Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 178/1999/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 178/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 178/1999NĐ/CP NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

1. Nghị định này quy định về bảo đảm tiền vay trong việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Việc cấp tín dụng dưới các hình thức khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, nếu các bên có thoả thuận về biện pháp bảo đảm thì cũng được áp dụng các quy định của Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

2. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

3. Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng.

4. Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của tổ chức tín dụng.

5. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng.

6. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

7. Khả năng tài chính của khách hàng vay là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng vay để bảo đảm hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán.

8. Các tổ chức tín dụng là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

9. Khách hàng vay bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

10. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ.

11. Nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với tổ chức tín dụng bao gồm tiền vay (nợ gốc), lãi vay, lãi phạt quá hạn, các khoản phí (nếu có) được ghi trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng vay phải trả theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Biện pháp bảo đảm tiền vay

1. Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

a) Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay;

b) Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba;

c) Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

2. Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:

a) Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản;

b) Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ;

c) Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay

1. Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm theo quy định của Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp tổ chức tín dụng nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, thì tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này được Chính phủ xử lý.

2. Khách hàng vay được tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, tổ chức tín dụng phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn.

3. Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

4. Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

Điều 5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong việc bảo đảm tiền vay. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việc bảo đảm tiền vay và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các bên.

Chương 2:

BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾ CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG VAY, BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN CỦA BÊN THỨ BA

Điều 6. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

1. Khách hàng vay phải cầm cố, thế chấp tài sản hoặc phải được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng, trừ trường hợp khách hàng vay được tổ chức tín dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Nghị định này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng vay thỏa thuận lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

3. Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm bảo đảm tiền vay; lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng vay.

4. Bên bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình. Tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh có thể thoả thuận biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng thì thực hiện bảo lãnh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Khi thế chấp tài sản gắn liền với đất, khách hàng vay phải thế chấp cả giá trị quyền sử dụng đất cùng với tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 7. Điều kiện, thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

1. Tài sản, điều kiện nhận tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh (sau đây gọi là hợp đồng bảo đảm) và đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Hợp đồng bảo đảm có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu các bên có thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Việc kiểm tra tính hợp pháp và điều kiện của tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng thực hiện.

Điều 8. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay

1. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay của tổ chức tín dụng, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản riêng kèm theo hợp đồng bảo đảm.

2. Đối với tài sản bảo đảm tiền vay không phải là quyền sử dụng đất, thì việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do các bên thoả thuận, hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá.

3. Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định như sau:

a) Đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất ở; đất chuyên dùng; đất mà tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đất mà hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo giá đất của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành áp dụng tại thời điểm thế chấp;

b) Đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê; đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm; đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm và tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp gồm tiền đền bù thiệt hại khi được Nhà nước cho thuê đất (nếu có) và tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đất đã trả cho thời gian đã sử dụng;

c) Đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê, khi thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã đầu tư xây dựng trên đất đó, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo số tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ tiền thuê đất đã trả cho thời gian đã sử dụng;

d) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất hàng năm hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại dưới 5 năm, thì giá trị tài sản thế chấp không tính giá trị quyền sử dụng đất;

đ) Trường hợp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê đất được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn, giảm.

4. Việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản gắn liền, thì giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất.

5. Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp được xác định bao gồm cả hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản đó nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trong trường hợp tài sản thế chấp là toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì giá trị của vật phụ cũng thuộc giá trị tài sản thế chấp; nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì giá trị vật phụ chỉ thuộc giá trị tài sản thế chấp khi các bên có thoả thuận.

Điều 9. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với tổ chức tín dụng. Nghĩa vụ trả lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí (nếu có) không thuộc phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nếu các bên có thoả thuận.

2. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

3. Nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng một hoặc nhiều tài sản; bằng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm bằng tài sản, với điều kiện tổng giá trị các tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Điều 10. Mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay

Tổ chức tín dụng quyết định mức cho vay trong giới hạn giá trị tài sản bảo đảm tiền vay và phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được xác định.

Điều 11. Phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản

Một tài sản được dùng để bảo đảm cho một nghĩa vụ trả nợ tại một tổ chức tín dụng; trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, thì một tài sản có thể được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một tổ chức tín dụng với điều kiện giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.

Điều 12. Việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản cầm cố, thế chấp

1. Khi cầm cố tài sản, khách hàng vay có nghĩa vụ giao tài sản cho tổ chức tín dụng giữ; nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận tài sản do khách hàng vay giữ hoặc giao cho bên thứ ba giữ, nhưng tổ chức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

2. Đối với tài sản cầm cố, thế chấp là phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản có giấy chứng nhận đăng ký, thì tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký, chủ phương tiện được dùng bản sao có chứng nhận của Công chứng Nhà nước và xác nhận của tổ chức tín dụng (nơi nhận cầm cố, thế chấp) để lưu hành phương tiện trong thời hạn cầm cố, thế chấp. Tổ chức tín dụng chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sau khi đã có chứng nhận của Công chứng Nhà nước.

3. Khi thế chấp tài sản, tài sản thế chấp do khách hàng vay giữ, trừ trường hợp các bên thoả thuận giao cho tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba giữ. Nếu tài sản thế chấp là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất thì tổ chức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4. Trong trường hợp cầm cố, thế chấp tài sản cho khoản vay hợp vốn, các tổ chức tín dụng tham gia hợp vốn cử đại diện quản lý tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm tiền vay.

Trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng Việt Nam cùng cho vay hợp vốn đối với một dự án tại Việt Nam, nếu tài sản bảo đảm tiền vay là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, thì tổ chức tín dụng Việt Nam phải là đại diện quản lý tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm tiền vay.

5. Bên giữ tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm tiền vay, nếu để mất, hư hỏng, thì xử lý theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Điều 13. Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá

1. Khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nếu doanh nghiệp không trả được nợ trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá, thì các doanh nghiệp hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá phải chịu trách nhiệm nhận nợ và thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng cho vay.

2. Tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá được thực hiện như sau:

a) Đối với doanh nghiệp chia, tách: nếu tài sản bảo đảm tiền vay có thể phân chia được thì phân chia theo tỷ lệ tương ứng với nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp khi chia, tách; nếu tài sản bảo đảm tiền vay không thể phân chia được tương ứng với nghĩa vụ trả nợ và các doanh nghiệp chia, tách không có thoả thuận khác về biện pháp bảo đảm thì tổ chức tín dụng có quyền thu hồi nợ trước khi chia, tách;

b) Đối với doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá: tài sản bảo đảm cho các khoản nợ của doanh nghiệp trước khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá được tiếp tục dùng làm tài sản bảo đảm cho các khoản nợ đó của các doanh nghiệp mới sau khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá.

3. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được các biện pháp như quy định tại khoản 2 Điều này, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ trước khi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá.

4. Trong mọi trường hợp chuyển giao nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức tín dụng, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh là doanh nghiệp sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá phải thoả thuận ký kết lại hợp đồng bảo đảm.

Chương 3:

BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY

Điều 14. Trường hợp áp dụng

Việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng trong các trường hợp sau:

1. Tổ chức tín dụng cho vay trung hạn, dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng vay và đối tượng vay trong một số trường hợp cụ thể.

Điều 15. Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay

Khi tổ chức tín dụng cho khách hàng vay theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này, thì khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đối với khách hàng vay

a) Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng;

b) Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ;

c) Có dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án.

2. Đối với tài sản

a) Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định được quyền sở hữu hoặc được giao quyền sử dụng; giá trị, số lượng và được phép giao dịch. Nếu tài sản là bất động sản gắn liền với đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;

b) Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, thì khách hàng vay phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng.

Điều 16. Hình thức, nội dung, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay

1. Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay phải được lập thành văn bản; có thể ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc lập thành văn bản riêng do các bên thỏa thuận. Khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng, các bên phải lập phụ lục hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, trong đó mô tả đặc điểm, xác định giá trị tài sản đã được hình thành.

2. Nội dung, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu các bên có thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 17. Quyền, nghĩa vụ của khách hàng vay khi vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

1. Khách hàng vay có các quyền sau đây:

a) Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản bảo đảm tiền vay;

b) Được cho thuê, cho mượn tài sản nếu có thoả thuận với tổ chức tín dụng cho vay.

2. Khách hàng vay có các nghĩa vụ sau đây:

a) Phải giao cho tổ chức tín dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất mà tài sản là bất động sản sẽ được hình thành khi ký kết hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay;

b) Thông báo cho tổ chức tín dụng về quá trình hình thành và tình trạng tài sản bảo đảm, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay;

c) Đối với tài sản bảo đảm tiền vay mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu thì trước khi đưa vào sử dụng, phải đăng ký sở hữu tài sản và giao cho tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận sở hữu tài sản đó;

d) Không được bán, chuyển nhượng, tặng, cho, góp vốn liên doanh, hoặc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác khi chưa trả hết nợ cho tổ chức tín dụng, trừ trường hợp được tổ chức tín dụng đồng ý cho bán để trả nợ cho chính khoản vay được bảo đảm.

Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

1. Tổ chức tín dụng có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu khách hàng vay thông báo tiến độ hình thành tài sản bảo đảm và sự thay đổi của tài sản bảo đảm tiền vay;

b) Tiến hành kiểm tra và yêu cầu khách hàng vay cung cấp các thông tin để kiểm tra, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay;

c) Thu hồi nợ vay trước hạn nếu phát hiện vốn vay không được sử dụng để hình thành tài sản như đã cam kết;

d) Xử lý tài sản hình thành từ vốn vay để thu nợ khi khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

2. Tổ chức tín dụng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thẩm định, kiểm tra để đảm bảo khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay được dùng làm bảo đảm tiền vay đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 15 của Nghị định này;

b) Trả lại cho khách hàng vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu có) sau khi khách hàng vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Chương 4:

CHO VAY KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN

MỤC 1: TỔ CHỨC TÍN DỤNG LỰA CHỌN CHO VAY KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN

Điều 19. Trường hợp áp dụng

Tổ chức tín dụng được lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống đối với khách hàng vay theo quy định tại Điều 20, Điều 21 của Nghị định này.

Điều 20. Điều kiện đối với khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản

1. Khách hàng vay phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi;

b) Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ;

d) Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản quy định tại điểm này.

2. Đối với khách hàng vay là doanh nghiệp, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong hai năm liền kế với thời điểm xem xét cho vay.

Điều 21. Hạn chế cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

1. Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản cho một tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.

3. Tổ chức tín dụng quy định mức dư nợ tối đa được vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với một khách hàng vay.

MỤC 2: TỔ CHỨC TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC CHO VAY KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 22. Cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ

Tổ chức tín dụng nhà nước cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, chương trình kinh tế - xã hội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ

1. Thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với khoản cho vay được chỉ định và tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình xem xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ cả gốc và lãi.

2. Tổ chức theo dõi riêng các khoản cho vay theo chỉ định và báo cáo tình hình sử dụng vốn vay, khả năng thu hồi nợ, kiến nghị xử lý những tổn thất trong các trường hợp không thu hồi được nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này.

Điều 24. Trách nhiệm của khách hàng vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ

1. Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.

2. Thực hiện đúng các quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ khi sử dụng vốn vay đối với khoản vay theo chỉ định.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tổn thất trong việc sử dụng vốn vay do các nguyên nhân chủ quan của mình gây ra.

Điều 25. Xử lý tổn thất các khoản cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ

1. Chính phủ xử lý tổn thất cho các tổ chức tín dụng nhà nước trong trường hợp khách hàng vay vốn theo chỉ định không trả được nợ (gốc và lãi) do các nguyên nhân sau đây:

a) Do thiên tai, hỏa hoạn và các biến cố rủi ro khách quan khác;

b) Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc bị tuyên bố phá sản mà sau khi xử lý theo quy định của pháp luật vẫn không trả đủ nợ cho tổ chức tín dụng;

c) Nhà nước thay đổi chủ trương, chính sách dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay gặp khó khăn và không trả được nợ;

d) Các nguyên nhân khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Hàng quý, tổ chức tín dụng nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cho vay không có bảo đảm tổng hợp các khoản tổn thất do các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều này, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý tổn thất cho tổ chức tín dụng.

MỤC 3: BẢO LÃNH BẰNG TÍN CHẤP CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CHO CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO VAY VỐN

Điều 26. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội

1. Tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở của: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thực hiện bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

2. Người được bảo lãnh là cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành viên của một trong các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội quy định tại khoản 1 Điều này khi vay một khoản tiền nhỏ tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ.

3. Mức vay tối đa của mỗi cá nhân, hộ gia đình nghèo được tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội bảo lãnh bằng tín chấp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ.

Điều 27. Hình thức bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội

Việc bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ các nội dung: số tiền vay, mục đích vay, nghĩa vụ của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh.

Điều 28. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội

1. Yêu cầu tổ chức bảo lãnh phối hợp với tổ chức tín dụng trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ.

2. Phối hợp với tổ chức bảo lãnh thực hiện việc cho vay và thu hồi nợ.

Điều 29. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội bảo lãnh bằng tín chấp

1. Giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng.

2. Từ chối việc bảo lãnh nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng.

Điều 30. Nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo lãnh vay vốn

1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay.

3. Trả nợ đầy đủ (gốc và lãi) đúng hạn cho tổ chức tín dụng.

Chương 5:

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỂ THU HỒI NỢ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN

Điều 31. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ

Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ đối với các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Khi đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng, thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý để thu hồi nợ.

2. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng, trường hợp các bên không xử lý được theo các phương thức đã thoả thuận thì tổ chức tín dụng có quyền:

a) Bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ;

b) Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

3. Tổ chức tín dụng có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ và uỷ quyền cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; trong trường hợp này thì bên thứ ba cũng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ như tổ chức tín dụng.

4. Trường hợp một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.

5. Trường hợp tài sản được các bên xử lý theo thoả thuận thì phải thực hiện nhanh chóng, công khai, bảo đảm lợi ích của các bên; nếu tài sản không xử lý được do không thoả thuận được giá bán, thì tổ chức tín dụng có quyền quyết định giá bán tài sản để thu hồi nợ.

6. Các chi phí phát sinh trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay do khách hàng vay, bên bảo lãnh chịu. Tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay sau khi trừ chi phí xử lý, thì tổ chức tín dụng thu nợ theo thứ tự: nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí khác (nếu có). Tài sản bảo đảm tiền vay sau khi được xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

7. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ các bên xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng.

8. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là biện pháp để thu hồi nợ, không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của tổ chức tín dụng.

Điều 32. Các trường hợp tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ

1. Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ, mà tài sản bảo đảm tiền vay chưa được xử lý theo thoả thuận.

2. Khách hàng vay phải thực hiện trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

3. Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ, thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng vay không trả nợ và không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ.

4. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.

Điều 33. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1. Bán tài sản bảo đảm tiền vay.

2. Tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

3. Tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh.

Điều 34. Thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1. Các bên thoả thuận về việc thực hiện các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như quy định tại Điều 33 của Nghị định này.

Trong trường hợp các bên thoả thuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm tiền vay thì bên được bán tài sản có thể là khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh bán, tổ chức tín dụng bán, hai bên phối hợp cùng bán, uỷ quyền cho bên thứ ba bán. Bên được bán tài sản có thể trực tiếp bán cho người mua, uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán tài sản bảo đảm tiền vay.

2. Trong trường hợp tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải giao tài sản cho tổ chức tín dụng để xử lý.

Tổ chức tín dụng có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau:

a) Trực tiếp bán cho người mua;

b) ủy quyền việc bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản;

c) ủy quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để bán;

d) Khi tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ thì tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng;

đ) Trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh thì tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba.

3. Trong thời gian tài sản bảo đảm tiền vay chưa xử lý được, tổ chức tín dụng được quyền khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm. Số tiền thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm sau khi trừ các chi phí cần thiết, hợp lý cho việc khai thác, sử dụng tài sản sẽ được dùng để thu hồi nợ.

4. Trong trường hợp các bên có tranh chấp và khởi kiện, thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản, thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Điều 35. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng

1. Trong trường hợp việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay gặp khó khăn kể cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ khi có đề nghị của tổ chức tín dụng.

2. Bộ Công an hướng dẫn cơ quan Công an các cấp thực hiện các biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản khi khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như đã thoả thuận.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc quyền quản lý của mình thực hiện Nghị định này và có biện pháp hỗ trợ việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng.

4. Sau khi tài sản bảo đảm tiền vay đã được xử lý, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho người mua tài sản, người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, BÁO CÁO, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 36. Hạch toán kế toán, báo cáo, thanh tra, kiểm tra

1. Tổ chức tín dụng phải tổ chức hạch toán kế toán, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Điều 37. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Nghị định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng bảo đảm nếu gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; mọi tranh chấp hợp đồng được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Quy định tại điểm 1, mục II của Nghị quyết số 49/CP-m ngày 06 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về các doanh nghiệp nhà nước vay vốn của các ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp và các quy định trước đây về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng hết hiệu lực thi hành.

3. Các hợp đồng tín dụng có áp dụng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản được xác lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tiếp tục thực hiện theo các điều khoản các bên đã thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng cho đến khi khách hàng vay trả hết nợ cho tổ chức tín dụng cho vay; riêng việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đối với các hợp đồng nói trên được thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Điều 39. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng.

3. Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục công chứng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn việc sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông vận tải, tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản để lưu hành phương tiện khi cầm cố, thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 178/1999/ND-CP

Hanoi, December 29, 1999

 

DECREE

ON CREDIT INSTITUTIONS LOAN SECURITY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to December 12, 1997 Law No.02/1997/QH10 on Credit Institutions;
At the proposal of the Vietnam State Banks Governor,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation objects and application scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The credit allocation in other forms by credit institutions according to the provisions of the Law on Credit Institution, if the parties agree on security measures, shall also comply with the provisions of this Decree, except otherwise provided for by law.

Article 2.- Interpretation of terms

Terms used in this Decree shall be construed as follows:

1. Loan security means the application of measures by credit institutions to ward off risks and create economic and legal basis for the recovery of loans already lent to customers.

2. Loans secured with property means the lending of capital by credit institutions thereby the borrowers debt payment obligations are secured for implementation with the pledged or mortgaged properties, or properties formed from the loan capital of the borrowers, or guaranteed with the property of the third party.

3. Loan security property means the property of the borrowers, the property formed from the loan capital and the property used by the guarantor to secure the performance of debt-payment obligations towards the credit institutions.

4. Property formed from loan capital means the borrowers property with its value having been created partly or wholly by the loan amounts borrowed from the credit institutions.

5. Loans secured with property formed from the loan capital means the use of property formed from loan capital by borrowers to secure the fulfillment of their obligation to repay such loan to the credit institutions.

6. Guarantee with the third partys property means the third party (called the guarantor) commits with the lending credit institution to use the property under his/her/its ownership to fulfill the obligation of debt repayment for the borrower when the debt turns due but the borrower fails to perform or has performed improperly the debt repayment obligation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Credit institutions mean the credit institutions established and operating under the Law on Credit Institutions.

9. Borrowers include legal persons, family households, cooperative groups, private enterprises and individuals, that meet all conditions for capital borrowing at credit institutions as prescribed by law.

10. Guarantee with trust of socio-political organizations means a measure to secure loans in cases where a loan is not secured with property, thereby the grassroots socio-political organizations guarantee with their trust for poor individuals and family households to borrow small sums of money at credit institutions for production, business and/or service activities.

11. The borrowers obligations to pay debts to credit institutions shall cover loan (principal loan), loan interests, overdue debt fines and charges (if any) stated in the credit contracts under which the borrowers shall have to pay as prescribed by law.

Article 3.- Loan- securing measures

1. Measures of securing loans with property:

a) Pledge and mortgage of borrowers property;

b) Guarantee with property of the third party;

c) Securing with property formed from loan capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Credit institutions take initiative in selecting borrowers to provide loans without property security;

b) State credit institutions may provide loans without security as designated by the Government;

c) Credit institutions provide poor individuals and family households with loans guaranteed with trust of socio-political organizations.

Article 4.- Loan- securing principles

1. Credit institutions have the right to opt for and decide loans secured with properties or non-secured loans according to the provisions of this Decree and take responsibility for their decisions. In cases where a State credit institution provides loans not secured with property under the Governments designation, the loss incurred due to objective causes by such loans shall be handled by the Government.

2. Borrowers shall be selected by credit institutions for loans not secured with property; if the credit institutions detect breaches of commitments in the credit contracts by the borrowers during the process of using the loan capital, such credit institutions may apply measures of securing loans with properties or recover loans ahead of time.

3. Credit institutions may dispose of properties used as security for loans according to provisions of this Decree and provisions of relevant legislation in order to recover loans when the borrowers or the guarantors fail to perform and have improperly performed their debt repayment obligations as committed.

4. After the disposal of the properties used as security for loans, if the borrowers or the guarantors still fail to fulfill the debt repayment obligations, the borrowers or the guarantors shall have to continue performing their debt repayment obligations as committed.

Article 5.- Protecting the legitimate rights and interests of the parties

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

LOANS SECURED WITH BORROWERS’ PLEDGED OR MORTGAGED PROPERTIES OR GUARANTEED WITH THE THIRD PARTY’S PROPERTIES

Article 6.- Principles for loans to be secured with borrowers pledged or mortgaged properties or guaranteed with the third partys properties

1. Borrowers shall have to pledge or mortgage their properties or to be provided with property guaranty by the third party in order to ensure the fulfillment of their debt-repayment obligations towards credit institutions, except where they are provided with loans secured by properties formed from the loan capital or with loans not secured with properties under the provisions of this Decree.

2. Credit institutions and borrowers shall agree on the selection of applicable measures of security with the borrowers pledged or mortgaged properties or guarantee with the third partys property.

3. Credit institutions may choose qualified properties as security for their loans; and select the third party to provide property guarantee for the borrowers.

4. The guarantors may only make guaranty with property under their ownership. The credit institutions and the guarantors may agree on measures of pledging or mortgaging the guarantors properties to secure the fulfillment of guarantee obligations.

If the guarantors are credit institutions, the guarantee shall comply with the provisions of the Law on Credit Institutions and the regulations of the Vietnam State Bank.

5. When mortgaging properties annexed to land, the borrowers shall have to mortgage the land use right value together with such properties, except otherwise provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Properties, conditions for accepting pledged, mortgaged or guaranteed properties, the procedures for conclusion and performance of pledge contracts, mortgage contracts and guaranty contracts (hereafter referred to as security contract) and for security transaction registration shall comply with the provisions of legislation on security transactions. The security contracts shall be certified by the State Notary or the competent Peoples Committees if the parties so agree, except otherwise provided for by law.

2. The mortgage of land use right shall comply with the provisions of land legislation.

3. The examination of the legality and conditions of the properties used as security for loans shall be carried out by the credit institutions.

Article 8.- Determination of value of loan-security property

1. The loan-security property must be valued at the time of signing the security contract; the determination of the property value at this time only serves as basis for determining the amounts to be lent by the credit institutions and shall not apply when disposing of the property to recover debts. The determination of the value of loan-security property must be made in a separate document attached to the security contract.

2. For loan-security property being not the land use right, the determination of its value shall be agreed by the parties, or made by the hired consultancy agencies and/or specialized agencies on the basis of the market prices at the time of determination, with reference to different prices such as the States set prices (if any), the purchase price, the remaining value on accounting books and other factors on prices.

3. The value of the mortgaged land used right is determined as follows:

a) For land assigned by the State to family house-holds and individuals for agricultural production, forestry, aquaculture or salt-making; the residential land, the special-use land, land which the economic organizations receive the right to use from other people or which is assigned by the State with the collection of land use levy and the land use levy or the money received for the transfer of the right to use is not provided by the State budget; the land which the family households and individuals receive the lawful land use right transferred from other people or which is assigned by the State with the collection of land use levy, the value of the mortgaged land use right is determined according to the land prices set by the Peoples Committees of the provinces or centrally-run cities applicable at the time of mortgage;

b) For land leased by the State to family households and individuals for which the rents have been paid for the whole leasing term; land leased by the State to economic organizations for which the rents have been paid for the whole leasing terms, but not allocated by the State budget; land leased by the State to family households and individuals for which the rents have been paid for many years and the paid leasing duration still lasts for at least 5 years; and land leased by the State to economic organizations for which the rents have been paid for many years and the paid leasing duration still last for at least 5 years and such rents have not been allocated by the State budget, the value of the mortgaged land use right shall include the damage compensation money (if any) when the land is leased by the State and the rents already paid to the State after subtracting the amounts paid for the period during which the land was used;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) For land assigned by the State to economic organizations without collecting land use levies, which is used for the purposes of agricultural production, forestry, aquaculture or salt-making; the land leased by the State to economic organizations, family households and individuals for which the rents have been paid every year or for many years while the paid leasing duration remains for less than 5 years, the value of the mortgaged property shall not include the land use right value;

e) Where the land use right value is mortgaged and the land lessee is entitled to rent exemption or reduction under the provisions of law, the value of the mortgaged land use right shall be calculated according to the land lease value before such exemption or reduction.

4. Where the land use right is mortgaged and such land is affixed with property, the value of the property used as loan security shall include the value of the land use right and the value of the property affixed to such land.

5. The value of pledged or mortgaged property is determined to include yields, benefits and the rights arising from such property if it is so agreed by the parties or provided for by law.

Where the mortgaged property is the entire real estate with annexes, the value of such annexes is also included in the value of the mortgaged property; if only part of the real estate with annexes is mortgaged, the value of the annexes shall be included in the value of the mortgaged property only when so agreed upon by the parties.

Article 9.- The scope of obligation performance security

1. The scope of obligation performance security is the borrowers debt-repayment obligations towards credit institutions. The obligations to pay loan interests, overdue debt interests and charges (if any) do not fall into the scope of obligation performance security if the parties so agree.

2. The value of loan-security property must be higher than the value of secured obligation.

3. The debt-repayment obligation inscribed in the credit contracts may be secured by one or many properties; by one or many measures of security with properties, provided that the total value of all security properties must be higher than the value of secured obligations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The credit institutions shall decide the lending levels within the limit of the value of the loan-security properties and the scope of obligation performance security already determined.

Article 11.- The scope of securing loans by properties

A property is used to secure one debt-repayment obligation at a credit institution; where the property is registered in terms of ownership right as prescribed by law, a property may secure the performance of many debt-repayment obligations at a credit institution provided that the value of the loan-security property must be higher than the total value of all secured obligations.

Article 12.- The custody of pledged and mortgaged properties and documents thereon

1. When pledging their properties, the borrowers shall have to hand the properties to the credit institutions for custody; if the properties have been registered in terms of ownership, the parties may negotiate to let the properties be kept by either the borrowers or the third party, but the credit institutions shall have to keep the originals of the property ownership certificates.

2. For pledged or mortgaged properties being transport means or fishing vessels which have registration certificates, the credit institutions shall keep the originals of the registration certificates while the means owners may use their copies certified by the State Notary and the credit institutions (the pledges or mortgagees) for the circulation of their means during the time of pledge or mortgage. The credit institutions shall make certification in a copy of the registration certificate only after it was already certified by the State Notary.

3. When properties are mortgaged, the mortgaged properties shall be kept by the borrower, except where the parties agree to assign them to the credit institutions or the third party for custody. If the mortgaged properties are those having the ownership right and the land use right registered, the credit institutions shall have to keep the originals of the property ownership certificates and the land use right certificates.

4. Where properties are pledged or mortgaged for pooled capital loans, the credit institutions participating in the capital pool shall nominate their representatives to manage the loan-security properties and the documents thereon.

Where a foreign credit institution, a joint-venture credit institution and a Vietnamese credit institution jointly provide pool capital loan for a project in Vietnam, if the loan-security property is the value of the land use right and the property affixed to land, the Vietnamese credit institution must be the representative managing the loan-security property and the papers thereon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Performance of property-secured obligations in case the borrowers and guarantors are divided, split, consolidated, merged, transformed or equitized enterprises

1. For borrowers and guarantors being divided, split, consolidated, merged, transformed or equitized enterprises under the provisions of law or decisions of the competent State bodies, if the enterprises are unable to pay their debts before the division, spitting, consolidation, merger, transformation or equitization, the enterprises formulated thereafter shall have to acknowledge the debts and fulfill the obligation to pay debts to the lending credit institutions.

2. Properties used as security for enterprises debt-repayment obligations after the division, splitting, consolidation, merger, transformation or equitization shall be handled as follows:

a) For divided or split enterprises: If the loan-security properties are divisible, they shall be divided according to rates proportionate to the debt-repayment obligations of the enterprises when being divided or split up; if the properties cannot be divided in proportion to the debt-repayment obligations and the divided or split-up enterprises have not otherwise agreed on the security measures, the credit institutions may recover debts before the division or splitting;

b) For consolidated, merged, transformed or equitized enterprises: The properties used as security for the enterprises debts before the consolidation, merger, transformation or equitization shall continue to be used as security for such debts of the new enterprises after the consolidation, merger, transformation or equitization.

3. Where enterprises are unable to apply measures as prescribed in Clause 2 of this Article, the credit institutions may dispose of the loan-security properties to recover debts before carrying out the division, splitting, consolidation, merger, transformation or equitization.

4. In all cases of transferring the obligations secured with properties as prescribed in Clause 2 of this Article, the credit institutions, the borrowers or the guarantors being enterprises after the division, splitting, consolidation, merger, transformation or equitization shall have to negotiate the re-signing of the security contracts.

Chapter III

LOANS SECURED WITH PROPERTIES FORMED FROM LOAN CAPITAL

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The securing of loans with properties formed from loan capital shall be applied to the following cases:

1. The credit institutions provide medium-term and/or long-term loans to investment projects for development of production, business, services and life if the borrowers and the properties formed from the loan capital satisfy the conditions prescribed in Article 15 of this Decree.

2. The Government or the Prime Minister decides to assign credit institutions to provide loans to borrowers in some specific cases.

Article 15.- Conditions on borrowers and properties formed from loan capital

When credit institutions provide loans to clients under the provisions of Clause 1, Article 14 of this Decree, the borrowers and properties formulated from loan capital must satisfy the following conditions:

1. For the borrowers

a) Having enjoyed confidence of the credit institutions;

b) Having the financial capability to fulfill the debt-repayment obligations;

c) Having production, business and/or service development projects which are feasible and capable of repaying debts; or having projects or plans in service of daily life, which are feasible and compatible with the provisions of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For the properties

a) Properties formed from loan capital and used as loan security must be determined in terms of their ownership right or given the right to use; their value, quantities and be allowed for transactions. If the properties are immoveables annexed to land, there must be the land use right certificates for the land plots on which the properties shall be formed and the procedures for investment and construction under the provisions of law must be completed;

b) For properties which, as prescribed by law, require the purchase of insurance, the borrowers shall have to commit to buy insurance for the whole loan term when the properties have been formed and put to use.

Article 16.- Forms and contents and procedures for the signing and performance of contracts on pledge or mortgage of properties formed from loan capital

1. The contracts on pledge or mortgage of properties formed from loan capital must be made in writing; may be written in the credit contracts or made in separate documents as agreed upon by the parties. When the formed properties are put into use, the parties shall have to make appendices of the contracts on pledge or mortgage of properties formed from the loan capital, clearly describing their characteristics and determining the value of the formed properties.

2. The contents and procedures for the signing and performance of the contracts on pledge or mortgage of properties formed from loan capital and the security transaction registration with regard to the security with the properties formed from loan capital shall comply with the provisions of legislation on security transaction. The contracts on pledge or mortgage of properties formed from loan capital shall be certified by the State Public Notary or the competent Peoples Committees if so agreed by the parties, except otherwise provided for by law.

Article 17.- Rights and obligations of borrowers when loans being secured with properties formed from loan capital

1. The borrowers shall have the following rights:

a) To exploit the utility, enjoy yields and benefits from the properties, except where the yields and benefits also belong to loan-security properties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The borrowers shall have the following obligations:

a) To hand over to the credit institutions the land use right certificates of the land plots where the properties being fixed assets shall be formed when signing the contracts on security with properties formed from the loan capital;

b) To notify the credit institutions of the forming process and status of the security properties, creating conditions for the credit institutions to inspect the loan-security properties;

c) For loan-security properties for which the ownership registration is required by law, before putting them to use, to register the property ownership and assign to the credit institutions for custody the originals of such property ownership certificates;

d) Not to sell, transfer, donate, give, contribute as capital to joint ventures or use properties formed from loan capital to secure the performance of other obligations when debts have not yet been paid up to the credit institutions, except where being permitted by the credit institutions to sell them in order to pay for such secured loans.

Article 18.- Rights and obligations of credit institutions accepting security with properties formed from loan capital

1. The credit institutions shall have the following rights:

a) To request the borrowers to inform of the tempo of forming the security property and changes in the loan-security properties;

b) To conduct inspections and request borrowers to supply information for the inspection and supervision of properties formed from the loan capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) To dispose of the properties formed from loan capital in order to recover loan debts when the borrowers fail to perform or improperly perform their debt-repayment obligations.

2. The credit institutions shall have the following obligations:

a) To conduct evaluation and inspection in order to ensure that the borrowers and the properties formed from loan capital and used as loan security satisfy conditions prescribed in Article 15 of this Decree;

b) To return to the borrowers the land use right certificates and the property ownership certificates (if any) after the borrower fulfill their debt-repayment obligations.

Chapter IV

PROVIDING LOANS WITHOUT PROPERTY SECURITY

Section I. CREDIT INSTITUTIONS SELECT LOANS WITHOUT PROPERTY SECURITY

Article 19.- Case of application

Credit institutions may choose borrowers to provide loans without property security when providing short-term, medium-term and/or long-term loans for execution of development investment projects or plans for production, business, service and daily life to borrowers as prescribed in Articles 20 and 21 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The borrowers shall have to fully satisfy the following conditions:

a) Enjoying confidence of the lending credit institutions in the use of loan capital and the full and punctual payment of debts, both the principals and the interests;

b) Having investment projects or production, business and/or service plans, which are feasible and capable of repaying debts; or having projects or plans in service of daily life, which are feasible and compatible with the provisions of law;

c) Having financial capability to perform the debt-repayment obligations;

d) Committing to apply measures of security with properties at the request of the credit institutions if using loan capital in contravention of the commitment in the credit contracts; committing to repay debts ahead of time if failing to apply measures of security with properties as prescribed in this point.

2. For borrowers being enterprises, besides the provisions in Clause 1, this Article, their production and business yield profits for two consecutive years just before the time of loan consideration.

Article 21.- Limiting loans without property security

1. The credit institutions must not provide loans without property security for subjects prescribed in Clause 1, Article 78 of the Law on Credit Institutions.

2. The Vietnam State Bank shall stipulate the level of loan without property security for a credit institution in each period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section II. STATE CREDIT INSTITUTIONS PROVIDE NON-SECURITY LOANS UNDER THE GOVERNMENTS DESIGNATION

Article 22.- Providing non-security loans under the Governments designation

The State credit institutions provide non-security loans to borrowers for the execution of investment projects under the special economic programs, the key economic programs of the State and/or socio-economic programs and to a number of clients entitled to policies on preferential credits regarding the capital-borrowing conditions as prescribed in legal documents of the Government or the Prime Minister.

Article 23.- Responsibilities of the State credit institutions which are permitted to provide non-security loans under the Governments designation

1. To strictly comply with the regulations of the Government and the Prime Minister on designated loans and abide by the provisions of law in the process of loan consideration, inspection of the use of loan capital and recover debt loans, both the principals and the interests.

2. To separately monitor designated loans and report on the situation of loan capital use, debt recovery possibility, propose handling of losses in cases where debts are unable to be recovered according to the provisions in Clause 1, Article 25 of this Decree.

Article 24.- Responsibility of borrowers of non-security loans under the Governments designation

1. To strictly comply with the commitments stated in the credit contracts.

2. To strictly comply with the stipulations of the Government or the Prime Minister on the use of loan capital with regard to designated loans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- Handling losses of non-security loans designated by the Government

1. The Government shall handle losses incurred by State credit institutions in cases where the clients borrowed capital at designation cannot pay their debts ( principals and interests) due to the following causes:

a) Natural calamities, fires and other objective upheavals;

b) Borrowers being economic organizations which are dissolved under decisions of competent State bodies or declared bankrupt after they are handled according to the provisions of law but still unable to fully pay debts to the credit institutions;

c) Other causes as decided by the Prime Minister.

2. Quarterly, the State credit institutions designated by the Government or the Prime Minister to provide non-security loans shall synthesize the losses incurred due to the causes defined in Clause 1, this Article, and report them to the Vietnam State Bank Governor and the Finance Minister for further submission to the Prime Minister who shall decide measures to handle losses for the credit institutions.

Section III. TRUST GUARANTEE BY SOCIO-POLITICAL ORGANIZATIONS FOR POOR INDIVIDUALS AND FAMILY HOUSEHOLDS TO BORROW CAPITAL

Article 26.- Trust-guarantee by socio-political organizations

1. The grassroots socio-political organizations of the Vietnam Peasants Association, the Vietnam Womens Union, the Vietnam Labor Confederation, the Ho Chi Minh Communist Youth Union and the Vietnam War Veterans Association may provide their trust guarantee for poor individuals and family households to borrow capital from credit institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The maximum loan amount lent to each poor individual or family household trust-guaranteed by socio- political organizations shall be stipulated in each period by the Vietnam State Bank.

Article 27.- Forms of trust guarantee by socio-political organizations

The trust guarantee by grassroots socio-political organizations must be made in writing, clearly inscribing the following details: the amount to be borrowed, the borrowing purpose, the obligations of the borrowers, the lending credit institutions and the guaranteeing organizations.

Article 28.- Rights and obligations of the credit institutions which provide loans guaranteed with trust by socio-political organizations.

1. To request the guaranteeing organizations to coordinate with the credit organizations in inspecting the use of loan capital and urging the debt repayment.

2. To coordinate with the guaranteeing organizations in the provision of loans and the recovery of debts.

Article 29.- Rights and obligations of the trust-guaranteeing socio-political organizations

1. To assist, guide and create conditions for poor individuals and family households to borrow capital and use capital for the right purposes and with efficiency; to urge the full and punctual payment of debts to credit institutions.

2. To refuse to provide guarantee if deeming that poor individuals and family households are incapable of using loan capital for production, business and/or service activities and of paying debts to the credit institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To use loan capital for the right purposes as committed.

2. To create favorable conditions for credit institutions and socio-political organizations to inspect the use of loan capital.

3. To pay debts (principals and interests) fully and on time to credit institutions.

Chapter V

DISPOSAL OF LOAN-SECURITY PROPERTIES TO RECOVER DEBTS WITH REGARD TO LOANS SECURED WITH PROPERTIES

Article 31.- The principles for disposal of loan-security properties to recover debts

The disposal of loan-security properties to recover debts with regard to loans secured with properties shall be effected according to the following principles:

1. When due, the borrowers or the guarantors fail to perform or improperly perform their obligations towards the credit institutions, such loan-security properties shall be disposed of to recover the debts.

2. The loan-security properties must be disposed of by modes agreed upon by the parties in the contracts; where the parties cannot handle them by the mutually agreed modes, the credit institutions shall be entitled to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Request the guarantors to fulfill their guaranteeing obligations; if the guarantors fail to perform or improperly perform their obligations, the guarantors properties shall be disposed of for the performance of the guaranteeing obligations.

3. Credit institutions may transfer the right to recover debts and authorize the third party to handle the loan-security properties; for this case, the third party is also entitled to dispose of the loan-security properties to recover debts like the credit institutions.

4. Where a property is used to secure many debt-repayment obligations, if such property must be disposed of to fulfill an obligation to pay a due debt, the other debt-payment obligations, though not yet due, shall also be considered due and entitled to the disposal of the loan-security property for debt recovery.

5. Where the properties are disposed of according to agreement, it must be effected quickly and openly, ensuring the interests of all parties; if the properties are not disposed of due to the failure to reach agreement on the selling prices, the credit institutions are entitled to decide the selling prices in order to recover the loan debts.

6. Expenses arising in the disposal of the loan-security properties shall be paid by the borrowers or the guarantors. The proceeds from the disposal of loan-security properties, after subtracting the disposal expenses, shall be used to pay debts collected by the credit institutions according to the following order: the principals, the loan interests, overdue interests and other charges (if any). If the proceeds from the disposal of the loan-security properties are not enough for the fulfillment of the debt-repayment obligations, the borrowers or the guarantors shall have to continue performing their debt-repayment obligations as committed.

7. The competent State bodies shall have to create conditions for and support the parties in disposing of the loan-security properties in order to recover debts for the credit institutions.

8. The disposal of loan-security properties is a measure to recover debts, not the property trading activities of the credit institutions.

Article 32.- Cases where credit institutions may dispose of the loan-security properties to recover their debts.

1. After the time limit of 60 days from the time a debt turns due, the loan- securing property is yet disposed of as agreed upon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The borrowers being economic organizations have been dissolved before the debts become due, the debt-repayment obligations, though undue, are also considered due, if the borrowers fail to pay their debts and dispose of the loan-security properties for debt repayment, the credit institutions are entitled to dispose of the properties to recover the debts.

4. The disposal of loan-security properties shall comply with the provisions in Clause 3, Article 13 of this Decree.

Article 33.- Modes of disposing of loan-security properties

1. Selling the loan-security properties.

2. The credit institutions take such loan-security properties to substitute the performance of secured obligations.

3. The credit institutions may directly receive money amounts or properties from the third party if the third party has the obligation to pay the money or properties to the borrowers or the guarantors.

Article 34.- Effecting the disposal of loan-security properties

1. The parties shall reach agreements on the implementation of mode of disposing of the loan-security properties as provided for in Article 33 of this Decree.

Where the parties agree to effect the mode of selling the loan-security properties, the party selling the properties may be the borrowers or the guarantors, the credit institutions, both that coordinate therein, the authorized third parties. The property selling party ties may directly sell them to purchasers or through the property auctioning centers or the property auctioning enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The credit institutions are entitled to dispose of the loan-security properties as follows:

a) Directly selling them to purchasers;

b) Authorizing the property auctioning centers or property auctioning enterprises to auction the properties according to the provisions of legislation on property auction;

c) Authorizing or transferring them to the organizations with property-trading function to sell them;

d) When the credit institutions take the loan-security properties to substitute for the debt- repayment obligations, the ownership over such property shall be transferred to the credit institutions;

e) Where the third party is obliged to return the money or property to the borrower or the guarantor, the credit institutions may directly receive the money amounts or properties from the third party.

3. Pending the disposal of the loan-security properties, the credit institutions may exploit and use the security properties. The proceeds from the exploitation and use of security properties, after being subtracted for necessary and reasonable expenses for such exploitation and use, shall be used for debt recovery.

4. In cases where there appear disputes between parties and legal actions are taken, the loan-security properties shall be handled according to the legally binding judgements of the courts or the decisions of the competent State bodies.

5. Where the borrowers and the guarantors are bankrupt enterprises, the loan security properties shall be handled according to law provisions on enterprise bankruptcy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Where the disposal of loan-security properties meets with difficulties due to both subjective and objective causes, the competent State bodies have the responsibility to create conditions and provide support when so requested by credit institutions.

2. The Ministry of Public Security shall guide the police office at all levels to apply measures to support the credit institutions in the disposal of properties when the borrowers and the guarantors fail to settle the loan security properties as agreed upon.

3. The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall direct various branches and levels under their respective management to implement this Decree and take measures in support of the disposal of loan security properties in order to recover loan debts for credit institutions.

4. After the loan security properties have been disposed of the competent State bodies have the responsibility to effect the registration of the ownership over the properties, transfer the land use right to the property purchasers, the land use right transferees according to the provisions of law.

Chapter VI

COST-ACCOUNTING, REPORTING, INSPECTION, EXAMINATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 36.- Cost-accountancy accounting, reporting, inspection and examination

1. The credit institutions shall have to organize the cost accounting, implement the regime of information, statistical report on loans secured with properties and loans not secured with properties and the settlement of loan security properties according to the stipulations of the Vietnam State Bank.

2. The Vietnam State Bank shall have to organize the inspection and examination of the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organizations and individuals that violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be sanctioned according to the provisions of law.

2. Organizations and individuals that violate security contracts, if causing damage, shall have to compensate for the damage according to the provisions of law; all contractual disputes shall be settled according to the provisions of law.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 38.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

2. The provisions at Point 1, Section II of Resolution No.49/CP-m of May 6, 1997 of the Government on the State enterprises borrowing capital from the State commercial banks without mortgage and other previous stipulations on mortgage, pledge and security for bank loans cease to be effective.

3. The credit contracts stating the application of the measures of pledge, mortgage guarantee and lending without property security, which have been made before the effective date of this Decree, shall continue to be performed according to terms agreed upon by the parties and in conformity with law provisions by the time of signing the contracts until the borrowers pay up their debts to the lending credit institutions; particularly the settlement of loan security properties for the above-mentioned contracts shall comply with the provisions of this Decree.

Article 39.- Guidance and implementation responsibilities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Vietnam State Bank, the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security, the Ministry of Finance and the General Land Administration shall coordinate with the concerned ministries and branches in promulgating circulars guiding the settlement of loan security properties so as to recover debts for the credit institutions.

3. The Ministry of Justice shall guide the public notary procedures, the Ministry of Public Security, the Ministry of Communications and Transport and the Ministry of Aquatic Resources shall guide the use of the copies of the certificates of registration of communications and transport means, fishing vessels for circulation of such means when they are pledged, mortgaged for capital borrowing at credit institutions.

4. The ministers, the heads of the ministerial- level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


51.611

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.8.126
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!