khám và điều trị dự phòng; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam;

b) Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện phải có đầy đủ huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng bệnh dại và tổ chức trực chống dịch;

c) Những người trực tiếp thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi có dịch phải thực hiện biện pháp phòng hộ theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.

Điều 14. Công bố hết dịch

1. Điều kiện công bố hết dịch:

a) 100% chó, mèo trong vùng có dịch và các thôn tiếp giáp với vùng có dịch đã được tiêm vắc xin phòng bệnh dại;

b) Đã đủ 90 ngày, kể từ ngày xuất hiện con vật đầu tiên mắc bệnh dại, trong đó 15 ngày cuối cùng không có thêm con vật nào mắc bệnh dại hoặc chết vì bệnh dại;

c) Đã thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc triệt để đối với ổ dịch, vùng có dịch.

2. Thẩm quyền công bố hết dịch:

Trình tự, thẩm quyền công bố hết dịch thực hiện theo quy định tại  khoản 2 Điều 27 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

 Chương 4:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 15. Khen thưởng

Cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật được khen thưởng kịp thời theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Xử lý vi phạm

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định trong Nghị định này thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 129/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 18. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện Nghị định này. 

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

  

 
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
   chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
  thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban Quản lý KKTCKQT Bờ Y;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (8b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
 
 


Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 05/2007/ND-CP

Hanoi, January 09, 2007

 

DECREE

ON ANIMAL RABIES PREVENTION AND COMBAT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the April 29, 2004 Ordinance on Veterinary Medicine;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope and subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Vietnamese and foreign agencies, organizations or individuals engaged in the raising, transportation, trading, processing, export, import of animals and prevention and treatment of animal diseases shall observe the provisions of this Decree and other provisions of the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine.

Where it is otherwise provided for by a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, the provisions of that treaty prevail.

Article 2.- Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Other domestic animals susceptible to rabies include buffaloes, cows, horses, swine, camels and monkeys.

2. Rabies means an acute infectious disease caused by a virus of the Rhabdoviridae family on many animal species and humans. Infected animals at the early phase of the disease are out of their mind and looking to aggressively bite things and other animals or humans and transmitting the disease through scratches and bites. Before dying of the disease, the infected animals often become paralyzed.

3. Rabid animal means an animal developing typical symptoms and pathological signs of rabies or on which the rabies germ is found.

4. Suspected rabid animal means an animal bitten, scratched or licked by a rabid animal.

5. Animal contracting rabies means an animal that has had contact with a rabid animal or a suspected rabid animal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Rabies nidus means a village, hamlet or street quarter (hereinafter collectively referred to as village) where exist rabid animals.

8. Rabies epidemic-infected area means an area where exist one or more rabies niduses, which have been identified by a competent animal health agency.

Article 3.- Prohibited acts

1. Giving rabies vaccination to dogs and cats suspected of being rabid, contracting rabies or suspected of contracting rabies.

2. Curing rabid animals or suspected rabid animals.

3. Slaughtering rabid animals, suspected rabid animals, animals contracting rabies or suspected of contracting rabies, except for slaughter to take disease samples for testing under the guidance of the animal health agency.

4. Leaving dogs unleashed at public places, populated areas or urban centers.

Article 4.- Responsibilities of state management agencies and People's Committees at all levels in rabies prevention and combat

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development has the following responsibilities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To formulate a program on control and eradication of rabies in animals and humans, then submit it to the Prime Minister for approval, and direct the implementation of this program within the scope of its functions and tasks;

c/ To direct the animal rabies prevention and combat throughout the country;

d/ To inspect and oversee the direction and organization of animal rabies prevention and combat throughout the country.

2. The Ministry of Health has the following responsibilities:

a/ To promulgate documents guiding measures to prevent and combat human rabies; to organize prophylactic treatment, examination and consultation for prevention and combat of human rabies; vaccination, observation and treatment of people who are bitten or scratched by rabid animals, suspected rabid animals, animals contracting rabies or animals suspected of contracting rabies;

b/ To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulating a program on control and eradication of animal and human rabies; to direct the implementation of this program after it is approved by the Prime Minister within the ambit of its functions and tasks;

c/ To direct the prevention and combat of human rabies throughout the country;

d/ To inspect and oversee the direction and organization of prevention and combat of human rabies throughout the country.

3. People's Committees at all levels have the following responsibilities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To direct and organize the application of anti-epidemic measures specified in this Decree and the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine;

c/ To direct and organize the vaccination of dogs and cats; to apply other mandatory prophylactic measures to prevent animal rabies; to disseminate and educate law to the people so that they actively participate in the prevention and combat of human and animal rabies.

Dogs left unleashed at public places, populated areas or urban centers shall be caught and impounded under regulations of commune, ward or township People's Committees (hereinafter referred to as commune-level People's Committees), which shall notify on the mass media places of temporary impoundment of seized dogs for their owners to redeem them, impose administrative sanctions on animal owners, and kill dogs which are not redeemed 48 hours after the notification is made.

Article 5.- Responsibilities of organizations and individuals keeping animals

1. Organizations and individuals keeping animals (hereinafter referred to as domestic animal owners) shall abide by the regulations on rabies prevention and combat and the instructions of the animal health agency in the course of treating an epidemic nidus in accordance with the provisions of Clause 1, Article 11 of this Decree.

2. Dog owners shall keep their dogs in accordance with the provisions of Article 6 of this Decree and bear all expenses for impoundment of their unleashed dogs, including expenses for feeding and killing them.

3. Owners of dogs or cats that are rabid and have bitten or scratched humans shall pay material damages according to law.

Chapter II

PREVENTION OF ANIMAL RABIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dog owners shall comply with the following regulations:

1. To register the dog keeping with commune-level People's Committees in urban centers or populated areas.

2. To leash, confine or keep their dogs in enclosures; to ensure veterinary hygiene and environmental sanitation, causing no annoyance to neighbors. To confine or keep their dogs in cages or kennels, or put on muzzles to and personally walk their dogs when taking them to public places, populated areas or urban centers.

3. To satisfy the veterinary hygiene conditions in case of concentrated dog keeping according to the provisions of Clause 1, Article 7 of the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine; not to cause noises and annoyances to neighbors.

Article 7.- Rabies vaccination

1. All dogs and cats subject to compulsory vaccination must be vaccinated against rabies according to regulations of the animal health agency.

2. Rabies vaccine(s) for dogs and cats must be on the list of vaccines, biologicals, microorganisms and chemicals used in veterinary medicine and permitted for circulation in Vietnam, and shall be preserved and used according to the guidance of manufacturers or the animal health agency.

3. The animal health agency shall grant vaccination certificates to owners of dogs and cats that have been vaccinated according to regulations. Animal owners shall pay expenses for vaccination according to the provisions of law on veterinary medicine.

Article 8.- Rabies control and identification

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Animal owners shall regularly observe their animals. When their animals show abnormal behaviors or bite or scratch humans or other animals without provocation, they shall immediately confine them as well as bitten or scratched animals in enclosures for observation, and promptly report such to commune-level animal health workers.

b/ Commune-level animal health workers, upon being notified by animal owners according to the provisions of Point a, Clause 1 of this Article, shall promptly report such to commune-level People's Committees for supervision of confinement and keeping of suspected rabid animals, and at the same time report in writing to district-level state management agencies in charge of animal health.

c/ District-level state management agencies in charge of animal health, after receiving reports of commune-level animal health workers according to the provisions of Point b, Clause 1 of this Article, shall report in writing to provincial-level state management agencies in charge of animal health and district-level People's Committees on suspected rabid animals in their localities.

d/ Provincial-level state management agencies in charge of animal health, after receiving reports of district-level state management agencies in charge of animal health according to the provisions of Point c, Clause 1 of this Article, shall verify and make concrete conclusions on animals suspected of being rabid, contracting rabies or suspected of contracting rabies before observing them according to the provisions of Clause 2 of this Article. If determining that those animals are rabid, they shall report such to the central state management agency in charge of animal health, provincial-level People's Committees, and notify such to district-level People's Committees for epidemic declaration according to the powers defined in Article 12 of this Decree; they shall concurrently notify commune-level People's Committees, animal owners, victims and provincial-level preventive medicine centers for coordination in directing commune-level animal health and health stations and animal owners to apply remedies in epidemic areas according to the provisions of Article 13 of this Decree.

2. Observation and supervision of animals suspected of being rabid, contracting rabies or suspected of contracting rabies:

a/ Dogs and cats suspected of being rabid which have bitten or scratched humans, shall be confined and observed for 90 days. If they have not bitten or scratched any human, they shall be killed;

b/ Dogs and cats contracting rabies shall be killed if they have not yet been vaccinated, or be confined and observed for 90 days if they have been vaccinated;

c/ Dogs and cats suspected of contracting rabies shall be confined and observed for 14 days.

Article 9.- Import, temporary import, re-export, temporary export, re-import, border-gate transfer and transit of animals through the Vietnamese territory

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Having a quarantine certificate issued by the country of exportation certifying that the animal does not show any clinical symptom of rabies;

b/ Originating from the territory or country where no case of rabies has been reported for at least 6 months before its exportation.

2. An animal imported into Vietnam from a territory or a country where rabies is prevalent must fully satisfy the following conditions:

a/ Having a quarantine certificate issued by the country of exportation certifying that the animal does not show any clinical symptom of rabies;

b/ Buffalo, cow, horse or swine has been raised and kept at a farm where no case of rabies is reported within 6 months before its exportation;

c/ Dog or cat has been given rabies vaccination and stay immune to rabies.

3. Animals temporarily imported, re-exported, transferred from border gate to border gate or transited through the Vietnamese territory must have quarantine certificates issued by countries of exportation certifying that they do not show clinical symptoms of rabies; dogs and cats must have been given rabies vaccination and stay immune to rabies; buffaloes, cows, horses and swine must originate from territories or countries where no case of rabies is reported within 6 months before their exportation.

4. Animals temporarily exported and re-imported into Vietnam must have quarantine certificates issued by countries temporarily importing them, certifying that those animals fully satisfy the conditions specified in Clause 3 of this Article.

Article 10.- Dog slaughter for business purposes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Dogs to be slaughtered must have rabies vaccination certificates issued by a competent animal health agency.

2. Persons engaged in dog slaughter and processing of dog meat must be given regular rabies vaccinations according to the regulations of the Health Ministry.

Chapter III

COMBAT OF ANIMAL RABIES EPIDEMIC

Article 11.- Containment of epidemic nidus

1. When an animal is determined to have rabies, its owner shall comply with the following regulations:

a/ To immediately kill the rabid animal. If its owner is unidentified, the commune-level People's Committee is responsible for killing;

b/ To keep in seclusion and observe animals suspected of being rabid, contracting rabies or suspected of contracting rabies in accordance with the provisions of Clause 2, Article 8 of this Decree;

c/ To sanitize, disinfect and decontaminate all cages, kennels, farming tools, means of transport, surrounding environment, feed, waste and other things that have been in contact with the rabid animal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. It is compulsory to vaccinate all healthy dogs and cats in the epidemic nidus and adjacent villages. If healthy dogs and cats in the epidemic nidus are not vaccinated, they shall be killed.

Article 12.- Declaration of rabies epidemic

1. Conditions for declaration of rabies epidemic in a commune:

a/ When there are dogs and cats determined to have rabies and humans dying of rabies in the commune;

b/ There is a written report of the district-level People's Committee on development of the epidemic;

c/ There is a written request for epidemic declaration of the provincial-level state management agency in charge of animal health.

2. Conditions for declaration of rabies epidemic in a district: A rabies epidemic is prevalent in five or more communes in that district.

3. Conditions for declaration of rabies epidemic in a province: A rabies epidemic is prevalent in five or more districts in that province.

4. Powers to declare the epidemic is specified in Article 18 of the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For animals:

a/ Confining all dogs and cats in epidemic areas. Giving rabies vaccination to healthy animals in those areas and adjacent villages;

b/ Killing rabid animals or destroying animals dying of rabies; cleaning and disinfecting epidemic areas;

c/ Placing in seclusion and observing animals suspected of being rabid, contracting rabies or suspected of contracting rabies according to regulations;

d/ Not transporting or carrying dogs and cats from or into epidemic areas.

2. For humans:

a/ Humans who have been bitten, scratched or licked by rabid or suspected rabid dogs or cats or who have come into contact with rabid dogs or cats shall immediately treat their wounds according to instructions of commune-level health stations, and come to preventive medicine centers for preventive examination and treatment. Treatment of rabies with medicinal herbs should be avoided;

b/ District-level preventive medicine centers must have sufficient anti-rabies serum and vaccine and shall organize epidemic watch teams;

c/ Persons directly engaged in cleaning and disinfection of epidemic areas shall take protective measures under instructions of the animal health agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Conditions for declaration of epidemic elimination:

a/ 100% of dogs and cats in the epidemic area and adjacent villages have been vaccinated against rabies;

b/ 90 full days have elapsed since the first rabid animal appeared, of which 15 last days see no more animal rabid or dying of rabies;

c/ The epidemic nidus or epidemic area has been thoroughly cleaned and disinfected.

2. Powers to declare epidemic elimination:

The order and powers to declare epidemic elimination comply with the provisions of Clause 2, Article 27 of the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine.

Chapter IV

COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 15.- Commendation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Handling of violations

Individuals or organizations that commit acts of violating the provisions of this Decree shall be administratively sanctioned according to the provisions of the Government's Decree No. 129/2005/ND-CP of October 17, 2005, on sanctioning of administrative violations in the domain of animal health, and Decree No. 150/2005/ND-CP of December 12, 2005, on sanctioning of administrative violations in security and social order and safety, and other relevant provisions of law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17.- Effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." All previous stipulations contrary to this Decree are hereby annulled.

Article 18.- Responsibility to guide the implementation

1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall guide and organize the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.968

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.159.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!