Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 51/1999/QĐ-NHNN1 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Dương Thu Hương
Ngày ban hành: 10/02/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 51/1999/QĐ-NHNN1

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 51/1999/QĐ-NHNN1 NGÀY 10 THÁNG 02 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG"

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 và Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng".

Điều 2.- Quyết định này thay thế Quyết định số 396/1997/QĐ-NHNN1 ngày 1/12/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành " Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng" và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/1999.

Điều 3.- Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Dương Thu Hương

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 51/1999/QĐ-NHNN1 ngày 10 /02 /1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.

Điều 2.- Giải thích từ ngữ:

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kỳ xác định tiền dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian tính bằng số ngày trong mỗi kỳ để tính toán tiền dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.

2. Kỳ duy trì tiền dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian tính bằng số ngày trong mỗi kỳ đảm bảo tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì.

Điều 3.- Đối tượng thi hành Quy chế dự trữ bắt buộc là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 4.- Tiền dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ tại tổ chức tín dụng nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Điều 5.- Tiền dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm cả đồng VN và ngoại tệ.

Điều 6.- Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính thực hiện tính toán và thông báo cho các tổ chức tín dụng tiền dự trữ bắt buộc.

Điều 7.- Tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tuỳ thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của Chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Điều 8.- Việc thực hiện trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 9.- Trong trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng đến mức tối thiểu 0%.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 10.- Tổ chức tín dụng phải thực hiện đầy đủ tiền dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" theo các nguyên tắc sau:

1 - Số dư tiền gửi bình quân tại Ngân hàng Nhà nước trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" không thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc".

2 - Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong ngày của "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" có thể thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc của "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc"đó.

Điều 11.- Tiền dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở các loại tiền gửi sau:

1 - Đối với tiền gửi bằng đồng VN, bao gồm (cả hoạt động ở trụ sở chính và các Chi nhánh ):

- Tiền gửi của khách hàng:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

- Tiền gửi vốn chuyên dùng;

- Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

- Tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

- Tiền gửi tiết kiệm khác;

- Tiền thu được từ việc phát hành các giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc;

- Tiền giữ hộ và đợi thanh toán;

- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước.

2 - Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, bao gồm ( cả hoạt động ở trụ sở chính và các chi nhánh ):

- Tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

- Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ;

- Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài bằng ngoại tệ:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

- Tiền gửi tiết kiệm :

+ Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ;

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

- Tiền thu được từ việc phát hành các giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước.

Tiền gửi bằng ngoại tệ làm cơ sở tính dự trữ bắt buộc là các ngoại tệ tự do chuyển đổi, được quy đổi thành USD để thực hiện dự trữ bắt buộc bằng USD và gửi tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Tỷ giá quy đổi ra loại ngoại tệ để tính dự trữ bắt buộc là tỷ giá mua vào, bán ra thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày tính dự trữ bắt buộc. Trường hợp vào ngày tính dự trữ bắt buộc thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không hoạt động, các tổ chức tín dụng được áp dụng tỷ giá mua vào, bán ra thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày hôm trước.

Đối với một số loại ngoại tệ khác bao gồm DEM, JPY, GBP, FRF và EURO nếu có tỷ lệ tiền gửi chiếm trên 50% tổng nguồn huy động bằng ngoại tệ thì dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đó, và gửi tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

(Có phụ lục I hướng dẫn điều 11 về số hiệu tài khoản đính kèm)

Điều 12.- Cách tính tiền dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì ( áp dụng cả đồng VN và ngoại tệ ):

1 - "Kỳ xác định dự trữ bắt buộc": Là khoảng thời gian từ ngày mồng 1 đến hết ngày cuối cùng của tháng trước.

2 - "Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc": Là khoảng thời gian từ ngày mồng 1 đến hết ngày cuối cùng của tháng hiện hành.

3 - Tiền dự trữ bắt buộc cho "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân các loại tiền gửi quy định tại điều 11 Quy chế này của "kỳ xác định dự trữ bắt buộc".

4- Phương pháp tính số dư tiền gửi huy động bình quân trên cơ sở số dư cuối mỗi ngày, bằng cách cộng các số dư của cuối mỗi ngày trong kỳ đem chia cho tổng số ngày trong kỳ ( có phụ lục II hướng dẫn tính toán tiền dự trữ bắt buộc và "số dư tiền gửi huy động bình quân" đính kèm Quy chế này).

5 - Tiền dự trữ bắt buộc bằng số dư tiền gửi huy động bình quân của "kỳ xác định dự trữ bắt buộc" nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định cho từng tổ chức tín dụng.

Điều 13.- Xác định thừa, thiếu dự trữ bắt buộc:

Căn cứ vào báo cáo (biểu 1 kèm theo Quy chế này) của tổ chức tín dụng, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính thực hiện đối chiếu giữa hai đại lượng (A) và (B) sau đây để xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc:

A: Là số tiền gửi bình quân của tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" (theo hướng dẫn tại phụ lục II)

B: Là tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc".

- Thừa tiền dự trữ bắt buộc khi A lớn hơn B ( A>B )

- Thiếu tiền dự trữ bắt buộc khi A nhỏ hơn B (A<B )

Điều 14.- Xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc:

1- Đối với trường hợp thiếu tiền dự trữ bắt buộc được xử lý như sau:

- Trường hợp các tổ chức tín dụng thiếu tiền dự trữ bắt buộc lần đầu của "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" trong năm sẽ chịu hình thức xử phạt cảnh cáo.

- Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu tiền dự trữ bắt buộc lần thứ 2 trở đi của "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" trong năm, Ngân hàng Nhà nước xử phạt bằng tiền phần thiếu theo mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

2- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng thừa tiền dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước sẽ trả lãi cho phần vượt dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước theo mức lãi suất quy định trong từng thời kỳ.

Điều 15.- Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, trong việc thực hiện Quy chế dự trữ bắt buộc như sau:

1 - Các tổ chức tín dụng:

Có trách nhiệm gửi báo cáo (biểu 1 kèm theo Quy chế này) "số dư tiền tiền gửi huy động bình quân" của "kỳ xác định dự trữ bắt buộc" làm cơ sở tính toán tiền dự trữ bắt buộc của "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc"cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố hoặc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính, vào ngày 03 hàng tháng.

2 - Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước:

- Trên cơ sở báo cáo "số dư tiền gửi huy động bình quân" trong "kỳ xác định dự trữ bắt buộc" của các tổ chức tín dụng thuộc Sở giao dịch quản lý gửi về, thực hiện kiểm tra, tính toán và thông báo (biểu 3 kèm theo Quy chế này) tiền dự trữ bắt buộc cho" kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" đối với từng tổ chức tín dụng vào ngày 05 hàng tháng.

- Thực hiện tổng hợp báo cáo (biểu 2 kèm theo quy chế này) chấp hành tiền dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng thuộc Sở giao dịch quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) vào ngày 06 hàng tháng.

- Thực hiện xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc theo điều 14 của Quy chế này.

3- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố:

- Trên cơ sở báo cáo "số dư tiền gửi huy động bình quân" trong "kỳ xác định dự trữ bắt buộc" của các tổ chức tín dụng thuộc Chi nhánh quản lý gửi về, thực hiện kiểm tra, tính toán và thông báo (biểu 3 kèm theo quy chế này) tiền dự trữ bắt buộc cho "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" đối với từng tổ chức tín dụng vào ngày 05 hàng tháng.

- Thực hiện tổng hợp báo cáo (biểu 2 kèm theo Quy chế này) chấp hành tiền dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng ) vào ngày 06 hàng tháng.

- Thực hiện xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc theo điều 14 của Quy chế này.

4- Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

Thực hiện tổng hợp tình hình chấp hành tiền dự trữ bắt buộc của toàn bộ các tổ chức tín dụng do Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố gửi về, để báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi báo cáo về Vụ Chính sách tiền tệ, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vào ngày 08 hàng tháng.

5- Vụ Chính sách tiền tệ:

Căn cứ vào các diễn biến tình hình kinh tế, mục tiêu chính sách tiền tệ trình Thống đốc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi, mức lãi suất phạt đối với phần tiền dự trữ bắt buộc thiếu, mức lãi suất trả cho phần vượt tiền dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước và trình Thủ tướng Chính phủ việc trả lãi tiền dự trữ bắt buộc cho phù hợp với từng thời kỳ.

6- Vụ Kế toán - Tài chính:

Thực hiện hướng dẫn phương pháp hạch toán theo các tài khoản kế toán liên quan đến tiền dự trữ bắt buộc và cách hạch toán trả lãi phần vượt, phần thiếu tiền dự trữ bắt buộc cho phù hợp với Quy chế này.

7- Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:

Thanh tra việc thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về kết quả thanh tra và kiến nghị các biện pháp giải quyết, xử lý theo thẩm quyền trong trường hợp tổ chức tín dụng vi phạm các quy định về dự trữ bắt buộc.

Trong trường hợp các ngày nêu trong điều này trùng với ngày nghỉ chế độ (chủ nhật, ngày lễ, ngày tết) thì quy định gửi báo cáo vào ngày làm việc tiếp theo.

Điều 16.- Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu gặp khó khăn vướng mắc, tổ chức tín dụng phản ánh về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi nhận được các kiến nghị của tổ chức tín dụng trong việc thực hiện Quy chế dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản trả lời tổ chức tín dụng. Trong thời gian chờ giải quyết tổ chức tín dụng phải chấp hành Quy chế dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 17.- Xử lý vi phạm:

1- Các trường hợp vi phạm chế độ thông tin, báo cáo được xử lý theo các quy định hiện hành về lĩnh vực này.

2- Phạt thiếu tiền dự trữ bắt buộc được thực hiện theo điều 14 của Quy chế này.

Chương 3

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều18.- Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

PHỤ LỤC I:

SỐ HIỆU TÀI KHOẢN TIỀN GỬI HUY ĐỘNG PHẢI TÍNH TIỀN DỰ TRỮ BẮT BUỘC

Số hiệu tài khoản như sau:

Đối với tiền huy động bằng đồng VN:

- Tiền gửi của khách hàng:

+ Tiền gửi không kỳ hạn (4311)

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4312)

- Tiền gửi vốn chuyên dùng (4314)

- Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài:

+ Tiền gửi không kỳ hạn (4351)

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4352)

- Tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn (4331)

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4332)

- Tiền gửi tiết kiệm khác (4338)

- Tiền thu được từ việc phát hành các giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (441)

- Tiền giữ hộ và đợi thanh toán (462)

- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước (401)

Đối với tiền gửi huy động bằng ngoại tệ:

- Tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng:

+ Tiền gửi không kỳ hạn (4321)

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4322)

- Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ (4324)

- Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài bằng ngoại tệ:

+ Tiền gửi không kỳ hạn (4361)

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4362)

- Tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ (4341)

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4342)

- Tiền thu được từ việc phát hành các giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (441)

- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước (402)

PHỤ LỤC II

Ví dụ tính tiền dự trữ bắt buộc, tiền gửi
bình quân và xác định thừa, thiếu tiền DTBB của các tổ chức tín dụng gửi tại
Ngân hàng Nhà nước theo điều 12, điều 13 của Quy chế dự trữ bắt buộc

Ví dụ: Đối với "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" của tháng 1/1999 phương pháp tính như sau:

- Công thức tính tiền DTBB trong " kỳ duy trì dự trữ bắt buộc":

Tiền DTBB trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999

=

"Số dư tiền gửi huy động bình quân" ngày, từ 1/12 đến 31/12/1998 ("ký xác định dự trữ bắt buộc")

X

Tỷ lệ % DTBB

Cách tính số dư tiền gửi huy động bình quân của kỳ xác định:

"Số dư tiền gửi huy động bình quân" ngày

-

Tổng số dư tiền gửi từ 1/12 đến 31/12/1998

31

- Công thức tính tiền gửi bình quân trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 gửi tại NHNN:

Tiền gửi bình quân trong "kỳ duy trì DTBB" tại NHNN

=

Tổng số tiền gửi từ 1/1 đến 31/1/1999

31

Ví dụ 1: Giả sử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 7% trên tổng "số dư tiền gửi huy động bình quân" có kỳ hạn dưới 12 tháng, 0% đối với "số dư tiền gửi huy động bình quân"có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và tổ chức tín dụng X có tổng cộng "số dư tiền gửi huy động bình quân" phải tính tiền dự trữ bắt buộc bằng đồng VN trong "kỳ xác định dự trữ bắt buộc" tháng 12/1998 là 12.000 tỷ đồng( trong đó 10.000 tỷ đồng có kỳ hạn dưới 12 tháng, 2.000 tỷ đồng có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên); thực tế tiền gửi bình quân bằng đồng VN trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 tại Ngân hàng Nhà nước là 720 tỷ đồng. Việc xác định và thông báo tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 và việc xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc thực tế tháng 1/1999 của tổ chức tín dụng X được thực hiện như sau:

* Từ ngày 3 đến 5 tháng 1/1999 Sở giao dịch, chi nhánh NHNN thực hiện như sau:

Tính toán và thông báo cho" kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999:

Tiền DTBB trong "kỳ duy trì DTBB" tháng 1/1999

=

10.000 tỷ đ x7% + 2.000 tỷđ x 0% = 700 tỷ đồng

Như vậy, tổ chức tín dụng X phải có số dư tiền gửi bình quân tại Ngân hàng Nhà nước trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" là 700 tỷ đồng.

* Từ ngày 3 đến 5 tháng 2/1999 Sở giao dịch, chi nhánh NHNN thực hiện như sau:

Xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong " kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999:

Trên thực tế tổ chức tín dụng X gửi bình quân tại Ngân hàng Nhà nước là 720 tỷ. Như vậy, theo quy định tổ chức tín dụng X thừa tiền dự trữ bắt buộc là 20 tỷ đồng (720 tỷ đồng - 700 tỷ đồng) tổ chức tín dụng X sẽ được Ngân hàng Nhà nước trả lãi phần vượt tiền dự trữ bắt buộc trong " kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 như sau:

Giả sử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất trả cho phần vượt tiền dự trữ bắt buộc bằng đồng VN là 0,1%/tháng, tổ chức tín dụng X được hưởng lãi trong " kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 vừa qua như sau:

Tổng số tiền lãi được hưởng = 20.000.000.000 đ x 0,1% = 20.000.000 đ

Như vậy, tổ chức tín dụng X được hưởng lãi phần vượt tiền dự trữ bắt buộc trong" kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1 /1999 vừa qua là 20.000.000 đồng.

Ví dụ 2: Giả sử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 7% trên tổng "số dư tiền gửi huy động bình quân" có kỳ hạn dưới 12 tháng, 0% trên tổng "số dư tiền gửi huy động bình quân" có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và tổ chức tín dụng Y có tổng cộng "số dư tiền gửi huy động bình quân" bằng đồng VN phải tính tiền dự trữ bắt buộc trong " kỳ xác định dự trữ bắt buộc" tháng 12/1998 là 12.000 tỷ đồng (trong đó 10.000 tỷ đồng có kỳ hạn dưới 12 tháng, 2.000 tỷ đồng có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên) ; thực tế tiền gửi bình quân trong " kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 tại Ngân hàng Nhà nước là 670 tỷ đồng. Việc xác định tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 và việc xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc thực tế tháng 1/1999 của tổ chức tín dụng Y được thực hiện như sau:

* Từ ngày 3 đến 5 tháng 1/1999 Sở giao dịch, chi nhánh NHNN thực hiện như sau:

Tính toán và thông báo cho "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999:

Tiền DTBB trong "kỳ duy trì DTBB" tháng 1/1999

=

10.000 tỷ đ x 7% + 2.000 tỷ đ x 0%= 700 tỷ đ

Như vậy, tổ chức tín dụng Y phải gửi bình quân trong " kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tại Ngân hàng Nhà nước là 700 tỷ đồng.

* Từ ngày 3 đến 5 tháng 2/1999 Sở giao dịch, chi nhánh NHNN thực hiện như sau:

Xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì tháng 1/1999:

Theo quy định để đảm bảo tiền dự trữ bắt buộc trong " kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 thì tiền gửi dự trữ bắt buộc bình quân tại Ngân hàng Nhà nước phải là 700 tỷ đồng, thực tế của tổ chức tín dụng Y có tiền gửi dự trữ bắt buộc bình quân tại Ngân hàng Nhà nước là 670 tỷ đồng. Như vậy trong " kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 tổ chức tín dụng Y còn thiếu tiền dự trữ bắt buộc là 30 tỷ đồng (670 tỷ đồng - 700 tỷ đồng).

Xử lý tiền dự trữ bắt buộc thiếu của tổ chức tín dụng Y:

Giả sử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức phạt bằng 150% lãi suất tái cấp vốn (lãi suất tái cấp vốn tại thời điểm đó là 1,1%/tháng), tổ chức tín dụng Y phải chịu mức phạt phần thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 vừa qua như sau:

Tổng số tiền chịu phạt = 30.000.000.000 đ x 150% x 1,1% = 495.000.000 đồng

Như vậy, tổ chức tín dụng(Y) phải nộp phạt phần thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 vừa qua là 495.000.000 đồng.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CN- NHNN tỉnh, thành phố....

........ ngày...... tháng........ năm 199...

Biểu 3

THÔNG BÁO

TIỀN DỰ TRỮ BẮT BUỘC TRONG "KỲ DUY TRÌ DTBB"
THÁNG .... NĂM 199... ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG.........

Căn cứ vào Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số /1999/QĐ-NHNN1 ngày tháng năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Căn cứ kết quả tính toán từ số liệu báo cáo của tổ chức tín dụng.........
Giám đốc Sở giao dịch (Chi nhánh) NHNN.................... thông báo tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì DTBB" tháng... năm 199.... đối với tổ chức tín dụng.......... như sau:

Tổng số tiền dự trữ bắt buộc bình quân phải duy trì trong "kỳ duy trì DTBB" tháng.... năm 199....là :............................( a+b+c)

a. Tổng số tiền dự trữ bắt buộc bình quân phải duy trì trong "kỳ duy trì DTBB" tháng.... năm 199....bằng đồng VN là:.............................

b. Tổng số tiền dự trữ bắt buộc bình quân phải duy trì trong "kỳ duy trì DTBB" tháng.... năm 199....bằng ngoại tệ là:........................

c. Tổng số tiền dự trữ bắt buộc bình quân phải duy trì trong "kỳ duy trì DTBB" tháng.... năm 199....bằng ngoại tệ khác (DEM, JPY, GBP, FRF, EURO) là:........................

GIÁM ĐỐC

Nơi gửi:

- Tổ chức tín dụng (để thi hành)

- Kế toán NHNN để theo dõi giám sát

- Thanh tra NHNN;

- Lưu TH

STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-freedom-happiness
---------

No. 51/1999/QD-NHNN1

Hanoi, February 10, 1999

 

DECISION

ON "THE REGULATION ON RESERVE REQUIREMENT OF CREDIT INSTITUTIONS"

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No.01/1997/QH10 dated 12 December, 1997, the Law on the Credit Institutions No. 12/1997/QH10 dated 12 December, 1997;
Pursuant to the Decree No. 15 CP dated 2 March, 1993 of the Government on the assignment, authorization and responsibility for State management of ministries, ministry-level agencies;
Upon the proposal of the Director of the Monetary Policy Department,

DECIDES

Article 1. To issue in conjunction with this Decision "the Regulation on reserve requirement of credit institutions".

Article 2. This Decision shall replace the Decision No. 396/1997/QD-NHNN1 dated 1 December, 1997 of the Governor of the State Bank on the issuance of "the Regulation on reserve requirement of banks and credit institutions" and be effective as from 1 March, 1999.

Article 3. The Head of the Administrative office, the Chief Inspector of the State Bank, Heads of Departments of the State Bank, General Managers of State Bank branches in the provinces and cities, (General) Directors of credit institutions shall be responsible for the implementation of this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Duong Thu Huong

 

REGULATION

ON THE RESERVE REQUIREMENT OF THE CREDIT CONSTITUTIONS
(issued in conjunction with the Decision No. 51/1999/QD-NHNN1 dated 10 February, 1999 of the Governor of the State Bank )

Chapter 1

GENERAL PROVISION

Article 1. Required reserve is the balance amount which credit institutions operating in Vietnam shall have to maintain on their demand deposit with the State Bank for the implementation of the objectives of the monetary policy.

Article 2. Interpretations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Period of determination of required reserve is the number of days of each period for calculation of the reserve required to maintain for each period of reserve maintenance;

2. Period of reserve maintenance is the number of days in each period in which the required reserve is to be maintained.

Article 3. Credit institutions which have been established and operating under the Law on Credit Institutions shall be governed by the Regulation on Reserve Requirement.

Article 4. The required reserve shall be calculated on the basis of the average balance amount of the mobilized deposits of the credit institutions in the respective period multiplied by the ratio of the reserve requirement which is subject to the stipulation of the Governor from time to time.

Article 5. The required reserve to be maintained with the State Bank shall be in VND and foreign currency.

Article 6. The Banking Operations Department and State Bank branches in provinces and cities where credit institutions maintain their head-offices shall calculate and give notice to credit institutions on their required reserve.

Article 7. The reserve requirement for each type of credit institution and each type of deposit shall be determined by the Governor of the State Bank, subject to the objective and the need of the monetary policy for each period.

Article 8. The payment of interest on the required reserve for each type of credit institution and each type of deposit for each period shall be in accordance with the stipulation of the Government.

Article 9. In case a credit institution is put under special control, the Governor of the State Bank shall consider the reduction of the ratio of the reserve requirement for the credit institution concerned to the minimum level of 0%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DETAILED PROVISIONS

Article 10. Credit institutions shall maintain sufficiently the required reserve with the State Bank in the "period of reserve maintenance" under the following principles:

1. The average balance amount of the deposit with the State Bank in the "period of reserve maintenance "shall be not less than the required reserve of "the period of reserve maintenance".

2. The daily balance amount of the deposit with the State Bank during a day in "the period of reserve maintenance" may be less the required reserve of "the period of reserve maintenance".

Article 11. The reserve requirement shall be calculated on the basis of the following deposits:

1. For the VND deposit (for the operation of the head-office and branches):

- Deposits of customers:

+ Demand deposits

+ Time deposits which are subject to reserve requirement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Deposits of foreign organisations and foreigners:

+ Demand deposits

+ Time deposits which are subject to reserve requirement

- Savings deposits:

+ Demand deposits

+ Time deposits which are subject to reserve requirement

- Other savings deposits

- Funds mobilized from the issue of fixed term valuable paper which are subject to reserve requirement

- Funds administered for customers and receivables

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For foreign currency deposits (for the operation of the head-office and branches)

- Deposit in foreign currency of customers

+ Demand deposits

+ Time deposit

- Deposits for specific purposes in foreign currency

- Deposits of foreign organisations and foreigners in foreign currency:

+ Demand deposits

+ Time deposits which are subject to reserve requirement

- Savings deposits:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Time deposits which are subject to reserve requirement

- Funds mobilized from the issue of fixed term valuable paper which are subject to reserve requirement

- Deposits of the State Treasury

Deposits in foreign currency used as a basis to calculate the required reserve shall be freely convertible currency which shall be converted to US$ to maintain the required reserve in US$ with the Banking Operations Department of the State Bank. The conversion rates for calculating the required reserve shall be the average actual buying/selling rates of the foreign currency inter-bank market which are announced by the State Bank on the date of the calculation of the required reserve. In case the foreign currency inter bank market is not operative on that date, credit institutions shall apply the average actual buying/selling rates of the foreign currency inter bank market which are announced by the State Bank on the previous day.

For some foreign currencies including the Deusche Mark, Japanese Yen, British Pounds, French Francs and the Euro, if the deposits denominated in one of these currencies account for more than 50% of the total mobilized funds in foreign currency, the required reserve shall be maintained in the relevant currency with the Banking Operations Department of the State Bank.

(Pls. see the Schedule 1 which provides guidance on the code of accounts referred to under Article 11)

Article 12. Method of calculating the required reserve for "the period of reserve maintenance" (applicable to deposits in VND and foreign currency)

1. "The period for determining the required reserve" is the period from the 1st day to the end of the last day of the previous month.

2. "The period of reserve maintenance" is the period from the 1th day to the end of the last day of the current month.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To calculate the average balance of deposits, the balance at the end of each business day in the respective period shall be added up and the total balance shall be divided by the number of days of the period (pls. see Schedule 2 which provides guidance on the calculation of the required reserve and the average balance of deposits attached to this Regulation).

5. The required reserve shall be the average balance of deposits in the "period for determining required reserve" multiplied by the ratio of reserve requirement which is provided for each credit institution.

Article 13. Determination of excess and deficient reserve

On the basis of the report (Form No. 1 attached to this Regulation) of credit institutions, the Banking Operations Department and State Bank branches in provinces and cities where credit institutions maintain their head-office shall reconcile the two following aggregates (A) and (B) to determine the excess and deficient reserves:

A: the average balance the credit institutions' deposit with the State Bank where the head-office is located in "the period of reserve maintenance" (as guided by Schedule 2);

B: the required reserve in "the period of reserve maintenance"

There is an excess reserve in case A is greater than B (A > B).

There is a deficient reserve in case A is less than B (A < B).

Article 14. Dealing with the excess and deficient reserve

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- On the first occasion where there is a reserve deficiency in any period of reserve maintenance in the year, a credit institution shall be subject to a warning;

- On the second and subsequent occasions where there is a reserve deficiency in any period of reserve maintenance in the year, the State Bank shall impose a fine in respect of the deficient reserve at an amount provided for by the Governor from time to time.

2. For the excess reserve: the State Bank shall pay interest on the excess reserve with the State Bank at rates provided for from time to time.

Article 15. The responsibility of credit institutions, departments of the State Bank of Vietnam and State Bank branches in provinces and cities shall be as follows:

1. Credit institutions shall be responsible to submit reports (Form No. 1 attached to this Regulation) on the average balance of the mobilized deposits in "the period for determining the reserve" as a basis for calculating the required reserve in "the period of reserve maintenance" to the State Bank branches in provinces and cities or the Banking Operations Department where credit institutions maintain the head-offices on the 3rd day of each month.

2. The Banking Operations Department shall

- On the basis of the reports on average balance of mobilized deposits in "the period for determining the reserve" submitted by credit institutions which have to report to the Banking Operations Department, verify, calculate and give notice (Form No. 3 attached to this Regulation) on the required reserve in " the period of reserve maintenance" for each credit institution on the 5th day of the month;

- Consolidate and prepare the report (Form No.2 attached to this Regulation) on the compliance with the reserve requirement of those credit institutions which have to report to the Banking Operations Department and send to the State Bank of Vietnam (the Banks and Non-bank credit Institutions Department) on the 6th day of each month;

- Deal with the surplus and deficiency of required reserves in accordance with Article 14 of the Regulation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- On the basis of reports on average balance of mobilized deposits in "the period for determining reserve" submitted by credit institutions which have to report to respective State Bank branch, verify, calculate and give notice (Form No. 3 attached to this Regulation) on the required reserve of " the period of reserve maintenance" for each credit institution on the 5th day of the month;

- Consolidate and prepare the report (Form No.2 attached to this Regulation) on the compliance with the reserve requirement of those credit institutions which have to report to respective State Bank branch and send to the State Bank of Vietnam (the Banks and Non-banking Institutions Department) on the 6th day of each month;

- Deal with the surplus and deficiency of required reserves in accordance with Article 14 of the Regulation.

4. The Banks and Non-Bank credit Institutions Department shall consolidate reports on the compliance with the reserve requirement of all credit institutions sent to it by the Banking Operations Department, State Bank branches in provinces and cities and submit the consolidated report to the Governor of the State Bank of Vietnam and send the same to the Monetary Policy Department and the Inspection Department on the 8th day of the month.

5. The Monetary Policy Department shall, taking into consideration the economic developments and objectives of the monetary policy, recommend to the Governor the adjustment of the ratio of reserve requirement for each type of credit institution, each type of deposit, the penalty rate on the deficient reserve, the interest rate on the excess reserve and the proposal to the Government on the payment of interest on the required reserve .

6. The Finance and Accounting Department shall give guidance on accounting method in the current accounts relating to the required reserve and the accounting method for the payment of interest on the excess and deficient reserve in accordance with the Regulation.

7. The Inspection Department shall supervise the implementation of the provision on reserve requirement by the credit institutions; report to the Governor of the State Bank on the results and recommend measures to be taken under its authority in case of violations of the provisions on reserve requirement by credit institutions.

In case the dates mentioned in this Regulation coincide with the holidays (Sundays, holidays, New Year holidays) the reporting date shall be the next working day.

Article 16. Any difficulty or obstacle arising in the course of the implementation of this Regulation shall be reported to the State Bank (the Monetary Policy Department). Within 15 days from the receipt of the recommendation of credit institutions on the reserve requirement, the State Bank shall give its written response to the concerned credit institutions. Pending this response credit institutions shall be obliged to comply with the Regulation on reserve requirement of the State Bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Violations of the information and reporting requirement shall be dealt with in accordance with the provisions on this area.

2. The sanction on the deficient reserve shall be made in accordance with Article 14 of this Regulation.

Chapter III

IMPLEMENTING PROVISION

Article 18. Any adjustment of and supplement to provisions of this Regulation shall be decided upon by the Governor of the State Bank.

 

SCHEDULE I

CODE OF ACCOUNTS FOR DEPOSITS SUBJECT TO RESERVE REQUIREMENT

Code of accounts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Deposits of customers:

+ Demand deposits (4311)

+ Time deposits which are subject to reserve requirement (4312)

- Deposits for specific purposes (4314)

- Deposits of foreign organisations and foreigners:

+ Demand deposits (4351)

+ Time deposits which are subject to reserve requirement (4352)

- Savings deposits:

+ Demand deposits (4331)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Other savings deposits ( 4338)

- Funds mobilised from the issue of fixed term valuable paper which are subject to reserve requirement (441)

- Funds administered for customers and receivables (462)

- Deposits of the State Treasury (401)

2. For foreign currency deposits

- Deposit in foreign currency of customers

+ Demand deposits (4321)

+ Time deposit (4322)

- Deposits for specific purposes in foreign currency (4324)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Demand deposits (4361)

+ Time deposits which are subject to reserve requirement (4362)

- Savings deposits:

+ Demand deposits in foreign currency (4341)

+ Time deposits which are subject to reserve requirement (4342)

- Funds mobilised from the issue of fixed term valuable paper which are subject to reserve requirement (441)

- Deposits of the State Treasury (402)

 

SCHEDULE II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Example: For the period of reserve maintenance of January, 1999, the calculation is as follows:

- The Formula for calculating the required reserve in the period of reserve maintenance:

Required reserve in the period of reserve maintenance of January, 1999

=

Daily average balance of deposits from 1 Dec. to 31 Dec. 1998 (the period of required reserve)

x

Ratio of required reserve in %

- Calculation of average balance of deposits in the period of determining required reserve:

Daily average balance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Total deposits from 1.12 to 31.12.1998

31

- The formula for calculating the average balance of deposits in the period of reserve maintenance of January, 1999 placed with the State Bank:

Average balance of deposits in the period of reserve maintenance

=

Total deposits from 1.Jan 1999 to 31 Jan 1999

31

Example 1. Assuming that the Governor of the State Bank decides the ratio of reserve requirement to be 7% on the total average balance of deposit with term of under 12 months, 0% on the average balance of deposits with term of more than 12 months and the total average balance deposits of the credit institution X which is subject to reserve requirement in VND for the period of determining the reserve requirement of December 1998 is VND 12,000 bil. (of which VND 10,000 bil. are deposits with term less than 12 months, VND 2,000 bil. are deposits with term of more than 12 months); the actual average balance deposits with the State Bank in the period of reserve maintenance of January 1999 is VND 720 bil. The determination and notice to be given on the required reserve in the period of reserve maintenance of January 1999 and the determination of the actual reserve surplus and deficiency for January 1999 of the credit institution X are as follows:

* From the 3rd day to the 5th day of January, 1999, the Banking Operations Department and the State Bank branches would calculate and give notice on the required reserve for the period of reserve maintenance of January 1999:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

=

VND 10,000 billions x 7% + VND 2,000 billions x 0%

=

VND 700 billions

The credit institution X has, thus, to maintain the average balance of VND 700 Bil. on the deposit with the State Bank in the period of reserve maintenance.

* From the 3rd day to the 5th day of February 1999, the Banking Operations Department and the State Bank branches shall determine the reserve surplus and deficiency in the period of reserve maintenance of January 1999.

If the credit institution X maintains the average balance of VND 720 bil. on the deposit with the State Bank, in accordance with the respective provision, credit institution X has a reserve surplus of VND 20 bil. and is entitled to interest on this surplus to be paid by the State Bank of Vietnam during this period of reserve maintenance.

Assuming the Governor of the State Bank provides the interest to be paid on the reserve surplus in VND at 0.1%/month, the credit institution X would earn an interest amount in the period of reserve maintenance of January 1999 as follows:

Total interest earning = VND 20,000,000,000 x 0.1% = VND 20,000,000

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Example 2:. Assuming the Governor of the State Bank decides the ratio of reserve requirement to be 7% on the total average balance of deposit with term of under 12 months, 0% on the average balance of deposits with term of more than 12 months and the total average balance deposits of the credit institution Y which is subject to reserve requirement in VND in the period for determining reserve requirement of December 1998 is VND 12,000 billions (of which VND 10,000 billions are deposits with term less than 12 months, VND 2,000 billions are deposits with term of more than 12 months); the actual average balance deposits with the State Bank in the period of reserve maintenance of January 1999 is VND 670 billions. The determination and notice to be given on the required reserve in the period of reserve maintenance of January 1999 and the determination of the actual reserve surplus and deficiency for January 1999 of the credit institution Y are as follows:

* From the 3rd day to the 5th day of January 1999, the Banking Operations Department and the State Bank branches would calculate and give notice on the required reserve for the period of reserve maintenance of January 1999:

Required reserve in the period of reserve maintenance of January 99

=

VND 10,000 billions x 7% + VND 2,000 billions x 0%

=

VND 700 billions

The credit institution Y has, thus, to maintain the average balance of VND 700 billions on the deposit with the State Bank in the period of reserve maintenance.

* From the 3rd day to the 5th day of February 1999, the Banking Operations Department and the State Bank branches shall determine the reserve surplus and deficiency in the period of reserve maintenance of January, 1999.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dealing with the reserve deficiency of credit institution Y:

Assuming the Governor of the State Bank provides the penalty rate to be charged on the reserve deficiency in VND at 150% of the refinancing rate (the current refinancing rate is 1.1%/month), the credit institution Y would be subject to a penalty for the reserve deficiency in the period of reserve maintenance of January 1999 as follows:

The penalty (fine) = VND 30,000,000,000 x 150% x 1.1% = VND 495,000,000

The credit institution Y would have to pay a penalty of VND 495 millions for the reserve deficiency in the period of reserve maintenance of January 1999.

 

STATE BANK OF VIETNAM
STATE BANK BRANCH IN PROVINCE, CITY .. Banking Operation Center

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-freedom-happiness

No. /TB-TH

Date: . . . . . . 199

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTICE
ON REQUIRED RESERVE IN THE PERIOD OF RESERVE MAINTENANCE
of . . month . . . year . . .applied to credit institutions. . .

- Pursuant to the Regulation on reserve requirement of credit institutions issued in conjunction with the Decision No...1999/QD-NHNN1 dated . . . . . . of the Governor of the State Bank,

- Based on the result calculated from the report of the credit institutions . . .

The Director of the Banking Operation Center (the Branch) of State Bank in . . . hereby provide notice on required reserve in the period of reserve maintainanced of . . . month . . . year . . applied to the credit institution . . . as follows:

The total average required reserves to be maintained in the period of reserve maintenance of . . . .month . . . year are: . . . . . . . . . (a + b + c)

a. The total average required reserves to be maintained in the period of reserve maintenance of . . . month . . . year 199 . . . in Vietnam Dong are: . . .

b. The total average required reserves to be maintained in the period of reserve maintenance of . . . month . . . year 199 . ..in foreign currency are: . . .

c. The total average required reserves to be maintained in the period of reserve maintenance of . . . month . . . year 199 . . . in other foreign currencies (DEM, JPY, GBP, FRF, EURO) are . . .

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Distribution
- Credit institution (for implementation)
- Accountants of the State Bank for supervision
- Inspection of the State Bank
- File at TH

DIRECTOR

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 51/1999/QĐ-NHNN1 ngày 10/02/1999 về Quy chế dự tữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.177

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.103.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!