THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****
|
Số:
1364/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ NGHI SƠN, TỈNH THANH HOÁ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 48/TTr-BXD ngày 18
tháng 9 năm 2007 và của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tại tờ trình số
32/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung
xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 với những nội dung
chủ yếu sau:
1. Phạm vi
nghiên cứu:
Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh
Hoá có tổng diện tích 18.611,8 ha thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, bao gồm
12 xã: Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Trúc
Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Tân Trường, Hải Bình thuộc huyện Tĩnh Gia, có ranh
giới địa lý được xác định như sau:
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp huyện Như Thanh;
- Phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu
(tỉnh Nghệ An);
- Phía Bắc giáp xã Nguyên Bình
và Bình Minh (huyện Tĩnh Gia).
2. Tính chất Khu kinh tế Nghi Sơn:
- Là khu kinh tế tổng hợp, đa
ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như:
công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo,
sản xuất và lắp ráp ôtô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu...
gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn; vận hành
theo cơ chế ưu đãi đặc biệt; là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung.
- Là một khu đô thị công nghiệp
- du lịch - dịch vụ quan trọng của tỉnh Thanh Hóa và vùng Nam Thanh - Bắc
Nghệ; có ranh giới và quy chế hoạt động riêng.
3. Quy mô dân số và đất đai:
a) Quy mô dân số:
- Tổng dân số hiện
trạng năm 2006: 80.600 người;
- Đến năm 2015:
khoảng 160.000 người;
- Đến năm 2025:
khoảng 230.000 người.
b) Quy mô đất đai:
Tổng diện tích đất
toàn khu kinh tế 18.611,8 ha, trong đó:
- Khu bảo thuế: có
diện tích 550 ha.
- Khu vực thuế
quan: có diện tích khoảng 10.498 ha, trong đó:
+ Đất xây dựng
công nghiệp: có diện tích khoảng 2.965 ha;
+ Khu cảng biển:
có diện tích khoảng 860 ha;
+ Đất các khu du lịch
tập trung khoảng 350 ha;
+ Đất xây dựng các
khu dân cư (tái định cư, đô thị và dân cư nông thôn) có diện tích khoảng 1.516
ha;
+ Đất các khu trung
tâm khoảng 368 ha, bao gồm các trung tâm dịch vụ 121 ha, trung tâm chuyên ngành
phục vụ chung toàn khu kinh tế 131 ha, đất trung tâm các khu đô thị khoảng 116
ha;
+ Đất cây
xanh khu đô thị khoảng: 428 ha;
+ Đất giao thông:
1.201 ha;
+ Đất khu đào tạo:
195 ha (trong đó bao gồm 102 ha đất khu ở dành cho sinh viên và cán bộ).
+ Đất sân golf,
vui chơi giải trí: 330 ha;
+ Đất cây xanh cảnh
quan mặt nước, cây xanh sinh thái, …: khoảng 2.121 ha;
+ Đất dự trữ phát
triển khoảng : 100 ha;
+ Đất công trình đầu
mối hạ tầng kỹ thuật khoảng 40 ha;
+ Đất nghĩa trang
nhân dân khoảng 25 ha.
- Đất khác trong
khu kinh tế: có diện tích khoảng 7.563,8 ha bao gồm đất quân sự, đồi núi, cây
xanh sinh thái tự nhiên ven sông, mặt nước sông, hồ, cây xanh sinh thái lâm
nghiệp…
4. Định hướng phát triển không gian:
a) Chọn đất và hướng
phát triển:
- Khu vực bờ biển
từ cửa sông Lạch Bạng về phía Nam tới chân núi Răng Cưa:
+ Tập trung xây dựng
phát triển hệ thống cảng và dịch vụ cảng, phát huy hiệu quả khai thác hệ thống
cảng Nghi Sơn (gồm cảng tổng hợp và các cảng chuyên dùng) để phục vụ phát triển
khu kinh tế, vùng phụ cận và khu vực.
- Khu vực phía Bắc
sông Lạch Bạng:
+ Là khu vực thuận
lợi cho phát triển đô thị tập trung tại khu vực hạ lưu sông Lạch Bạng, về 2
phía quốc lộ 1A và về phía Bắc giáp thị trấn Còng, huyện Tĩnh Gia; kết hợp giữa
phân bố dân cư tại khu đô thị trung tâm với một số cụm dân cư ngoài khu đô thị.
- Khu vực phía Nam
sông Lạch Bạng:
+ Phía Đông quốc lộ
1A, phát triển khu công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng và công
nghiệp cơ bản như: lọc hóa dầu, xi măng, nhiệt điện, luyện cán thép... có nhu cầu
lớn về vận chuyển đường biển;
+ Phía Tây quốc lộ
1A: phát triển các khu công nghiệp đa ngành như: cơ khí, lắp ráp ô tô xe máy;
công nghiệp giấy, bê tông thương phẩm, chế biến lương thực thực phẩm, đặc biệt
là phát triển các ngành công nghiệp sau hoá dầu.
- Khu vực đồi núi
phía Tây:
Kết hợp hệ thống đồi
núi, hồ nước phát triển các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng gắn kết với cảnh
quan và hệ sinh thái tự nhiên.
- Khu vực đảo biển:
+ Phát triển du lịch
sinh thái tại đảo Nghi Sơn;
+ Khai thác khu vực
đảo Mê kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, chú trọng bảo vệ môi trường
sinh thái.
b) Phân khu chức
năng:
Khu kinh tế Nghi
Sơn bao gồm hai khu chức năng chính: Khu bảo thuế (phi thuế quan) và Khu thuế
quan.
- Khu bảo thuế :
Khu bảo thuế có diện
tích khoảng 550 ha được bố trí gắn liền với cảng biển bao gồm:
+ Khu bến cảng và
hậu cảng khoảng 50 ha;
+ Khu trung tâm
tài chính, dịch vụ, trung tâm điều hành, trung tâm quảng bá giới thiệu trưng
bày sản phẩm, vui chơi giải trí diện tích khoảng 100 ha;
+ Khu chế xuất,
công nghiệp tái chế diện tích khoảng 320 ha;
+ Đất giao thông
trong khu bảo thuế khoảng 80 ha.
- Khu thuế quan
bao gồm:
+ Khu cảng: có diện
tích mặt đất hậu cảng và bến cảng khoảng 860 ha và diện tích mặt nước khoảng
1.460 ha, trong đó:
. Khu cảng phía
Nam: diện tích mặt đất hậu cảng và bến cảng khoảng 460 ha, phần khai thác sử dụng
mặt nước biển khoảng 410 ha, có khả năng tiếp nhận tàu đến 5 vạn tấn; công suất
bốc xếp hàng hóa thông qua cảng 55 triệu tấn/năm;
. Khu cảng phía Bắc
đảo Nghi Sơn: là khu phát triển cảng tiềm năng, diện tích mặt đất hậu cảng và bến
cảng khoảng 400 ha, phần khai thác sử dụng mặt nước biển khoảng 1.050 ha, có khả
năng tiếp nhận tàu từ 5 - 7 vạn tấn.
. Khu cảng đảo Mê:
có diện tích khoảng 500 ha, có khả năng tiếp nhận tầu 10 đến 30 vạn tấn .
- Các khu công
nghiệp:
Diện tích đất phát
triển công nghiệp đến năm 2025 khoảng 2.965 ha, các khu công nghiệp gồm:
+ Khu phía Đông quốc
lộ 1A:
. Khu công nghiệp
lọc hoá dầu: có diện tích khoảng 550 ha (không bao gồm hành lang đường ống dẫn
dầu và khu cảng), tại xã Mai Lâm và Hải Yến;
. Khu công nghiệp
sửa chữa và đóng mới tàu biển: quy mô khoảng 65 ha; vị trí tại phía Nam
đảo Nghi Sơn;
. Nhà máy nhiệt điện
Nghi Sơn: công suất 1.800 MW, tổng diện tích đất xây dựng nhà máy và khu
bãi xỉ than 255 ha, tại xã Hải Hà;
. Khu công nghiệp
luyện kim: diện tích khoảng 255 ha, vị trí tại xã Hải Hà và Hải Thượng;
. Nhà máy xi măng
Nghi Sơn: có tổng diện tích khoảng 110 ha trong đó đất xây dựng nhà máy 40 ha,
khu phụ trợ nhà máy 70 ha;
. Khu công nghiệp
đa ngành: tổng diện tích đất khoảng 345 ha, tại khu vực xã Mai Lâm;
. Khu kho xăng dầu:
tổng diện tích đất khoảng 60 ha, tại xã Hải Hà.
+ Khu phía Tây quốc
lộ 1A:
Các khu công nghiệp
đa ngành: tổng diện tích đất khoảng 1.020 ha thuộc các xã Tân Trường, Tùng Lâm,
Trường Lâm; gồm nhà máy xi măng Công Thanh, diện tích khoảng 63 ha; các ngành
công nghiệp khác 768 ha; công nghiệp vật liệu và các khu khai thác khoáng sản
khoảng 189 ha;
+ Các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp rải rác hiện có khoảng: 30 ha;
+ Đất dự trữ phát
triển đến năm 2015: tại khu vực đồi thuộc các xã Hải Yến, Hải Thượng, Mai Lâm
và Tùng Lâm khoảng 470 ha.
- Khu đô thị:
Ngoài các
trung tâm thương mại, dịch vụ đã được bố trí kết hợp trong khu bảo thuế, khu
thuế quan dự kiến bố trí các khu trung tâm như sau:
+ Trung tâm hành
chính: diện tích khoảng 20 - 30 ha, được xây dựng trên trục đường chính hướng
ra vùng sông Lạch Bạng;
+ Trung tâm thương
mại dịch vụ, văn hoá - thể dục, thể thao: diện tích khoảng 60 ha, xây dựng tại
phía Bắc, xã Trúc Lâm;
+ Các khu dân cư
đô thị: kết hợp xây dựng các khu đô thị mới với việc cải tạo nâng cấp các cụm
dân cư hiện có thuộc các xã Trúc Lâm, Hải Bình và Xuân Lâm; loại hình nhà ở có
kiến trúc đa dạng: nhà cao tầng, các khu nhà vườn, biệt thự, các khu nhà liên kế...;
- Các cơ sở y tế,
cơ sở giáo dục: được phân bố hợp lý trong quy hoạch cụ thể của các khu dân cư.
- Các khu du lịch
- dịch vụ:
+ Khu du lịch đảo
Nghi Sơn: có diện tích 100 ha, gồm các loại hình dịch vụ nhà hàng, khách sạn,
vui chơi giải trí cao cấp;
+ Khu nghỉ dưỡng
và du lịch sinh thái Trường Lâm, tại hồ Khe Nhồi, có diện tích khoảng 250 ha;
+ Khu sân golf,
khách sạn, du lịch sinh thái thuộc xã Tân Trường có diện tích khoảng 330 ha;
+ Khu du lịch sinh
thái Biển thuộc khu vực đảo Mê.
- Các khu công
viên - cây xanh: gồm các khu vui chơi giải trí, vườn hoa trung tâm và hệ thống
cây xanh sinh thái ven sông, ven biển... chiếm khoảng 20% - 25% tổng diện tích
quy hoạch Khu kinh tế.
- Các khu dịch
vụ khu công nghiệp tổng hợp: có tổng diện tích khoảng 50 ha được bố trí tại
trung tâm các khu công nghiệp.
- Khu trung tâm
đào tạo và dạy nghề, gồm hai khu:
+ Khu đã có quy
hoạch chi tiết trong khu đô thị mới Nghi Sơn quy mô 25 ha;
+ Khu dự kiến
xây mới có diện tích 170, ha trong đó diện tích xây dựng trường khoảng 40 ha được
bố trí tại phía Nam hồ Khe Tuần thuộc xã Tân Trường.
- Các cụm dân
cư ngoài khu đô thị:
Ngoài các khu
dân cư thuộc trung tâm đô thị mới, một số cụm dân cư thuộc các xã Trường Lâm,
Tân Trường, Tùng Lâm và phía Bắc đảo Nghi Sơn được giữ lại; kết hợp với xen cư
nâng cấp và cải tạo, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
+ Hình thành
các khu tái định cư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, ổn định đời sống
dân cư theo nghề nghiệp khi chưa chuyển đổi được nghề nghiệp thích hợp, đào tạo
nghề và chuyển đổi nghề nghiệp đối với các độ tuổi phù hợp; nâng cao và ổn định
đời sống nhân dân tại các khu vực này;
+ Đối với các
khu dân cư nông thôn giữ nguyên hiện trạng, có giải pháp nâng cao điều kiện sống
nhân dân (cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật, đầu tư xây dựng các công
trình hạ tầng xã hội, tạo cơ hội việc làm cho những người trong độ tuổi lao động).
c) Bố cục quy hoạch
kiến trúc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Để giữ gìn bảo vệ
tôn tạo và khai thác di tích cảnh quan cần thực hiện giải pháp:
- San lấp cục bộ mặt
bằng các khu vực đầu tư xây dựng công trình, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên;
- Bảo tồn hệ sinh
thái biển, đầm phá và nội đồng, cải tạo bổ sung nhiều dạng cây trồng thích hợp
cho đô thị và du lịch;
- Khai thác hợp lý
bờ biển, cải tạo các vùng ngập trũng, đồi núi cao, ven sông ngòi, hồ nước tạo
thành các vùng cây xanh, không gian du lịch hấp dẫn.
5. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông:
- Giao thông
đối ngoại:
+ Đường hàng
không: xây dựng sân bay dân dụng cấp II tại xã Quảng Lợi huyện Quảng Xương, diện
tích khoảng 300 ha;
- Đường sắt:
+ Đoạn qua khu vực
công nghiệp phía Tây quốc lộ 1A được cải tuyến về phía Tây, tới sát hệ thống đường
cao tốc và đường sắt cao tốc Bắc - Nam;
+ Nâng cấp và mở rộng
ga Khoa Trường thành ga trung tâm;
+ Tiến hành xây dựng
tuyến đường sắt nối khu phi thuế quan và khu cảng Nghi Sơn với hệ thống đường sắt
quốc gia.
- Đường thuỷ:
Giai đoạn 2015:
+ Đầu tư, xây dựng
hoàn chỉnh khu cảng tổng hợp phía Nam đảo Nghi Sơn;
+ Đầu tư xây dựng
khu cảng phía Bắc Nghi Sơn phục vụ trực tiếp cho khu công nghiệp lọc - hoá dầu,
xi măng và khu phi thuế quan;
+ Đầu tư cảng nhập
dầu thô tại đảo Mê.
Giai đoạn sau
2015:
+ Hoàn chỉnh đầu
tư xây dựng khu cảng phía Bắc đảo Nghi Sơn;
+ Tiếp tục đầu tư
khu cảng thuộc đảo Mê, kết hợp kinh tế - quốc phòng.
- Đường bộ:
+ Đầu tư xây dựng
tuyến đường cao tốc Bắc Nam phía Tây của quốc lộ 1A hiện nay;
+ Hoàn chỉnh tuyến
đường nối Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh, trong đó đoạn từ km 0 + 00 đến km 4 +
661 được điều chỉnh cho phù hợp quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn;
+ Đầu tư xây dựng
tuyến nối cảng Nghi Sơn đi Quỳnh Lưu - Nghệ An;
+ Nâng cấp và mở rộng
tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua Khu kinh tế Nghi Sơn theo tiêu chuẩn đường đô thị loại
II.
- Giao thông khu vực:
+ Hệ thống giao
thông chính gồm các trục Bắc Nam nối từ khu đô thị trung tâm đến các khu công
nghiệp và cảng Nghi Sơn các trục Đông Tây nối từ cảng Nghi Sơn với đường cao tốc
có chỉ giới đường đỏ 40 - 80 m;
+ Các tuyến liên
khu vực có chỉ giới từ 48 - 60 m;
+ Các tuyến khu vực
có chỉ giới đường đỏ 22,5 - 27 m;
+ Các tuyến đường
phục vụ các khu du lịch sinh thái có chỉ giới đường đỏ 14 m;
+ Các nút giao cắt
của các tuyến trục chính (tuyến Đông - Tây, Bắc - Nam) với giao thông đối ngoại
được thiết kế giao cắt khác mức.
- Hệ thống bến bãi
đỗ xe:
+ Bến xe đối ngoại
bố trí ở gần ga Khoa Trường. Diện tích dự kiến khoảng 6 ha;
+ Trung tâm dừng đỗ
cho các phương tiện giao thông đường dài Bắc Nam được bố trí tại khu cây xanh gần
núi của thôn Trường Thành, xã Tùng Lâm, diện tích dự kiến khoảng 6 ha;
+ Bố trí các bãi đỗ
xe, bến xe buýt theo quy hoạch chi tiết.
b) Cấp nước:
- Chỉ tiêu sử dụng
nước:
+ Chỉ tiêu cấp nước
sinh hoạt đến năm 2015: 100 l/người/ngày đêm, cấp cho 85% dân số; đến năm 2025:
120 l/người/ngày đêm, cấp cho 95% dân số.
+ Chỉ tiêu cấp nước
du lịch: 300 l/người/ngày đêm.
+ Chỉ tiêu cấp nước
công nghiệp, công nghệ cao: 20 - 30 m3/ha/ngày đêm.
+ Tổng nhu cầu cấp
nước: đến năm 2015 là 80.000 m3/ngày đêm; đến năm 2025 là 140.000 m3/ngày
đêm.
- Nguồn nước: chủ
yếu lấy từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa, sau giai đoạn 2015 bổ sung nguồn nước từ
hồ sông Mực.
- Công trình cấp
nước:
+ Trạm bơm nước
thô: xây dựng tại hồ Yên Mỹ sau đó bơm nước thô về hồ Đồng Chùa và hồ Kim Giao;
+ Nhà máy nước:
xây dựng các nhà máy nước tại hồ Đồng Chùa phục vụ cho phía Đông Nam Quốc lộ
1A, công suất: 90.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước tại hồ Kim Giao phục
vụ phía Tây Quốc lộ 1A, công suất: 50.000 m3/ngày đêm; phía Bắc được
sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước của thị trấn Còng với công suất hiện tại
5000 m3/ngày đêm được nâng lên 15.000 m3/ngày đêm.
- Hệ thống thoát
nước mưa:
+ Chọn hệ thống
thoát nước mưa riêng, các tuyến thoát nước chính sử dụng hệ thống cống tròn,
các tuyến nhánh thoát ngoài đô thị sử dụng mạng lưới bằng mương hở hoặc mương
có tấm đan;
+ Hướng thoát nước
chính: thoát ra lưu vực sông Tuần Cung, sông Nhà Lê, sông Cầu Lâu, sông Cầu Hổ,
sông Yên Hoà và sông Bạng, sau đó thoát ra biển Đông.
c) Cấp điện:
- Tiêu chuẩn cấp
điện:
+ Cấp điện sinh hoạt:
đợt đầu 350w/người; dài hạn 500w/người;
+ Công nghiệp: đa
ngành: 200 kW/ha, công nghiệp nặng: 300 kW/ha; kho bãi, cảng: 50 - 150 kW/ha;
trung tâm đô thị: 120 kW/ha;
- Nguồn điện: sử dụng
lưới điện quốc gia được cấp từ trạm biến áp 220kV đặt tại Cầu Lau xã Trường
Lâm.
d) Thoát nước thải:
- Tiêu chuẩn và
nhu cầu:
+ Tiêu chuẩn thoát
nước thải lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước sạch.
+ Tổng lượng nước
thải phát sinh theo từng giai đoạn.
Đến năm 2015:
58.806 (m3/ngày đêm);
Đến năm 2025 khoảng
85.140 (m3/ngày đêm).
- Xử lý nước
thải:
+ Xử lý nước thải
cho từng cụm công nghiệp và các khu dân cư đô thị.
+ Hệ thống thoát
nước thải: trong khu kinh tế có 2 hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước thải
công nghiệp và hệ thống thoát nước thải khu đô thị.
+ Nước thải công
nghiệp được làm sạch theo hai bước:
. Xử lý nước thải
cục bộ trong nhà máy để làm sạch nước thải đạt tiêu chuẩn C theo TCVN 5945 -
2005;
. Làm sạch lần 2 tại
trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn B theo TCVN
5945 - 2005 trước khi xả ra môi trường bên ngoài.
+ Xây dựng 6 trạm
xử lý nước thải, theo phân chia khu vực.
đ) Vệ sinh môi trường:
- Chất thải rắn:
+ Chất thải rắn
sinh hoạt: được thu gom tập trung, chất thải cần được phân loại tại nguồn thành
chất thải rắn vô cơ để tái chế và chất thải rắn hữu cơ để chôn lấp tại khu xử
lý chất thải rắn chung;
+ Chất thải rắn
công nghiệp: cần phân loại chất thải ngay tại nguồn, tận thu, tái sử dụng. Phần
chất thải rắn không sử dụng được vận chuyển ra ngoài đổ vào bãi chôn lấp cùng với
rác thải sinh hoạt. Chất thải rắn độc hại phải có phương án xử lý riêng;
+ Chất thải y tế:
được xếp vào loại chất thải nguy hại, phải được xử lý bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn;
+ Khu xử lý chất
thải rắn (CTR): chất thải rắn sinh hoạt đưa về khu xử lý chất thải rắn của huyện
Tĩnh Gia (phía Bắc khu vực nghiên cứu). Chất thải rắn công nghiệp đưa về khu xử
lý chất thải rắn tại xã Trường Lâm. Trong khu xử lý bố trí riêng một khu chôn lấp
chất thải công nghiệp nguy hại. Quy mô khu xử lý chất thải rắn khoảng 60 ha.
- Nghĩa trang:
+ Đóng cửa, khoanh
vùng trồng cây xanh cách ly, sau đó di dời các khu nghĩa địa phân bố rải rác
trong Khu kinh tế về các khu được quy hoạch lại:
+ Khu nghĩa địa tại
sườn núi Răng Cưa thuộc xã Hải Hà diện tích khoảng 8 - 12 ha;
+ Khu nghĩa địa tại
sườn núi Xước thuộc xã Hải Thượng diện tích khoảng 15 - 20 ha;
- Quy hoạch 2
nghĩa trang mới: nghĩa trang của huyện Tĩnh Gia (phía Tây Bắc Khu kinh tế) tại
đây trong tương lai xây dựng nhà hoả táng dự kiến phục vụ cho khoảng 30% dân cư
đô thị và nghĩa trang mới tại xã Trường Lâm (phía Nam khu vực), quy mô 30 ha mỗi
khu;
- Các nghĩa trang
di dời sẽ được chuyển về khu nghĩa trang tại xã Trường Lâm và các khu khác theo
quy hoạch.
e) Bưu chính - viễn
thông:
- Nguồn tín hiệu
chính sẽ được lấy từ tổng đài Nghi Sơn, thông qua đường trung kế sẽ đưa tới cấp
cho khu vực thiết kế;
- Đến năm 2025:
Khu kinh tế Nghi Sơn đạt 115.000 thuê bao, đạt mật độ thuê bao 50 máy/100 dân.
Cần phải mở rộng dung lượng tổng đài Nghi Sơn và xây dựng các tổng đài vệ tinh.
Hình thành trung tâm thông tin của tỉnh tại khu kinh tế Nghi Sơn;
- Truyền dẫn cáp
quang, tiếp tục đầu tư các tuyến cáp quang mới và hoàn thiện những mạch vòng;
- Mạng ngoại vi:
tiếp tục xây dựng và mở rộng cáp gốc, cáp nhánh trong giai đoạn tới để đáp ứng
được tốc độ phát triển thuê bao cũng như phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Mạng di động: thị
trường cung cấp dịch vụ bảo đảm được nhu cầu về thông tin của người dân cũng
như nhu cầu của Khu kinh tế.
6. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2015:
a) Mục tiêu quy hoạch
đợt đầu
Quy hoạch xây dựng
đợt đầu nhằm khai thác lợi thế về tiềm năng trong điều kiện thuận lợi nhất để
phát triển các cơ sở mang tính tiền đề, đột phá.
- Lập quy hoạch
chi tiết các khu chức năng;
- Đầu tư phát triển
nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Nghi Sơn;
- Dự án đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu chức
năng.
b) Quy mô quy hoạch
đợt đầu
- Quy mô dân số:
khoảng 160.000 người, trong đó dân cư trong các khu đô thị mới khoảng 120.000
người (bao gồm cả dân cư các làng xóm hiện trạng cải tạo nằm trong các khu đô
thị mới), dân cư làng xóm hiện trạng giữ nguyên cải tạo nâng cấp khoảng 19.000
người và khoảng 20.000 thành phần dân số khác như: sinh viên nội trú, lực lượng
vũ trang, khách vãng lai, lao động đến trong ngày từ các khu vực lân cận (lao động
con lắc)...
- Quy mô đất xây dựng
đô thị: khoảng 6.691 ha.
c) Hình thành phát
triển các khu chức năng:
- Đầu tư xây dựng
các khu tái định cư:
Dự án xây
dựng các khu tái định cư, tạo nơi ở mới cho các hộ dân thuộc diện giải tỏa, đền
bù trong Khu kinh tế Nghi Sơn, gồm: Khu tái định cư Trúc Lâm, khu tái định cư tại
thôn Tiền Phong xã Hải Bình, khu tái định cư Khu công nghiệp Nghi Sơn tại Đông
Nam cống Đò Bè xã Bình Minh và chuẩn bị đầu tư một số khu tái định cư tại các
xã Tân Trường, Trúc Lâm phục vụ giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình
Trường Lâm và hạ tầng kỹ thuật trong khu kinh tế...;
+ Phát triển các
khu công nghiệp: gồm Khu lọc hoá dầu, Khu nhà máy nhiệt điện, công nghiệp thép;
Khu công nghiệp đóng tàu, lắp ráp ô tô và công nghiệp khác;
+ Phát triển các
khu du lịch, vui chơi giải trí:
. Khu du lịch sinh
thái đảo Nghi Sơn, quy mô 100 ha;
. Khu sân golf,
quy mô 330 ha;
. Các điểm du lịch
sinh thái trên sông Lạch Bạng.
+ Khu trung tâm
giáo dục chuyên nghiệp: xây dựng trong khu đô thị mới Nghi Sơn, quy mô 25 ha.
+ Phát triển các
khu dân cư đô thị:
. Xây dựng một phần
khu đô thị mới Nghi Sơn, trong đó có hệ thống trung tâm khu đô thị hoàn chỉnh
như: trung tâm hành chính chung toàn đô thị, trung tâm y tế, trung tâm thể dục
thể thao, các khu trung tâm dịch vụ...;
. Khu đô thị Nam
sông Lạch Bạng (Hải Bình), khu đô thị phía Tây, các khu tái định cư.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn:
- Tổ chức công bố
và quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn đến năm
2025 theo quy định của pháp luật.
- Triển khai lập
quy hoạch chi tiết xây dựng và các dự án đầu tư phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn
theo đúng quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và các văn bản pháp luật hiện
hành có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng
và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế
Nghi Sơn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh
Thanh Hoá,
- Ban Quản lý KKT Nghi Sơn;
- Văn phòng Trung ương và các
Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy
ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan Trung ương của các
đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ
tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN
(5b).Hà
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|