BỘ NGOẠI GIAO
******
|
|
Số: 60/2005/LPQT
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 06 năm 2005
|
Hiệp định riêng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Thụy Điển về tăng cường đào tạo Luật tại Việt Nam
có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2005./.
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT
PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hoàng Anh
|
Sida Contribution No:
46000266
SPECIFIC
AGREEMENT BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM AND THE
GOVERNMENT OF SWEDEN ON STRENGTHENING LEGAL EDUCATION IN VIETNAM PHASE 3 2005 –
2009
The Government of the Socialist Republic of
Vietnam (hereinafter referred to as Vietnam) and the Government of Sweden
(hereinafter referred to as Sweden) have agreed as follows:
The Ministry of Justice in Vietnam and the
Swedish International Development Co-operation Agency (Sida) represented by the
Embassy of Sweden in Hanoi (the Embassy) shall be empowered to represent their
respective Government to sign this Agreement.
Hanoi Law University (HLU) and the Law
University in Ho Chi Minh City (LUHCMC) shall be delegated powers in matters
concerning the implementation of this Agreement in consultation with a Swedish
consultancy partner.
ARTICLE 1. SCOPE AND
OBKECTIVES OF THE AGREEMENT
Vietnam has decided to carry out a project
called Strengthening Legal Education in Vietnam.
The overall objective of the project is to
contribute to the development of a State based on the Rule of Law and the
“Domoi Policy” through improving the legal professional training and
performance of law students. This will be reached by accomplished curriculum,
improved teaching methodology, an improved gender-equal lec-turers qualifications
and widening international co-operation.
In implementation of the overall objective, the
project partners will pay attention to develop the effect of the project in
regard of poverty reduction, human rights protection, HIV-AIDS prevention and
gender issue.
The specific objectives are:
1. To develop a gender equal lecture force,
applying modern teaching methods based on modern literature and a modern
curriculum;
2. To develop law libraries to modern standard
and define their role in modern legal teaching;
3. To enhance legal education and project
management and widening international co-operation.
The project shall be carried out in accordance
with the Project Document titled Strengthening Legal Education in Vietnam of
December 2004 as amended from time to time.
ARTICLE 2. THE SWEDISH
CONTRIBUTION
Sweden shall support the implementation and
monitoring of the project as specified in this Agreement within an amount of
SEVENTY ONE MILLION FIVE HUNDRED THOUSAND Swedish kronor (SEK 71,500,000).
Out of this amount ONE MILLION Swedish kronor
(SEK 1,000,000) are set aside for auditing and evaluating activities related to
the project.
Sweden’s above contribution is maximised to
fixed amounts in SEK. The project’s plans of operation shall be revised
following fluctuations in exchange rate of US dollar.
The contribution shall be financed from the
amount kept available by Sweden to Vietnam in Agreements on Development
Co-operation.
ARTICLE 3. UNDERTAKINGS BY
VIETNAM
Vietnam undertakes:
1. To implement the project and to provide
resources as specified in this Agreement, particularly provide resource for
and/or cover the costs of USD 651,000 mostly in kind such as personnel, office,
conference rooms, library equipment, other facilities and project running
costs;
2. The responsibility for the Swedish
contribution being used efficiently for agreed purposes only;
3. To ensure that administration and internal
control of project resource are adequately carried out;
4. To fulfil the following obligations:
- Qualified and relevant personnel for the
carrying out of the project;
- Running costs for the Vietnamese
administration of the project;
- Budget allowances to cover depreciation on
equipment supplied, repair and re-placement of equipment supplied. For the
purposes of this Agreement, depreciation on IT equipment is calculated as 100%
after a period of 5 years.
The types of costs that may be financed from the
Vietnamese contribution are listed on the cost-sharing table attached to the
Project Document.
ARTICLE 4. CONDITIONS FOR
AND UTILISATION OF THE SWEDISH CONTRIBUTION
1. Only costs for actives carried out during the
period from 1 June 2005 to 30 November 2009 may be financed by the Swedish
contribution. After a period of six months from that latter date, the
contribution in this Agreement shall not be available for payment.
2. The types of costs that may be financed from
the Swedish contribution are listed on the cost-sharing table attached to the
Project Document.
3. It is a prerequisite for the disbursement of
Swedish funds that all resources for the project not provided by Sweden are
allocated by Vietnam. Such an allocation as envisaged in the project document
shall be made by a formal decision of the appropriate authority of Vietnam. If
the project document does not specify when the allocation shall be made, the
allocation shall be made sufficiently in advance of the provision of the
Swedish resources to allow implementation to proceed according to agreed plans.
4. Sweden may, at any time, withhold
disbursements if deviations from agreed plans and budgets occur; if misuse of
funds or other resources takes place; if the resources to be allocated by
Vietnam are not provided as planned; if the objectives of the project are
endangered; if reports are not delivered as agreed; if the financial management
of the project is not satisfactory; if Vietnam’s obligations under previous
agreements between Vietnam and Sweden on support to the project are not
fulfilled; or if the project develops unfavourably in terms of the objectives in
any other important respect.
5. Funds transferred to Vietnam under this
Agreement and not utilised before 31 May 2010 for the financing of activities
shall be repaid to Sweden within three months of that date.
6. Sida may, if substantial deviation from the
Project Document titled Strengthening Legal Education in Vietnam of December
2004 and/or subsequent Plans of Operation has occurred, or if other conditions
set out in this Article are not fulfilled or fully respected, reclaim the
disbursed amount, wholly or in part, from Vietnam.
7. 1-2 female members shall gradually be
included in the Swedish and/or Vietnamese Project Directors Board.
ARTICLE 5. PROCUREMENT
Procurement of goods, work and services shall be
performed in accordance with internationally accepted principle and good
procurement practices.
No offer, gift, payment, consideration or
benefit of any kind, which would or could be construed as an illegal or corrupt
practice, shall be accepted, either directly or indirectly, as an inducement or
reward for the award or execution of contracts financed within this project.
Sweden may perform examinations of procurements.
The examination can be made in the form of a procurement audit. Vietnam shall
provide Sweden with all the necessary documentation relating to the project.
For procurement of goods, works and services
carried out by the Vietnamese Project Directors Board, Sida’s procurement rules
shall apply (Annex 1).
At the request of either of the Parties,
consultations shall be held on any matter pertaining to procurement under this
Agreement.
ARTICLE 6. PLANNING, REVIEW,
REPORTING AND EVALUATION
1. An Annual Review Meeting shall be held every
year. The Parties shall agree on forms and frequency of Intermediate Reporting
and intermediate Review Meetings. Agreed Minutes shall be prepared and signed
before a Review Meeting is closed.
2. A draft Annual Progrees Report shall be
presented to the Embassy 15 days before the Annual Review Meeting. The Annual
Review Meeting may decide that this report shall be revised, in which case a
date for the provision of the final report shall be stated in the Agreed
Minutes.
3. An Annual Work Plan with budget for the
forthcoming year shall be presented to the Embassy 15 days before the Annual
Review Meeting as a draft for analysis and subsequent discussion at the Annual
Review Meeting. The final Annual Work Plan based on the agreements reached at
the Annual Review Meeting shall be submitted to the Embassy for approval 15
days after the Annual Review Meeting.
4. An Annual Financial Reports shall be
submitted to the Embassy no later than 20 days after closure of the financial
year. The report shall be based on the statement of accounts and cover revenue
and expenditure for the entire operation including all sources of financing.
Intermediate financial reporting routines shall be agreed between the Parties
taking into account, that an approved financial report is a prerequisite for
disbursements dealt with in Article 8.
5. The Embassy shall report to Vietnamese
Project Directors Board on all relevant transactions made by Sweden for the
project. This information shall be submitted not less than 15 days before the
report from Vietnam is due.
6. A Completion Report shall be submitted to the
Embassy as a draft no later than 30 days before the Final Review Meeting. After
joint consideration of the draft, the report shall be amended and finalised and
submitted to the Embassy within 30 days of the meeting. If the Final Review
Meeting for some reason will not be held, the Draft Completion Report shall be
submitted to the Embassy 30 days before the expiration of the project’s
activity period and the Final Completion Report within 30 days of receiving
comments.
7. An Evaluation will be made one year prior
completion of the third and final phase of the co-operation. The Parties shall
agree on the terms of reference and the procedures for its implementation
during the preceding annual review meeting.
Further information on contents and format is
provided in Sida’s Guidelines for Planning, Reporting and Audit, which shall be
distributed to Vietnam by Sweden. The Guidelines are also available at www.sida.se/partnerpoint.
The Project Directors Board shall promptly
inform the Embassy if reports and plans cannot be submitted as agreed. Annual
reviews will not be held and new funds will not be disbursed until the required
documents have been received. Irrespective of agreed reporting routines, the
parties shall promptly inform each other if a situation arises that makes it
likely that the project will not be carried out as a agreed.
The Project Directors Board shall provide the
Embassy with any other information regarding the project that Sweden may
reasonably request and enable Swedish representatives to visit project
locations and inspect property, goods, records and documents relating to the
project. Vietnam shall co-operate with and assist Sweden in the performance of
follow-ups and evaluations of the impact of the project. The obligations of
Vietnam in this respect shall also to previously agreed support provided by
Sweden to the project.
ARTICLE 7. DIALOGUE
Sweden and Vietnam shall during the
implementation of the project maintain a dialogue on the following issues:
+ Gender equality at the Universities, in legal
education and in the implementation of the project;
+ HIV/AIDS awareness among the students and the
teachers and mainstreaming of HIV/AIDS considerations in legal education;
+ Intergration of a human rights based approach
in implementation of the project and in legal education.
ARTICLE 8. DISBURSEMENT
Disbursement of the Swedish contribution shall
be made as follow,
a) Disbursement to Vietnam
the Swedish contribution to costs incurred in
Vietnam will be disbursed as follows:
- The Embassy shall make payments for local
costs to HLU/LUHCMC/Sida project accounts repectively up on request from
Vietnamese Project Directors Board;
- The Embassy shall make payments directly to
local services/goods providers. The Project Directors Board shall confirm the
completion of services/goods delivery in writing before any such payment is
made.
A prerequisite for disbursement is that the
requirements in Article 4 are fulfiled and that progress and financial
reporting as stipulated in Article 6 is submitted by The Project Directors
Board and approved by the Embassy. Each disbursement request needs to include
or refer to a progress and financial report, as stipulated in Article 6. No
disbursement can be made until the Embassy has approved the request.
Disbursements of contributions shall only be
made against a requisition signed by an authorised person on behalf of
Vietnamese Project Directors Board.
Disbursements of Swedish contributions shall
only be made against a disbursement request in original from Vietnam.
Authorized to sign the disbursement request on behalf of Vietnamese Project
Directors Board is the Project Director or his/her designated representative.
Vietnam shall inform Sweden of any new designation.
Disbursement will be made quarterly, in
accordance with expended contribution.
The disbursement request shall contain the
following information and the disbursement be made accordingly:
- The words “disbursement request” shall be
included in the heading;
- The Sida Contribution ID;
- The name of the project;
- The requested amount in USD;
- The recipient’s bank, bank address, account
number/IBAN No, account holder, clearing number/sort code, SWIFT-code and
currency of the account;
- Financial report on use of previous
disbursements or reference to such report.
The disbursement request shall be signed and
addressed to the Embassy.
b) Payments made by Sweden
Payment shall be made by Sweden directly to
suppliers, consultants and personnel contracted by Sweden.
Sida shall pay the invoices of the technical
assistance consultant based on the contact signed between Sida and the
consultant, and inform Vietnamese Project Directors Board.
ARTICLE 9. AUDIT
The project shall be audited annually. The audit
shall be carried out by an external, independent and qualified auditor. The
audit shall be carried out in accordance with international standards issued by
International Organisation of Supreme Audit Institutions (INTOSAI) or
International Federation of Accounts (IFAC). The terms of reference for the
audit and the selection of auditor shall be done by the Embassy.
The Audit Report shall express an opinion
whether the submitted Annual Financial Report is correct and gives a true and
fair view of the activities of the project and whether the execution has
complied with the rules and conditions governing the use of funds as expressed
or referred to in this Agreement.
The auditor shall submit a Management Letter,
which reviews the management and the internal control system of the project.
The letter shall state which measures have been taken as a result of previous
audit reports/management letters and whether measures taken have been adequate
to deal with reported shortcomings.
If requested by Sweden the audit shall also
cover the progress report of the project.
The Embassy shall send the Audit Report and the
Management Letter to Vietnamese Project Directors Board as soon as it has been
received from the auditor. A management response shall be produced by
Vietnamese Project Directors Board and submitted and to the Embassy within
three weeks since receiving the Audit Report and the Management Letter.
Vietnam shall co-operate with and assist Sweden
in the performance of any additional audits, follow-ups and financial studies
that Sweden may request.
ARTICLE 10. PROJECT
MONITORING AND EVALUATION INDICATORS
The following critical indicators, among others,
will be used to monitor and evaluate the project:
- A new LL.M. teaching curriculum will be
developed, applied to the second LLM course at HLU and LUHCMC and submitted for
approval by the competent Ministry as a standard teaching curriculum;
- A new LL.D. teaching curriculum will be
developed, applied to the first joint LLD course at HLU and LUHCMC and
submitted for approval by the competent Ministry as a standard teaching
curriculum;
- Modern teaching methods are applied in
teaching;
- Number of text books that are rewritten and
include elements of modern teaching methods (the “number” shall be identified
in the project implementation);
- Examination methods are revised reflecting
modern teaching methods;
- A Pedagogical and Academic Quality Assessment
Office in HLU and LUHCMC are introduced and a plan to maintain its existence is
developed;
- The Law Library in HLU and LUHCMC is
modernised and a plan for its maintenance is developed;
- Increased financial contribution by Vietnam
for the library development and international co-operation.
A project Monitoring Tem will assigned to
strengthen the capacity of Sida and the Embassy to monitor the progress of the
project along with other Swedish assistance to the Legal sector. The objective
of the Monitoring Team is to strengthen the quality and capacity in the legal
sector co-operation by following Vietnamese developments in project related
areas. The Team shall follow and review the project.
The Team will provide Sida and the Embassy with
a long-term analytical support in its promotion of legal/human rights/democracy
development in Vietnam. Further the Team shall act as an advisor to the Embassy
in Hanoi. The decision-making role remains with the agreement partners.
ARTICLE 11. REFERENCE TO
OTHER AGREEMENTS
Co-operation between the Parties under this
Agreement is also governed by:
- The Agreement on General Team and Conditions
for Development Co-operation between the Government of Sweden and the
Government of the Socialist Republic of Vietnam for the period 2001-2006;
- The Agreement on Development Co-operation for
the period 2004-2008; and
- Any agreements that may replace or amend the
said agreements.
ARTICLE 12. DISTRIBUTION OF
THIS AGREEMENTJ
The Parties undertake to distribute copies of
this Agreement to all their ministries, authorities and other institutions
involved in the project of co-operation or otherwise in need of information of
its content.
ARTICLE 13. TERMINATON
This Agreement shall remain valid until 31 May
2010, unless terminated earlier by six month’s written notice by either Party.
In case of termination by Sweden, the termination shall not apply to funds
irrevocably committed in good faith by Vietnam to third parties before the date
of the notice of termination, provided that the commitments were made in
accordance with this Agreement.
In case of serious breach of the Agreement,
Sweden may terminate the Agreement with immediate effect.
In case of termination by Vietnam, no funds
shall be made available for activities after the expiry of the Agreement.
ARTICLE 14. ENTRY INTO FORCE
This Agreement shall enter into force on the 1st,
June 2005.
Two originals of the text of this Agreement, written
in the English language, have been signed, of which the parties have take on
each.
FOR THE
GOVERNMENT
OF SWEDEN
Anna Lindstedt
Swedish Ambassador to Vietnam
|
FOR THE
GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Uong Chu Luu
Minister of Justice
|
BẢN DỊCH Số khoản đóng góp của Sida
46000266
HIỆP ĐỊNH RIÊNG
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ
CHÍNH PHỦ THỤY ĐIỂN VỀ TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO LUẬTTẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 –
2009
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Việt Nam) và Chính phủ Thụy Điển (sau đây gọi
là Thụy Điển) đã thỏa thuận như sau:
Bộ Tư pháp Việt Nam và Cơ quan Hợp
tác và Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) đại diện là Đại sứ quán Thụy Điển tại
Hà Nội (Đại sứ quán) được ủy quyền đại diện cho hai chính phủ ký Hiệp định này.
Trường Đại học Luật Hà Nội (HLU)
và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh được giao thực hiện dự án này phối
hợp với đối tác tư vấn phía Thụy Điển.
Điều 1. Phạm
vi và mục tiêu của Hiệp định
Việt Nam đang thực hiện Dự án
“Tăng cường đào tạo Luật tại Việt Nam”.
Mục tiêu tổng quát của Dự án là:
Thông qua Dự án tăng cường công tác đào tạo luật góp phần xây dựng nhà nước
pháp quyền và đáp ứng đòi hỏi của chính sách đổi mới ở Việt Nam bằng cách hoàn
thiện nội dung, phương pháp đào tạo luật và năng lực làm việc của sinh viên luật.
Mục tiêu này sẽ được thực hiện thông qua việc hoàn thiện chương trình đào tạo,
cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn cho các giáo viên
có chú trọng đến vấn đề bình đẳng giới; và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Trong quá trình thực hiện mục
tiêu tổng quát của dự án các bên đối tác cũng sẽ chú trọng ảnh hưởng của Dự án
tới mục tiêu giảm nghèo, bảo vệ quyền con người, phòng chống HIV-AIDS và vấn đề
bình đẳng giới.
Các mục tiêu cụ thể của Dự án
là:
1. Phát triển đội ngũ giáo viên
có chú trọng đến vấn đề bình đẳng giới, áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại
dựa trên chương trình, giáo trình và tài liệu hiện đại.
2. Xây dựng thư viện đạt tiêu
chuẩn hiện đại và phát huy vai trò của thư viện trong đào tạo luật hiện đại.
3. Tăng cường công tác đào tạo
luật, quản lý Dự án và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Dự án sẽ được thực hiện theo Văn
kiện Dự án “Tăng cường đào tạo luật tại Việt Nam” làm vào tháng 12 năm 2004 sau
khi đã được sửa đổi nhiều lần.
Điều 2.
Đóng góp của phía Thụy Điển
Thụy Điển sẽ hỗ trợ việc thực hiện
và quản lý Dự án quy định tại Hiệp định này với tổng kinh phí là bảy mươi mốt
triệu, năm trăm ngàn đồng kuron Thụy Điển (71 500 000 SEK).
Ngoài ra, một triệu kuron Thụy
Điển (01 triệu kuron) sẽ dành cho công tác kiểm toán và đánh giá các hoạt động
có liên quan đến Dự án. Khoản đóng góp nói trên của phía Thụy Điển tối đa là tới
mức kinh phí đã được nêu trên tính bằng SEK. Trong bản kế hoạch hoạt động của Dự
án số tiền này sẽ được quy đổi thành đô la Mỹ theo tỷ giá giao động.
Khoản đóng góp về tài chính cho
Dự án được rút ra từ tổng số viện trợ của Thụy Điển cho Việt Nam trong Hiệp định
về Hợp tác và Phát triển.
Điều 3.
Trách nhiệm của Việt Nam
1. Thực hiện dự án và cung cấp
các nguồn lực được ghi trong Hiệp định, cụ thể là cung cấp các nguồn lực và/hoặc
đóng góp khoản kinh phí là 651 000 USD. Hầu hết khoản đóng góp này dưới dạng
nhân sự, văn phòng, phòng hội thảo, thiết bị thư viện và các phương tiện khác
cũng như các chi phí nhằm duy trì hoạt động của Dự án.
2. Đảm bảo phần đóng góp của
Chính phủ Thụy Điển được sử dụng hiệu quả và chỉ cho các mục đích đã được thống
nhất.
3. Đảm bảo thực hiện hợp lý việc
quản lý và kiểm soát nội bộ các nguồn lực của dự án.
4. Hoàn thành các nghĩa vụ sau:
- Bố trí cán bộ có trình độ phù
hợp để thực hiện dự án.
- Kinh phí hoạt động cho phần quản
lý dự án của phía Việt Nam.
- Kinh phí khấu hao, sửa chữa,
thay thế các trang thiết bị được cung cấp. Theo Hiệp định này, khấu hao các thiết
bị công nghệ được tính là 100% sau 5 năm.
Các hạng mục có thể do phía Việt
Nam chi trả từ phần đóng góp của phía Việt Nam được liệt kê trong bảng “Đóng
góp tài chính của các bên” đính kèm Văn kiện dự án.
Điều 4. Điều
kiện và việc sử dụng nguồn góp của Thụy Điển
1. Chỉ những hoạt động thực hiện
trong giai đoạn từ 01/6/2005 đến 30/11/2009 được tài trợ từ nguồn đóng góp của
Chính phủ Thụy Điển. Các hoạt động thực hiện sau sáu tháng kể từ ngày
30/11/2009 sẽ không được thanh toán theo Hiệp định này.
2. Các khoản có thể do phía Thụy
Điển chi trả từ phần đóng góp của phía Thụy Điển được liệt kê trong bảng “Đóng
góp tài chính của các bên” đính kèm Văn kiện dự án.
3. Điều kiện tiên quyết cho việc
sử dụng nguồn tài trợ là tất cả các nguồn lực cho Dự án phía Thụy Điển không
cung cấp sẽ do phía Việt Nam đảm nhiệm. Việc đóng góp này được nêu rõ trong Văn
kiện Dự án sẽ được chính thức hóa bằng quyết định của cơ quan Việt Nam có thẩm
quyền. Nếu văn kiện Dự án chưa nêu cụ thể thời gian đóng góp thì nguồn góp của
Thụy Điển nhằm thực hiện những hoạt động theo kế hoạch đã được thống nhất.
4. Phía Thụy Điển có thể, tại bất
cứ thời điểm nào, từ chối không thanh toán nếu có sự sai lệch so với kế hoạch
hoạt động và kế hoạch tài chính đã được thông qua nếu: Nguồn kinh phí hoặc các
nguồn lực khác không được sử dụng đúng mục đích; các nguồn lực do phía Việt Nam
đóng góp không được cung cấp theo kế hoạch; Mục đích của dự án không thể hiện
được, Các báo cáo không được cung cấp theo thỏa thuận; Công tác quản lý tài
chính của Dự án không tới; Phía Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ theo Hiệp định
trước; hoặc mục tiêu của Dự án hoặc các nội dung quan trọng trong Dự án không
được triển khai một cách thuận lợi.
5. Các nguồn vốn đã chuyển cho
phía Việt Nam theo Hiệp định này mà không được sử dụng trước ngày 31/12/2010 sẽ
được hoàn trả lại Thụy Điển trong vòng ba tháng sau đó.
6. Nếu có sự sai lệch lớn so với
Văn kiện Dự án “Tăng cường đào tạo luật tại Việt Nam” làm vào tháng 12 năm 2004
và/hoặc so với những kế hoạch hoạt động hàng năm, hoặc các điều kiện khác liệt
kê trong điều chỉnh này không được hoàn thành hoặc không được tuân thủ triệt để
thì Sida có thể đòi hỏi lại một phần hoặc toàn bộ khoản kinh phí đã chuyển cho
phía Việt Nam.
7. Ban Giám đốc dự án Việt Nam
và/hoặc Thụy Điển từng bước phấn đấu có 1 đến 2 thành viên là nữ.
Điều 5.
Mua sắm
Việc mua sắm hàng hóa, yêu cầu
cung cấp dịch vụ sẽ được thực hiện theo những nguyên tắc và thực tiễn mua sắm
thịnh hành được quốc tế chấp nhận.
Không một sự chào mời, không một
giá trị đền bù hay lợi ích dưới bất cứ dạng nào nếu có thể bị coi là phạm pháp
hay tham nhũng được chấp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp với tư cách là sự dụ dỗ,
trao thưởng cho việc ký kết hay thực hiện hợp đồng được tài trợ trong phạm vị Dự
án.
Phía Thụy Điển có thể tiến hành
kiểm tra việc mua sắm. Việc kiểm tra có thể được thực hiện dưới hình thức kiểm
toán mua sắm. Việt Nam cung cấp cho Thụy Điển tất cả những hồ sơ cần thiết liên
quan đến việc mua sắm.
Việc mua sắm hàng hóa, yêu cầu
cung cấp dịch vụ do Ban Giám đốc Dự án phía Việt Nam thực hiện, sẽ áp dụng theo
các quy định của Sida (Phụ lục 1).
Các bên có thể yêu cầu tư vấn về
bất cứ vấn đề gì có liên quan tới mua sắm theo Hiệp định này.
Điều 6. Lập
kế hoạch, tổng kết, báo cáo và đánh giá
1. Cuộc họp đánh giá thường niên
sẽ được tổ chức hàng năm. Các bên sẽ thống nhất về hình thức và thời gian của
các báo cáo và các cuộc họp đánh giá giữa kỳ. Biên bản họp về được chuẩn bị và
ký trước khi kết thúc cuộc họp.
2. Bản Báo Cáo Sơ Bộ Tiến Độ Thường
Niên phải được cung cấp cho Đại sứ quán Thụy Điển 15 ngày trước khi tổ chức cuộc
họp thường niên. Cuộc họp thường niên sẽ xem xét bản báo cáo này, nếu có sửa đổi
thì ngày nộp bản báo cáo cuối cùng sẽ được ghi trong Biên bản họp.
3. Dự thảo Kế hoạch hoạt động
hàng năm có phần kinh phí cho năm tiếp theo phải được gửi tới Đại sứ quán Thụy
Điển 15 ngày trước cuộc họp thường niên. Bản dự thảo sẽ được đưa hội nghị thường
niên phân tích, thảo luận. Bản Kế hoạch hoạt động cuối cùng đã được sửa đổi
theo nội dung đã thống nhất tại hội nghị thường niên phải được trình lên Đại sứ
quán để phê duyệt 15 ngày sau khi Hội nghị thường niên kết thúc.
4. Báo cáo tài chính hàng năm phải
được gửi tới Đại sứ quán không chậm hơn 20 ngày sau khi năm tài chính kết thúc.
Báo cáo này dựa trên các báo cáo tài chính của các tài khoản và bao gồm tất cả
các khoản thu, các nguồn thu, các khoản chi trong toàn bộ giai đoạn hoạt động.
Việc báo cáo tài chính giữa kỳ sẽ do các bên thỏa thuận trên cơ sở xem xét báo
cáo tài chính đã được thông qua như là một điều kiện tiên quyết cho việc giải
ngân được đề cập trong Điều 7.
5. Đại sứ quán sẽ thông báo cho
Ban Giám đốc Dự án Việt Nam tất cả các khoản do Đại sứ quán chi cho Dự án.
Thông tin này sẽ được gửi tới phía Việt Nam không chậm hơn 15 ngày trước khi hết
hạn nộp báo cáo của phía Việt Nam.
6. Bản dự thảo Báo cáo hoàn
thành sẽ được gửi tới Đại sứ quán không chậm hơn 30 ngày trước cuộc họp tổng kết
cuối cùng. Sau khi các bên cùng xem xét, bản dự thảo sẽ được chỉnh sửa và bản
cuối cùng phải được gửi tới Đại sứ quán trong vòng 30 ngày sau cuộc họp. Nếu vì
một số lý do cuộc họp tổng kết cuối cùng không được tổ chức thì Bản dự thảo Báo
cáo hoàn thành sẽ được gửi tới Đại sứ quán 30 ngày trước khi giai đoạn hoạt động
của dự án hết hạn và bản cuối cùng của Báo cáo hoàn thành sẽ được gửi tới Đại sứ
quán trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được ý kiến của Đại sứ quán.
7. Một năm trước khi kết thúc
giai đoạn ba và là giai đoạn cuối của quá trình hợp tác, việc đánh giá Dự án sẽ
được thực hiện. Các bên sẽ thống nhất về nội dung và quy trình thực hiện trong
cuộc họp thường niên năm trước khi tiến hành.
Thông tin thêm về nội dung và
hình thức các báo cáo được cung cấp trong cuốn Hướng dẫn của Sida về việc lập kế
hoạch, chế độ báo cáo và kiểm toán. Phía Thụy Điển sẽ cung cấp cho bên Việt Nam
cuốn Hướng dẫn này. Hướng dẫn còn có thể xem tại trang điện tử www.sida.se/partnerpoint.
Ban Giám đốc Dự án phải thông
báo kịp thời cho Đại sứ Thụy Điển trường hợp các báo cáo và kế hoạch không thể
gửi đến Đại sứ quán như thỏa thuận. Cuộc họp đánh giá thường niên sẽ không được
tổ chức và kinh phí của Dự án hàng năm cũng không được chi cho đến khi Đại sứ
quán Thụy Điển nhận được báo cáo. Bên cạnh thủ tục báo cáo định kỳ đã thỏa thuận,
các bên phải thông báo kịp thời cho nhau khi phát sinh sự kiện có thể làm cho Dự
án không thực hiện được theo kế hoạch đã thống nhất.
Ban Giám đốc Dự án sẽ cung cấp
cho Đại sứ quán Thụy Điển những thông tin khác liên quan tới Dự án nếu Đại sứ
quán đưa ra yêu cầu một cách chính đáng, đồng thời phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện
cho những đại diện phía Thụy Điển có thể đến thăm, kiểm tra tài sản, hàng hóa,
hồ sơ và tài liệu của Dự án. Phía Việt Nam sẽ phối hợp với và hỗ trợ phía Thụy
Điển thực hiện các hoạt động đánh giá ảnh hưởng của dự án sau này. Nghĩa vụ này
của phía Việt Nam còn áp dụng đối với cả các hỗ trợ trước đây của Thụy Điển cho
Dự án.
Điều 7. Đối
thoại:
Trong quá trình thực hiện Dự án,
Thụy Điển và Việt Nam thường xuyên duy trì đối thoại về những vấn đề sau:
* Vấn đề bình đẳng giới tại hai
trường đại học, tại các cơ sở đào tạo luật và trong quá trình thực hiện Dự án.
* Nhận thức trong sinh viên và
giáo viên về vấn đề HIV/AIDS, xu thế nhìn nhận vấn đề trong HIV/AIDS đào tạo luật.
* Kết hợp cách tiếp cận dựa trên
vấn đề quyền con người trong quá trình thực hiện Dự án và trong công tác đào tạo
luật.
Điều 8.
Thanh toán
Phần đóng góp của Thụy Điển được
thanh toán như sau:
a.Thanh toán cho Việt Nam
Phần đóng góp của Thụy Điển cho
những chi phí phát sinh tại Việt Nam được thanh toán như sau:
- Đối với những khoản chi phí tại
địa phương Đại sứ quán sẽ thanh toán qua tài khoản dự án Trường Đại học Luật Hà
Nội/Đại học Luật TP. HCM/Sida trên cơ sở đề nghị của Ban Giám đốc Dự án.
- Đại sứ quán sẽ thanh toán trực
tiếp cho cơ sở cung cấp dịch vụ/hàng hóa tại địa phương. Ban Giám đốc Dự án
phía Việt Nam khẳng định bằng văn bản kết quả cung cấp dịch vụ/hàng hóa trước
khi Đại sứ quán thanh toán.
Điều kiện tiên quyết cho việc
thanh toán là các yêu cầu tại Điều 4 được thực hiện đầy đủ, Báo cáo tiến độ và
Báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 4 do Ban Giám đốc Dự án phía Việt Nam
chuẩn bị, trình lên và được Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam phê duyệt. Yêu cầu
thanh toán cần bao gồm hoặc dẫn chiếu tới báo cáo tiến độ và báo cáo tài chính
như đã nêu trong Điều 6. Khi Đại sứ quán chưa phê duyệt yêu cầu thanh toán thì
không có khoản chi trả nào được thực hiện.
Việc thanh toán từ nguồn đóng
góp của Thụy Điển sẽ chỉ được thực hiện dựa trên yêu cầu thanh toán bằng văn bản
do cá nhân được uỷ quyền đại diện cho Ban Giám đốc Dự án phía Việt Nam ký.
Việc thanh toán từ nguồn đóng
góp của Thụy Điển sẽ chỉ được thực hiện dựa trên bản gốc yêu cầu thanh toán của
phía Việt Nam. Cá nhân được ủy quyền đại diện cho Ban Giám đốc Dự án phía Việt
Nam ký yêu cầu thanh toán là Giám đốc dự án hoặc đại diện do Giám đốc Dự án ủy
nhiệm. Phía Việt Nam sẽ thông báo cho phía Thụy Điển khi có sự uỷ nhiệm mới.
Việc thanh toán được thực hiện
theo quý dựa trên các khoản đóng góp đã được phân bổ.
Giấy đề nghị thanh toán bao gồm
các nội dung sau và việc thanh toán sẽ dựa trên các nội dung đó:
- Cụm từ: “Yêu cầu thanh toán”
phải có trong phần tiêu đề.
- Mã số khoản đóng góp của Sida.
- Tên dự án.
- Số tiền đề nghị thanh toán
tính bằng USD.
- Ngân hàng nơi nhận, địa chỉ, số
tài khoản, chủ tài khoản, mã số, đơn vị tiền tệ của tài khoản.
- Báo cáo việc sử dụng nguồn tài
trợ lần trước và các tài liệu có liên quan.
Giấy đề nghị thanh toán phải có
chữ ký và gửi tới Đại sứ quán Thụy Điển.
b. Phần phía Thụy Điển thanh
toán:
Thụy Điển sẽ thanh toán trực tiếp
cho cơ sở cung cấp dịch vụ/hàng hóa, nhà tư vấn và những cá nhân do phía Thụy
Điển ký hợp đồng.
Phía Thụy Điển sẽ thanh toán
theo hóa đơn hỗ trợ kỹ thuật cho nhà tư vấn trên cơ sở hợp đồng ký giữa Sida và
nhà tư vấn và sẽ thông báo cho Ban Giám đốc Dự án phía Việt Nam.
Điều 9. Kiểm
toán
Dự án sẽ được kiểm toán hàng
năm. Kiểm toán sẽ được tiến hành bởi một công ty kiểm toán độc lập và có chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và kiểm toán. Kiểm toán sẽ được thực hiện theo
các tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức quốc tế các Viện kiểm toán cao cấp (INTOSAL)
hoặc Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC) đưa ra. Đại sứ quán sẽ quy định nhiệm vụ của
kiểm toán và lựa chọn nhà kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán phải đưa ra ý
kiến về tính đúng đắn của Báo cáo tài chính hàng năm gửi tới Đại sứ quán, phải
đánh giá chính xác và công bằng hoạt động của dự án và việc thực hiện Dự án có
phù hợp với những quy định và điều kiện về việc sử dụng nguồn tài trợ được đề cập
trong Hiệp định này.
Nhà kiểm toán phải đưa ra Thư
đánh giá về Công tác quản lý trong đó xem xét việc quản lý và về hệ thống kiểm
soát nội bộ của Dự án. Thư đánh giá sẽ trình bày những biện pháp đã được áp dụng
nhằm khắc phục những hạn chế theo kết quả của báo cáo kiểm toán lần trước, đánh
giá tính phù hợp của những biện pháp đó.
Nếu Thụy Điển yêu cầu, nhà kiểm
toán sẽ xem xét cả báo cáo tiến độ thực hiện của Dự án.
Đại sứ quán sẽ gửi Báo cáo kiểm
toán và Thư đánh giá công tác quản lý tới Ban Giám đốc Dự án phía Việt Nam ngay
sau khi nhận được những tài liệu này từ nhà kiểm toán. Ban Giám đốc Dự án Việt
Nam sẽ gửi phúc đáp về công tác quản lý cho Đại sứ quán Thụy Điển trong vòng ba
tuần kể từ khi nhận được Báo cáo kiểm toán và Thư đánh giá công tác quản lý.
Ban Giám đốc Dự án phía Việt Nam
phải phối hợp và trợ giúp Đại sứ quán Thụy Điển trong khi tiến hành kiểm toán,
trong các công việc tiếp sau đó cũng như trong các nghiên cứu tài chính mà phía
Thụy Điển yêu cầu.
Điều 10.
Công tác giám sát và các chỉ số đánh giá dự án
Những chỉ số cơ bản sau, cùng với
các chỉ số khác, sẽ được sử dụng để giám sát và đánh giá Dự án:
- Một chương trình mới đào tạo
thạc sĩ luật được xây dựng, áp dụng cho khóa hai chương trình đào tạo thạc sĩ tại
Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, trình
Bộ có thẩm quyền phê duyệt thành chương trình chuẩn.
- Một chương trình mới đào tạo
tiến sĩ luật được xây dựng, áp dụng cho khóa một chương trình đào tạo tiến sĩ tại
Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, trình
Bộ có thẩm quyền phê duyệt thành chương trình chuẩn.
- Các phương pháp giảng dạy hiện
đại áp dụng.
- Một số giáo trình mới được
biên soạn sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại (số lượng giáo trình cụ thể
sẽ được xác định trong quá trình thực hiện dự án).
- Phương pháp kiểm tra được xem
xét lại để có thể phản ánh phương pháp giảng dạy hiện đại.
- Thành lập Trung tâm Phương
pháp sư phạm và Đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội và
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Các bên sẽ xây dựng kế hoạch duy trì
hoạt động của Trung tâm.
- Thư viện Luật tại Trường Đại học
Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh được hiện đại hóa và
các bên sẽ xây dựng kế hoạch duy trì sự phát triển của thư viện.
- Tăng phần đóng góp của phía Việt
Nam cho mục tiêu phát triển thư viện và hợp tác quốc tế.
Nhóm Giám sát Dự án sẽ được
thành lập nhằm tăng cường khả năng giám sát của Sida và Đại sứ quán Thụy Điển đối
với tiến độ thực hiện Dự án và các hỗ trợ khác của Thụy Điển trong lĩnh vực
pháp luật. Mục tiêu hoạt động của nhóm là nhằm tăng cường chất lượng và năng lực
trong lĩnh vực hợp tác pháp luật thông qua việc theo dõi sự phát triển của Việt
Nam trong các lĩnh vực có liên quan của Dự án. Nhóm sẽ giám sát và đánh giá việc
thực hiện Dự án.
Nhóm sẽ cung cấp cho Sida và Đại
sứ quán Thụy Điển hỗ trợ phân tích lâu dài việc thúc đẩy sự phát triển pháp luật,
quyền con người và nền dân chủ ở Việt Nam. Ngoài ra nhóm sẽ đóng vai trò tư vấn
cho Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. Vai trò ban hành quyết định thuộc về các
bên tham gia Hiệp định.
Điều 11.
Tham chiếu các Hiệp định khác
Sự phối hợp hoạt động giữa các
bên theo Hiệp định này cũng đồng thời được điều chỉnh bởi:
- Hiệp định về Các điều khoản và
điều kiện chung đối với sự hợp tác phát triển giữa Chính phủ Thụy Điển và Chính
phủ Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006,
- Hiệp định về Hợp tác phát triển
giai đoạn 2004 – 2008, và
- Những Hiệp định khác thay thế
hoặc sửa đổi những Hiệp định kể trên.
Điều 12.
Gửi Hiệp định
Các bên cam kết gửi bản sao của
Hiệp định này đến tất cả các Bộ, các cơ quan và các tổ chức khác có liên quan đến
Dự án hợp tác hoặc những chủ thể cần thông tin trong nội dung bản Hiệp định
này.
Điều 13.
Chấm dứt Hiệp định
Hiệp định này có giá trị đến
ngày 31 tháng 5 năm 2010, trừ trường hợp một trong hai bên chấm dứt Hiệp định
trước thời hạn với sự báo trước 6 tháng bằng văn bản. Trong trường hợp phía Thụy
Điển là bên chấm dứt Hiệp định thì việc chấm dứt này không áp dụng đối với các
khoản chi mà Việt Nam đã cam kết một cách thiện chí với bên thứ ba trước thời
điểm được thông báo về việc chấm dứt Hiệp định, với điều kiện là những cam kết
đó được thực hiện theo đúng Hiệp định này.
Nếu có sự vi phạm nghiêm trọng
Hiệp định thì phía Thụy Điển có thể chấm dứt Hiệp định ngay lập tức.
Trong trường hợp Việt Nam là bên
chấm dứt Hiệp định, không có bất cứ hoạt động nào thực hiện sau khi Hiệp định hết
hạn được thanh toán.
Điều 14. Hiệu
lực thi hành
Hiệp định này sẽ có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2005.
Hiệp định được ký gồm hai bản gốc
bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ một bản.
THỪA ỦY QUYỀN
CHÍNH PHỦ THỤY ĐIỂN
ĐẠI SỨ THỤY ĐIỂN TẠI VIỆT NAM
Anna Lindstedt
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2005
THỪA ỦY QUYỀN
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Uông Chu Lưu
|