HÌNH THỨC THI VÀ NỘI
DUNG THI
Điều 5.
Hình thức thi nâng ngạch ngành nông nghiệp và PTNT gồm:
- Thi viết
- Thi vấn đáp
- Thi ngoại ngữ trình độ B đối với
các ngạch chính (một trong 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc).
Điều 6.
Nội dung thi nâng ngạch ngành nông nghiệp và PTNT
A. NHỮNG NỘI DUNG THI VIẾT
CHUNG CHO CÁC NGẠCH:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Chính phủ.
- Chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi...
- Pháp lệnh cán bộ công chức,
Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, Quy chế dân chủ cơ
quan và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Những vấn đề cơ bản về quản lý
nhà nước.
- Hệ thống tổ chức bộ máy theo
chuyên ngành.
- Những hiểu biết về tiêu chuẩn
nghiệp vụ công chức của ngạch dự thi.
B. NHỮNG NỘI DUNG THI RIÊNG
THEO LĨNH VỰC NGÀNH CHUYÊN MÔN:
I. NỘI DUNG THI NÂNG NGẠCH NGÀNH
BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT (BVTV, KDTV):
1. Nội dung thi nâng ngạch từ Kiểm
dịch viên thực vật, Dự báo viên BVTV, Bảo vệ viên thực vật, Giám định viên thuốc
BVTV lên các ngạch Kiểm dịch viên chính thực vật, Dự báo viên chính BVTV, Bảo vệ
viên chính thực vật, Giám định viên chính thuốc bảo vệ thực vật.
Phần thi viết:
- Đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương của ngành về công tác Bảo vệ và KDTV,
quản lý thuốc BVTV.
- Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch
thực vật, Nghị định 92 CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện
Pháp lệnh.
- Điều lệ Kiểm dịch thực vật.
- Điều lệ quản lý thuốc BVTV.
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện
và văn bản quy phạm chuyên ngành khác.
- Những quy định pháp luật về
lĩnh vực chuyên môn của các nước có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu nông
sản trong từng thời kỳ.
Phần thi vấn đáp:
- Các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ
như: quy trình , quy phạm kỹ thuật, phương pháp điều tra nghiệp vụ ... Những kiến
thức sử dụng trong chuyên môn nghiệp vụ.
- Các thông tin khoa học kỹ thuật,
nghiệp vụ trong và ngoài nước có liên quan.
- Tình hình sản xuất, kinh tế
chính trị có liên quan đến công tác trên địa bàn. - Những thành tựu khoa học của
ngành Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật đã đạt được trong những năm gần đây.
- Mối quan hệ công tác giữa các
lĩnh vực khác nhau trong ngành bảo vệ thực vật.
2. Nội dung thi nâng ngạch từ kỹ
thuật viên kiểm dịch thực vật, kỹ thuật viên dự báo BVTV, kỹ thuật viên bảo vệ
thực vật, kỹ thuật viên giám định thuốc BVTV lên các ngạch Kiểm dịch viên thực
vật, Dự báo viên BVTV, Bảo vệ viên thực vật, Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật.
Phần thi viết:
- Đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương của ngành về công tác Bảo vệ và KDTV,
quản lý thuốc BVTV.
- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch
thực vật, Nghị định 92/P ngày 27/11/1993 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Pháp
lệnh.
- Điều lệ Kiểm dịch thực vật.
- Điều lệ quản lý thuốc BVTV
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện
và các quy định chuyên ngành khác.
Phần thi vấn đáp:
- Các vấn đề chuyên môn như: quy
trình , quy phạm kỹ thuật, phương pháp điều tra nghiệp vụ ...của người kiểm dịch
viên và tương đương.
- Các thủ tục, nguyên tắc hành
chính cơ bản được thực hiện trong công việc.
3. Nội dung thi nâng ngạch từ
nhân viên lên Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, Kỹ thuật viên dự báo BVTV, Kỹ
thuật viên bảo vệ thực vật, Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật.
Phần thi viết:
- Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch
thực vật
- Điều lệ kiểm dịch thực vật.
- Điều lệ quản lý thuốc BVTV và
các văn bản quy phạm khác.
- Phương pháp và quy trình kỹ
thuật cơ bản trong lĩnh vực BVTV, KDTV và quản lý thuốc BVTV.
Phần thi vấn đáp:
- Tính năng, công dụng của các dụng
cụ, trang thiết bị sử dụng trong chuyên môn của người kỹ thuật viên. Phương
pháp sử dụng và bảo quản các dụng cụ đó.
- Một số nội dung, kiến thức thực
hành trong chuyên môn.
II. NỘI DUNG THI NÂNG NGẠCH
NGÀNH THÚ Y:
1. Nội dung thi nâng ngạch từ Chẩn
đoán viên bệnh động vật, Kiểm dịch viên động vật, Kiểm nghiệm viên thuốc thú y
lên Chẩn đoán viên chính bệnh động vật, Kiểm dịch viên chính động vật, Kiểm
nghiệm viên chính thuốc thú y:
Phần thi viết:
- Đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương của ngành về công tác thú y.
- Nội dung Pháp lệnh Thú y và
Nghị định 93/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.
- Điều lệ phòng chống dịch bệnh
cho động vật, Điều lệ kiểm dịch , kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y động
vật, sản phẩm động vật.
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện
và các quy định khác của nhà nước về thú y.
- Pháp lệnh Thú y của một số nước
trong khu vực có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu động vật và sản phẩm động
vật.
- Tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật
ngành thú y.
- Các kiến thức chuyên môn sử dụng
trong công việc.
Phần vấn đáp:
- Các kỹ thuật mới , những thông
tin mới thuộc lĩnh vực thú y trong nước và nước ngoài.
- Mối quan hệ công tác giữa các
lĩnh vực chuyên môn trong ngành thú y.
- Tình hình kinh tế xã hội của địa
phương và trong nước có liên quan đến công tác thú y.
2. Nội dung thi nâng ngạch từ kỹ
thuật viên chẩn đoán bệnh động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, , kỹ thuật
viên kiểm nghiệm thuốc thú y lên chẩn đoán viên bệnh động vật, kiểm dịch viên động
vật, kiểm nghiệm viên thuốc thú y.
Phần thi viết:
- Đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương của ngành về công tác thú y.
- Nội dung Pháp lệnh Thú y và
Nghị định 93/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.
- Điều lệ phòng chống dịch bệnh
cho động vật. Điều lệ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y động
vật, sản phẩm động vật. Các quy định khác của nhà nước về thú y.
- Pháp lệnh Thú y của một số nước
trong khu vực.
Phần vấn đáp:
- Tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật
ngành thú y.
- Các kiến thức chuyên môn cần
thiết cho công việc của người kiểm dịch viên động vật và tương đương.
- Thực hành thành thạo các thao
tác trong chuyên môn.
3. Nội dung thi nâng ngạch từ
nhân viên lên kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động
vật, kỹ thuật viên kiểm nghiệm thuốc thú y.
Phần thi viết:
- Nội dung cơ bản của Pháp lệnh
Thú y và Nghị định 93/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.
- Các điều lệ và các quy định
khác của nhà nước về thú y.
Phần vấn đáp:
- Quy trình, quy phạm kỹ thuật
ngành thú y mà kỹ thuật viên cần biết.
- Các kỹ năng thực hành của người
kỹ thuật viên.
- Tính năng, công dụng của các dụng
cụ, trang thiết bị sử dụng trong chuyên môn. Phương pháp sử dụng và bảo quản
các trang thiết bị đó.
III. NỘI DUNG THI NÂNG NGẠCH KIỂM
NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG:
1. Nội dung thi nâng ngạch từ Kiểm
nghiệm viên giống cây trồng lên Kiểm nghiệm viên chính giống cây trồng:
Phần thi viết:
- Chủ trương, đường lối chính sách
của ngành và của Nhà nước về quản lý chất lượng giống cây trồng.
- Nghị định 07/CP ngày 7/2/1996
của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Nội dung pháp luật về giống cây
trồng và chất lượng hàng hóa của một số nước có liên quan đến hoạt động xuất nhập
khẩu hạt giống .
- Phương pháp, quy trình quy phạm
và tiêu chuẩn về kiểm định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng giống cây
trồng.
Phần thi vấn đáp:
- Tình hình kinh tế xã hội trong
nước có liên quan đến công tác quản lý giống cây trồng.
- Những tiến bộ khoa học kỹ thuật
về công tác giống cây trồng trong và ngoài nước.
- Kỹ thuật về kiểm định ruộng giống,
kiểm nghiệm trong phòng và cấp chứng chỉ chất lượng giống cây trồng.
2. Nội dung thi nâng ngạch từ Kỹ
thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng lên Kiểm nghiệm viên giống cây trồng:
Phần thi viết:
- Chủ trương, đường lối chính
sách của ngành và của Nhà nước về quản lý chất lượng giống cây trồng.
- Nghị định 07/CP ngày 7/2/1996
của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Phương pháp và tiêu chuẩn kiểm
định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng giống cây trồng.
Phần thi vấn đáp:
- Các kiến thức cơ bản về công
tác giống cây trồng.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị
trong phòng thí nghiệm sử dụng trong công tác chuyên môn.
- Mối quan hệ và sự phối hợp
trong quá trình kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng.
3. Nội dung thi nâng ngạch từ
nhân viên lên Kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng:
Phần thi viết:
- Nghị định 07/CP ngày 7/2/1996
của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Nguyên lý cơ bản về kiểm nghiệm,
kiểm định giống cây trồng.
- Nguyên tắc và phương pháp lưu
mẫu trong kho đối với các loại hạt giống cây trồng.
Phần thi vấn đáp:
- Pha chế một số hóa chất kiểm
nghiệm.
- Thao tác, vận hành những trang
thiết bị đơn giản trong phòng kiểm nghiệm.
- Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng
giống cây trồng và các phương pháp thí nghiệm.
IV. NỘI DUNG THI NÂNG NGẠCH
NGÀNH THUỶ LỢI:
1. Nội dung thi nâng ngạch từ Kiểm
soát viên đê điều lên Kiểm soát viên chính đê điều:
Phần thi viết:
- Chủ trương, chính sách của Nhà
nước về lĩnh vực quản lý, bảo vệ đê điều.
- Nội dung của Pháp lệnh đê điều,
Pháp lệnh phòng chống lụt bão và các văn bản pháp quy khác liên quan đến lĩnh vực
quản lý, bảo vệ đê điều.
- Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn
ngành, quy trình, quy phạm kỹ thuật liên quan đến xây dựng, tu bổ , quản lý và
xử lý các sự cố của đê, kè, cống.
- Kỹ thuật hộ đê (xử lý sủi, sạt
trượt, thẩm lậu, xói lở bờ sông).
- Cách lập dự toán, các chế độ
và tổ chức giám sát trong xây dựng cơ bản và tu bổ đê điều.
Phần thi vấn đáp:
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng
các loại vật tư, thiết bị dự trữ chống lụt, bão; sử dụng các vật liệu tại chỗ
thay thế.
- Đặc điểm lũ, bão ở Việt Nam và
những biện pháp phòng chống lụt bão của Nhà nước cũng như của tỉnh.
- Các kỹ thuật mới, những thông
tin khoa học kỹ thuật mới trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực quản lý và bảo vệ
đê điều.
- Đánh giá hiện trạng của đê,
kè, cống trong tỉnh.
2. Nội dung thi nâng ngạch từ Kiểm
soát viên trung cấp đê điều lên Kiểm soát viên đê điều:
Phần thi viết:
- Pháp lệnh đê điều và các văn bản
hướng dẫn thực hiện.
- Pháp lệnh phòng chống lụt bão
và các văn bản pháp quy khác liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ đê điều.
- Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn
ngành, quy trình, quy phạm kỹ thuật liên quan đến xây dựng, tu bổ , quản lý và
xử lý các sự cố của đê, kè, cống.
- Kỹ thuật phát hiện và xử lý giờ
đầu trong đê điều (bao gồm cả phát hiện xử lý vi phạm và hộ đê).
Phần thi vấn đáp:
- Tính năng, tác dụng và nguyên
tắc quản lý, sử dụng các loại vật tư, thiết bị dự trữ chống lụt, bão.
- Khái quát đặc điểm lũ, bão ở
Việt Nam và những biện pháp phòng chống lụt bão thích hợp với địa phương mình.
- Đánh giá hiện trạng của đê,
kè, cống thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
3. Nội dung thi nâng ngạch từ
nhân viên lên Kiểm soát viên trung cấp đê điều:
Phần thi viết:
- Nội dung chủ yếu của Pháp lệnh
đê điều
- Pháp lệnh phòng chống lụt bão
và các văn bản pháp quy khác liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ đê điều.
- Một số tiêu chuẩn, quy trình,
quy phạm kỹ thuật liên quan đến xây dựng, tu bổ, quản lý và xử lý các sự cố của
đê, kè, cống.
Phần thi vấn đáp:
- Tính năng, tác dụng và nguyên
tắc quản lý sử dụng vật tư dự trữ chống lụt, bão.
- Những biện pháp phòng chống lụt
bão chính thường áp dụng ở địa phương.
V. NỘI DUNG THI NÂNG NGẠCH NGÀNH
LÂM NGHIỆP:
1. Nội dung thi nâng ngạch từ Kiểm
lâm viên lên Kiểm lâm viên chính:
Phần thi viết:
- Chủ trương, chính sách của Nhà
nước về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng,
Nghị định 17/HĐBT về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản hướng
dẫn thực hiện khác.
- Các văn bản pháp luật liên quan
đến lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
- Quy trình kỹ thuật, quản lý bảo
vệ và sử dụng rừng.
Phần thi vấn đáp:
- Kiến thức về lý luận và thực
tiễn công tác quản lý bảo vệ rừng của Việt Nam. Xu thế phát triển của công tác
này trên thế giới.
- Các nguyên tắc thủ tục hành
chính pháp chế thông thường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện
các dự án về quản lý bảo vệ rừng.
2. Nội dung thi nâng ngạch từ
nhân viên, kiểm lâm viên sơ cấp lên Kiểm lâm viên:
Phần thi viết:
- Chủ trương, chính sách của Nhà
nước về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.
- Nội dung chủ yếu của Luật bảo
vệ và phát triển rừng, Nghị định 17/HĐBT về thi hành Luật bảo vệ và phát triển
rừng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Một số kiến thức về quản lý, bảo
vệ môi trường và hệ sinh thái, lâm nghiệp bền vững.
Phần thi vấn đáp:
- Sử dụng các loại biên bản
trong xử phạt hành chính.
- Lập hồ sơ ban đầu của các vụ
vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Sử dụng bản đồ, địa bàn cầm
tay đi rừng và đo tính diện tích rừng theo bản đồ.