Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 232/1999/QĐ-TTg Quy chế quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ phát triển

Số hiệu: 232/1999/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 17/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 232/1999/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 232/1999/QĐ-TTG NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển.

Điều 2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bản Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 232/1999/QĐ – TTg ngày 17 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này áp dụng đối với hoạt động quản lý tài chính của hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển (sau đây gọi tắt là Quỹ).

Điều 2. Quỹ là một tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng trong nước, ngoài nước và được tổ chức thanh toán với khách hàng có quan hệ trực tiếp đến các hoạt động của Quỹ.

Quỹ là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; thực hiện thu, chi và quyết toán thu chi tài chính theo chế độ quy định của Quy chế này; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước để giảm lãi suất cho vay và giảm phí bảo lãnh.

Điều 3. Quỹ thực hiện nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

Điều 4. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của Quỹ.

Chương 2

VỐN, QUỸ VÀ TÀI SẢN

Điều 5. Vốn hoạt động của Quỹ

1. Vốn thuộc sở hữu Nhà nước :

a) Vốn Điều lệ;

b) Vốn ngân sách Nhà nước cấp bổ sung hàng năm dành cho mục tiêu đầu tư.

Trường hợp thay đổi mức vốn điều lệ, Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Vốn huy động dưới các hình thức : vay trung, dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và vốn vay từ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, Quỹ tiết kiệm bưu điện, Quỹ bảo hiểm xã hội Việt nam; vốn từ phát hành trái phiếu; vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại theo ủy thác của Bộ Tài chính.

3. Nguồn vốn nhận uỷ thác cho vay đầu tư phát triển của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 6. Bộ Tài chính thực hiện việc giao vốn thuộc sở hữu nhà nước và bố trí vốn bổ sung hàng năm dành cho các mục tiêu đầu tư.

Quỹ được sử dụng vốn để thực hiện cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư theo đúng các quy định của Nhà nước. Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Quỹ chịu trách nhiệm về việc quản lý an toàn, sử dụng đúng mục đích có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ.

Quỹ được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản trong phạm vi hệ thống của Quỹ để phục vụ cho việc phát triển hoạt động của Quỹ.

Điều 7. Quỹ được trích lập quỹ dự phòng rủi ro vào chi phí nghiệp vụ để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong quá trình thực hiện các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Mức trích được tính bằng 2% số thu từ lãi cho vay hàng năm. Nếu cuối năm không sử dụng hết thì khoản dự phòng này được để lại bù đắp rủi ro cho những năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các khoản tổn thất, Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Việc trích lập, sử dụng và thẩm quyền xử lý rủi ro được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Quy chế này.

Điều 8. Quỹ được hình thành quỹ dự phòng bảo lãnh để trả cho các tổ chức tín dụng khi chủ đầu tư được bảo lãnh không trả nợ đúng hạn. Giới hạn tối đa của quỹ dự phòng bảo lãnh bằng 5% tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (trừ vốn ODA cho vay lại). Nếu cuối năm không sử dụng hết, thì số vốn này được chuyển thành nguồn vốn cho vay năm sau. Trường hợp vốn dự phòng bảo lãnh không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Nguyên tắc, đối tượng, quyền lợi, nghĩa vụ, quy trình bảo lãnh được thực hiện theo quy định tại mục III của Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các chế độ hiện hành của Nhà nước.

Điều 9. Hàng năm, Quỹ có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; việc huy động các nguồn vốn với lãi suất cao để cho vay đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp.

Khi thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước giao, Quỹ được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Mức cấp bù được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần phí quản lý được hưởng.

Phí quản lý trong 5 năm đầu khi Quỹ mới thành lập được xác định bằng 0,2%/tháng trên số dư nợ cho vay bình quân bằng nguồn vốn tín dụng trong nước và 0,3%/năm trên số dư nợ cho vay bình quân bằng nguồn vốn tín dụng ngoài nước.

Đối với các dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định của Chính phủ, Quỹ được ngân sách Nhà nước cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể chế độ tài chính đối với việc cấp bù chênh lệch lãi suất và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Điều 10. Các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển Quỹ được sử dụng

1. Cho vay đầu tư.

2. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

ư3. Thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư.

4. Trả nợ vốn vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

5. Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 11. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định

1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định của Quỹ được hình thành từ các nguồn : do ngân sách Nhà nước cấp, khấu hao tài sản cố định, quỹ đầu tư phát triển và các nguồn hợp pháp khác.

2. Tỷ lệ trích khấu hao tài sản cố định; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định; nhượng bán, thanh lý tài sản; kiểm kê và đánh giá lại tài sản của Quỹ thực hiện theo quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Điều 12. Bảo đảm hoàn vốn của Quỹ

Quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí.

Quỹ thực hiện bảo đảm hoàn vốn theo quy định sau :

1. Mua bảo hiểm tài sản và các chế độ bảo hiểm khác liên quan đến vốn theo quy định.

2. Được sử dụng vốn nhàn rỗi để :

a) Đầu tư trái phiếu, tín phiếu Chính phủ;

b) Cho vay hỗ trợ đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước tạm thời thiếu vốn;

c) Cho vay vốn sản xuất ban đầu đối với dự án đầu tư được vay vốn của Quỹ.

Việc sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư của Quỹ phải đảm bảo an toàn vốn, có hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Mức vốn sử dụng cho vay theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 20% tổng số vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ.

3. Được hạch toán vào chi phí các khoản sau :

a) Dự phòng rủi ro trong quá trình hoạt động;

b) Dự phòng rủi ro về tỷ giá.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nêu trên.

Chương 3

THU CHI TÀI CHÍNH

Điều 13. Thu nhập của Quỹ hỗ trợ phát triển

1. Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ :

a) Thu lãi cho vay;

b) Thu lãi tiền gửi;

c) Thu phí dịch vụ bảo lãnh bằng 0,5%/năm trên số tiền đang bảo lãnh cho chủ đầu tư;

d) Thu phí nhận uỷ thác cho vay lại;

đ) Thu cấp bù chênh lệch lãi suất do ngân sách Nhà nước cấp;

e) Thu hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ khác.

2. Thu nhập từ hoạt động tài chính :

a) Thu từ hoạt động mua bán trái phiếu, tín phiếu Chính phủ;

b) Thu cho thuê tài sản.

3. Thu nhập từ hoạt động bất thường :

a) Các khoản thu phạt;

b) Thu thanh lý, nhượng bán tài sản (sau khi loại trừ các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán);

c) Các khoản thu nhập bất thường khác.

Điều 14. Chi phí của Quỹ hỗ trợ phát triển

1. Chi hoạt động nghiệp vụ :

a) Chi trả lãi vốn huy động;

b) Chi trả lãi tiền vay;

c) Chi trả lãi trái phiếu;

d) Chi phí thanh toán;

đ) Chi phí uỷ thác và dịch vụ;

e) Chi phí dự phòng rủi ro;

g) Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.

2. Chi phí quản lý:

a) Chi lương, phụ cấp lương theo chế độ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Chi bảo hiểm xã hội, y tế, đóng góp kinh phí công đoàn theo chế độ Nhà nước quy định;

c) Chi ăn giữa ca. Mức chi mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước quy định cho công nhân viên chức;

d) Chi trợ cấp khó khăn theo quy định của pháp luật;

đ) Chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản lý làm việc bán chuyên trách;

e) Chi trang phục giao dịch;

g) Chi phương tiện bảo hộ lao động theo quy định;

h) Chi phí khấu hao tài sản cố định. Mức trích do Bộ Tài chính quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước;

i) Bưu điện phí, bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, vật tư văn phòng, chi nghiệp vụ kho quỹ, bốc vác vận chuyển, điện nước, y tế, vệ sinh cơ quan, xăng dầu, công tác phí, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến;

k) Chi phí tuyên truyền, họp báo, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị. Các khoản chi này không quá 7% tổng chi phí trong 2 năm đầu mới thành lập và không quá 5% các năm sau đó;

l) Chi phí quản lý khác theo quy định.

3. Chi hoạt động tài chính :

a) Chi hoạt động mua bán trái phiếu, tín phiếu Chính phủ;

b) Chi phí thuê tài sản.

4. Các khoản chi bất thường:

a) Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá;

b) Chi phí để thu các khoản phạt theo quy định;

c) Chi bảo hiểm tài sản và chi các loại bảo hiểm khác theo quy định;

d) Các khoản chi phí khác.

Điều 15. Quỹ thực hiện hạch toán chi phí đúng chế độ quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các khoản chi và thực hiện các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán.

Điều 16. Các khoản chi phí không được hạch toán vào hoạt động của Qũy

1. Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường.

2. Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính.

3. Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.

4. Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.

Chương 4

CHÊNH LỆCH THU CHI TÀI CHÍNH VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

Điều 17. Chênh lệch thu chi tài chính thực hiện trong năm là kết quả hoạt động tài chính của Quỹ, được xác định giữa tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí phát sinh trong năm.

Điều 18. Phân phối thu nhập

Chênh lệch thu chi tài chính hàng năm sau khi trả tiền phạt do vi phạm các quy định của pháp luật, được phân phối như sau :

1. Trích 10% vào quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ. Mức trích cho đến khi số dư của quỹ bằng 25% vốn Điều lệ.

2. Trích tối đa 50% vào quỹ đầu tư phát triển.

3. Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc. Mức trích cho đến khi số dư quỹ này bằng 6 tháng lương thực hiện của Quỹ hỗ trợ phát triển.

4. Trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Mức trích hai quỹ thực hiện theo quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước. Tỷ lệ phân chia hai quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

5. Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển.

Điều 19. Trong 5 năm đầu kể từ khi Quỹ bắt đầu hoạt động, Quỹ được phép chi theo kế hoạch tài chính được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua và báo cáo Bộ Tài chính. Kế hoạch tài chính của Quỹ được xây dựng trên cơ sở Quỹ được hưởng phí quản lý với mức 0,2%/tháng trên số dư nợ vay bình quân vốn tín dụng trong nước và 0,3%/năm trên số dư nợ vay bình quân vốn tín dụng ngoài nước. Trường hợp thu không đủ chi theo kế hoạch, Quỹ báo cáo Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền.

Chương 5

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Điều 20. Quỹ phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê hiện hành và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Năm tài chính của Quỹ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Điều 21. Quỹ có trách nhiệm lập và gửi các kế hoạch tài chính sau đây theo quy định hiện hành

1. Kế hoạch nguồn và sử dụng vốn.

2. Kế hoạch hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động ưu đãi : chênh lệch lãi suất cấp bù, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.

4. Kế hoạch thu - chi tài chính.

5. Kế hoạch biên chế, quỹ lương.

Điều 22. Quỹ có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê, báo cáo kế toán và các báo cáo định kỳ, đột xuất khác theo quy định hiện hành và theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Báo cáo quyết toán thu chi tài chính hàng năm của Quỹ được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua và gửi Bộ Tài chính.

Hàng năm, trên cơ sở báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ, Bộ Tài chính sẽ xem xét, kiểm tra theo chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước.

Điều 23. Quỹ thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ, công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về số liệu đã công bố.

Chương 6

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 232/1999/QD-TTg

Hanoi, December 17, 1999

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT OF THE DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Decree No. 43/1999/ND-CP of June 29, 1999 of the Government on the State development investment credit;
Pursuant to Decree No. 50/1999/ND-CP of July 8,1999 of the Government on the organization and operation of the Development Assistance Fund;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on Financial Management of the Development Assistance Fund.

Article 2.- The Ministry of Finance shall have to guide and inspect the implementation of the Regulation issued together with this Decision.

Article 3.- This Decision takes effect from January 1, 2000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON FINANCIAL MANAGEMENT OF THE DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND
(Issued together with Decision No. 232/1999/QD-TTg of December 17, 1999 of the Prime Minister)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Regulation applies to the activities of financial management of the system of the Development Assistance  Fund (the Fund in short).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Fund is a unit of concentrated accounting in the whole system; performs cash flow and cash flow settlement according to the regime stipulated in this Regulation; is exempted from tax and other remittances to the State budget in order to reduce the lending interest rate and the guarantee charge.

Article 3.- The Fund performs the task of mobilizing mid-term and long-term capital, receiving and managing capital sources of the State reserved for development investment credit in order to carry out the State policy of assistance to development investment.

Article 4.- The Ministry of Finance shall perform its State management function on finance and shall have to guide and inspect the activities in financial revenues and expenditures of the Fund.

Chapter II

CAPITAL, FUND AND ASSETS

Article 5.- Operating capital of the Fund

1. The capital of the Fund is under State ownership:

a/ Charter capital;

b/ The supplementary capital allocated each year by the State budget shall be used for the investment target.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The capital shall be mobilized in these forms: mid-term and long -term borrowings from organizations and individuals in the country and abroad, and borrowings from the Accumulation Fund for Foreign Debt Repayment, the Postal Savings Fund, the Vietnam Social Insurance Fund; capital from the issue of Government bonds; borrowings and foreign aid to the Government for sub-lending with assignment from the Ministry of Finance.

3. Capital consigned to development investment loans by organizations and individuals in the country and abroad.

Article 6.- The Ministry of Finance shall conduct the allocation of capital under State ownership and allocate the annual supplementary capital for the investment targets.

The Fund can use capital to make investment loans, post-investment interest rate assistance and guarantee investment credit according to regulations of the State. The Chairman of the Managing Council and the General Director of the Fund shall have to manage safely and use for the right purpose and effectively various capital sources of the Fund.

The Fund is entitled to change the structure of the capital and assets within the system of the Fund to expand its activities.

Article 7.- The Fund is entitled to make appropriation for the risk prevention reserve fund with professional expenditures to make up for losses due to objective factors in the process of carrying out projects borrowing development investment credit of the State. The appropriation shall represent 2% of the revenues from the annual lending interest. If it is not used up at the years end, this reserve shall be retained to make up for the risks in the following years. In case the risk prevention reserve fund cannot make up for the losses, the Fund Managing Council shall report to the Ministry of Finance which shall submit the case to the Prime Minister for consideration and decision.

The appropriation and use of the risk prevention fund and the competence in dealing with the risks shall be conducted as stipulated in Article 22 of Decree No. 43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on development investment credit of the State. The Ministry of Finance shall provide concrete guidance on the implementation of this Regulation.

Article 8.- The Fund is allowed to set up the guarantee reserve fund to pay to credit organizations when the guaranteed investors fail to pay their debts in due time. The maximum level of the reserve fund is 5% of the total credit capital on development investment of the State (except the sub-lent ODA). If the fund is not used up at the years end, it shall be converted into capital for loans in the following year. In case the guarantee reserve fund is not enough to carry out the guarantee duty, the Fund Managing Council shall report to the Ministry of Finance and the case shall be submitted to the Prime Minister for decision.

The principle, object, interests, obligations and process of guarantee shall comply with the stipulations in Section III of Decree No. 43/1999 /ND-CP of June 29, 1999 on State credit for development investment and current regimes of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In implementing the task of investment credit assigned by the State, the Fund shall receive State compensations for the difference in interest rates. The allocation shall be determined on the basis of the difference between the average interest rate of the capital sources and the prescribed interest rate of loans plus the eligible management cost.

The management cost in the first five years after establishment of the Fund is set at 0.2% /month of the average debit balance on loans made with credit capital in the country and 0.3%/year of the debit balance of loans made with credit capital from foreign countries.

For the projects enjoying post-investment interest rate assistance stipulated by the Government, the Fund shall be allocated by the State budget a post-investment interest rate assistance. The level of assistance shall comply with the stipulations in Article 28 of Decree No.43/1999 /ND-CP of June 29, 1999 on development investment credit of the State.

The Ministry of Finance shall provide concrete guidance on the financial regime for the allocation to make up for the difference in interest rates and the post-investment interest rate assistance.

Article 10.- The Fund is allowed to use the sources of credit capital for development investment for the following aims:

1. Investment loans.

2. Post-investment interest rate assistance.

3. To secure guarantee for investment credit.

4. To repay the loans from organizations and individuals in the country and abroad.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Investment capital in capital construction and purchase of fixed assets.

1. The investment capital for capital construction and purchase of fixed assets of the Fund shall be formed from these sources: allocations by the State budget, depreciation of fixed assets, development investment fund and other legal sources.

2. The fixed asset depreciation rate; the management and use of the investment capital in capital construction and purchase of fixed assets; assignment and liquidation of assets; inventory and revaluation of assets of the Fund shall conform with the stipulations for State enterprises.

Article 12.- Guarantee of recovery of capital of the Fund.

The Fund shall have to manage and use the investment capital for the right purpose and objects, effectively, and guarantee recovery of capital and offsetting of expenditures.

The Fund shall assure recovery of capital according to the following regulations:

1. To buy insurance for assets and other insurances related to its capital as prescribed.

2. The Fund can use its idle capital:

a/ To invest in Government bonds and credit bills;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To make initial production capital loans to the investment projects eligible for loans from the Fund.

The use of idle capital for investment by the Fund must assure the security of capital and effectiveness and must not affect the tasks of development investment credit of the State. The level of capital used for lending shall conform with Clause 2 of this Article and shall not exceed 20% of the total of the temporary idle capital of the Fund.

3. The Fund is allowed to account into its expenditures the following items:

a/ Risk prevention reserve in the process of operation.

b/ Risk prevention reserve on exchange rate.

The Ministry of Finance shall provide concrete guidance on the appropriation and use of the above reserves.

Chapter III

FINANCIAL REVENUES AND EXPENDITURES

Article 13.- Revenues of the Development Assistance Fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Collection of loan interest ;

b/ Collection of deposit interest,

c/ Collection of guarantee service charge at the rate of 0.5% /year on the amount being guaranteed for the investor;

d/ Collection of assignment charge on sub-lending;

e/ Collection of compensations for difference of interest rates allocated by the State budget;

f/ Collection from professional and other service activities.

2. Revenues from financial operations:

a/ Revenues from the buying and selling of Government bonds and credit bills;

b/ Revenues from lease of assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Fines;

b/ Revenues from liquidation, assignment of assets (after exclusion of liquidation and assignment costs).

c/ Other unexpected revenues.

Article 14.- Expenditures of Development Assistance Fund

1. Expenditures for professional activities:

a/ Payment of interest on mobilized capital;

b/ Payment of loan interest;

c/ Payment of bond interest;

d/ Expenditures in payment activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Payment for risk prevention reserve;

g/ Other expenditures for professional activities.

2. Management costs:

a/ Payment of wages and wage allowances according to the regime proposed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to the Prime Minister for decision;

b/ Payment of social and health insurance, payment of trade union fee according to the State regime;

c/ Payment for meals between work-shifts. Allowance for each person shall not exceed the minimum wage prescribed by the State for workers and public employees;

d/ Hardships allowances according to law;

e/ Allowances for members of the Managing Council on half-time assignments.

f/ Allowances on transactions dresses;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Expenditures on depreciation of fixed assets. The level of appropriation shall be stipulated by the Ministry of Finance as for a State enterprise.

i/ Postal charge, expenditures on the repair and maintenance of fixed assets, purchase of work tools, office equipment, warehouses, portering and transport, electricity and water, healthcare, sanitation of the office, fuel, working trip allowance, expenditures on professional training and fostering, scientific research, technology, innovations and improvements;

j/ Expenditures on propaganda, press conferences, transactions, reception of guests and meetings. These expenditures must not exceed 7% of the total expenditure in the first two years after establishment, and not more than 5% in the following years;

k/ Other management costs as prescribed.

3. Expenditures in financial operations:

a/ Expenditures on purchase and sale of Government bonds and credit bills;

b/ Expenditures on property lease;

4. Unexpected expenditures:

a/ Expenditures on the recovery of remised debts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Expenditures on insurance for assets and other insurances as prescribed.

d/ Other expenditures.

Article 15.- The Fund shall account the expenditures according to the prescribed regime and take responsibility before law for their accuracy and carry out all the regulations on the regime of accountancy receipts and vouchers.

Article 16.- The following expenditures must not be accounted for in the activities of the Fund:

1. Damage to which the Government has provided assistance or have been compensated by the insurance agency or the damage-causing party.

2. Payment of fines for administrative violations, environmental violations, debts left overdue for subjective reasons, fines occasioned by violations of the financial regime.

3. Expenditures on capital construction investment and purchase of fixed assets.

4. Expenditures paid for by other funding sources.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- The difference in financial revenues and expenditures in the year as a result of the financial activities of the Fund is determined by the difference between the total revenues and the total expenditures made in the year.

Article 18.- Distribution of revenues

The difference in financial revenues and expenditures in each year, after paying the fines for violations of the provisions of law, shall be distributed as follows:

1. Deduction of 10% for the professional risk prevention reserve fund. The deduction shall be made until the balance of the Fund is equal to 25% of its charter capital.

2. Maximum deduction for the development investment fund is 50%.

3. Deduction of 5% for the job severance reserve fund. The deduction shall be made until the balance of this fund is equal to six months of paid wages of the Development Assistance Fund.

4. Deduction for the reward and welfare funds. The level of deduction of these two funds shall be made as at a State enterprise. The rate of deduction for these two funds shall be determined by the Managing Council of the Fund.

5. The remainder after deduction for the above funds shall be added to the development investment fund.

Article 19.- In the first five years after the Fund commences operation, the Fund is allowed to spend according to the financial plan already approved by the Fund Managing Council and shall report it to the Ministry of Finance. The financial plan of the Fund shall be worked out on the basis of the Fund being allowed to enjoy the management cost representing 0.2%/month of the average debit balance of the credit capital in the country, and 0.3%/year of the average debit balance of the credit capital from foreign countries. In case the revenues cannot cover expenditures, the Fund shall report to the Ministry of Finance for handling according to its competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ACCOUNTANCY, STATISTICAL AND AUDIT REGIMES AND FINANCIAL PLAN

Article 20.- The Fund must apply the current regime on accountancy and statistics and the guiding documents of the Ministry of Finance.

The fiscal year of the Fund begins on the 1st of January and ends on the 31st of December of the solar calendar.

Article 21.- The Fund shall have to elaborate and send the following financial plans as currently prescribed:

1. The plan on the source and use of the capital.

2. The plan of assistance from the State budget for the preferential activities: compensation for difference in interest rates, post-investment interest rate assistance.

3. Plan of investment in capital construction.

4. Plan of financial revenues and expenditures.

5. Plan on staff personnel and wage fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The report on final settlement of the annual revenues and expenditures of the Fund shall have to be approved by the Managing Council of the Fund and sent to the Ministry of Finance.

Each year, on the basis of the final financial settlement report of the Fund, the Ministry of Finance shall examine and inspect according to its function of a State management agency.

Article 23.- The Fund shall conduct the internal audit regime, publicize the result of it financial activities in each year under the guidance of the Ministry of Finance and take responsibility for the publicized data.

Chapter VI

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 24.- The Ministry of Finance shall assume the main responsibility and coordinate with the related ministries and branches in guiding the implementation of this Regulation.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 232/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 về Quy chế quản lý tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.104

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.18.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!