BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
1156/QĐ-HTQT
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG NGÀNH HẢI QUAN VÀ BẢN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRONG
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN.
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
- Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính năm 2002
- Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ - CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
- Căn cứ Nghị định số 138/2004/NĐ - CP ngày 17/06/2004 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
- Căn cứ Thông tư số 14/2005/TT - BTC ngày 16/02/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành Nghị định số 138/2004/NĐ- CP ngày 17/6/2004;
Để đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong ngành hải quan được thực hiện
thống nhất, đúng pháp luật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Ban hành kèm theo theo Quyết định này Bản hướng dẫn trình tự xử phạt vi phạm
hành chính trong ngành Hải quan và Bản hướng dẫn sử dụng mẫu biên bản và quyết
định trong xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3:
Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, chụi trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơinhận:
- Như điều 3
- Bộ Tài chính (để b/c);
- Lưu VT(1), PC (1)
|
KT
. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Văn Tạo
|
BẢN HƯỚNG DẪN
TRÌNH TỰ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG NGÀNH HẢI QUAN
( Ban hành kèm Quyết định số 1156 / QĐ- TCHQ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
I - NGUYÊN
TẮC CHUNG
Việc xử phạt vi phạm hành chính
trong ngành Hải quan phải được thực hiện thống nhất theo nguyên tắc, trình tự,
thủ tục đã được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị
định số 134/2003/NĐ- CP ngày 14/11/2003, Nghị định số 138/2004/NĐ-CP ngày
17/6/2004 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hải quan, Thông tư số 14/2005/TT-BTC ngày 16/2/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành Nghị định 138/2004/NĐ- CP ngày 17/6/2004 cũng như các quy định khác của
pháp luật có liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải
quan.
II - TRÌNH
TỰ XỬ PHẠT
Việc xử phạt vi phạm hành chính
về hải quan phải được thực hiện đúng trình tự sau đây:
1. Xử phạt theo thủ tục đơn giản
Khi phát hiện các hành vi vi phạm
nêu tại khỏan 1 Điều 8, điểm a khỏan 1 Điều 10, khỏan 1 Điều 11, khỏan 1 Điều
12, Điều 13, khỏan 1 Điều 14 Nghị định 138/2004/NĐ - CP ngày 17/6/2004, công chức
hải quan đang thi hành công vụ phải yêu cầu đối tượng vi phạm hành chính đình
chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính và báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình là
người có thẩm quyền xử phạt. Nếu người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng
hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm
thì ra quyết định xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản vi phạm.
Quyết định xử phạt theo thủ tục
đơn giản được vào " Số theo dõi hồ sơ vi phạm hành chính về hải quan
" ( theo mẫu đính kèm) và đưa vào lưu trữ theo quy định.
Nếu người có thẩm quyền xử phạt
quyết định áp dụng mức phạt tiền trên 100.000 đồng thì phải tiến hành lập biên
bản vi phạm hành chính theo điểm 2 Mục này.
2. Lập biên bản vi phạm hành
chính về hải quan
2.1. Khi phát hiện có hành vi vi
phạm hành chính về hải quan, công chức hải quan đang thi hành công vụ phải yêu
cầu đối tượng vi phạm hành chính đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính và kịp
thời lập biên bản ( trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản) theo đúng mẫu
ấn chỉ Biên bản vi phạm hành chính về hải quan, ghi nhận trung thực và đầy đủ ,
chính xác , khách quan hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân. Việc lập biên bản
vi phạm hành chính thực hiện theo đúng quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính và Bản hướng dẫn sử dụng mẫu ấn chỉ ban hành kèm theo Quyết định
số 1156/QĐ - TCHQ ngày 15 tháng 7 năm 2005.
Nếu trong quá trình làm việc sử
dụng máy ghi âm thì sau khi ghi xong phải mở máy cho mọi người nghe lại, sau đó
niêm phong băng đã ghi với đầy đủ chữ ký của các bên liên quan trên niêm phong.
Trong trường hợp công chức hải
quan lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng của công chức đó
là người có thẩm quyền xử phạt phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần thiết
thì thủ trưởng của công chức đó tiến hành xác minh trước khi ký biên bản.
2.2. Đối với những vi phạm
nghiêm trọng, hoặc có tình tiết phức tạp cần làm rõ thì nhất thiết phải lấy
ngay lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng
kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ,
tên, địa chỉ, lời khai của họ.
2.3. Khi xét thấy cần áp dụng
các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, công chức hải quan đang thi hành
công vụ phải báo cáo những người quy định tại Điều 25, 26 Nghị định
138/2004/NĐ-CP để quyết định.
Tang vật, phương tiện vi phạm bị
tạm giữ phải làm thủ tục nhập kho và thực hiện quản lý theo quy định hiện hành
về chế độ kế tóan, thống kê. Khi áp dụng biện pháp tạm giữ đối với tang vật tiền
Việt Nam, ngọai tệ, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma túy và những vật
thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định
của pháp luật.
Đối với tang vật vi phạm hành
chính là lọai hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng (hàng tươi sống, dễ bị ôi thiu,
khó bảo quản, hàng thực phẩm đã qua chế biến nhưng hạn sử dụng còn dưới 30
ngày...) thì người có thẩm quyền tịch thu phải tiến hành lập biên bản và tổ chức
bán ngay theo hình thức bán công khai, không nhất thiết phải thông qua bán đấu
giá. Số tiền thu được gửi vào tài khỏan giữ mở tại Kho bạc nhà nước và xử lý
theo quy định tại khỏan 3 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Đăng ký hồ sơ, vào sổ thụ lý
Biên bản vi phạm hành chính và hồ
sơ kèm theo từng vụ việc phải đăng ký vào " Sổ theo dõi hồ sơ vi phạm hành
chính về hải quan" ghi đầy đủ và đúng nội dung từng cột, mục quy định.
Hồ sơ được tiếp nhận đăng kí để
ra quyết định xử phạt bao gồm:
- Hồ sơ các vụ vi phạm hành
chính về hải quan được lập trong quá trình kiểm tra, kiểm sóat, giám sát hải
quan và kiểm tra sau thông quan;
- Hồ sơ do cơ quan điều tra hoặc
cơ quan khác phát hiện được chuyển cho cơ quan hải quan để xử phạt vi phạm hành
chính về hải quan.
- Hồ sơ phải sắp xếp, đánh số thứ
tự trang đầu tới trang cuối, ghi rõ bản chính, bản sao (kèm theo danh mục hồ
sơ).
4. Nghiên cứu, thu thập thông
tin, đề xuất ý kiến để ra quyết định xử phạt.
Công chức hải quan được giao nhiệm
vụ nghiên cứu hồ sơ, đề xuất xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào các quy định
hiện hành của pháp luật, tiến hành phân tích để xác định rõ các nội dung sau:
- Hành vi xảy ra đã vi phạm quy
định về quản lý Nhà nước tại văn bản nào:
- Chủ thể nào có hành vi vi phạm
trên thực tế và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm này: tổ chức,
cá nhân là chủ sở hữu hàng hóa tang vật theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc
tập quán quốc tế;
- Lỗi vi phạm của cá nhân, tổ chức
là vô ý hay cố ý; xác định lỗi trong biên bản vi phạm đã lập đúng hay sai, hành
vi vi phạm là vi phạm hành chính hay hình sự; vi phạm lần đầu hay tái phạm, vi
phạm nhiều lần; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khác;
- Những chứng cứ cần xác minh,
giám định, bổ sung hoặc làm rõ;
- Các biện pháp ngăn chặn hành
chính cần duy trì, hoặc áp dụng để đảm bảo việc xử phạt hoặc hủy bỏ các biện
pháp ngăn chặn đã áp dụng;
- Xác định căn cứ pháp lý để xử
phạt, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm và đề xuất hình thức xử phạt
chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
Sau khi làm rõ các nội dung nêu
trên, phải làm " báo cáo tổng hợp" theo mẫu đính kèm Quyết định này.
Báo cáo tổng hợp phải thể hiện tóm tắt nội dung vụ việc vi phạm, căn cứ pháp lý
để xử phạt và ý kiến đề xuất của người có thẩm quyền xử phạt.
Nếu hành vi vi phạm thuộc thẩm
quyền xử phạt của cấp trên thì phải báo cáo bằng văn bản, tóm tắt nội dung vụ việc
vi phạm, đề xuất xử lý và chuyển hồ sơ lên cấp trên theo đúng thời gian quy định.
Trường theo quy định của pháp luật,
trước khi ra quyết định xử phạt phải được cấp trên có ý kiến thì phải tổng hợp
báo cáo theo yêu cầu của cấp trên để xem xét. Nơi nhận được báo cáo phải trả lời
bằng văn bản đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
5. Ra quyết định xử phạt và tổ
chức thi hành quyết định xử phạt
5.1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày lập biên bản vi phạm hành chính về hải quan, người có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính về hải quan phải ra quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ
chức vi phạm. Đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời
hạn ra quyết định xử phạt không quá 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm
hành chính.
Trong trường hợp xét cần có thêm
thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất 10 ngày trước ngày hết
thời hạn ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ
phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn thời hạn
ra quyết định xử phạt.
Quyết định xử phạt phải có đầy đủ
các nội dung quy định tại khỏan 3 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường cần áp dụng biện
pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm thì người có thẩm quyền tịch thu mời
đại diện cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, định giá tài sản để ra quyết định
tịch thu. Trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tang vật,
phương tiện không bị giới hạn về trị giá tài sản thì có thể định giá tài sản
sau khi có quyết định tịch thu.
5.2. Không ra quyết định xử phạt
trong các trường hợp sau đây:
- Đã quá 10 ngày, kể từ ngày lập
biên bản vi phạm hành chính đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng,
không cần xác minh thêm;
- Đã quá 30 ngày, kể từ ngày lập
biên bản vi phạm hành chính đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà
không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn nhưng không được cấp có thẩm quyền cho
phép gia hạn;
- Đã hết thời hạn được cấp có thẩm
quyền gia hạn.
Trong trường hợp không ra quyết
định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
khỏan Điều 12 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và tịch thu tang vật vi phạm
thuộc lọai cấm lưu thông, lưu hành.
5.3. Gia hạn thời hạn ra quyết định
xử phạt
5.3.1. Khi xin gia hạn thời hạn
ra quyết định xử phạt, phải căn cứ vào các nội dung sau để báo cáo và xin gia hạn:
- Về chủ thể vi phạm: vụ việc
liên quan đến nhiều đối tượng, phải xác minh; vụ việc vi phạm có liên quan đến
yếu tố nước ngòai; vụ việc khó xác định chủ thể vi phạm.
- Về hành vi vi phạm: vụ việc
liên quan đến cơ chế, chính sách mặt hàng, có cách hiểu và vận dụng chưa thống
nhất của các cơ quan quản lý Nhà nước, phải chờ lấy ý kiến của các cơ quan này;
mặt hàng phải giám định; khó xác định được hành vi vi phạm, văn bản áp dụng; vụ
việc có yếu tố cần xác minh, thu thập chứng cứ làm căn cứ để xử phạt.
5.3.2. Hồ sơ xin gia hạn gồm có:
- Báo cáo tóm tắt về vụ vi phạm.
Trong báo cáo phải thể hiện được lý do xin gia hạn theo các nội dung nêu tại điểm
5.3.1 nêu trên.
- Bản sao các chứng từ liên quan
trực tiếp đến vụ vi phạm cần xin gia hạn đề cập trong báo cáo xin gia hạn.
5.3.3. Phương thức gửi hồ sơ:
người có thẩm quyền xử phạt báo cáo và gửi hồ sơ vụ việc theo đường FAX, đồng
thời gửi bản chính báo cáo và sao chuyển hồ sơ gửi theo đường bưu điện.
5.3.4. Việc gia hạn phải bằng
văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
5.3.5. Không gia hạn trong những
trường hợp sau:
- Vụ việc đơn giản, hành vi vi
phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm;
- Hồ sơ xin gia hạn được gửi khi
đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt;
- Đã hết thời hiệu xử phạt.
5.4. Thi hành quyết định xử phạt
- Quyết định xử phạt phải được gửi
đến đối tượng bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày kể từ
ngày ra quyết định xử phạt.
- Đối với mặt hàng là đối tượng chịu
thuế thì ngòai việc phạt vi phạm hành chính về hải quan còn phải thu đủ thuế và
các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Thủ tục tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính. Tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước được xử lý theo
quy định tại Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Điều 32, Điều 33 Nghị
định 134/2003/NĐ - CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Thông tư số
72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính.
- Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt
vi phạm hành chính không tự nguyện thi hành Quyết định xử phạt trong hạn 10
ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt (trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác) thì người ra quyết định xử phạt phải báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,
thành phố hoặc Cục trưởng Cục Điều tra Chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan để
ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo
đúng nội dung quy định tại điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định
số 37/2005/NĐ- CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thi hành xử phạt vi phạm hành chính.
6. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết
định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định của
Bộ luật Hình sự thì chuyển cho cấp Hải quan có thẩm quyền khởi tố để xem xét việc
ra quyết định khởi tố, điều tra vụ án theo quy định của pháp luật. Trường hợp vụ
việc không thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan hải quan thì người có thẩm quyền
phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
7. Đối với những vụ vi phạm khó
phân biệt được giữa vi phạm hành chính hay hình sự thì người có thẩm quyền xử
phạt (Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Điều tra chống
buôn lậu) có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan (Viện kiểm sát nhân
dân, cơ quan Điều tra) trước khi ra quyết định xử phạt hành chính hoặc xử lý
hình sự. Việc trao đổi ý kiến cần đảm bảo thời hạn ra quyết định xử phạt đúng
quy định.
Đối với những hợp đã ra quyết định
xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải
hủy quyết định xử phạt đó và thực hiện việc chuyển hồ sơ để khởi tố, điều tra
theo hướng dẫn tại điểm 6 trên.
Trong trường hợp cá nhân đã bị
khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình
sự nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án của cơ
quan tố tụng hình sự và chuyển hồ sơ cho cơ quan hải quan kèm theo đề nghị xử
phạt vi phạm hành chính thì cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ (có biên bản giao
nhận theo thủ tục) để xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thời
hạn quy định tại khỏan 2 Điều 29 Nghị định 134/2003/NĐ - CP ngày 14/11/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính.
8. Chế độ lưu trữ, báo cáo và
giao nhận hồ sơ
8.1. Cán bộ làm công tác tham
mưu xử lý và giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính được
phân công thụ lý vụ việc có trách nhiệm quản lý hồ sơ cho đến khi vụ việc được
giải quyết xong . Việc sắp xếp, lập danh mục hồ sơ phải theo thứ tự thống nhất.
Các văn bản tài liệu có trong hồ
sơ phải được ghi rõ tên, số, ngày tháng năm, bản chính hay bản photocopy, tổng
số trang từng văn bản, tài liệu.
Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính
phải được quản lý chặt chẽ đúng theo nguyên tắc bảo mật.
Danh mục hồ sơ đánh số và sắp xếp
theo thứ tự sau đây:
a) Đối với hồ sơ xử lý vi phạm
hành chính
- Quyết định xử phạt, quyết định
sung công quỹ hoặc quyết định tiêu hủy;
- Chứng từ hoặc tài liệu thể hiện
kết quả thi hành quyết định xử phạt;
- Báo cáo tổng hợp hoặc báo cáo
tổng hợp kèm theo biên bản họp giải quyết vụ vi phạm;
- Biên bản vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hải quan;
- Quyết định áp dụng biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính;
- Các lọai biên bản khác (như
Biên bản lấy lơi khai, Biên bản chứng nhận, Biên bản làm việc, Biên bản bàn
giao hồ sơ tang vật...);
- Văn bản chỉ đạo giải quyết vụ
việc, văn bản trao đổi với các cơ quan khác (nếu có);
- Tờ khai hải quan;
-Giấy phép;
- Hợp đồng thương mại;
- Lược khai hàng hóa (Manifest);
- Hóa đơn thương mại (Invoice);
- Phiếu đóng gói hàng (Packing
List);
- Vận đơn (Bill);
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa (Certificate of origin);
- Chứng thư giám định;
- Những văn bản tài liệu liên
quan khác.
b) Đối với hồ sơ vụ vi phạm hành
chính đã được giải quyết khiếu nại, ngòai các văn bản, tài liệu nêu trên còn có
các văn bản sau:
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Báo cáo tổng hợp;
- Biên bản họp các bộ phận, đơn
vị chuyên môn (nếu có);
- Đơn khiếu nại, thông báo thụ
lý;
- Các văn bản chỉ đạo ;văn bản
trao đổi với các cơ quan liên quan về việc giải quyết khiếu nại (nếu có);
- Các văn bản, tài liệu liên
quan khác đến việc khiếu nại không có trong hồ sơ xử lý.
8.2. Hồ sơ xử lý phải được lưu
giữ theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính trung thực khách quan, không được
sửa chữa và sao chép trái quy định về quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu; việc
cung cấp hồ sơ xử lý phải thực hiện đúng quy định của pháp luật đồng thời phải
báo cáo và được sự đồng ý của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan (nếu hồ sơ do Tổng cục Hải quan quản lý).
8.3. Báo cáo công tác xử lý vi
phạm hành chính
- Số liệu thống kê công tác xử
lý vi phạm hành chính: Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi về Tổng cục Hải quan (Vụ
Pháp chế) theo mẫu hiện hành.
- Chế độ báo cáo, thời gian gửi
báo cáo và số liệu thống kê thực hiện theo quy định tại điểm 2.6 Điều 12 Quy chế
làm việc của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo quyết định số 278/TCHQ/QĐ/VP
ngày 12/4/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
8.4. Giao, nhận hồ sơ
Khi giao, nhận hồ sơ phải tiến
hành lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định, có chữ ký của đại diện có thẩm
quyền của bên giao, bên nhận.
Đối với hồ sơ vụ việc chuyển Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố hoặc các cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác... giải
quyết theo thẩm quyền thì thủ tục lưu trữ thực hiện như sau:
Bộ hồ sơ đầy đủ (bản photo) được
lưu giữ tại đơn vị bàn giao thuộc cơ quan hải quan, bao gồm:
- Biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc:
- Công văn về việc chuyển hồ sơ
đề nghị giải quyết theo thẩm quyền (trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc để Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố ra quyết định xử phạt hay giải quyết khiếu nại; chuyển hồ
sơ vụ việc để cơ quan điều tra giải quyết theo thẩm quyền...); quyết định khởi
tố vụ án ( trường hợp Hải quan khởi tố, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra theo
Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự);
- Các tài liệu có trong hồ sơ được
sắp xếp theo quy định tại điểm 8.1 nêu trên.
III - XỬ
LÝ VI PHẠM
Cá nhân nào cố ý làm sai lệch,
làm mất hoặc để lộ tài liệu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính; ban hành Quyết định
không đúng thẩm quyền, tìm cách gây khó khăn cho việc xử phạt vi phạm hành
chính; gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực.. thì tùy theo tính chất sai phạm và
hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
IV - TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị chịu
trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên việc xử phạt vi phạm hành chính của
người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Phòng Tham mưu chống buôn lậu
và xử lý hoặc bộ phận xử lý thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố là đơn vị tham
mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện xử phạt vi phạm hành chính về hải quan tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố
đó.
3. Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan
là đơn vị tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trong tòan ngành.
4. Vụ Kế họach Tài chính tổ chức
việc in ấn và cấp phát " Sổ theo dõi hồ sơ vi phạm hành chính về hải
quan" ( theo mẫu đính kèm Quyết định này) cho các đơn vị hải quan theo quy
định chung. Các "Sổ theo dõi hồ sơ vi phạm hành chính về hải quan" đã
được in ấn theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 318/1997/QĐ- TCHQ ngày
16/12/1997 vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến hết.
5. Trong quá trình thực hiện việc
xử lý vi phạm hành chính về hải quan, nếu có vấn đề phát sinh khó giải quyết
thì Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời về Tổng cục Hải quan để
được hướng dẫn ./.
BẢN HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1156/QĐ – TCHQ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Để bảo đảm việc sử dụng mẫu biên
bản và quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính về hải quan (viết tắt là mẫu
biên bản và quyết định ) đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục và phù hợp với thực
tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; Tổng cục Hải
quan hướng dẫn việc sử dụng các loại mẫu biên bản và quyết định được ban hành
kèm theo Thông tư số 14/2005/TT - BTC ngày 16/2/2005 của Bộ Tài chính như sau:
I - QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Tên đơn vị
Khi sử dụng các mẫu biên bản và
quyết định, ở góc bên trái phần để trống, dưới dòng chữ " Tổng cục Hải
quan", phải ghi rõ tên đơn vị và đóng dấu cơ quan của người có thẩm quyền
lập biên bản, ra quyết định hoặc lập văn bản.
2. Địa điểm, thời gian
Trong các mẫu biên bản và quyết
định, các tiêu chí về giờ, ngày, tháng, năm thống nhất viết bằng số theo đúng
quy định của thể thức văn bản để tiện việc sử dụng, tra cứu.
3. Họ tên, chức vụ người lập văn
bản
- Đối với các lọai biên bản, phải
ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người lập biên bản.
- Đối với các lọai biên bản, phải
ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định. Thẩm quyền của
người ra quyết định phải thực hiện theo đúng quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Ngôn ngữ và chữ viết trong
văn bản
Phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
phổ thông. Ngôn ngữ và chữ viết rõ ràng, chặt chẽ, sạch sẽ. Không được viết tắt
trong mọi trường hợp. Không được tẩy, xóa, thêm bớt từ ngữ trong mẫu để sử dụng
trái mục đích của từng lọai mẫu. Không được viết hoặc đánh máy bằng mực đỏ hoặc
bằng hai lọai mực trong một văn bản. Không được để hai người cùng viết một văn
bản.
Ý kiến của cấp dưới đề xuất với
cấp trên phải ghi vào các phiếu đề xuất đính kèm, không được viết vào lề của
các văn bản.
5. Việc in và cấp phát mẫu biên
bản và quyết định
- Tất cả các mẫu từ HC2 đến
HC30: các đơn vị hải quan địa phương tự in từ máy vi tính để sử dụng.
- Mẫu biên bản vi phạm hành
chính (BB-HC1) là mẫu có in số seri do Tổng cục Hải quan in và cấp phát cho các
đơn vị hải quan địa phương để thống nhất số seri trong tòan quốc.
II - QUY ĐỊNH
SỬ DỤNG TỪNG LỌAI MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH
Để bảo đảm việc sử dụng các lọai
mẫu biên bản và quyết định theo đúng quy định của pháp luật, cán bộ, công chức
hải quan phải nắm vững các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và
các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành khác có liên quan.
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng
đối với các mẫu cụ thể như sau:
1. Mẫu biên bản (gồm 15 mẫu)
a) Một số quy định chung
Biên bản phải ghi rõ, đầy đủ các
tiêu chí, nội dung: tên đơn vị của người lập biên bản, số biên bản (theo số thứ
tự), thời gian, địa điểm lập biên bản, họ tên, chức vụ, nơi công tác của người
lập biên bản; họ tên, địa chỉ , nghề nghiệp của cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hoặc
những người liên quan; nội dung biên bản ghi nhận v.v..
Đối với tang vật, phương tiện vi
phạm phải ghi đầy đủ tên phương tiện và biển kiểm sóat của phương tiện; tình trạng
thực tế của tang vật, phương tiện (là hàng mới hay cũ, hàng dễ hư hỏng ...), việc
niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có).
Sau khi lập xong biên bản, người
lập biên bản và những người liên quan phải ký và ghi rõ họ, tên vào biên bản
theo quy định; biên bản có nhiều trang thì phải ký vào từng tờ và ghi đầy đủ họ,
tên của người ký. Trường hợp có chữ bị sửa trong biên bản thì người lập biên bản
và những người có liên quan phải ký xác nhận trước khi thông qua biên bản. Trường
hợp người có nghĩa vụ ký biên bản nhưng không biết chữ thì điểm chỉ vào phần chữ
ký; nếu cá nhân hoặc tổ chức bị lập biên bản hoặc những người có liên quan khác
không ký hoặc điểm chỉ vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
b) Một số quy định cụ thể về các
mẫu
- Biên bản vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hải quan (BB-HC1)
Việc lập biên bản phải theo đúng
hướng dẫn tại điểm 2 phần II Bản hướng dẫn về trình tự xử phạtvi phạm hành
chính trong ngành hải quan ban hành kèm theo quyết định số 1156/QĐ - TCHQ ngày
15 tháng 7 năm 2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và tuân thủ quy định
tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính phải
có các nội dung chính sau:
+ Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm
lập biên bản;
+ Họ tên, chức vụ, đơn vị làm việc
của người lập biên bản;
+ Tên, địa chỉ, nghề nghiệp của
người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức thực hiện vi phạm hành chính;
+ Tên, địa chỉ của người chứng
kiến, người phiên dịch (nếu có);
+ Giờ, ngày, tháng năm, địa điểm
xảy ra vi phạm;
+ Ghi trung thực diễn biến nội
dung vi phạm, mô tả hành vi vi phạm, lời khai hoặc giải trình của người vi phạm
hoặc đại diện tổ chức vi phạm Điều, Khỏan nào của văn bản quy phạm pháp luật,
ngày tháng năm, cơ quan ban hành văn bản này;
+ Ghi lại ý kiến của người làm
chứng, người bị thiệt hại về thái độ, hành vi của đối tượng vi phạm; thời gian,
địa điểm thực hiện hành vi vi phạm và những vấn đề khác liên quan đến hành vi
vi phạm mà họ chứng kiến;
+ Những biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm việc xử phạt được áp dụng (ghi rõ số, ngày , tháng, năm của quyết định và của
biên bản thực hiện các biện pháp này).
Biên bản lập xong đọc lại cho mọi
người cùng nghe (hoặc đưa cho mỗi người tự đọc), sau đó ghi ý kiến bổ sung, sữa
chữa và ký tên; nếu có người vi phạm, người làm chứng, người bị hại từ chối ký
thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản;
Biên bản phải ghi rõ số trang;
những chỗ sửa chữa phải ký xác nhận của các bên; Biên bản được lập thành 02 bản
(01 bản chính cơ quan hải quan lưu, 01 bản in giấy than giao cho đương sự).
Mẫu biên bản vi phạm hành chính
về hải quan in theo số seri ở góc phải, phía trên của mẫu biên bản đã lập nhưng
bị hỏng, phải thực hiện việc lưu trữ theo đúng quy định; sau 12 tháng, khi được
phép của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố mới được hủy các biên bản này.
Khi hủy phải lập biên bản, có xác nhận của Lãnh đạo đơn vị.
- Biên bản khám phương tiện vận
tải, đồ vật theo thủ tục hành chính (BB-HC2)
Mẫu này dùng trong trường hợp thực
hiện việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. Nguyên tắc,
trình tự, kết quả khám phải được phản ánh trung thực và mô tả đầy đủ trong biên
bản.
- Biên bản khám người theo thủ tục
hành chính (BB-HC3)
Mẫu này dùng trong trường hợp thực
hiện quyết định khám người theo thủ tục hành chính. Khi tiến hành khám người,
nguyên tắc, trình tự, thủ tục, kết quả khám phải được ghi lại chặt chẽ, chính
xác trong biên bản.
- Biên bản niêm phong, mở niêm
phong hải quan (BB - HC4)
Sử dụng trong trường hợp cán bộ,
công chức Hải quan tiến hành việc đóng, mở niêm phong hải quan đối với tang vật,
phương tiện do cơ quan hải quan tạm giữ. Khi sử dụng biên bản này, cần chú ý
ghi rõ tình trạng tang vật, phương tiện trước khi niêm phong, hình thức niêm
phong; tình trạng niêm phong trước khi mở niêm phong, ý kiến của người chứng kiến
và người đại diện tổ chức hoặc cá nhân vi phạm.
-Biên bản bàn giao hồ sơ, tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (BB - HC5)
Dùng trong trường hợp chuyển hồ
sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính lên cấp trên giải quyết; chuyển đến
cơ quan khác có thẩm quyền để giải quyết; hoặc nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện
từ cơ quan khác chuyển đến để thụ lý.
- Biên bản làm việc (BB- HC6)
Sử dụng để ghi lại kết quả một
buổi làm việc. Nội dung biên bản làm việc giúp người có thẩm quyền xử phạt có
thêm thông tin để đánh giá, kết luận về hành vi xảy ra, Không được sử dụng biên
bản làm việc thay cho biên bản vi phạm hành chính.
- Biên bản lấy lời khai (BB -
HC7)
Mẫu này sử dụng để lời khai của
người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại
hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại; khi cần thu thập, làm sáng tỏ thêm những
tình tiết đã được ghi nhận trong biên bản vi phạm hành chính về hải quan, đặc
biệt là đối với những vụ vi phạm có tình tiết phức tạp. Nghiêm cấm việc dọa nạt
và dùng các thủ đọan khác mà pháp luật cấm sử dụng, để tìm cách đạt được những
mục đích do ý chí chủ quan chi phối khi lấy lời khai.
- Biên bản chứng nhận (BB - HC8)
Mẫu này sử dụng trong trường hợp
ghi nhận một sự kiện xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
sóat, giám sát hải quan và trong trường hợp kiểm kê hàng hóa, vật phẩm không
xác định được chủ sở hữu, làm cơ sở giải quyết vụ việc.
Nội dung biên bản phải ghi đầy đủ,
cụ thể, chính xác sự việc cần chứng nhận. Mẫu này không dùng thay biên bản làm
việc hoặc biên bản vi phạm.
- Biên bản khám nơi cất giấu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (BB - HC9)
Sử dụng trong trường hợp thực hiện
quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nguyên tắc,
trình tự, kết quả khám phải được thuật lại và mô tả đầy đủ trong biên bản.
- Biên bản tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (BB-HC10)
Mãu này được sử dụng trong trường
hợp thực hiện quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Việc
tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải theo đúng hướng dẫn và
tuân thủ quy định tại Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chỉ được áp
dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc
ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.
- Biên bản chứng nhận đưa hàng
hóa, vật phẩm, phương tiện ra khỏi lãnh thổ Việt Nam họăc tái xuất (BB-HC11)
Mẫu này được sử dụng trong trường
hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hàng hóa, vật
phẩm, phương tiện bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất.
Nội dung biên bản phải ghi nhận
đầy đủ quá trình tiến hành việc đưa hàng hóa, tang vật, phương tiện ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.
- Biên bản tiêu hủy tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (BB-HC 12)
Mẫu này được sử dụng trong trường
hợp thực hiện quyết định tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính.
Nội dung biên bản phải ghi nhận
đầy đủ, cụ thể quá trình tiến hành việc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe
con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóaphẩm độc hại. Biên bản phải có chữ ký
của các thành viên Hội đồng tiêu hủy theo quy định tại khỏan 2 Điều 61 Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính.
- Biên bản cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (BB-HC13)
Mẫu này được sử dụng trong trường
hợp thực hiện quyết định cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm
hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt.
Biên bản cưỡng chế phải ghi rõ
ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ của người ra quyết định cưỡng chế, người tham
gia, phối hợp cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế, kết quả cưỡng chế và các nội dung
khác theo quy định tại Điều 66, 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các
quy định khác của pháp luật.
- Biên bản bàn giao người bị tạm
giữ theo thủ tục hành chính (BB - HC14)
Là mẫu sử dụng trong trường hợp
thực hiện sau khi ra quyết định tạm giữ người, cơ quan Hải quan cần bàn giao
người đó cho đơn vị khác giải quyết theo thẩm quyền.
-Biên bản tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (BB- HC15)
Mẫu này sử dụng trong trường hợp
thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ghi trong quyết
định xử phạt theo quy định tại Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và
các trường hợp tịch thu khác không ra quyết định xử phạt.
2. Các mẫu Quyết định (gồm 14 mẫu)
-Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong trong lĩnh vực hải quan (QĐ - HC 16)
Mẫu này thực hiện trên cơ sở nội
dung quy định tại các Điều 34, 56, 58, 64, 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính.
Quyết định xử phạt phải bao gồm
các nội dung chính sau:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định:
+ Họ, tên, chức vụ của người ra
quyết định;
+ Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp
của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
+ Hành vi vi phạm hành chính, những
tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm;
+ Điều, khỏan của văn bản pháp
luật được áp dụng;
+ Hình thức xử phạt chính, những
tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm;
+ Điều, khỏan của văn bản pháp
luật được áp dụng;
+ Hình thức xử phạt chính, hình
thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
+ Thời hạn, nơi thi hành quyết định
xử phạt, nơi nhận quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
Trong quyết định xử phạt phải
ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng
chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật.
- Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hải quan bằng hình thức phạt cảnh cáo (QĐ - HC17)
Mẫu này được thực hiện trên cơ sở
quy định tại Điều 34,54 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Khi sử dụng, các
tiêu chí trong mẫu phải thực hiện đầy đủ rõ ràng và chính xác theo yêu cầu của
quyết định.
-Quyết định khám phương tiện vận
tải, đồ vật theo thủ tục hành chính (QĐ - HC18)
Mẫu này được sử dụng trong trường
hợp có căn cứ để nhận định rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có giấu tang
vật vi phạm hành chính về hải quan. Chỉ những người có thẩm quyền được quy định
tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 25 Nghị định 138/
2004/NĐ- CP ngày 17/6/2004 của Chính phủ mới được quyền ra quyết định khám
phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
Việc thực hiện khám phương tiện
vận tải, đồ vật phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 48 Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính.
- Quyết định khám nơi cất giấu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan (QĐ - HC 19)
Sử dụng mẫu này trong trường hợp
có căn cứ cho rằng nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
về hải quan thì ra quyết định khám.
Chỉ những người có thẩm quyền được
quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 25 Nghị định
138/2004/NĐ - CP ngày 17/6/2004 mới được quyền ra quyết định khám người theo thủ
tục hành chính.
Việc khám người phải tuân thủ
các nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính.
- Quyết định tạm giữ người theo
thủ tục hành chính (QĐ - HC21)
Sử dụng mẫu này trong trường hợp
cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng gây thương tích
cho người khác hoặc cần thu thập xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ
để quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Chỉ những người được quy định tại
Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 25 Nghị định 138/2004/NĐ -
CP ngày 17/6/2004 mới được quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành
chính.
Việc tạm giữ người phải tuân thủ
các nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính và Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ ban hành
Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
- Quyết định tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (QĐ - HC 22)
Mẫu này được sử dụng trong trường
hợp cơ quan có thẩm quyền của hải quan xét thấy cần phải áp dụng để xác minh
tình tiết, làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.
Chỉ những người được quy định tại
Điều 45, khỏan 2 Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 25, khỏan 2
Điều 26 Nghị định 138/2004/NĐ- CP ngày 17/6/2004 mới được quyền ra quyết định tạm
giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Việc tạm giữ tang vật vi phạm
hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy đinh tại Điều 46
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 25, khỏan 2 Điều 26 Nghị định 138/
2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 mới được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính.
Việc tạm giữ tang vật vi phạm
hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 46
Pháp lệnh.
Xử lý vi phạm hành chính, Điều
26 Nghị định 138/2004/ NĐ -CP ngày 17/6/2004.
- Quyết định trả lại hàng hóa, vật
phẩm, phương tiện bị tạm giữ (QĐ -HC 23)
Mẫu này dùng trong trường hợp
xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ hàng hóa, vật phẩm, phương tiện.
chỉ những người có thẩm quyền tạm giữ tang vạt phương tiện vi phạm hành chính về
hải quan mới có thẩm quyền ra quyết định trả lại hàng hóa vật phẩm, phương tiện
bị tạm giữ.
- Quyết định tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính (QĐ - HC 24)
Mẫu này được sử dụng trong các
trường hợp sau:
+ Tang vật, phương tiện vi phạm
và các trừơng hợp khác không xác định được chủ sở hữu sau thời hạn thông báo
trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai theo quy định của
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
+ Tang vật vi phạm hành chính
thuộc lọai cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cấm lưu hành ( đối với trường hợp
không ra quyết định xử phạt do quá thời hạn quyết định xử phạt);
+ Hàng hóa vật phẩm quá thời hạn
làm thủ tục hải quan, đã được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng mà
không có người đến làm thủ tục hải quan theo quy định tại khỏan 1 ĐIỀU 34 Nghị
định 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004.
+ Hàng hóa nhập khẩu không đúng
giấy phép, hợp đồng, vận tải đơn hoặc lược khai hàng hóa mà người nhận từ chối
nhận, sau khi xử lý theo định tại khỏan 2 Điều 34 Nghị định 138/2004/NĐ - CP
ngày 17/6/2004 mà không có người đến nhận.
+ Hàng hóa vật phẩm quá thời hạn
không tái xuất theo quy định tại khỏan 4 Điều 34 Nghị định 138/2004/ NĐ- CP
ngày 17/6/2004.
+ Hàng hóa tang vật, phương tiện
vi phạm do những người chưa thành niên dưới 14 tuổi vận chuyển.
Chi những người quy định tại khỏan
2, 3, 4 Điều 22 Nghị định số 138/ 2004/ NĐ - CP mới được ra quyết định tịch thu
hàng hóa, tang vật, phương tiện. Quyết định phải ghi đầy đủ các nội dung in
trong mẫu.
- Quyết định cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (QĐ - HC 25)
Mẫu này được sử dụng trong trường
hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành
quyết định xử phạt. Chỉ những người được quy định tại khỏan 2, 3, 4 Điều 22 Nghị
định số 138/2004/NĐ- CP mới được ra quyết định tịch thu hàng hóa, tang vật,
phương tiện. Quyết định phải ghi đầy đủ nội dung in trong mẫu.
- Quyết định cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (QĐ - HC25)
Mẫu này được sử dụng trong trường
hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành
quyết định xử phạt. Chỉ những nhừng được quy định tại Điều 67 Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính mới có quyền ra quyết định cưỡng chế.
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế,
nguyên tắc trình tự, thủ tục thực hiện phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều
37 Nghị định 138/2004/NĐ- CP ngày 17/6/2004 và Nghị định số 37/2005/NĐ- CP ngày
18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
-Quyết định giải quyết khiếu nại
quyết định xử phạt trong lĩnh vực hải quan (QĐ - HC 26)
Mẫu này được sử dụng trong trường
hợp quyết định xử phạt vi phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện
pháp ngăn chặn hành chính bị khiếu nại và người thẩm quyền giải quyết khiếu nại
ra quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo.
Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải
quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo.
- Quyết định áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng
xử phạt vi phạm hành chính (QĐ - HC27)
Mẫu này được thực hiện trên cơ sở
quy định bởi các Điều 10, 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Sử dụng mẫu
này trong trường hợp đã hết thời hiệu, thời hạn ra quyết định xử phạt nhưng phải
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: hàng hóa, vật phẩm, phương tiện bị buộc phải
đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất; vật phẩm gây hại cho sức khỏe
con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại bị buộc tiêu hủy.
Khi sử dụng mẫu này, tại Điều 1
phải ghi rõ: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức nào,
lý do áp dụng các biện pháp này, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là
gì.
- Quyết định tạm đình chỉ thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (QĐ-HC 28)
và Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hải quan (QĐ - HC 29)
Các mẫu này được thực hiện theo
quy định tại Điều 35, 42 Luật khiếu nại, tố cáo.
Khi sử dụng các mẫu nói trên, cần
thể hiện đầy đủ các tiêu chí, nội dung ghi trong quyết định theo đúng nội dung
quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo.
3. Các mẫu khác
- Thông báo về việc tạm giữ người
theo thủ tục hành chính (TB - HC 30)
Mẫu này được thực hiện theo quy
định tại Điều 44 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 10 Nghị định số
162/2004/NĐ - CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ ban hành quy chế tạm giữ người
theo thủ tục hành chính.
Nội dung, trình tự, thủ tục
thông báo tạm giữ người phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 44 Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính.
- Sổ theo dõi hồ sơ vi phạm hành
chính về hải quan
Đây là sổ dùng để theo dõi hồ
sơ, biên bản vi phạm hành chính về hải quan. Sổ phải được Thủ trưởng đơn vị ký
tên ở đầu trang, cuối trang; giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị.
Cần ghi đầy đủ các cột, mục đã in sẵn. Sổ được sử dụng theo từng năm, hết năm
phải thay quyển mới.
Trong quá trình sử dụng, nếu có
vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan để sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp./.
PHỤ LỤC :
MẪU "BÁO CÁO TỔNG HỢP " VÀ "SỔ THEO
DÕI HỒ SƠ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN"
(Kèm theo Quyết định số 1156/ QĐ- TCHQ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan )
Mẫu 1:
Báo cáo tổng hợp
Đơn vị:............................
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Vụ..................................................................................................................
......................................................................................................................
Theo biên bản số
........................ngày
..........tháng..........năm.........................
do..................................................................................................................lập
Tóm tắt vụ vi phạm:
Ý kiến nhận xét & đề xuất xử
lý:
|
Người
lập báo cáo
(Ký
tên )
|
Ý kiến người phụ trách trực tiếp:
Ý kiến của người có thẩm quyền xử
phạt:
Mẫu
2: Sổ theo dõi hồ sơ vi phạm hành chính về hải quan
TỔNG
CỤC HẢI QUAN Khổ 21*30
Đơn
vị :...................
SỔ
THEO DÕI HỒ SƠ
VI
PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN
Sử
dụng từ ngày ... đến ngày ....... tháng ......năm......
|
CHỨNG NHẬN:
Sổ theo dõi hồ sơ vi phạm này
gồm có 100 trang, do Thủ trưởng đơn vị ký tên vào đầu trang cuối
trang và đóng dấu giáp lai.
........,
ngày ..... tháng ....năm..........
Thủ
trưởng đơn vị
(Ký
tên, đóng dấu)
|