Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 149/2007/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Số hiệu: 149/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/10/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
*******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 149/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực du lịch.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt hành chính.

3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch;

b) Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch;

c) Vi phạm quy định về xúc tiến du lịch;

d) Vi phạm các quy định về hoạt động du lịch khác.

4. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực du lịch không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài (gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Cán bộ, công chức thực hiện hành vi quy định tại Chương II Nghị định này trong khi thi hành công vụ thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng quy định của pháp luật; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải do người có thẩm quyền quy định tại Chương III Nghị định này thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

4. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch chỉ bị xử phạt một lần. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.

5. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả thích hợp. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Điều 5. Thời hạn ra quyết định xử phạt

1. Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đúng mẫu quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính.

3. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không quá 30 ngày.

4. Người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Đã hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 2 Điều này mà không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn;

c) Đã hết thời hạn được cấp có thẩm quyền gia hạn.

5. Trường hợp không ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

Điều 6. Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.

Chương 2

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH, HƯỚNG DẪN DU LỊCH, VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH

Điều 7. Vi phạm quy định về thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp chính thức hoạt động kinh doanh.

2. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi tên doanh nghiệp, thay đổi địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

3. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp thay đổi người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành.

4. Không thông báo bằng văn bản về việc thành lập, thời điểm bắt đầu hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập, chính thức hoạt động.

5. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đứng đầu, thay đổi tên, thay đổi địa điểm của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

Điều 8. Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không đủ ít nhất ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;

b) Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế không đủ ít nhất bốn năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;

c) Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế không đủ thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành theo quy định pháp luật;

d) Không thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày mất Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

đ) Hợp đồng lữ hành thiếu một trong những nôi dung quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Du lịch.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho đại diện nhóm khách du lịch, khách du lịch;

b) Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định;

c) Không giải quyết yêu cầu, kiến nghị chính đáng của khách du lịch theo quy định của pháp luật;

d) Sử dụng hướng dẫn viên để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng lao động bằng văn bản với hướng dẫn viên;

đ) Không hướng dẫn, cung cấp thông tin liên quan đến chương trình du lịch khi bên nhận đại lý lữ hành yêu cầu;

e) Không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả các dịch vụ du lịch cho khách du lịch.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành sử dụng giấy tờ xác nhận về thời gian làm việc không đúng với thực tế để điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoạt động kinh doanh;

b) Không thông báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro hoặc các sự cố xảy ra đối với khách du lịch;

c) Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định của pháp luật;

d) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên du lịch quốc tế;

b) Sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch;

c) Không mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm đủ số tiền ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định;

b) Tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

c) Thu tiền ngoài hợp đồng hoặc các hành vi thu lợi bất chính khác từ khách du lịch;

d) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về việc quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc;

đ) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết;

e) Kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

g) Không làm thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định của pháp luật.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

b) Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

c) Sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp khác để hoạt động kinh doanh;

d) Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du lịch tại Việt Nam;

đ) Hoạt động kinh doanh lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm dứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh lữ hành.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, d khoản 4, điểm a, b khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này từ ba lần trở lên hoặc không mua bảo hiểm cho 50 khách du lịch trở lên;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 01 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c, d, e khoản 6, điểm d, đ khoản 7 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, đ khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a, d khoản 4, điểm a, b, c khoản 5, điểm a, c, d, e, g khoản 6, điểm d, đ khoản 7 Điều này;

đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm e khoản 6 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bổ sung đủ phương tiện, trang thiết bị bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp đủ số tiền ký quỹ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;

c) Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước những tài sản đã thu bất chính của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đại lý lữ hành bắt đầu hoạt động kinh doanh;

b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật, thay đổi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tẩy xoá, sửa chữa, sao chép làm sai lệch nội dung chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành;

b) Bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý lữ hành.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hoạt động đại lý lữ hành mà không có đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành;

b) Kinh doanh đại lý lữ hành mà không có hợp đồng đại lý lữ hành bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước các khoản thu không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hướng dẫn viên du lịch có một trong những hành vi sau đây:

a) Không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;

b) Không mang theo chương trình du lịch khi hành nghề;

c) Không hướng dẫn cho khách du lịch đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về cư trú, nhập cảnh, xuất cảnh trong thời gian tham quan du lịch tại Việt Nam;

d) Không cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho đại diện nhóm khách du lịch, khách du lịch.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hướng dẫn viên du lịch có một trong những hành vi sau đây:

a) Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;

b) Hành nghề hướng dẫn khách du lịch độc lập;

c) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch trong khi thực hiện chương trình du lịch;

d) Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch;

đ) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch của người khác để hành nghề;

e) Sử dụng thẻ đã hết hạn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hướng dẫn viên du lịch có một trong những hành vi sau đây:

a) Tẩy xoá, sửa chữa nội dung thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề;

b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hướng dẫn khách du lịch mà không có thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định;

b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề;

c) Tự ý thay đổi chương trình du lịch, tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch;

d) Giới thiệu sai lệch giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam;

đ) Lợi dụng hoạt động hướng dẫn du lịch để thuyết minh, cung cấp thông tin làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội;

e) Đưa khách du lịch đến khu vực cấm;

g) Thu tiền ngoài hợp đồng hoặc các hành vi thu lợi bất chính khác từ khách du lịch.

5. Người nước ngoài nếu hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam thì áp dụng xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch 01 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a, b, c khoản 2, điểm b khoản 3, điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này;

c) Tịch thu tang vật sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước những tài sản đã thu bất chính của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 4 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận chuyển khách du lịch thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giao thông đường thủy nội địa, giao thông vận tải đường sắt, hàng hải và các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 12. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam

Hành vi vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam thì áp dụng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại để xử phạt.

Mục 2. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH

Điều 13. Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở lưu trú trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lưu trú chính thức đi vào hoạt động;

b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đứng đầu cơ sở lưu trú du lịch, thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;

c) Không thông báo bằng văn bản khi áp dụng mức phụ thu cước viễn thông trong cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thực hiện;

d) Không thực hiện đúng quy định về mẫu biển tên, hạng cơ sở lưu trú du lịch;

đ) Không gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền xếp hạng;

e) Không ban hành, niêm yết nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch;

g) Không thông tin rõ ràng, công khai về số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ, hàng hoá cho khách du lịch.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khoẻ, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên của cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoạt động kinh doanh.

c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không đăng ký với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền để thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch sau ba tháng, kể từ khi cơ sở lưu trú du lịch chính thức hoạt động kinh doanh;

b) Không đăng ký với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền để thẩm định, công nhận lại hạng cơ sở lưu trú du lịch trước ba tháng, kể từ khi hết hạn công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;

c) Không bảo đảm một trong những quy chuẩn kỹ thuật về trang thiết bị, chất lượng dịch vụ tương ứng với hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật;

d) Không bảo đảm một trong những tiêu chuẩn về người quản lý và nhân viên phục vụ tương ứng với hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật;

đ) Thu phí dịch vụ không đúng quy định.

5. Phạt tiền 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Mạo nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;

b) Thu tiền ngoài hợp đồng hoặc các hành vi thu lợi bất chính khác từ khách du lịch.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm dứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.

7. Hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bưu chính, viễn thông, ngân hàng, văn hoá - thông tin, giá, phòng, chống cháy nổ, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, thương mại và các lĩnh vực khác tại cơ sở lưu trú du lịch không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính đối với từng lĩnh vực để xử phạt.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bổ sung đủ phương tiện, trang thiết bị bảo đảm sức khoẻ, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước những tài sản đã thu bất chính cuả khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4, điểm b khoản 5 Điều này.

Điều 14. Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng.

2. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh thương mại để xử phạt.

Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH

Điều 15. Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động xúc tiến du lịch làm phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chương trình khuyến mại du lịch đã thông tin, quảng bá;

c) Quảng bá sản phẩm du lịch không đúng với nội dung và chất lượng thực tế.

2. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ, tiêu hủy các vật phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, chấm dứt các chương trình quảng bá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 16. Vi phạm quy định về tổ chức hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch

Hành vi vi phạm quy định về hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch thì áp dụng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại để xử phạt.

Mục 4. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH KHÁC

Điều 17. Vi phạm quy định về tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển du lịch

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác tài nguyên du lịch trái quy định của pháp luật trong khu du lịch, điểm du lịch hoặc trong khu vực đã được quy hoạch phát triển du lịch.

2. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển du lịch không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 18. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường du lịch

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không niêm yết nội quy bảo vệ môi trường theo quy định tại nơi dễ quan sát trong cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, trên phương tiện vận chuyển khách du lịch;

b) Không bố trí phương tiện thu gom, xử lý chất thải tại cơ sở lưu trú du lịch, trên phương tiện vận chuyển khách du lịch, trong khu du lịch, điểm du lịch;

c) Xâm hại đến môi trường sống của các loài động vật hoang dã nơi có tài nguyên du lịch;

d) Chặt phá, bẻ cành hoặc có hành vi khác làm thiệt hại cây xanh, thảm thực vật nơi có tài nguyên du lịch.

2. Đối với hành vi sử dụng trái phép thực vật, động vật hoang dã quý hiếm vào mục đích kinh doanh du lịch thì áp dụng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản để xử phạt.

3. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để xử phạt.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc niêm yết nội quy bảo vệ môi trường theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc bố trí phương tiện thu gom, xử lý chất thải đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 19. Vi phạm quy định về quản lý, hoạt động kinh doanh trong khu du lịch, điểm du lịch

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Không ban hành nội quy, quy chế quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

2. Ban hành nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch trái với quy định pháp luật.

3. Vi phạm quy chế của khu du lịch, điểm du lịch.

Điều 20. Xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ các giấy tờ và tài liệu có liên quan đến việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm theo yêu cầu của người, cơ quan có thẩm quyền;

b) Xuất trình giấy tờ không hợp pháp nhằm trốn tránh việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm của người, cơ quan có thẩm quyền;

b) Tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hoặc tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính;

c) Tẩu tán, làm thay đổi, đánh tráo tang vật đang bị kiểm tra, thanh tra hoặc tạm giữ;

d) Lăng mạ, hành hung và chống đối người, cơ quan có thẩm quyền đang làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm.

3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này.

b) Buộc thi hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Chương 3

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 21. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.

Điều 22. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành du lịch

1. Thanh tra viên chuyên ngành du lịch đang thi hành công vụ có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

đ) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

e) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

e) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nhân dân, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Thanh tra chuyên ngành

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an nhân dân, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn, lĩnh vực ngành mình quản lý.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành khác có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý của ngành.

Điều 24. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và việc uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 25. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 26. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 27. Thủ tục tịch thu, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm

Thủ tục tịch thu, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 28. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp số tiền được ghi trong quyết định xử phạt tại kho bạc nhà nước và nhận biên lai ghi tiền phạt hoặc nộp tiền phạt trực tiếp cho người ra quyết định xử phạt và nhận biên lai ghi tiền phạt theo quy định của Nhà nước.

3. Việc hoãn chấp hành quyết định xử phạt tiền được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 29. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 30. Quy định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định này khi quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phải căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phải thi hành các hình thức xử phạt đó trong thời hạn 10 ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về du lịch phải tịch thu hoặc tiêu hủy thì thực hiện theo quy định tại Điều 60 và 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 31. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính

1. Để ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, những người có thẩm quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 32. Khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.

2. Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định này hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt.

4. Trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 33. Khen thưởng

Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Xử lý vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch nếu không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành; trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có hành vi ngăn cản, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ hoặc thủ đoạn khác để trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 50/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Điều 36. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5 bản). Bình

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.149/2007/ND-CP

Hanoi, October 09, 2007

 

DECREE

ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF TOURISM

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Tourism dated June 14, 2005;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations dated July 2, 2002;
At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violations in the domain of tourism are acts unintentionally or intentionally committed by individuals or organizations violating the provisions of law on state management in the domain of tourism but not yet constituting crimes and, according to the provisions of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, subject to administrative sanction.

3. Acts of administrative violation in the domain of tourism prescribed in this Decree include:

a) Acts of violating regulations on travel business, tourist guiding and tourist transportation business;

b) Acts of violating regulations on tourist accommodation business;

c) Acts of violating regulations on tourism promotion;

d) Acts of violating regulations on other tourism activities;

4. Other acts of administrative violation in the domain of tourism not governed in this Decree shall be sanctioned under the provisions of other government decrees on sanctioning of administrative violations in relevant state management domains.

Article 2. Subjects of application

1. Vietnamese and foreign organizations and individuals (collectively referred to as individuals and organizations) that commit acts of administrative violation in the domain of tourism in the Vietnamese territory.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Cadres and public employees committing acts specified in Chapter II of this Decree while on duty are not subject to administrative sanction but shall be handled in accordance with the law on cadres and public employees.

Article 3. Principles for sanctioning

1. All acts of administrative violation in the domain of tourism must be promptly detected and immediately stopped. Sanctioning must be carried out in a quick, just and thorough manner and in accordance with law; all consequences caused by acts of administrative violation must be remedied in accordance with law.

2. Individuals and organizations may be administratively sanctioned only when they commit acts of administrative violation prescribed by law.

3. The sanctioning of administrative violations in the domain of tourism must be carried out in accordance with law by competent persons defined in Chapter III of this Decree.

4. One act of administrative violation in the domain of tourism shall be sanctioned only once. A person or an organization that commits many acts of administrative violation shall be sanctioned for each of these acts. If several persons or organizations jointly commit one act of administrative violation, each shall be sanctioned.

5. The sanctioning of administrative violation in the domain of tourism must be based on their name nature and severity, personal history of violations as well as extenuating or aggravating circumstances so as to decide on principal sanctioning forms additional sanctioning forms and appropriate remedies. Extenuating and aggravating circumstances are prescribed in Articles 8 and 9 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

6. Administrative violations committed in cases of emergency, legitimate self-defense, unexpected events or those committed by persons who suffer from mental diseases or other illnesses which render them incapable of being aware of or controlling their acts, are not sanctioned.

Article 4. Statute of limitations for sanctioning

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For individuals against whom criminal cases had been instituted, who had been prosecuted or against whom decisions to bring their criminal cases for trial had been issued, if decisions on terminating investigation or the criminal cases were later issued but their acts of violation show signs of administrative violation, these individuals shall be administratively sanctioned. In this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations is three months, counting from the date persons with sanctioning competence receive termination decisions and dossiers of the cases of violation.

3. Within the period stated in Clause 1 or Clause 2 of this Article, if individuals or organizations commit new acts of administrative violation in the same domain in which they previously committed the violations or they intentionally shirk or obstruct sanctioning, they intentionally shirk or obstruct sanctioning, they are not entitled to the application of the statute of limitations stated in Clause 1 or Clause 2 of this Article, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be recounted from the time the new acts of administrative violation are committed or the time the acts of shirking or obstructing sanctioning are stopped.

4. Past one year counting from the date an individual or organization that has been sanctioned for an administrative violation in the domain of tourism completely serves the sanctioning decision or from the date of expiration of the statute of limitation for enforcing sanctioning decisions, if he/she/it does not relapse into violation, he/she/it shall be considered not having been sanctioned for administrative violations in the domain of tourism.

Article 5. Time limit for issuing sanctioning decisions

1. For simple cases involving apparent acts of violation and not requiring further verification, sanctioning decisions must be issued within 10 days from the date written records of acts of administrative violation are made. Administrative violation-sanctioning decisions must be made according to the form set by a competent agency.

2. For complicated cases in which exhibits and means of violation need assessment, violators need to be identified or other complicated circumstances are involved, the time limit for issuing sanctioning decisions is 30 days from the date written records of acts of administrative violation are made.

3. When more time is needed for verification and collection of evidences, at least 10 days before the end of the time limit stated in Clause 2 of this Article, persons with sanctioning competence shall report it in writing to their immediate supervisors for extension permission; extension must be expressed in writing and not exceed 30 days.

4. Competent persons may not issue sanctioning decisions in the following cases:

a) The time limit stated in Clause 1 of this Article has expired;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The extended period approved by competent authorities has expired.

5. If not issuing sanctioning decisions, competent persons may still issue decisions on the application of remedies specified in Clause 3, Article 6, of this Decree.

Article 6. Sanctioning forms and remedies

1. For each act of administrative violation, violating individuals or organizations are subject to one of the following principal sanctioning forms:

a) Caution;

b) Fine.

The maximum fine level is VND 30,000,000. For each fine imposed for an act of administrative violation, the specific level is the average of the fine bracket prescribed for the act; if the violation involves an extenuating circumstance(s), the fine level may be lower than the average but not be lower than the minimum level of the fine bracket; if the violation involves an aggravating circumstance(s), the fine level may be raised to higher than the average but not be higher than the maximum level of the fine bracket.

2. Depending on the nature and severity of violation, violating individuals or organizations may be subject to one or more of the following additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use international travel business license or tourist guide's card for a specified or unspecified period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Remedies:

Besides the principal and additional sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, depending on the nature and severity of their violations, violating individuals or organizations may also be subject to one or more of the remedies specified in Chapter II of this Decree.

Chapter II

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Section 1. ACTS OF VIOLATION OF REGULATIONS ON TRAVEL BUSINESS, TOURIST GUIDING AND TOURIST TRANSPORTATION

Article 7. Violations of regulations on notification of travel business activities

Caution or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

1. Failing to notify in writing the time of commencing travel business to state agencies in charge of tourism in the provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level state agencies in charge of tourism) where enterprises are headquartered within 15 days after enterprises officially commence business activities.

2. Failing to notify in writing the replacement of travel business representatives at law, change of the type of enterprise or enterprise name or relocation of working offices of travel enterprises to provincial-level state agencies in charge of tourism in 1ocalities where enterprises are headquartered within 15 days after the replacement or change is effected.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Failing to notify in writing the setting up and time of commencement of operation of branches or representative offices of travel enterprises to provincial-level state agencies in charge of tourism in localities where travel enterprises are headquartered and where branches or representative offices are located within 15 days from the date branches or representative offices are setup or officially operate.

5. Failing to notify in writing the replacement of heads or change of names or relocation of branch offices or representative offices of travel enterprises to provincial-level state agencies in charge of tourism in localities where travel enterprises are headquartered and where branch offices or representative offices are located within 15 days from the replacement or change is effected.

Article 8. Violations of regulations on travel business.

1.Caution or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Employing administrators of domestic travel business who have less than three years' working experience in the travel domain;

b) Employing administrators of international travel business who have less than four years' working experience in the travel domain;

c) Administrators of domestic or international travel business having not yet worked in the travel domain for a sufficient duration as required by law;

d) Failing to notify the international travel business license-granting agency of the loss of the international travel business license within 7 days from the date of loss;

e) The travel contract lacking one of the contents specified in Clause 3, Article 52, of the Law on Tourism.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Failing to provide written tourist programs to representatives of tourists' groups or individual tourists;

b) Failing to sign written travel contracts with tourists or representatives of tourists according to regulations;

c) Failing to settle legitimate requests and claims of tourists accordance with law;

d) Employing tourist guides for performing tourist programs but failing to sign written labor contracts with them.

e) Failing to provide guidance and information relating to tourist programs at the request of travel agents;

f) Failing to provide clear and truthful information in a public manner on the number and prices of tourist services for tourists.

3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Travel business administrators using certificates of working time not true to reality so also administer travel business activities;

b) Failing to observe or strictly observe regulations on compilation and filling of dossiers and documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Using enterprise names, transaction names or shortened names different from those already registered with a competent state agency for business activities;

b) Failing to notify in time competent agencies of accidents, risks or incidents occurring to tourists;

c) Using means and equipment that fail to ensure health, life and property safety for tourists as prescribed by law;

d) Failing to observe reporting regulations issued by the Ministry of Culture, Sports and Tourism and provincial-level state agencies in charge of tourism.

5. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Conducting international travel business without having at least three international tourist guides;

b) Employing persons who have no tourist guide cards to guide tourists;

c) Failing to purchase insurance for Vietnamese tourists traveling abroad during tourist programs according to regulations.

6. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Erasing or modifying the contents of international travel business licenses;

c) Collecting sums of money not specified in contracts or illicit profits from tourists;

d) Failing to observe legal provisions on management of branches, representative offices and affiliated units;

e) Failing to manage tourists according to signed contracts or tourist programs;

f) Making false: declarations in dossiers of application for the grant or renewal of international travel business licenses;

g) Failing to carry out procedures for renewing international travel business licenses as required by law.

7. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Conducting international travel business without international travel business license;

b) Leasing or lending international travel business licenses;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Employing foreigners as tourist guides in Vietnam;

e) Continuing travel business activities after having made notification on temporary cessation or termination of such activities or having been suspended by a competent state agency from conducting travel business.

8. Additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the right to use international travel business licenses for 06 months, for acts specified at points a and d, Clause 4; and Points a and b, Clause 5, of this Article;

b) Deprivation of the right to use international travel business licenses for 09 months, for the act specified at Point c, Clause 5, of this Article 4, which is committed for three times or more, or for failing to purchase insurance for 50 tourists or more;

c) Deprivation of the right to use international travel business licenses for 01 year, for acts specified at Points a, c, d and f, Clause 6; and Points d and e, Clause 7, of this Article;

d) Deprivation of the right to use international travel business licenses for an unspecified period, for acts specified at Points b and e, Clause 6; Point b, Clause 7, of this Article, or for recommitted acts specified at Points a and d, Clause 4; Points a, b and c, Clause 5; Points a, c, d, f and g, Clause 6; and Points d and e, Clause 7, of this Article;

e) Confiscation of material evidences in administrative violations, for acts specified at Point a, Clause 3; and Point f, Clause 6, of this Article.

9. Remedies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Forced payment of sufficient deposits, for the act specified at Point a, Clause 6, of this Article;

c) Forced repayment to tourists or remittance into state funds of property illegally collected from tourists, for the act specified at Point c, Clause 6, of this Article.

Article 9. Violations of regulations on travel agency business

1. Caution or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to notify in writing the time of commencement of travel agency business to the provincial-level state agency in charge of tourism within 15 days from the date of commencement of travel agency business;

b) Failing to notify in writing the replacement of representatives at law, or change of the name or address of the travel agent to the provincial-level state agency in charge of tourism within 15 days after the replacement or change is effected.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Erasing, modifying or copying in a way distorting the contents of tourist programs of travel principals;

b) Selling tourist programs at prices higher than those set by travel principals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Carrying out travel agency activities without making travel agency business registration;

b) Dealing in travel agency without a written travel agency contract signed with a travel enterprise.

4. Remedies:

Forced repayment to tourists or remittance into state funds of illegally earned amounts, for the act specified at Point b, Clause 2, of this Article.

Article 10. Violations of regulations on tourist guiding

1. Caution or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed on tourist guides who commit one of the following acts:

a) Failing to wear tourist guide's cards when guiding tourists;

b) Failing to carry along tourist programs when guiding tourists;

c) Failing to provide adequate knowledge for tourists on the Vietnamese law on stay, entry and exit during their visits to Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on tourist guides who commit one of the following acts:

a) Having no labor contract with a travel enterprise;

b) Working as independent tourist guides;

c) Failing to introduce and guide tourists how to protect their safety, life and property during journeys under tourist programs;

d) Lending tourist guide's cards to other persons for guiding tourists;

e) Using tourist guide's cards of other persons for guiding tourists;

f) Using expired tourist guide's cards.

3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on tourist guides who commit one of the following acts:

a) Erasing or modifying the contents of tourist guide's cards for guiding tourists;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Guiding tourists while having no tourist guide's cards as required;

b) Using a fake tourist guide's card for guiding tourists;

c) Altering without permission tourist programs and tourist benefits and services;

d) Providing distorted information on Vietnamese cultural and historical values, land and people, thus badly affecting the image, traditions, morality and fine customs and habits of the country;

e) Taking advantage of tourist guiding to give explanations and provide information affecting security and social order and safety;

f) Taking tourists to banned areas;

g) Collecting sums of money not specified in contracts or illicit profits from tourists.

5. Foreigners who work as tourist guides in Vietnam shall be sanctioned under the Government’s Decree on sanctioning administrative violations in the domain of security and social order and safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Deprivation of the right to use tourist guide's cards for 01 year, for acts specified at Point b, Clause 2; Point b, Clause 3; and Points c, d, e, f and g, Clause 4, of this Article;

b) Deprivation of the right to use tourist guide's cards for an unspecified period, for acts specified at Point d, Clause 2; and Point a, Clause 3, of this Article, or for recommitted acts specified at points a, b and c, Clause 2; Point b, Clause 3; and Points c, d, e, f and g, Clause 4, of this Article;

c) Confiscation of material evidences used for commission of administrative violations, for acts specified at Point f, Clause 2; and Point b, Clause 4, of this Article.

7. Remedy:

Forced repayment to tourists or remittance into state funds of property illegally collected from tourists, for the act specified at Point g, Clause 4, of this Article.

Article 11. Violations of regulations on tourist transportation business

Acts of violation of regulations on tourist transportation business shall be sanctioned according to government decrees on sanctioning administrative violations in the domains of transportation by land, waterway, railway and sea and other decrees on sanctioning administrative violations in relevant state management domains.

Article 12. Violations of regulations on the setting up and operation of Vietnam-based branches and representative offices of foreign tourism enterprises

Acts of violation of regulations on the setting up and operation of Vietnam-based branches and representative offices of foreign tourism enterprises shall be sanctioned according to the Government's Decree on sanctioning administrative violations in the commercial domain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13. Violations of regulations on tourist accommodation business

1. Caution or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to notify in writing the time of commencing the business operation of tourist accommodation establishments to provincial-level state agencies in charge of tourism in localities where tourist accommodation establishments are located within 15 days after tourist accommodation establishments are officially put into operation;

b) Failing to notify in writing the replacement of heads or change of names of tourist accommodation establishments to provincial-level state agencies in charge of tourism within 15 days after the replacement or change is effected;

c) Failing to notify in writing the application of telecommunications surcharges in classified tourist accommodation establishments to competent state agencies within 15 days after the application;

d) Failing to comply with regulations on model signboards of the name and class of tourist accommodation establishment;

e) Failing to display signboards of the class of tourist accommodation establishments after tourist accommodation establishments are classified by a competent state agency in charge of tourism;

f) Failing to issue or publicly display rules of tourist accommodation establishments;

g) Failing to publicize clear information on the quantity, quality and prices of services and goods for tourists.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Using vehicles and equipment that fail to ensure tourist health, safety, life and property as prescribed by law;

b) Using enterprise names, transaction names and shortened names different from those of tourist accommodation establishments registered with competent state agencies for business activities;

c) Failing to properly observe the regime of reporting to the Ministry of Culture, Sports and Tourism and provincial-level state agencies in charge of tourism as prescribed by law.

4. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Failing to register with competent state agencies in charge of tourism for evaluation and classification of tourist accommodation establishments within 3 moths after tourist accommodation establishments officially commence business operation;

b) Failing to register with competent state agencies in charge of tourism for evaluation and re-recognition of the class of tourist accommodation establishments at least three months before the end of the period of recognition of tourist accommodation establishment class;

c) Failing to ensure any of technical standards of equipment or service quality required by law for the class of tourist accommodation establishments already recognized by competent state agencies as prescribed by law;

d) Failing to ensure any of criteria for managers and employees required by law for the class of tourist accommodation establishments already recognized by competent state agencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Assuming a false class of tourist accommodation establishment;

b) Collecting sums of money not specified in contracts or other acts of making illicit profits from tourists.

6. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on tourist accommodation establishments continuing business operation after notifying the temporary cessation or termination of operation or after their business operation is suspended by a competent state agency.

7. Acts of administrative violation in the domains of post, telecommunications, banking, culture and information, pricing, fire and explosion prevention and fight, security and social order and safety, food hygiene and safety, environmental protection, commerce and so on which are committed at tourist accommodation establishments not governed in this Decree shall be sanctioned under government decrees on sanctioning administrative violations in relevant domains.

8. Additional sanctioning forms:

Confiscation of material evidences in administrative violations, for the act specified at Point a, Clause 5, of this Article.

9. Remedies:

a) Forced addition of adequate means and equipment to ensure tourist health, life and property, for the act specified at Point a, Clause 3,of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14. Violations of regulations on trading in conditional goods and services at tourist accommodation establishments

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for acts of failing to make registration in writing with a competent state agency when trading in conditional goods and services at classified tourist accommodation establishments.

2. Acts of violation of regulations on trading in conditional goods and services not governed by this Decree shall be sanctioned under the Government's Decree on sanctioning administrative violations in the commercial domain.

Section 3. ACTS OF VIOLATION OF REGULATIONS ON TOURISM PROMOTION

Article 15. Violations of regulations on tourism promotion

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Taking advantage of tourism promotion to harm lawful rights and interests of other organizations and individuals;

b) Failing to implement or improperly implementing tourism promotion programs already publicized;

c) Advertising tourist products not true to their real contents and quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Remedies:

Forced dismantlement or destruction of tourist advertisement articles and termination of advertisement programs, for the acts specified at Point c, Clause 1, of this Article.

Article 16. Violations of regulations on organization of tourist product fairs, exhibitions and shows

Acts of violation of regulations on tourist product fairs, exhibitions and shows shall be sanctioned under the Government's Decree on sanctioning administrative violations in the commercial domain.

Section 4. ACTS OF VIOLATION OF REGULATIONS ON OTHER TOURISM ACTIVITIES

Article 17. Violations of regulations on tourism resources and tourism development planning

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for acts of illegally exploiting tourism resources in tourist resorts, tourist spots or zones already planned for tourism development.

2. Acts of violation of regulations on management, exploitation and use of tourism resources and tourism development planning not governed by this Decree shall be sanctioned under government decrees on sanctioning administrative violations in relevant state management domains.

Article 18. Violations of regulations on the protection of tourism environment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Failing to display environmental protection rules at easy-to-notice places in tourist accommodation establishments, tourist resorts and tourist spots, and on means of transportation of tourists;

b) Failing to arrange waste collection and treatment equipment and facilities at tourist accommodation establishments, on means of transportation of tourists and in tourist resorts and tourist spots;

c) Damaging wild animal habitats in areas with tourism resources;

d) Felling trees, cutting and breaking tree branches or other acts of damaging trees and vegetational cover in areas with tourism resources.

2. Acts of illegally using rare and precious wild plants and animal for tourist business purposes shall be sanctioned under the Government's Decree on sanctioning administrative violations in the domain of forest management and protection and forest product protection.

3. Acts of violation of regulations on environmental protection not governed in this Decree shall be sanctioned under the Government's Decree on sanctioning administrative violations in the domain of environmental protection.

4. Additional sanctioning form:

Confiscation of material evidences and means used in administrative violations, for the act specified at Point d, Clause 1, of this Article.

5. Remedies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Forced arrangement of waste collection and treatment equipment, for the act specified at Point b, Clause 1, of this Article;

c) Forced restoration of the original state, which has been altered due to the act specified at Point d, Clause 1, of this Article.

Article 19. Violations of regulations on management of and business activities in tourist resorts and tourist spots

Caution or a fine of between VND 200,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

1. Failing to issue tourist resort or tourist spot management regulations.

2. Issuing tourist resort or tourist spot regulations, which are contrary to the provisions of law.

3.Violating regulations of tourist resorts or tourist spots.

Article 20. Sanctioning acts of obstructing acts of inspection and examination and handling of administrative violations

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Producing illegal papers to shirk examination, inspection or handling of violations.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Deliberately delaying or shirking the examination, inspection or handing of violations by competent persons or agencies;

b) Removing without permission seals of material evidences or means used in violations or altering without permission scenes of administrative violations;

c) Dispersing, modifying or fraudulently swapping material evidences currently subject to examination, inspection or seizure;

d) Insulting, attacking and resisting competent persons or agencies performing examination, inspection or violation-handling tasks.

3. Additional sanctioning forms and remedies:

a) Confiscation of material evidences and means used in administrative violations, for acts specified at Points b and c, Clause 2, of this Article;

b) Forced compliance with decisions of competent agencies or persons, for acts specified in Clause 1, and at Point a, Clause 2, of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 21. Competence of People’s Committees at all levels to sanction administrative violations

1. Commune-level People’s Committee presidents have competence under Article 28 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations to sanction acts of administrative violation specified in this Decree committed in localities under their management.

2. District-level People's Committee presidents have competence under Article 29 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations to sanction acts of administrative violation specified in this Decree committed in localities under their management.

3. Provincial-level People’s Committee presidents have competence under Article 30 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations to sanction acts of administrative violation specified in this Decree committed in localities under their management.

Article 22. Competence of specialized tourism inspectors to sanction administrative violations

1. Specialized tourism inspectors on duty have the powers to:

a) Serve caution;

b) Impose fines of up to VND 200,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12, of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations; e) Exercise other powers as provided for by the law on handling of administrative violations.

2. Chief inspectors of provincial-level agencies in charge of tourism have the powers to:

a) Serve caution;

b) Impose fines of up to VND 20,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses and practice certificates falling within the scope of their competence;

d) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;

e) Apply remedies specified at Point a, b and d, Clause 3, Article 12, of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations; f) Exercise other powers as provided for by the law on handling of administrative violations.

3. The chief inspector of the Ministry of Culture, Sports and Tourism has the powers to:

a) Serve caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Deprive of the right to use licenses and practice certificates falling within the scope of their competence;

d) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;

e) Apply remedies specified at Points a, b and d, Clause 3, Article 12, of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations;

f) Exercise other powers as provided for by the law on handling of administrative violations.

Article 23. Competence of police, coast guard and border guard offices and specialized inspectorates

1. Police, coast guard and border guard officers who have competence to sanction administrative violation may sanction in accordance with the Ordinance on the Handling of Administrative Violations acts of administrative violation specified in this Decree which fall within geographical areas or domain under their management.

2. Officers of other specialized inspectorates who have competence to sanction administrative violations may sanction under Article 38 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations acts of administrative violation specified in this Decree which fall within geographical areas or domains under their management.

Article 24. Principles for determining the competence to sanction administrative violations and authorization of the competence to sanction administrative violations

The principles for determining the competence to sanction administrative violations and the authorization of the competence to sanction administrative violations in the domain of tourism comply with the provisions of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Procedures for sanctioning administrative violations in the domain of tourism comply with the provisions of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 26. Procedures for depriving the right to use licenses or practice certificates

The procedures for depriving the right to use international travel business licenses and tourist guide's cards comply with the provisions of Article 59 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 27. Procedures for confiscating and disposing of material evidences and means used in violations

The procedures for confiscating and disposing of material evidences and means used in violations comply with the provisions of Articles 60 and 61 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 28. Compliance with administrative violation-sanctioning decisions

1. Unless otherwise provided for by law, within 10 days from the date of being given a sanctioning decision, individuals or organizations that are sanctioned for administrative violations in the domain of tourism shall comply with the sanctioning decision. Past this time limit, if sanctioned individuals or organizations fail to voluntarily comply with sanctioning decisions, they shall be forced to do so in accordance with law.

2. Individuals or organizations that are fined shall pay fine amounts indicated in the sanctioning decisions at a stale treasury and receive fine receipts or pay fine amounts directly to sanctioning decision-issuing persons and receive fine receipts according to state regulations.

3. The postponement of the compliance with a fine-imposing decision complies with Article 65 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. If individuals or organizations that are sanctioned for administrative violations in the domain of tourism fail to voluntarily comply with sanctioning decisions, they shall be forced to comply with these decisions under the provisions of Article 66 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

2. When applying measures to enforce administrative violation-sanctioning decisions, competent agencies or persons shall observe the enforcement order and procedures prescribed by the law on procedures for applying measures to enforce administrative violation-sanctioning decisions.

3. The competence to issue decisions to enforce administrative violation- sanctioning decisions complies with the provisions of Article 67 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 30. Provisions on application of remedies

1.Persons with sanctioning competence specified in Article 21, Article 22 and Article 23 of this Decree shall, when deciding on the application of remedies, base themselves on legal provisions and the actual damage caused by acts of administrative violation, and take responsibility before law for their decisions.

2. Unless otherwise provided for by law, individuals or organizations that are subject to remedies shall take these remedies within 10 days after receiving sanctioning decisions.

3. If material evidences and means used in administrative violations in the domain of tourism are subject to confiscation or destruction, this measure shall be taken under the provisions of Articles 60 and 61 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 31. Application of measures to prevent administrative violations

1. In order to prevent in time administrative violations and secure the handling of administrative violations in the domain of tourism, competent persons may apply administrative preventive measures in accordance with the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 32. Complaints and denunciations

1. Individuals and organizations that are sanctioned for administrative violations or their lawful representatives may lodge complaints about administrative violation-sanctioning decisions in accordance with the law on complaints and denunciations.

2. Citizens may denounce to competent state agencies acts of administrative violation committed by organizations and individuals specified in this Decree or denounce law-breaking acts committed by persons competent to sanction administrative violations in the domain of tourism in accordance with law.

3. Pending the settlement of complaints or denunciations by competent agencies, sanctioned individuals or organizations shall still comply with sanctioning decisions.

4. The order, procedures, time limits and competence for lodging complaints or denunciations and for settling denunciations and complaints about the sanctioning of administrative violations in the domain of tourism comply with the provisions of law on complaints and denunciations.

Article 33. Commendation

Individuals and organizations that record merits in the prevention and fight of administrative violations in the domain of tourism are entitled to commendation and reward in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Persons with competence to sanction administrative violations in the domain of tourism who commit acts of harassing, tolerating, covering up, refraining from sanctioning, delaying the sanctioning of, or sanctioning ultra vires, administrative violations, shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation therefor in accordance with law.

2. If individuals or organizations that are sanctioned for administrative violations in the domain of tourism fail to voluntarily comply with sanctioning decisions, they are subject to forced compliance. When committing administrative violations, if they commit acts of obstructing or resisting officers on duty or employ deceitful tricks, offer bribes or employ other tricks to delay or shirk their compliance with sanctioning decisions issued by competent persons, they shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled administratively or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation therefor in accordance with law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 35. Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

2. This Decree replaces the Government’s Decree No. 50/2002/ND-CP dated April 25, 2002, on sanctioning administrative violations in the domain of tourism.

Article 36. Implementation responsibilities

1. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall organize the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.752

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.22.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!