BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
505/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 4 năm 1992
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH 26 TIÊU CHUẨN VỆ SINH TẠM THỜI
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 153/CP
ngày 5/10/1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ của Bộ Y tế và Nghị định
số: 196/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 11/12/1989 quy định quyền hạn và trách
nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Vệ sinh môi trường,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này 26 tiêu chuẩn vệ sinh tạm
thời, bao gồm:
- Sáu tiêu chuẩn vệ sinh nước
dùng trong ăn uống và sinh hoạt.
- Hai tiêu chuẩn vệ sinh trường
học và nhà trẻ.
- Mười tiêu chuẩn vệ sinh lương
thực, thực phẩm.
- Tám tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành, những quy
định trước đây trái với quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.
Ông Vụ trưởng Vụ Vệ sinh môi trường có trách nhiệm tổ
chức, chỉ đạo việc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu tiêu chuẩn
nào chưa phù hợp thì nghiên cứu trình Bộ bổ sung và sửa đổi.
Điều 4.
Các ông: Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ VSMT, Chánh thanh
tra Bộ Y tế, Chánh thanh tra Sở Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
GS. Nguyễn Văn Đàn
|
Phần thứ
nhất
NHỮNG QUY ĐỊNH VỆ SINH ĐỐI
VỚI LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
(trích
Mục 4, 5, 8 và 9)
4. Một số
quy định vệ sinh hoàn cảnh tại các cơ sở sản xuất chế biến lưu thông phân phối
LTTP
1. Tất cả mọi cơ sở sản xuất, chế
biến, lưu thông phân phối, thực phẩm trước khi bước vào hoạt động phải có giấy
chứng nhận vệ sinh của các cơ quan vệ sinh phòng dịch.
2. Tại các cơ sở này không được
phép nuôi súc vật.
3. Nước dùng để chế biến LTTP phải
đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định. Bể chứa nước, giếng nước phải đảm
bảo vệ sinh.
4. Các phòng, sân, đường đi thuộc
phạm vi cơ sở phải dọn dẹp và giữ gìn sạch sẽ. Không chứa các dụng cụ thanh lý,
vỏ hộp, vỏ chai không dùng đến nữa. Nền nhà khô, sạch, không nhơ nhớp.
5. Có thùng đựng rác, đựng thức
ăn thừa. Các thùng này cần có nắp đậy đáy không được rò rỉ nước và được mang đi
hàng ngày, không để chuột, ruồi nhặng có thức ăn và có chỗ đẻ.
6. Cống rãnh phải thông thoáng.
Có hố xí, hố tiêu hợp vệ sinh cho nhân viên, ở những cơ sở lớn có hố xí hố tiểu
cho khách hàng.
7. Có lịch làm vệ sinh cơ sở, có
phân công người theo dõi, chịu trách nhiệm, đặc biệt ở những nơi quan trọng.
8. Cơ sở làm việc phải có đủ ánh
sáng, không khí. Nếu đặt quạt thì hướng gió phải thổi từ nơi sạch đến nơi bẩn,
không được thổi ngược lại.
5. Các điều
kiện bảo quản thực phẩm trong kho lạnh
Thực
phẩm
|
Nhiệt
độ bảo quản
|
Độ
ẩm không khí
|
Thời
hạn bảo quản
|
Thịt ướp lạnh
|
(+1)
- (1)
|
80-85
|
10-20
ngày
|
Thịt đông lạnh
|
(-10)-(-18)
|
95-100
|
2-3
tháng
|
Lạp xường
|
(-4)-(-6)
|
75-80
|
3
tháng
|
Cá ướp đá
|
(-1)-(0)
|
95-98
|
10-12
ngày
|
Cá đông lạnh
|
(-9)-(-18)
|
95-98
|
2-3
tháng
|
Trứng gà
|
(-3)-(-1)
|
85-90
|
2-3
tháng
|
Gà, chim đông lạnh
|
(-9)-(-20)
|
85-90
|
2-3
tháng
|
Sữa tươi đóng chai
|
(-1)-(-2)
|
80-85
|
1-2
ngày
|
Kem
|
(-1)-(-2)
|
80-85
|
1-2
ngày
|
Sữa khô và sữa đặc
|
(-1)-(+1)
|
70-75
|
2-3
tháng
|
Pho mát ướp lạnh
|
(-1)-(0)
|
80-85
|
1-2
ngày
|
Pho mát đông lạnh
|
(-6)-(-4)
|
80-85
|
4-6
tháng
|
Bơ, mỡ
|
(-9)-(-12)
|
90-95
|
3
tháng
|
8. Quy định
vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị trong sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm
1. Có thể dùng những kim loại
sau để chế tạo đồ dùng, dụng cụ sản xuất chế biến thực phẩm:
- Thép không rỉ
- Nhôm và các hợp kim nhôm
- Dụng cụ mạ kền, mạ crôm, mạ bạc.
- Sắt bọc kẽm chỉ dùng để đựng
nước, đựng đồ khô, không dùng để đựng thức ăn, đặc biệt thức ăn có axit hữu cơ
như sữa, dưa muối, bia ...
2. Cấm dùng những dụng cụ sản xuất
từ đồng, kẽm, sắt hoặc những hợp kim có chứa chì, trên 0,5%, asen 0,03%.
3. Dụng cụ bằng đồng chỉ được
phép dùng để nấu mứt, chưng mứt, kẹo với điều kiện trước khi dùng phải đánh rửa
thật kỹ.
4. Chỉ được phép sử dụng cao su
vào chế biến Joint, vú bình sữa, lót nút chai ... Sau khi đã kiểm tra tính trợ
hoá học và độc tính.
5. Các cơ sở sản xuất bát đĩa
sành sứ phải có nhiệt độ nung đạt 1200oC để chì không thôi ra thức ăn.
6. Không dùng giấy sơn, giấy vẽ,
giấy in mực đen, mực mầu để gói thực phẩm (trừ trường hợp đối với hàng khô như
vừng, lạc).
7. Tất cả các dụng cụ ngay sau
khi sử dụng phải rửa sạch và giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.
Bề mặt của các dụng cụ phải nhẵn
để dễ lau rửa và không két đọng các thức ăn thừa.
Bát đĩa, thìa đũa phải được rửa
sạch, khô, không nhờn bẩn hôi mốc và phải được giữ ở nơi cao ráo, sạch sẽ để
không bị nhiễm bẩn lại.
Cốc uống nước phải được riêng biệt,
không rửa chung với bát ăn.
8. Gỗ dùng làm thớt phải là loại
gỗ rắn, ít mùn, mặt nhẵn, không có khe nứt để dễ làm vệ sinh.
Phải có dao, thớt riêng cho thức
ăn sống, thức ăn chín.
9. Dụng cụ, bàn ăn hoặc đồ vật
tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được cọ rửa bằng xà phòng, nước nóng vào
cuối ngày làm việc.
Tủ, chạn đựng thức ăn phải được
giữ gìn sạch sẽ, không hôi mốc.
Những bộ phận nào của dụng cụ,
máy móc có thể tháo rời được để rửa thì nên tháo, những chỗ nào không tháo rời
được thì phải rửa với vận tốc nước lớn để súc rửa được các chất bẩn.
Đối với những dụng cụ dính mỡ, đạm
thì phải dùng chất tẩy rửa và nước nóng để rửa, nếu không những chất này sẽ là
nguồn phát triển vi khuẩn. Ngay sau khi rửa, phải sấy khô các dụng cụ, tốt nhất
là để khô tự nhiên. Trường hợp phải dùng giẻ lau thì chỉ lau một lần là phải vứt
đi hoặc phải giặt giẻ.
Tất cả các dụng cụ đã tiếp xúc với
nguyên liệu thô hoặc nguyên liệu sơ chế cần phải rửa, tiệt trùng thật kỹ trước
khi tiếp xúc với sản phẩm cuối cùng.
Những dụng cụ để ướt trong một
thời gian mà vi khuẩn có thể phát triển được thì ngay trước khi dùng phải tiệt
trùng lại.
Trước khi tiệt trùng bằng nhiệt
phải cọ rửa thật sạch các thức ăn bám vào đó, đặt biệt là chất đạm.
9. Quy định
về vệ sinh cá nhân cho nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm
1. Người làm nghề chế biến, bán
LTTP phải được học những điều tối thiểu về vệ sinh thực phẩm và được cấp giấy
chứng nhận. Những người chưa qua lớp học này và chưa được cấp giấy chứng nhận vệ
sinh thì chưa đủ điều kiện hành nghề.
2. Những người bị mắc các bệnh
truyền nhiễm sau đây thì không được làm các công việc trực tiếp tiếp xúc với thực
phẩm hoặc các loại bao bì trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm:
- Lao
- Kiết lỵ
- Thương hàn
- Ỉa chảy, tả
- Mụn nhọt
- Són đái, són phân
- Viêm gan siêu vi trùng
- Viêm mũi, viêm họng mủ
- Các bệnh ngoài da
- Các bệnh da liễu
- Những người lành mang vi khuẩn
gây bệnh đường ruột
3. Trước khi bắt đầu hành nghề
ăn uống và định kỳ, những người này phải khám sức khoẻ. Mọi chi phí cho việc
khám sức khoẻ do người được khám chịu.
4. Những người trực tiếp tiếp
xúc với thực phẩm trong lúc làm việc phải:
- Mặc quần áo, trang bị vệ sinh
- Quần áo, trang bị vệ sinh
không được mặc lúc đi đại tiểu tiện và phải giặt giũ thường xuyên để đảm bảo sạch
sẽ, thơm tho.
- Trước khi bắt đầu chuẩn bị đồ
ăn và sau khi đi đại tiểu tiện phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Móng tay phải cắt ngắn, giữ sạch.
5. Những người đến thăm quan, xem
xét khu chế biến sản phẩm phải tuân theo các yêu cầu vệ sinh như đối với nhân
viên thực phẩm.
6. Những người làm ở khu vực
nguyên liệu khô hoặc sơ chế chỉ được sang khu vực chế biến sản phẩm cuối cùng
sau khi đã cởi bỏ quần áo vệ sinh của họ và mặc quần áo vệ sinh của khu sản phẩm
cuối cùng và rửa tay thật sạch.