Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/1999/TT-TCCP xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức để hướng dẫn thực hiện Nghị định 7/1998/NĐ-CP

Số hiệu: 05/1999/TT-TCCP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ Người ký: Đỗ Quang Trung
Ngày ban hành: 27/03/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/1999/TT-TCCP

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 05/1999/TT-TCCP NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 97/1998/NĐ-CP NGÀY 17/11/1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC 

Thi hành Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điểm cụ thể như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức quy định tại Nghị định 97/1998/NĐ-CP là những cơ quan, tổ chức được phân cấp quản lý ngạch công chức.

2. Công chức biệt phái sang làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp mà các tổ chức này đã được cơ quan có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế được áp dụng theo Nghị định 97/1998/NĐ-CP và Thông tư này bao gồm:

2.1. Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở Trung ương gồm 18 Hội hiện nay được giao biên chế là: Hội chữ thập đỏ Việt Nam; Hội nhà báo Việt Nam; Hội người mù Việt Nam; Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam; Hội luật gia Việt Nam; Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Hội kiến trúc sư Việt Nam; Hội điện ảnh Việt Nam; Hội nhạc sĩ Việt Nam; Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam; Hội nghệ sĩ múa Việt Nam; Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Tổng hội y dược học Việt Nam; Hội y học cổ truyền Việt Nam; Hội nhà văn Việt Nam và Hội văn hoá văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam.

2.2. Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở địa phương bao gồm 4 hội nghề nghiệp cấp tỉnh đã được Liên Bộ duyệt chuyển xếp lương mới theo Nghị đình 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ là: Hội chữ thập đỏ Việt Nam; Hội người mù Việt Nam; Hội y học cổ truyền Việt Nam; Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;

3. Những người làm việc theo hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước khi có hành vi vi phạm kỷ luật thì xử lý theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

4. Không xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm kỷ luật khi:

4.1. Công chức mắc bệnh tâm thần đang được điều trị tại bệnh việc tâm thần hoặc được khoa thần kinh của bệnh viện quận, huyện, tỉnh, bệnh viện Trung ương chứng nhận.

4.2. Công chức bị mất khả năng nhận thức hành vi của mình và được cơ sở y tế có thẩm quyền (bệnh viện quận, huyện, tỉnh, bệnh viện Trung ương) xác nhận.

5. Công chức không phải bồi thường thiệt hại khi làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây thiệt hại tài sản Nhà nước do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, hỏa hoạn, địch hoạ... có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.

6. Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật tối đa là 3 tháng kể từ khi phát hiện công chức vi phạm, tức là từ khi cơ quan, tổ chức phát hiện công chức vi phạm hoặc có quyết định điều tra, xem xét sự việc; người tố cáo có đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 57 của Luật khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quan quản lý và sử dụng công chức có văn bản yêu cầu xem xét công chức vi phạm kỷ luật. Trường hợp việc vi phạm của công chức có nhiều tình tiết phức tạp cần có thời gian để điều tra xác minh thì có thể kéo dài nhưng thời hiệu không quá 6 tháng.

Hết thời hiệu mà không xác định được công chức có lỗi thì chất dứt điều tra, xem xét kỷ luật.

7. Kể từ ngày có quyết định kỷ luật, sau 12 tháng, nếu công chức không tái phạm và không có những hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì bộ phận phụ trách nhân sự của cơ quan báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định chất dứt hiệu lực kỷ luật.

Sau khi có quyết định chất dứt hiệu lực kỷ luật đối với công chức bị hạ ngạch, hạ bậc lương thì không nhất thiết phải phục hồi ngạch và bậc lương cũ; việc xem xét công chức có trở về ngạch cũ, bậc lương cũ hay không là do tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp công chức bị cách chức thì việc bổ nhiệm lại được thực hiện theo quy định về quản lý cán bộ, công chức của đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước.

8. Công chức bị xử lý kỷ luật, nếu xét thấy chưa thoả đáng thì có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Điều 48, 49, 50 và Điều 51 của Luật khiếu nại, tố cáo.

Các cơ quan, tổ chức khi nhận được khiếu nại của công chức phải có trách nhiệm xem xét và trả lời đương sự theo quy định tại Điều 51, 52, 53, 54 và Điều 55 của Luật khiếu nại, tố cáo.

9. Công chức bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luật là oan, sai theo quy định tại Điều 45 Pháp lệnh cán bộ, công chức thì chậm nhất là 30 ngày kể từ khi cơ quan, tổ chức nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức làm việc có trách nhiệm tổ chức công bố trước toàn bộ cán bộ, công chức hay đại diện cán bộ, công chức (trường hợp cơ quan đông người) kết luật trên đồng thời thực hiện việc bố trí, sắp xếp vào ngạch, xếp hệ vào ngạch, xếp hệ số lương tương ứng với ngạch cũ. Thời gian bị kết luận là oan sai được tính là thời gian để nâng bậc lương. Việc bồi thường các quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

II. XỬ LÝ KỶ LUẬT

A. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CỤ THỂ KHI TIẾN HÀNH XỬ LÝ KỶ LUẬT:

1. Khi hết "thời gian chưa xử lý kỷ luật" đối với công chức quy định tại điểm 4 Điều 9 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý và sử dụng công chức phải thông báo cho công chức biết và tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.

2. Việc tạm thời đình chỉ công tác của công chức cần xem xét thận trọng, chỉ tạm đình chỉ công tác khi thấy nếu để công chức tiếp tục làm việc có thể gây tác hại hoặc cản trở điều tra kết luận sự việc.

3. Công chức trong thời gian tạm đình chỉ công tác được tạm ứng 50% tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) ở mức lương tại thời điểm trước khi bị đình chỉ công tác được thực hiện như sau:

3.1. Sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét nếu công chức không bị xử lý kỷ luật thì được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại. Thời gian tạm đình chỉ công tác được tính là thời gian công tác để thực hiện chế độ.

3.2. Trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật thì không được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại. Thời gian tạm đình chỉ công tác và thời gian tính đến khi có quyết định kỷ luật công chức được tính là thời gian công tác để thực hiện chế độ nhưng không được tính thời gian để nâng bậc.

4. Trong thời gian bị bắt và tạm giam công chức được tạm ứng 50% tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) ở mức lương tại thời điểm trước khi bị bắt và tạm giam. Sau khi toà án xem xét nếu công chức không phạm tội và không bị xử lý hành chính thì được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại, thời gian bị bắt và tạm giam được tính là thời gian công tác để thực hiện chế độ. Nếu bị xử lý kỷ luật thì thực hiện như quy định tại điểm 3.2. mục A phần II của Thông tư này.

Trường hợp công chức phạm tội bị toà án phạt tù án treo hoặc cải tạo không giam giữ, quản chế thì trong thời gian bị bắt và tạm giam công chức được tạm ứng 50% tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có), không được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại. Thời gian bị bắt và tạm giam không được tính là thời gian công tác để thực hiện chế độ.

5. Ngoài những trường hợp có thể bị buộc thôi việc quy định tại điểm 7 Điều 12 của Nghị định 97/1998/NĐ-CP thì Hội đồng kỷ luật xem xét kiến nghị buộc thôi việc đối với công chức tự ý bỏ việc 7 ngày trong 1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm (cộng dồn) mà không có lý do chính đáng.

Công chức phạm tội bị toà án phạt tù mà không được hưởng án treo kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên buộc thôi việc.

6. Hình thức hạ ngạch thực hiện theo nguyên tắc sau:

6.1. Hạ từ ngạch chuyên môn công chức đang giữ xuống ngạch thấp hơn liền kề và chuyển xếp ở hệ số lương của ngạch bị hạ xuống tương đương với hệ số lương của ngạch được hưởng trước khi bị xử lý kỷ luật.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn M đang giữ ngạch chuyên viên chính (mã số 01002), hệ số lương 3,63 vi phạm kỷ luật ở hình thức hạ ngạch, ông M sẽ bị hạ từ ngạch chuyên viên chính xuống ngạch chuyên viên (mã số 01003), xếp hệ số lương 3,56.

7. Hình thức hạ bậc lương thực hiện theo nguyên tắc sau:

7.1. Hạ từ bậc của ngạch chuyên môn công chức đang giữ xuống bậc thấp hơn liền kề trong ngạch đó.

7.2. Trường hợp công chức đang giữ hệ số lương ở bậc 1 của ngạch chuyên môn thì thực hiện việc kéo dài thời gian nâng bậc thêm một thâm niên nâng bậc của ngạch, không kể thời gian quy định tại điểm 2 Điều 6 của Nghị định số 97/1998/NĐ-CP .

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị N đang giữ bậc 1 của ngạch giáo viên tiểu học (mã số 15114), hệ số lương 1,57 từ ngày 1/5/1997, tháng 1/1999 bị xử lý kỷ luật ở hình thức hạ bậc. Vậy bà N đến 1/5/2002 mới được nâng lên bậc 2 nếu bà N không tái phạm và không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật.

Ví dụ 2: ông Trần Văn H đang giữ bậc 1 của ngạch chuyên viên (mã số 01003), hệ số lương 1,86 từ ngày 1/10/1996, tháng 5/1999 bị xử lý kỷ luật ở hình thức hạ bậc. Vậy ông H đến 1/10/2003 mới được nâng lên bậc 2 nếu ông H không tái phạm và không có những hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật.

B. HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT:

1. Thành phần Hội đồng kỷ luật thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 97/1998/NĐ-CP .

2. Trường hợp người đứng đầu hoặc trường hợp người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đều có hành vi vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét, xử lý. Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Đại diện Ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

- Đại diện công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm kỷ luật (do tập thể công chức đơn vị cử ra).

III. PHÂN CẤP VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT

1. Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

1.1. Công chức ngạch chuyên viên cáo cấp và tương đương, sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định và gửi văn bản báo cáo về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để theo dõi.

1.2. Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương sau khi Hội đồng kỳ luật xem xét, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ra quyết định kỷ luật.

1.3. Công chức ngạch chuyên viên và tương đương thực hiện như sau:

1.3.1. Công chức làm việc ở Tổng cục, Cục, Viện, Trường.... trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị nói trên ra quyết định kỷ luật. Trường hợp bị xử lý hình thức kỷ luật từ hạ ngạch trở lên thì sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Vụ Tổ chức cán bộ, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu trên ra quyết định kỷ luật.

1.3.2. Công chức làm việc ở cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ra quyết định kỷ luật.

1.4. Công chức ngạch cán sự và tương đương trở xuống có hành vi vi phạm kỷ luật thì sau khi Hội đồng xem xét, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý ngạch công chức ra quyết định kỷ luật.

2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

2.1. Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và gửi văn bản báo cáo về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để theo dõi.

2.2. Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định kỷ luật.

2.3. Công chức ngạch chuyên viên và tương đương thực hiện như sau:

2.3.1. Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đến hạ bậc lương, sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét, trình Giám đốc Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý công chức ra quyết định kỷ luật.

2.3.2. Công chức bị xử lý kỷ luật từ hình thức hạ ngạch trở lên, sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét trình Giám đốc Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để báo cáo về Ban Tổ chức chính quyền, sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức Chính phủ chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Giám đốc Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý công chức mới ra quyết định kỷ luật.

2.4. Công chức ngạch cán sự và tương đương trở xuống vi phạm kỷ luật thì sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét, Giám đốc Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý công chức ra quyết định kỷ luật.

3. Việc xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức do Hội đồng kỷ luật xem xét và trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ đó để ra quyết định kỷ luật.

4. Trường hợp ý kiến của Hội đồng kỷ luật khác với ý kiến của người ra quyết định (hoặc cơ quan thoả thuận) mà sau khi thảo luận không thống nhất được thì người ra quyết định (hoặc cơ quan thoả thuận) quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

5. Đối với công chức giữ ngạch thanh tra viên cao cấp (cấp 3) nếu bị hình thức kỷ luật từ hạ ngạch trở lên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Thông tư này thay thế các văn bản sau đây:

- Thông tư liên bộ số 13/TT-LB ngày 30/8/1996 giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ về kỷ luật lao động trong cơ quan Nhà nước.

- Thông tư số 12/LĐ-TT ngày 28/5/1977 về củng cố và tăng cường kỷ luật trong cơ quan Nhà nước.

- Thông tư số 3/LĐ-TT ngày 20/2/1979 của Bộ Lao động hướng dẫn về thủ tục thi hành kỷ luật lao động đối với công nhân viên chức Nhà nước.

- Thông tư số 13/LĐ-TT ngày 4/12/1979 của Bộ Lao động hướng dẫn thi hành việc đình chỉ công tác đối với cán bộ, nhân viên Nhà nước phạm sai lầm, khuyết điểm.

- Thông tư liên bộ số 128/TT-LB ngày 24/7/1968 của Bộ Tài chính, Lao động, Tổng công đoàn hướng dẫn việc thi hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

4. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phản ảnh về Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ nghiên cứu, giải quyết.

 

 

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 05/1999/TT-TCCP

Hanoi, March 27, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No.97/1998/ND-CP OF NOVEMBER 17, 1998 OF THE GOVERNMENT ON HANDLING DISCIPLINE AND MATERIAL RESPONSIBILITY OF PUBLIC EMPLOYEES

In furtherance of Decree No.97/1998/ND-CP of November 17, 1998 of the Government on handling discipline and material responsibility of public employees, the Commission for Organization and Personnel of the Government provides the following guidance for a number of concrete points:

I. GENERAL PROVISIONS

1. The agencies, organizations and units competent to manage public employees as stipulated in Decree No. 97/1998/ND-CP are agencies and organizations that are assigned the responsibility to manage the class of public employees.

2. Public employees on special assignment to work at economic organizations, social organizations and social-professional organizations that have been allocated payroll quotas by competent agencies are allowed to apply Decree 97/1998/ND-CP and this Circular. They comprise:

2.1. Social organizations and social-professional organizations at the central level including 18 associations which are now allocated payroll quotas: the Vietnam Red Cross Society, the Vietnam Journalists Association, the Vietnam Association of the Blind, the Vietnam Stage Artists Association, the Vietnam Plastic Arts Association, the Vietnam Lawyers Association, the Vietnam Folk Arts Association, the Vietnam Architects Association, the Vietnam Cinematography Association, the Vietnam Musicians Association, the Vietnam Photographers Association, the Vietnam Dancers Association, the Vietnam Literary and Arts Union, the Vietnam Union of Scientific and Technical Associations, the Vietnam General Association of Medicine and Pharmacy, the Vietnam Traditional Medicine Association , the Vietnam Writers Association and the Vietnam Culture, Literature and Arts of Ethnic Minorities Association.

2.2. The local social associations and social-professional organizations include four professional organizations at provincial level which are jointly approved by the ministries to receive new wages according to Decree No. 25/CP of May 23, 1993 of the Government, namely: the Vietnam Red Cross Society, the Vietnam Association of the Blind, the Vietnam Traditional Medicine Association and the Vietnam Literature and Arts Union.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Discipline shall not be taken against public employees violating discipline in the following cases:

4.1. Public employees suffering from mental diseases who are under treatment at mental hospitals or certified as such by mental departments of district and provincial hospitals or hospitals at central level.

4.2. Public employees who have lost their capacity to take cognizance of their acts and are recognized as such by competent medical establishments (district and provincial hospitals or hospitals at central level).

5. Public employees shall not have to pay compensation for damage if they lose or damage equipment and instruments or cause damage to State properties due to force majeure causes, such as natural disasters, fires, enemy sabotage... and certified as such by the employing agency, organization or unit.

6. The maximum statute of limitation to handle violations of discipline is three months after the violation by the public employee is detected, that is after the agency or organization detects the violation or decides to investigate and examine it; the denouncer sends a written denunciation or directly denouncers it to the competent agency, organization or individual as stipulated in Article 57 of the Law on Complaints and Denunciations, or after the agency managing and employing public employee issues a document requesting examination of the offending public employee. In case the violation involves many complicated factors requiring time to investigate and verify, this statute of limitation may be prolonged but not for more than 6 months.

Past the statute of limitation if the offence cannot be substantiated, an end shall be put to the investigation and examination for discipline.

7. Within 12 months after the decision is issued to discipline the public employee, if the latter does not repeat the violation and does not take acts of violation to the point where discipline must be taken, the personnel section of the agency shall report to the head of the competent agency or organization to propose that a decision be issued to terminate the effect of the discipline.

After decision is taken to end the effect of the discipline of lowering the class or the wage grade of the public employee, there shall not be necessarily restoration of the former class and wage level; the consideration whether or not to restore him/her to the former class and wage level rests with the leadership of the competent agency or organization managing the public employee which shall decide each concrete case.

In case of demotion, the reappointment shall conform with the stipulations on the management of officials and public employees of the Communist Party of Vietnam and the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon receiving the complaint of the public employee, the competent agency or organization shall have to examine and reply to the concerned person as stipulated in Articles 51, 52, 53, 54 and 55 of the Law on Complaints and Denunciations.

9. In case the decision to discipline or examine a public employee for penal liability has been concluded by the competent agency or organization to be unjust or wrong as stipulated in Article 45 of the Ordinance on Officials and Public Employees, within 30 days at the latest after the agency or organization receives the document of the competent agency, the head of the agency or organization where the public employee works shall have to publicize this decision before all the officials and public employees or before the representatives of officials and public employees (for agencies with a big personnel), and at the same time assign the wrongly disciplined public employee to a class and a wage coefficient equivalent to that in the old class. The time when the public employee is subjected to the wrong decision shall be accounted for when the public employee is considered for wage increase. The compensation for his/her rights and interests shall comply with the stipulations in Decree No. 47/CP of May 3, 1997 of the Government on compensations for damage caused by State officials and public employees and by competent persons of the agency conducting proceedings.

II. HANDLING DISCIPLINE

A.- A NUMBER OF SPECIFIC PRINCIPLES IN DISCIPLINE

1. At the end of the "pre-disciplinary period" for public employees stipulate in Point 4, Article 9 of Decree No. 97/1998/ND-CP of November 17, 1998 of the Government, the agency, organization or unit managing and employing the public employee must inform him/her of the discipline and consider handling the discipline as prescribed by law.

2. The temporary suspension of work of the public employee must be carefully considered and shall be effected only when it is deemed that to let the public employee continue to work may affect or obstruct investigation and conclusion on the case.

3. During the temporary suspension of work, the public employee shall receive an advance pay of 50% of his/her wage and the allowances (if any) at the wage level at the time before suspension of work. More concretely:

3.1. After examination by the agency, organization or unit if the public employee is not disciplined, he/she shall receive the backpay for the remaining wage and allowances (if any). The time of temporary suspension of work shall be accounted as working time for implementation of the regime.

3.2. If the public employee is disciplined, he/she shall not receive the backpay for the remaining wages and allowances (if any). The period of temporary suspension of work and the period up to the time when the discipline decision is taken shall be accounted for as working time for the implementation of the regime but not for the wage raise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the guilty public employee is sentenced to suspended imprisonment or reformation without detention or house arrest, during the period of arrest and temporary detention the public employee shall receive an advance of 50% of his/her wage and allowances (if any) and shall not receive the backpay of the remaining wage and allowances (if any). The period of his/her arrest and provisional detention shall not be accounted as working time for the implementation of the regime.

5. In addition to the cases where the public employee may be forced to stop working according to stipulations in Point 7, Article 12 of Decree No. 97/1998/ND-CP, the disciplinary council shall consider and propose the forcible suspension of work for public employees who abandon their work 7 days in a month or 20 days in a year (aggregate) without plausible reason.

Guilty public employees sentenced to prison terms by the court without suspended imprisonment from the day when the verdict or decision takes legal effect shall be automatically forced to stop working.

6. The forms of demotion shall comply with the following principles:

6.1. Demotion from the specialists class which the public employee is holding to an immediate lower class and lowering of the wage level to the wage coefficient corresponding to that of the wage level he/she receives before being disciplined.

Example: Mr. Nguyen Van M holding the class of principal specialist (code number 01002) wage coefficient 3.63 is disciplined in the form of demotion of class. He shall be demoted from the class of principal specialist to the class of specialist (code number 01003) and shall receive wage coefficient 3.56.

6.2. In case the public employee is at the lowest class of the wage scale or at a branch of specialization without a lower class, hence the class demotion form cannot be applied, demotion by a minimum of two wage levels shall be applied.

7. Lowering of wage level shall be effected on the following principles:

7.1. Lowering from the specialization class the public employee is holding to the immediate lower level in the same class.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example: Mrs. Nguyen Thi N is holding grade 1 of class teachers of primary education (code number 15114), wage coefficient 1.57 from May 1st, 1997. In January 1999 she is disciplined in the form of lowering of wage level. She is due to get a wage raise to level 2 on May 1, 2002 if she is not recidivist or does not commit other offences that warrant disciplinary actions.

Example 2: Mr. Tran Van Ha is holding wage level 1 of the specialist class (code number 01003), wage coefficient 1.86 from October 1, 1999. He is disciplined in the form of demotion of grade. He is due to have his wage raised to level 2 on October 1, 2003 if he is not a repeat offender and does not commit other offences that warrant disciplinary actions.

B.- DISCIPLINARY COUNCIL

1. The composition of the Disciplinary Council shall conform to the stipulations in Article 14 of Decree No. 97/1998/ND-CP.

2. In case the head or both the head and deputy head of the agency, organization or unit commit violation of discipline, the head of the higher managing agency shall decide to set up the Disciplinary Council in order to examine and handle the case. The Disciplinary Council shall be composed of:

- The Chairman of the Disciplinary Council is the head or deputy head of the higher managing agency of the agency, organization or unit.

- The representative of the Executive Committee of the Trade Union of the same level.

- The representative of the public employees of the agency, organization or unit where the offender works (designated by the collective of the public employees at the unit).

III. ASSIGNMENT OF RESPONSIBILITIES IN DISCIPLINE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. For public employees in the high-grade specialists class and equivalent, after examination by the Disciplinary Council, the case shall be reported to the Minister or the head of the ministerial-level agency, or agency attached to the Government for decision and the report shall be sent to the Commission for Organization and Personnel of the Government for monitoring.

1.2. For public employees in the principal specialists class and equivalent, after examination by the Disciplinary Council, the case shall be reported to the Minister, or the head of the ministerial-level agency, or agency attached to the Government for decision on discipline.

1.3. For public employees of the specialists class and equivalent, the following shall be applied:

1.3.1. For public employees working at general departments, institutes and schools attached to the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, after examination of the case by the Disciplinary Council, the heads of the above agencies, organizations and units shall issue the decision on discipline. In case the persons are disciplined in the form of class demotion and heavier, after agreement is reached in writing by the Department for Organization and Personnel, the heads of the above agencies, organizations and units shall issue the decision on discipline.

1.3.2. For public employees working at ministerial agencies, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, after examination by the Disciplinary Council, the minister, the head of the ministerial-level agency attached to the Government shall issue the decision on discipline.

1.4. In case the violation of discipline is committed by public employees of the class of clerks and equivalent downward, after examination by the Disciplinary Council, the head of the agency, organization and unit assigned to manage them shall issue the decision on discipline.

2. For the People’s Committees of provinces and cities directly under the Central Government.

2.1. For public employees of the high-grade specialists class and equivalent, after examination by the Disciplinary Council, the case shall be reported to the President of the People’s Committee of the province or city directly under the Central Government for decision, and the report shall be sent to the Commission for Organization and Personnel of the Government for monitoring.

2.2. For public employees of the principal specialists and equivalent class, after examination by the Disciplinary Council, the case shall be reported to the President of the People’s Committee of the province or city directly under the Central Government for issue of the decision on discipline.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3.1. For public employees disciplined in the form of censure up to wage level lowering, after examination by the Disciplinary Council, the case shall be reported to the director of the service, commission or branch, or the president of the People’s Committee of district, town and city directly attached to the province managing the public employee to issue decision on discipline.

2.3.2. For public employees disciplined in the form of class demotion and heavier, after examination by the Disciplinary Council, the case shall be reported to the director of the Service, Commission or branch or the President of the People'’ Committee of district, town and city directly attached to the province which shall report to the Commission for Administration Organization. Only after reaching agreement with the Commission for Administration Organization of the province or city directly under the Central Government, shall the director of the service, commission, branch and the President of the People’s Committee of the district, township or city directly under the province which manages the public employee issue the decision on discipline.

2.4. For public employees of the class of clerks and equivalent downward who violate discipline, after examination by the Disciplinary Council, the Director of the Service, Commission or branch and the President of the People’s Committee of the district, town and city under the province that manages the public employee shall issue the decision on discipline.

3. The handling of discipline in the form of grade demotion shall be examined by the Disciplinary Council which shall report to the authority competent to appoint public employees to that post in order to issue the decision on discipline.

4. In case the opinion of the disciplinary council differs from that of the person who issues the decision (or the approving agency) and that cannot be reconciled through discussion, the person who issues the decision (or the approving agency) shall decide and take responsibility for its decision.

5. For public employees holding the class of high grade inspector (grade 3) who are disciplined in the form of class demotion and heavier, the ministers, the heads of the ministerial level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall report to the Commission for Organization and Personnel of the Government which shall submit it to the Prime Minster for decision.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Circular.

2. This Circular replaces the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Circular No. 12/LD-TT of May 28, 1977 of the Ministry of Labor on consolidating and strengthening discipline at State agencies.

- Circular No.3/LD-TT of February 20, 1979 of the Ministry of Labor guiding the procedures for the implementation of labor discipline for State workers and public employees.

- Circular No. 13/LD-TT of December 4, 1979 of the Ministry of Labor guiding the implementation of the suspension of work of State officials and employees who commit errors and mistakes.

- Inter-ministerial Circular No.128/TT-LB of July 24, 1969\8 of the Ministry of Finance, the Ministry of Labor and the General Federation of Trade Unions guiding the implementation of the regime of material responsibility of workers and public employees over properties of the State.

3. This Circular takes effect 15 days after its signing.

4. In the course of implementation should any difficulty arise it would be reported to the Commission for Organization and Personnel of the Government for study and settlement.

 

 

THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL
MINISTER-HEAD




Do Quang Trung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/1999/TT-TCCP ngày 27/03/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức do Ban tổ chức, cán bộ Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.802

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.239.157
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!