|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
161/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Sinh Hùng
|
Ngày ban hành:
|
05/02/2007
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
161/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MUỐI ĐẾN NĂM 2010 VÀ
NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và
năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
1. Phát triển sản xuất muối phải
khai thác và phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước biển, khí
hậu, thời tiết của từng vùng, gắn chuyển dịch cơ cấu sản xuất muối với đổi mới
công nghệ, đầu tư mới và cải tạo đồng muối để nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả trên đơn vị diện tích.
2. Tập trung phát triển sản xuất
muối ở những nơi có điều kiện và lợi thế theo hướng tập trung, quy mô lớn, hình
thành tổ hợp công nghiệp muối – hóa chất, gắn sản xuất với chế biến và hóa chất
sau muối; đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi diện tích muối
không có hiệu quả, phân tán, thủ công sang phát triển sản xuất khác để có hiệu
quả cao hơn.
3. Phát triển sản xuất muối phải
gắn với xây dựng nông thôn mới, phân công lại lao động, giải quyết việc làm
trên địa bàn.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung:
Đảm bảo sản xuất muối có hiệu quả
và bền vững; đáp ứng đủ nhu cầu muối tiêu dùng của nhân dân và nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp; giảm dần nhập khẩu muối công nghiệp và tăng dần xuất khẩu
muối, các sản phẩm sau muối; giải quyết việc làm ổn định, từng bước nâng cao mức
sống cho diêm dân và những người lao động trong ngành muối và góp phần tích cực
vào việc phòng, chống các bệnh rối loạn do thiếu iốt.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2010:
- Diện tích sản xuất muối
14.500 ha, trong đó muối công nghiệp 6.000 ha;
- Sản lượng muối 1.500.000
tấn, trong đó muối công nghiệp 800.000 tấn.
b) Đến năm 2020:
- Diện tích sản xuất muối
14.500 ha, trong đó muối công nghiệp 8.500 ha;
- Sản lượng muối 2.000.000
tấn, trong đó muối công nghiệp 1.350.000 tấn.
III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SẢN
XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ, LƯU THÔNG MUỐI
1. Sản xuất muối:
a) Sản xuất muối theo công
nghệ phơi cát và phơi nước phân tán:
- Ở các tỉnh phía Bắc:
giai đoạn 2006 – 2010, nâng cấp cải tạo 2.500 ha trong tổng số 2.673 ha đồng muối
phơi cát hiện có. Cải tiến công nghệ sản xuất, trang bị công cụ cải tiến, máy
móc thích hợp để nâng cao năng suất, giảm cường độ lao động, đưa năng suất muối
bình quân đạt 100 tấn/ha và sản lượng muối đạt 250.000 tấn/năm và sản lượng muối
đạt 250.000 tấn/năm vào năm 2010. Đến năm 2020, giữ diện tích sản xuất muối khoảng
1.500 ha, sản lượng muối đạt khoảng 200.000 tấn/năm.
- Ở các tỉnh phía Nam:
giai đoạn 2006 – 2010, nâng cấp cải tạo, sửa chữa 6.000 ha đồng muối phơi nước
phân tán. Ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng ô kết tinh để nâng cao chất lượng
muối. Sử dụng máy móc, cải tiến công nghệ, đưa năng suất muối bình quân đạt 75
tấn/ha và sản lượng muối đạt 450.000 tấn/năm vào năm 2010. Đến năm 2020, giữ diện
tích sản xuất muối khoảng 4.500 ha, năng suất muối đạt khoảng 400.000 – 450.000
tấn/năm.
b) Sản xuất muối công nghiệp:
tập trung sản xuất muối công nghiệp hóa chất và xuất khẩu theo hướng mở rộng diện
tích, đầu tư trang thiết bị, tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa. Cụ thể là:
- Trong giai đoạn 2006 –
2010, đầu tư chiều sâu và mở rộng các đồng muối công nghiệp hiện có là: Hòn
Khói, Cam Ranh (Khánh Hòa), Tri Hải, Cà Ná (Ninh Thuận), Đầm Vua, Vĩnh Hảo
(Bình Thuận) với tổng diện tích 2.220 ha. Tập trung vào sản xuất trong năm 2007
– 2008 đồng muối Quán Thẻ (Ninh Thuận) và Thông Thuận (Bình Thuận) với diện
tích 2.700 ha. Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng muối công nghiệp mới Bắc Tri Hải
(Ninh Thuận) với diện tích 300 ha.
- Định hướng đến năm 2020:
tiếp tục đầu tư xây dựng mới khoảng 2.500 ha để có diện tích muối công nghiệp
8.500 ha, sản lượng muối đạt 1.350.000 tấn.
2. Cơ sở chế biến muối:
Quy hoạch xây dựng các cơ sở chế
biến muối vừa và nhỏ để vừa bảo đảm tiêu thụ hết muối hàng hóa, vừa cung ứng đủ
muối iốt cho nhân dân với chất lượng cao, giá thành hạ; đồng thời tiếp tục đầu
tư hiện đại hóa những cơ sở chế biến muối ăn hiện có để đạt công suất thiết kế
và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Đầu tư thêm 2 dây chuyền chế biến
muối tinh với thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến, công suất mỗi dây chuyền từ
30.000 – 50.000 tấn/năm tại vùng nguyên liệu ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
3. Dự trữ quốc gia về muối:
Nhà nước đầu tư kinh phí từ nguồn
ngân sách để dự trữ quốc gia về muối trắng cho dân sinh và công nghiệp để phòng
ngừa thiên tai, địch họa và các nhiệm vụ cần thiết khác. Xây dựng mới, nâng cấp
một số kho hiện có và tăng cường trang thiết bị, hiện đại hóa kho để bảo đảm dự
trữ khoảng 120.000 tấn muối vào năm 2010 và 370.000 tấn muối vào năm 2020.
4. Sản xuất các sản phẩm sau muối:
Căn cứ nhu cầu thị trường và chiến
lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất, tiến hành xây dựng một số nhà máy
hóa chất sử dụng nguyên liệu muối công nghiệp và nước ót như nhà máy sản xuất
xút 200.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất sôđa 200.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất
ôxít magiê 15.000 tấn/năm.
IV.
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đất đai:
a) Trên cơ sở Quy hoạch được
phê duyệt, chủ đầu tư lựa chọn và xây dựng các dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo
cơ sở hạ tầng đồng muối; xây dựng mới các đồng muối công nghiệp; đầu tư chiều
sâu các cơ sở chế biến muối tinh và muối công nghiệp; xây dựng, nâng cấp kho dự
trữ muối nhằm đáp ứng đủ nhu cầu muối trong nước theo quy định của pháp luật về
đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố có sản xuất muối rà soát điều chỉnh lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
hàng năm, lâu năm phù hợp với quy hoạch này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
giao đất hoặc cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức,
hộ gia đình cá nhân sản xuất muối theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Khoa học công nghệ:
a) Ưu tiên đầu tư kinh phí
cho các dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm thuộc các lĩnh vực sản xuất, chế
biến, bảo quản, lưu thông muối;
b) Đẩy mạnh công tác khuyến
diêm, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin và tập huấn nâng cao
trình độ cho diêm dân. Tổng kết các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất,
chế biến muối có hiệu quả để phổ biến ra diện rộng. Thực hiện chính sách hỗ trợ
100% từ nguồn ngân sách cho khuyến diêm để xây dựng mô hình trình diễn trong sản
xuất, chế biến, bảo quản muối.
3. Đầu tư, tín dụng:
a) Ngân sách nhà nước đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối, bao gồm: đê bao, trạm bơm, hệ thống
cống, kênh mương cấp nước biển, hệ thống cống, kênh mương thoát lũ, công trình
giao thông, thủy lợi nội đồng, giải phóng mặt bằng. Hỗ trợ xây dựng trường học,
trạm xá, khu tái định cư, đào tạo nghề, di dân kinh tế mới, điện, nước sạch
nông thôn;
b) Vốn tín dụng và các nguồn
vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối.
4. Tiêu thụ sản phẩm:
a) Các doanh nghiệp mua muối
để chế biến và phục vụ tiêu dùng phải tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng tiêu thụ
muối với người sản xuất, kinh doanh muối bảo đảm tiêu thụ hết muối cho diêm dân
với giá cả hai bên cùng có lợi;
b) Bộ Thương mại, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên dành kinh phí thỏa đáng cho xúc tiến
thương mại sản phẩm muối trong chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm hàng
năm;
c) Thực hiện tốt chính
sách bảo đảm muối ăn cho đồng bào dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo
và vùng đặc biệt khó khăn.
5. Hỗ trợ chuyển đổi nghề:
Đối với vùng chuyển đổi diện
tích sản xuất muối sang mục đích sản xuất khác được xem xét hỗ trợ:
a) Kinh phí để đào tạo nghề
cho lao động phải chuyển đổi;
b) Đầu tư các dự án chuyển
đổi về xây dựng hạ tầng giao thông nội đồng, thủy lợi và sản xuất thử để mở rộng
sản xuất;
c) Xây dựng khu tái định
cư và di dân kinh tế mới trong trường hợp phải di dời từ vùng muối đến dịnh cư ở
nơi sản xuất khác.
6. Tổ chức sản xuất:
a) Tiếp tục rà soát để củng
cố, nâng cao hiệu quả hợp tác xã hiện có và thành lập hợp tác xã mới để hỗ trợ
diêm dâm trong dịch vụ vật tư, tiêu thụ sản phẩm và các nhu cầu cần thiết khác
của diêm dân;
b) Khuyến khích và tạo điều
kiện thành lập các doanh nghiệp sản xuất, chế biến tiêu thụ muối;
c) Hình thành Hiệp hội muối
Việt Nam gồm các nhà sản xuất, chế biến, và tiêu thụ muối để bảo vệ quyền lợi của
các thành viên.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố có sản xuất muối tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả quy hoạch
phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020; xây dựng và triển khai các dự
án đầu tư phát triển sản xuất muối theo quy hoạch.
2. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm
quy hoạch và chỉ đạo triển khai xây dựng các nhà máy hóa chất có sử dụng nguyên
liệu là muối (thạch cao, nước ót) gắn với vùng sản xuất muối tập trung để nâng
cao hiệu quả sản xuất muối và đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho tiêu dùng.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố có sản xuất muối tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất muối
trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất
muối; thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án để thực hiện
quy hoạch phát triển sản xuất muối có hiệu quả; có chính sách khuyến khích hỗ
trợ thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngành muối và hỗ trợ
diêm dân chuyển đổi nghề ở những nơi sản xuất muối không hiệu quả;
Điều 3.
Quyết định này thay thế Quyết định số 980/1997/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch sản
xuất – lưu thông muối đến năm 2000 – 2010.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 5.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
|
Quyết định 161/QĐ-TTg năm 2007 Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No: 161/QD-TTg
|
Hanoi, February 05, 2007
|
DECISION APPROVING THE PLANNING ON SALT
PRODUCTION DEVELOPMENT UP TO 2010 AND 2020 THE PRIME MINISTER Pursuant to the
December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development, DECIDES: Article 1.- To
approve the Planning on salt production development up to 2010 and 2020 with
the following principal contents: I. THE PLANNING'S VIEWPOINTS 1. Salt production
development must ensure the exploitation and promotion of advantages of natural
conditions, sea water, climate and weather of each region; the combination of
salt production restructuring with technological renewal, investment in new
salt fields and renovation of existing ones in order to raise the productivity,
quality and efficiency of every unit of acreage of salt field. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. Salt production
development must be associated with the building of a new-style countryside,
redistribution of labor and creation of jobs in localities. II. DEVELOPMENT OBECTIVES 1. General objectives: To ensure efficient
and sustainable salt production; to sufficiently meet people's needs for
consumer salt and industrial demands for material salt; to step by step reduce
the import of industrial salt and increase the export of salt and post-salt
products; to create stable jobs and gradually improve the living conditions of
salt workers and laborers engaged in the salt industry and actively contribute
to the prevention and control of iodine deficiency disorders. 2. Specific objectives: a/ By 2010: - The salt production
area will be 14,500 ha, including 6,000 ha for industrial salt; - The salt yield will
be 1,500,000 tons, including 800,000 tons of industrial salt. b/ By 2020: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - The salt yield will
be 2,000,000 tons, including 1,350,000 tons of industrial salt. III. ORIENTATIONS FOR PLANNING SALT PRODUCTION, PROCESSING,
RESERVE AND CIRCULATION 1. Salt production: a/ Producing salt by
sand-drying and dispersed water-heating technologies: - In northern
provinces: In the 2006-2010 period, to upgrade and renovate 2,500 ha of the
total of 2,673 ha of existing salt fields where sand-drying technology is
applied. To improve production technologies and equip improved tools and
appropriate machines in order to raise labor productivity and reduce labor
intensity, bring the average salt productivity to 100 tons/ha and salt yield to
250,000 tons/year by 2010. By 2020, to keep the salt production area at around
1,500 ha, the salt productivity at 130-135 tons/ha and the salt yield at around
200,000 tons/year. - In southern
provinces: In the 2006-2010 period, to upgrade, renovate and repair 6,000 ha of
salt fields where dispersed water-heating technology is applied. To apply new
materials to the construction of crystallization beds for raising salt quality.
To use machines and improve technologies to bring the average salt productivity
to 75 tons/ha and salt yield to 450,000 tons/year by 2010. By 2020, to keep the
salt production area at around 4,500 ha, the salt productivity at 80-100
tons/ha and the salt yield at 400,000-450,000 tons/year. b/ Producing
industrial salt: To concentrate on producing industrial salt for the chemical
industry and export by expanding areas, investing in equipment and intensifying
mechanization and automation. Specifically: - In the 2006-2010
period, to make intensive investment in and expand the existing industrial-salt
fields of Hon Khoi and Cam Ranh (Khanh Hoa province), Tri Hai and Ca Na (Ninh
Thuan province), Dam Vua and Vinh Hao (Binh Thuan province) with a total area
of 2,220 ha. In 2007-2008, to concentrate investment in completing the
construction and putting to production of Quan The salt field (Ninh Thuan
province) and Thong Thuan salt field (Binh Thuan province) with an area of
2,700 ha. To continue investment in building the new industrial-salt field of
Bac Tri Hai (Ninh Thuan province) with an area of 300 ha. - Orientations towards
2020: To continue investment in building around 2,500 ha of new salt fields so
as to have an industrial-salt area of 8,500 ha with a salt yield of 1,350,000
tons. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To plan the
construction of medium- and small-sized salt-processing establishments which
can process all commodity salt and supply sufficient iodized salt of high
quality and at low prices to people; and at the same time, to continue
investment in modernizing existing edible salt-processing establishments to
reach the designed capacity and product quality standards. To invest in two more
refined salt-processing chains with complete equipment and advanced
technologies with a capacity of 30,000-50,000 tons/year in the material supply
areas in Ninh Thuan and Binh Thuan provinces. 3. National salt reserve: The State shall invest
budget funds in keeping a national reserve of white salt for daily-life
consumption and industrial use in case of occurrence of natural calamities or
enemy sabotage, and for other necessary tasks. To build new storehouses and
upgrade existing ones and increase equipment for and modernize those
storehouses in order to reserve around 120,000 tons of salt by 2010 and 370,000
tons by 2020. 4. Production of post-salt products: Based on market
demands and the strategy on development of the chemical industry, to build a
number of chemicals factories using industrial-salt materials and sea brine
such as a sodium-carbonate production factory with an annual capacity of
200,000 tons, a soda production factory with an annual capacity of 200,000 tons
and a magnesium oxide production factory with an annual capacity of 15,000
tons. IV. MAJOR SOLUTIONS 1. Land: a/ Based on the
approved Planning and the investment law, investors shall select and formulate
investment projects on upgrading and renovating salt-field infrastructure;
build new industrial-salt fields; make intensive investment in refined salt-
and edible salt-processing establishments; build and upgrade salt reserve
storehouses in order to sufficiently satisfy the domestic demand for salt; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. Science and technology: a/ To prioritize funds
for investment in research and pilot production projects on salt production,
processing, preservation and circulation; b/ To step up salt
production extension, transfer technical advances, supply information and
provide training to raise salt workers' skills. To review and widely apply
scientific and technical advances as well as efficient salt production and
processing models. To provide budgetary supports for salt production extension
in order to build demonstration models in salt production, processing and
preservation. 3. Investment and credit: a/ State budget funds
shall be invested in the construction of infrastructure in salt production
areas, including dikes, pump stations, sea-water supply sewers and canals,
flood drainage sewers and canals, inner-field transportation and irrigation
works, and ground clearance. To support construction of schools, health
stations and resettlement areas, job training, relocation of people to new
economic zones, and rural electricity and clean water supply; b/ Credit and other
lawful capital sources for investment in the development of salt production,
processing and consumption. 4. Consumption of products: a/ Enterprises which
purchase salt for processing or consumption shall sign salt consumption
contracts with salt producers or traders in order to consume all salt for salt
workers at prices profitable for both parties; b/ The Ministry of
Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall allocate
adequate funds for promoting the salt product trade in annual key trade promotion
programs; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. Supports for job change: In areas where salt
production is converted into other production activities, supports shall be
considered and provided in terms of: a/ Funds for training
jobs for laborers who have to change their jobs; b/ Investment in
projects on inner-field transportation infrastructure construction, irrigation
and trial production for production expansion; c/ Construction of
resettlement areas and new economic zones for people who are relocated from
salt production areas. 6. Organization of production: a/ To continue
scrutinizing in order to consolidate and raise the efficiency of existing
cooperatives and set up new cooperatives to support salt workers in terms of
supplies services, product consumption and other needs; b/ To encourage and
create conditions for the establishment of salt production, processing or sale
enterprises; c/ To form the Vietnam
Salt Association composed of salt producers, processors and consumers to
protect its members' interests. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. The Ministry of
Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for,
and coordinate with concerned ministries and branches as well as the People's
Committees of salt-producing provinces or cities in, organizing and directing
the effective implementation of the Planning on salt production development up
to 2010 and 2020; formulate and execute investment projects on salt production
development under the Planning. 2. The Ministry of
Industry shall plan and direct the construction of chemicals factories using as
materials salt and salt by-products (gypsum, sea brine) in association with
consolidated salt production areas in order to raise salt production efficiency
and meet demands for consumer products. 3. The People's
Committees of salt-producing provinces or cities shall organize the
implementation of the Planning on salt production development in their
respective localities; direct the formulation of infrastructure investment
projects on salt production development; integrate funding sources of programs
and projects for effective implementation of the Planning on salt production
development; adopt policies to encourage and support the attraction of
investment resources for salt industry development and to support salt workers
to change their jobs in areas where salt production is inefficient. Article 3.-
This Decision replaces the Prime Minister's Decision No. 980/1997/QD-TTg of
November 18, 1997, approving the Planning on salt production and circulation in
the 2000-2010 period. Article 4.-
This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG
BAO." Article 5.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of
government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's
Committees shall implement this Decision. VICE PRIME MINISTER
STANDING DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Sinh Hung ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.
Quyết định 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
8.067
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|