BỘ
LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
37/2005/TT-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2005
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO
ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 (đã được sửa
đổi, bổ sung) của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động
về an toàn lao động, vệ sinh lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
I. PHẠM VI ÁP
DỤNG VÀ ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN
1. Phạm vi
áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các
doannh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động, bao gồm:
a. Các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế;
b. Hộ sản xuất, kinh doanh cá
thể, tổ hợp tác;
c. Hợp tác xã thành lập, hoạt
động theo Luật Hợp tác xã;
d. Đơn vị sự nghiệp; các tổ
chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội khác, lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân, các cơ quan
tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
e. Các tổ chức, cá nhân khác có
sử dụng lao động.
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức, cá nhân quy định trên sau đây gọi chung là cơ sở.
2. Đối tượng
huấn luyện
a. Người lao động bao gồm:
- Người đang làm việc, người mới
tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc tại cơ sở;
- Người lao động hành nghề tự do
được cơ sở thuê mướn, sử dụng.
b. Người sử dụng lao động và
người quản lý (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động) bao gồm:
- Chủ cơ sở hoặc người được chủ
cơ sở ủy quyền điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Giám đốc, phó giám đốc cơ sở;
thủ trưởng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động;
- Người quản lý, điều hành trực
tiếp các công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương.
c. Người làm công tác an toàn vệ
sinh lao động cơ sở.
II. HUẨN LUYỆN
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Nội
dung huấn luyện
a. Những quy định chung về an
toàn lao động, vệ sinh lao động:
- Mục đích, ý nghĩa của công tác
an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn lao
động, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ về bảo hộ lao động đối với người lao
động;
- Nội quy an toàn lao động, vệ
sinh lao động của cơ sở;
- Điều kiện lao động, các yếu tố
nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng
ngừa;
- Những kiến thức cơ bản về kỹ
thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Cách xử lý tình huống và các
phương pháp sơ cứu người bị nạn khi có tai nạn, sự cố;
- Công dụng, cách sử dụng và bảo
quản các phương tiện bảo vệ cá nhân;
- Các biện pháp tự cải thiện
điều kiện lao động tại nơi làm việc.
b. Những quy định cụ thể về an
toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc:
- Đặc điểm sản xuất, quy trình
làm việc và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động bắt buộc người lao
động phải tuân thủ khi thực hiện công việc;
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại,
sự cố có thể xảy ra tại nơi làm việc và các biện pháp phòng ngừa.
Người lao động (kể cả người lao
động hành nghề tự do) làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,
vệ sinh lao động theo danh mục kèm theo Thông tư này (Phụ lục I), ngoài việc
đảm bảo nội dung huấn luyện đối với người lao động nêu trên, còn phải được huấn
luyện kỹ hơn về quy trình làm việc và xử lý sự cố.
2. Tổ chức
huấn luyện
a. Trách nhiệm tổ chức huấn
luyện
Người sử dụng lao động chịu
trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người lao động thuộc cơ sở quản lý; người
lao động hành nghề tự do do cơ sở thuê mướn, sử dụng. Sau khi huấn luyện, kiểm
tra sát hạch đạt yêu cầu, người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do)
phải ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
theo mẫu kèm theo Thông tư này (Phụ lục IV), người sử dụng lao động cấp thẻ an
toàn lao động cho người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 2 Mục VI của Thông tư này.
b. Giảng viên về an toàn lao
động, vệ sinh lao động phải có kinh nghiệm, được bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn
lao động, vệ sinh lao động và do người sử dụng lao động quyết định.
c. Hình thức và thời gian huấn
luyện
- Huấn luyện lần đầu: Người mới
tuyển dụng; người học nghề, tập nghề, thử việc tại cơ sở, trước khi giao việc
phải được huấn luyện đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 1 Mục II của Thông
tư này.
Thời gian huấn luyện lần đầu ít
nhất là 2 ngày.
Đối với người lao động (kể cả
người lao động hành nghề tự do) làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động, vệ sinh lao động thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất là 3 ngày.
- Huấn luyện định kỳ: Người sử
dụng lao động phải tổ chức huấn luyện lại hoặc bồi dưỡng thêm để người lao động
nắm vững các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi chức
trách được giao.
Thời gian huấn luyện định kỳ tùy
thuộc vào yêu cầu đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, nhưng
ít nhất mỗi năm 1 lần và mỗi lần ít nhất 2 ngày.
- Người lao động khi chuyển từ
công việc này sang công việc khác; khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ sản
xuất; sau khi nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên thì trước khi bố trí làm việc
phải được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp
với thiết bị, công nghệ mới và công việc được giao.
d. Thời gian huấn luyện của
người lao động (trừ người lao động hành nghề tự do) được tính là thời giờ làm
việc và được hưởng đầy đủ tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của
pháp luật. Đối với người lao động học nghề, tập nghề, thử việc thì quyền lợi
trong thời gian huấn luyện thực hiện theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận.
c. Kinh phí để tổ chức huấn
luyện cho người lao động cơ sở do cơ sở sử dụng lao động chịu trách nhiệm.
III. HUẤN LUYỆN
ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Nội
dung huấn luyện
a. Tổng quan về hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; hệ thống tiêu chuẩn
kỹ thuật, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b. Các quy định của pháp luật về
chính sách, chế độ bảo hộ lao động;
c. Quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động;
d. Các quy định cụ thể của các
cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi xây dựng
mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo
quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
e. Các yếu tố nguy hiểm, có hại
trong sản xuất; các biện pháp cải thiện điều kiện lao động;
f. Tổ chức quản lý và thực hiện
các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở:
- Tổ chức bộ máy và phân định
trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao
động;
- Xây dựng và phổ biến nội quy,
quy chế quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, các phân
xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, các chất;
- Tuyên truyền giáo dục, huấn
luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao
động;
- Thực hiện chính sách, chế độ
bảo hộ lao động đối với người lao động;
- Kiểm tra và tự kiểm tra về an
toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thực hiện đăng ký và kiểm định
các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động, vệ sinh lao động;
- Thực hiện khai báo, điều tra,
thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
- Thực hiện thống kê, báo cáo,
sơ kết, tổng kết công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
g. Trách nhiệm và những nội dung
hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
h. Quy định xử phạt hành chính
về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Tổ chức
huấn luyện
a. Trách nhiệm tổ chức huấn
luyện
- Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, Ban quản lý khu công nghiệp tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận
huấn luyện theo quy định tại Khoản 1 Mục VI của Thông tư này đối với người sử
dụng lao động của các cơ sở có trụ sở chính đóng trên địa bàn;
- Các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng
công ty tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện đối với người sử
dụng lao động thuộc các cơ sở trực thuộc hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức
có chức năng huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động để tổ chức huấn luyện và
cấp giấy chứng nhận huấn luyện.
b. Giảng viên an toàn lao động,
vệ sinh lao động phải có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm
về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và do đơn vị tổ chức huấn luyện
quyết định.
c. Hình thức và thời gian huấn
luyện
- Huấn luyện lần đầu: Sau khi
nhận nhiệm vụ, người sử dụng lao động phải được huấn luyện đầy đủ các nội dung
quy định tại Khoản 1 Mục III của Thông tư này.
Thời gian huấn luyện lần đầu: Ít
nhất là 2 ngày đối với chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở ủy quyền điều hành
sản xuất, giám đốc, phó giám đốc, thủ trưởng các tổ chức, cơ quan trực tiếp sử
dụng lao động; ít nhất là 3 ngày đối với người quản lý, điều hành trực tiếp các
công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương.
- Huấn luyện định kỳ: Người sử
dụng lao động phải được huấn luyện định kỳ để bổ sung, cập nhật thông tin, văn
bản quy phạm pháp luật, kiến thức mới về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Thời gian huấn luyện định kỳ: Ít
nhất 3 năm một lần và mỗi lần ít nhất là 2 ngày đối với chủ sơ sở hoặc người
được chủ sơ sở ủy quyền điều hành sản xuất, giám đốc, phó giám đốc, thủ trưởng
các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động; ít nhất mỗi năm 1 lần
và mỗi lần ít nhất là 2 ngày đối với người quản lý, điều hành trực tiếp các
công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương.
d. Thời gian huấn luyện được
tính là thời giờ làm việc và được hưởng đầy đủ tiền lương và các quyền lợi khác
theo quy định của pháp luật.
e. Kinh phí tổ chức lớp huấn
luyện do cơ sở cử học viên tham gia chịu trách nhiệm đóng góp.
IV. HUẤN LUYỆN
ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ
1. Nội
dung huấn luyện
Ngoài các nội dung huấn luyện
như đối với người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Mục III của Thông tư
này, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động phải huấn luyện các nội dung
sau:
- Phương pháp xác định các yếu
tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất;
- Các biện pháp về kỹ thuật an
toàn và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại,
cải thiện điều kiện lao động;
- Phương pháp triển khai công
tác kiểm tra và tự kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở;
- Nghiệp vụ khai báo, điều tra,
lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Tổ chức
huấn luyện
a. Trách nhiệm tổ chức huấn
luyện
- Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện đối với người làm
công tác an toàn vệ sinh lao động của các cơ sở có trụ sở chính đóng trên địa
bàn địa phương.
- Các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng
công ty tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện đối với người làm
công tác an toàn vệ sinh lao động thuộc tập đoàn, tổng công ty và các cơ sở
trực thuộc quyền quản lý hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có chức năng
huấn luyện, bồi dưỡng cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động để tổ
chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện.
b. Hình thức và thời gian huấn
luyện
- Huấn luyện lần đầu: Người làm
công tác an toàn vệ sinh lao động phải được huấn luyện đầy đủ các nội dung nêu
tại Khoản 1 Mục IV của Thông tư này.
Thời gian huấn luyện lần đầu: Ít
nhất là 3 ngày.
- Huấn luyện định kỳ: Người làm
công tác an toàn vệ sinh lao động phải được huấn luyện định kỳ để bổ sung, cập
nhật thông tin, văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức mới về an toàn lao động,
vệ sinh lao động.
Thời gian huấn luyện định kỳ: Ít
nhất mỗi năm 1 lần và mỗi lần ít nhất là 2 ngày.
c. Các quy định về giảng viên an
toàn lao động, vệ sinh lao động; quyền lợi trong thời gian tham gia huấn luyện;
kinh phí tổ chức huấn luyện cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động
được thực hiện như quy định đối với người sử dụng lao động (điểm b,d, e Khoản 2
Mục III của Thông tư này).
V. TÀI LIỆU
HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. Hệ
thống tài liệu làm căn cứ để biên soạn nội dung huấn luyện bao gồm:
a. Các văn bản quy phạm pháp
luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các lĩnh vực khác có liên quan;
b. Các tiêu chuẩn, quy phạm của
Nhà nước, ngành về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c. Các quy định của các Bộ,
ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị được ủy quyền quản
lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động (áp dụng tại Bộ, ngành, địa phương,
đơn vị);
d. Các tài liệu kỹ thuật của các
máy, thiết bị, hóa chất;
e. Các tài liệu khoa học, các
thông tin có liên quan đến lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động;
f. Nội quy an toàn lao động, vệ
sinh lao động của doanh nghiệp, các quy trình an toàn của các máy, thiết bị,
các chất do cơ sở quy định.
2. Biên
soạn tài liệu huấn luyện
a. Đơn vị tổ chức huấn luyện
biên soạn tài liệu huấn luyện theo nội dung huấn luyện của từng đối tượng quy
định tại Khoản 1 Mục II, Khoản 1 Mục III và Khoản 1 Mục IV của Thông tư này và
phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu đảm bảo an toàn và đối tượng cụ thể của cơ
sở. Tài liệu huấn luyện gồm phần lý thuyết và phần thực hành về tình huống.
b. Các Bộ, ngành tổ chức biên
soạn tài liệu huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho từng chuyên
ngành.
VI. GIẤY CHỨNG
NHẬN HUẤN LUYÊN AN TOÀN LAO ĐỘNG,
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Giấy
chứng nhận huấn luyện
a. Giấy chứng nhận huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động được cấp cho người sử dụng lao động, người làm
công tác an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sau khi tham gia huấn luyện và kiểm
tra đạt yêu cầu.
b. Đơn vị tổ chức huấn luyện có
trách nhiệm in, cấp và quản lý giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động, vệ
sinh lao động theo mẫu kèm theo Thông tư này (Phụ lục II).
c. Người sử dụng lao động, người
làm công tác an toàn vệ sinh lao động có trách nhiệm xuất trình giấy chứng nhận
huấn luyện khi có yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động,
vệ sinh lao động.
2. Thẻ an
toàn lao động
a. Thẻ an toàn
lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội in, phát hành và quản lý theo
mẫu kèm theo Thông tư này (Phụ lục III).
b. Đơn vị tổ
chức huấn luyện có trách nhiệm cấp Thẻ an toàn lao động cho người lao động (kể
cả người lao động hành nghề tự do) làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động, vệ sinh lao động sau khi người lao động được huấn luyện lần
đầu và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu.
c. Thẻ an toàn lao động được cấp
trong các trường hợp: Khi tuyển dụng, bố trí công việc lần đầu; khi người lao
động chuyển từ công việc khác về làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động, vệ sinh lao động; khi thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
d. Việc huấn luyện định kỳ hàng
năm không phải cấp lại thẻ. Trường hợp người lao động vi phạm các quy định về
an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc người lao động sau 6 tháng không làm
công việc đó, thì người sử dụng lao động thu hồi lại thẻ. Nếu đối tượng này
tiếp tục làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao
động thì người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra sát hạch và cấp thẻ mới nếu
đạt yêu cầu.
e. Thẻ an toàn lao động có thời
hạn 5 năm. Hết thời hạn, người lao động được cấp thẻ mới sau khi kiểm tra sát
hạch lạu đạt yêu cầu. Đối với những người kiểm tra sát hạch không đạt phải được
huấn luyện và kiểm tra sát hạch lại.
Việc tổ chức kiểm tra sát hạch
lại do cơ sở có sử dụng người lao động thực hiện.
f. Trường hợp thẻ an toàn lao
động bị mất hoặc bị hỏng thì người lao động đề nghị và được xem xét cấp lại.
g. Người lao động trong khi làm
việc phải mang theo thẻ an toàn lao động và phải xuất trình khi có yêu cầu của
người sử dụng lao động, các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động, vệ
sinh lao động.
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Trách
nhiệm của cơ sở
a. Hàng năm, cơ sở phải lập kế
hoạch huấn luyện và tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Kế
hoạch cần xác định rõ nội dung, số lượng từng loại đối tượng cần được huấn
luyện, giảng viên, tài liệu, thời gian tổ chức, kinh phí và cơ sở vật chất cho
huấn luyện.
b. Lập sổ theo dõi công tác huấn
luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo mẫu kèm theo Thông tư này (Phụ
lục IV). Sổ theo dõi, tài liệu huấn luyện và bài kiểm tra phải lưu giữ tại cơ
sở và xuất trình khi có yêu cầu.
c. Các cơ sở trên cùng địa bàn
hoặc cùng ngành sản xuất kinh doanh có thể phối hợp với nhau hoặc với các cơ
quan, tổ chức có chức năng huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động để tổ chức
huấn luyện cho người lao động.
d. Trường hợp cơ sở có sử dụng
người cai thầu thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở hoặc cho
phép người lao động của đơn vị khác hoạt động trên mặt bằng cơ sở, thì chủ cơ
sở phải phân định rõ trách nhiệm cho người cai thầu, trưởng nhóm công tác tổ
chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, đồng thời phải kiểm tra,
giám sát chặt chẽ việc thực hiện của họ.
e. Trường hợp người ngoài cơ sở
đến tham quan, thực tập tại cơ sở thì tùy theo yêu cầu về an toàn lao động, vệ
sinh lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn và quy định cụ
thể thời gian hướng dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau khi hướng
dẫn, người được hướng dẫn phải ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn
lao động, vệ sinh lao động của cơ sở.
f. Hàng năm,
cơ sở phải báo cáo danh sách người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động, vệ sinh lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ
quan chủ quản để quản lý và theo dõi; tổng hợp và báo cáo định kỳ công tác huấn
luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Thông tư liên tịch
số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố thống nhất quản lý công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao
động trên địa bàn của địa phương, trong đó cần chú ý quản lý việc huấn luyện và
cấp thẻ an toàn lao động đối với người lao động làm các công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Các Bộ,
ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ
đạo, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện công
tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo đúng quy định của pháp
luật; hàng năm, tổng hợp công tác huấn luyện và gửi báo cáo tình hình công tác
huấn luyện của Bộ, ngành, địa phương về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
VIII. ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ Thông tư số
08/LĐTBXH-TT ngày 11/04/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và Thông tư số
23/LĐTBXH-TT ngày 19/09/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
bổ sung Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/04/1995 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội về công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các
văn bản khác có nội dung trái với các quy định của Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội nghiên cứu, giải quyết.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn
Thị Hằng
|
Phụ lục I
DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông
tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH
ngày 29 tháng 12 năm
2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Các công việc tiến hành trong
môi trường có yếu tố độc hại như hóa chất độc, phóng xạ, vi sinh vật gây
bệnh...;
2. Các công việc thường xuyên
tiếp xúc với nguồn điện và các thiết bị điện dễ gây tai nạn;
3. Sản xuất, sử dụng, bảo quản,
vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...);
4. Các công việc có khả năng
phát sinh cháy, nổ;
5. Các công việc tiến hành trong
môi trường có tiếng ồn cao, độ ẩm cao;
6. Khoan, đào hầm lò, hố sâu,
khai khoáng, khai thác mỏ;
7. Các công việc trên cao, nơi
cheo leo nguy hiểm, trên sông, trên biển, lặn sâu dưới nước;
8. Vận hành, sửa chữa nồi hơi,
hệ thống điều chế và nạp khí, bình chịu lực, hệ thống lạnh, đường ống dẫn hơi
nước, đường ống dẫn khí đốt; chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan;
9. Vận hành, sửa chữa các loại
thiết bị nâng, các loại máy xúc, xe nâng hàng, thiết bị nâng không dùng cáp
hoặc xích, thang máy, thang cuốn;
10. Vận hành, sửa chữa các loại
máy cưa, cắt, đột, dập, nghiền, trộn... dễ gây các tai nạn như cuốn tóc, cuốn
tay, chân, kẹp, va đập...;
11. Khai thác lâm sản, thủy sản;
thăm dò, khai thác dầu khí;
12. Vận hành, sửa chữa, bảo
dưỡng máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu;
13. Sơn, hàn trong thùng kín,
hang hầm, đường hầm, hầm tàu;
14. Làm việc trong khu vực có
nhiệt độ cao dễ gây tai nạn như: làm việc trên đỉnh lò cốc; sửa chữa lò cốc;
luyện cán thép, luyện quặng, luyện cốc; nấu đúc kim loại nóng chảy; lò quay
nung clanke xi măng, lò nung vật liệu chịu lửa;
15. Vận hành, bảo dưỡng, kiểm
tra các thiết bị giải trí như đu quay, cáp treo, các thiết bị tạo cảm giác mạnh
của các công trình vui chơi, giải trí.