Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09/BC-TLĐ Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Hoàng Ngọc Thanh
Ngày ban hành: 28/02/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/BC-TLĐ

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2005 

 

BÁO CÁO THÁNG 02 NĂM 2005

1. Tình hình tiền lương, tiền thưởng cho CNVCLĐ trong dịp Tết

Thời điểm cuối năm 2004, vấn đề trả tiền lương, tiền thưởng tết âm lịch được người lao động ở doanh nghiệp rất quan tâm. Hầu hết các LĐLĐ tỉnh, thành phố đã tập trung chỉ đạo công đoàn cấp cơ sở chủ động tham gia với người sử dụng lao động xác định mức thưởng cho CNVCLĐ đảm bảo công bằng, chính xác; kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến chế độ lương, thưởng khi DN có khó khăn về tài chính, nhằm hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra. Phần lớn các DN đã cố gắng trích tiền thưởng tết tạo điều kiện cho người lao động đón tết vui vẻ.

Năm 2004, sản xuất kinh doanh của đại đa số các DN tương đối ổn định và có bước tăng trưởng, vì vậy thu nhập bình quân của người lao động tăng, nên thưởng trong dịp tết cũng cao hơn so với năm 2003. Do việc chi trả lương mới trước Tết Nguyên đán trên toàn quốc theo chủ trương của Chính phủ chưa thực hiện được, dự kiến phải đến giữa tháng 3/2005 mới hoàn tất nhưng nhiều địa phương đã tạm ứng trước tiền lương mới cho cán bộ, công chức. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện tạm ứng 1 tháng tiền lương hiện hưởng cho cán bộ công đoàn. ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp tiền thưởng tết của cán bộ, công chức thường bằng 1 tháng lương. Hầu hết các DNNN đều xây dựng quy chế trả lương và có kế hoạch chi tiền thưởng trong dịp tết. Tại các DN, mức tiền thưởng có sự chênh lệch khá lớn giữa các DN, ngành, nghề và giữa các chức vụ của người lao động trong cùng một DN, đặc biệt ở khối DN NQD. Có DN thưởng cho cán bộ, nhân viên tới hàng chục triệu đồng/người, nhưng cũng có DN để lo mức thưởng vài trăm nghìn đồng cho người lao động đã khá vất vả. Ví dụ: Các DN thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp của TP. HCM: cán bộ quản lý có mức thưởng bình quân đạt khoảng 5,8 triệu đồng/người, của công nhân là 1,1 triệu đồng/người, với những chức danh cao và kết quả công tác tốt có người đã được thưởng vài chục triệu đồng.

Theo báo cáo của ngành Công nghiệp, thu nhập bình quân của CNVCLĐ đạt khoảng 1,8 triệu đồng/người/tháng, mức thưởng cao nhất khoảng 3 triệu đồng/người, thấp nhất khoảng 100.000đồng/người. Trong năm 2004, thu nhập bình quân của công nhân ngành Cao su đã tăng 400.000đồng/người/tháng, mức thưởng tết bình quân khoảng 8-10 triệu đồng/người. Ngành Giao thông – Vận tải, hầu hết các đơn vị đều thưởng tháng lương thứ 13 và tạm ứng lương tháng 1/2005 cho người lao động, mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng, cao nhất là 5 triệu đồng/người. Tại Hà Nội, tiền thưởng Tết cho người lao động bình quân 500.000 – 700.000 đồng/người, thấp nhất khoảng 200.000 đồng/người. Tại TP. HCM, mức thưởng bình quân khoảng 2,6 triệu đồng/người. Tại Đồng Nai, mức thưởng cao nhất khoảng 14 triệu đồng/người, mức thấp nhất là 300.000đồng/người. Bình Dương, mức thưởng cao nhất là 2,5 triệu đồng/người và thấp nhất là 100.000đồng/người…

Ngoài thưởng bằng tiền mặt, nhiều DN có những hình thức chăm lo khác rất phong phú như tặng quà tết bằng hiện vật, tạo điều kiện cho công nhân nghỉ tết dài ngày hơn so với quy định của pháp luật lao động; hỗ trợ vé tàu, xe hoặc thuê phương tiện cho công nhân ở xa về ăn tết cùng gia đình, tổ chức tiệc họp mặt cuối năm, tổ chức vui chơi và tặng quà cho người lao động. Cùng với tiền thưởng của chính quyền, công đoàn nhiều cơ quan, đơn vị đã sử dụng nguồn quỹ công đoàn để tặng quà tết cho đoàn viên, thăm tặng quà các gia đình CNVCLĐ nghèo… Lương, thưởng tết cao đã tạo không khí phấn khởi đón xuân trong CNVCLĐ cả nước, khuyến khích được người lao động nỗ lực phấn đấu, song do thị trường giá cả sinh hoạt tăng hơn 20% trước khi Chính phủ chi trả mức lương mới nên ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của người lao động.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều CNLĐ không có tiền thưởng tết hoặc mức thưởng rất thấp, tập trung chủ yếu ở các nông lâm trường, DN ngoài quốc doanh, DN kinh doanh thua lỗ, thiếu việc làm cho người lao động, các đơn vị chuyên gia công sản phẩm, khai khác khoáng sản, da giày… Tình trạng DN vi phạm các quy định của pháp luật, lợi dụng việc không ký HĐLĐ để sa thải CNLĐ vào thời điểm cuối năm vẫn tiếp diễn, gây nhiều bức xúc trong CNLĐ như Công ty Thanh Bình A, Cty Golden Start Sài gòn (100% vốn nước ngoài), Cty TNHH Đại Sơn (TP. Hồ Chí Minh)… Tình hình trên cho thấy, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các DN vi phạm pháp luật lao động và có biện pháp ngăn chặn từ trước để quyền lợi của người lao động không bị xâm phạm.

2. Hoạt động xã hội của các cấp công đoàn trong dịp Tết ất Dậu

Nhân dịp Tết ất Dậu, các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp với chính quyền tổ chức nhiều hoạt động xã hội thiết thực như tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà và gặp mặt CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, CNLĐ do yêu cầu nhiệm vụ phải làm việc trong những ngày Tết, gia đình CNLĐ bị tai nạn lao động… Tổng Liên đoàn đã tổ chức các đoàn đi thăm, chúc Tết công nhân các đơn vị trực ca trong đêm 30 Tết, đơn vị quân đội, CNLĐ nghèo. Hầu hết các LĐLĐ địa phương, công đoàn ngành TW đều tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà Tết cho CNLĐ. LĐLĐ Bà Rịa - Vũng Tàu trao 200 suất quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, phối hợp với các LĐLĐ huyện, thị xã, công đoàn ngành địa phương tặng 303 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam với tổng số tiền 166 triệu đồng. LĐLĐ Đồng Nai tặng quà 140 gia đình CNVCLĐ là nạn nhân chất độc da cam, mỗi suất quà trị giá từ 200 đến 300 nghìn đồng và cùng với các LĐLĐ huyện, CĐCS tổ chức các đoàn đi thăm, chúc Tết CNLĐ làm việc tại các KCN không về quê đón Tết. LĐLĐ Quảng Ninh thành lập 7 đoàn công tác đi thăm, tặng quà cho gia đình CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, các đơn vị làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh phục vụ trong dịp Tết với tổng số tiền 61 triệu đồng. LĐLĐ Bình Dương tặng trên 2.500 suất quà cho CNLĐ với tổng số tiền 150 triệu đồng. Các cấp công đoàn tỉnh Bắc Kạn tổ chức đi thăm và tặng quà 189 CNVCLĐ nghèo với tổng số tiền 109 triệu đồng; Phú Yên phối hợp với chính quyền hỗ trợ thêm từ 200.000 đến 500.000 đồng/người cho CNVCLĐ đón Tết. Công đoàn ngành Giao thông - Vận tải trao 12 suất quà cho tập thể CNLĐ đang thi công đường Hồ Chí Minh…

Cũng trong dịp này, các hoạt động gặp mặt, chúc Tết và tặng quà cho người nghèo, bệnh nhân nghèo, gia đình thuộc diện chính sách, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trẻ em mồ côi, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ CĐ đã nghỉ hưu, các đơn vị quân đội, các cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa; trao nhà tình nghĩa, tình thương từ nguồn đóng góp của CNVCLĐ … được công đoàn quan tâm thực hiện. Quỹ Tấm lòng vàng Lao động tổ chức “Chương trình 10.000 bánh chưng giúp bệnh nhân nghèo ăn Tết”. LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh trao 1000 suất quà với tổng số tiền 150 triệu đồng cho người nghèo và bàn giao 191 căn nhà tình thương, 2 căn nhà tình nghĩa và 1 lớp học tình thương. LĐLĐ Đắk Lắk tổ chức các đoàn đi thăm, chúc tết các đồn biên phòng, lực lượng công an, bộ đội và vận động các đơn vị, cá nhân ủng hộ quà tết cho chiến sỹ. LĐLĐ Hà Nam trao 600 suất quà với tổng trị giá 90 triệu đồng cho gia đình chính sách, gia đình thương binh - liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ CĐ đã nghỉ hưu. LĐLĐ Long An trao 79 suất quà với tổng trị giá 20 triệu đồng cho nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam. LĐLĐ Hà Tây trao 200 suất quà với tổng trị giá 20 triệu đồng cho gia đình CNVCLĐ bị nhiễm chất độc da cam. LĐLĐ Đà Nẵng tổ chức gặp mặt, trao 125 suất quà với tổng số tiền 125 triệu đồng cho nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam và CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. LĐLĐ Điện Biên tổ chức đi thăm và tặng quà các đơn vị vùng sâu, vùng xa, đơn vị quân đội với tổng số tiền 30 triệu đồng. Các cấp công đoàn tỉnh Vĩnh Long vận động CNVCLĐ ủng hộ xây dựng 4 căn nhà tình thương và tặng quà với tổng số tiền 188 triệu đồng cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; Phú Thọ phối hợp với chính quyền đi chúc Tết và trao quà cho gia đình chính sách, gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam với tổng số tiền 165 triệu đồng; Đồng Tháp trao 841 suất quà cho gia đình chính sách, cán bộ hưu trí, người nghèo, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam với tổng số tiền 107 triệu đồng; Cà Mau cùng với chính quyền vận động CNVCLĐ đóng góp tiền xây dựng 101 căn nhà cho người nghèo trước Tết Nguyên Đán và tổ chức đi thăm, tặng quà CNLĐ nghèo, gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng…

3. Một số hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng người lao động

Tổng Liên đoàn đã tổ chức hội thảo góp ý kiến vào nội dung dự thảo Nghị định của Chính phủ qui định về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân, tập trung vào những vấn đề: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung, phương thức hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và DNNN; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với hoạt động của thanh tra nhân dân và vấn đề đảm bảo kinh phí, phương tiện hoạt động; vai trò của công đoàn trong tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thanh tra nhân dân tại cơ sở… Đồng thời chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến CNVCLĐ góp ý dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi theo bản đề cương gợi ý thảo luận do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành và tập trung vào những nội dung liên quan tới công đoàn và CNVCLĐ.

Chuẩn bị cho Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ lẫn thứ 7 sẽ diễn ra từ ngày 20 - 26/3/2005 tại Quảng Ninh, Tổng Liên đoàn đã tổ chức hội nghị thảo luận kế hoạch triển khai thực hiện Tuần lễ gắn với việc đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của ATVSLĐ và gương các điển hình tiên tiến về BHLĐ; tuyên truyền hoạt động của Tuần lễ đến CNLĐ, quần chúng nhân dân; tổ chức các hội thảo về ATVSLĐ, đồng thời quan tâm chăm lo đến CNLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trong tháng, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 4 cuộc đình công, giảm 12 cuộc so với cùng kỳ năm 2004. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 2 cuộc, Vĩnh Phúc 2 cuộc. Có 3 cuộc xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc 2 cuộc, Đài Loan 1) 1 cuộc tại doanh nghiệp NQD. Nhờ sự chủ động tham gia tích cực của công đoàn cùng các cấp chính quyền trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình giải quyết lương, thưởng Tết, trợ cấp khó khăn cho CNLĐ nên so với năm 2004, các cuộc đình công, tranh chấp lao động về lương, thưởng trong dịp Tết giảm nhiều (dịp Tết Giáp Thân xảy ra 9 cuộc đình công liên quan đến lương, thưởng). Nguyên nhân xảy ra đình công chủ yếu là do người sử dụng lao động tăng thời gian làm thêm giờ vượt quá qui định, chậm trả lương; người lao động không được tham gia BHXH, BHYT… Ngay sau khi xảy ra sự việc, công đoàn đã chủ động phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng yêu cầu người sử dụng lao động giải quyết chế độ cho người lao động theo đúng qui định của pháp luật, vận động CNLĐ trở lại làm việc.

4. Kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 187/NQ- CT- TLĐ ngày 30 tháng 4 năm 1994 giữa Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1994-2004).

Qua 10 năm, được sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Tổng Liên đoàn, Tổng cục Chính trị; sự năng động, sáng tạo của các cấp công đoàn và các đơn vị quân đội, việc thực hiện Nghị quyết liên tịch phối hợp hoạt động giữa Tổng Liên đoàn và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu được nhiều kết quả góp phần tuyên truyền, vận động CNVCLĐ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hỗ trợ phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, cùng toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình phối hợp hoạt động ở một số đơn vị quân đội với các cấp công đoàn còn một số tồn tại: Nội dung, phương thức hoạt động ở một số cơ sở chưa phong phú, sáng tạo, có nơi còn mang tính hình thức, chưa cụ thể hoá chương trình phối hợp hoạt động thành kế hoạch, biện pháp cho từng đơn vị, địa phương. Việc duy trì phối hợp hoạt động chưa thường xuyên, thiếu quan tâm đầu tư chiều sâu tìm biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác phối hợp; việc trao đổi thông tin, sơ tổng kết rút kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến chưa kịp thời. Cơ quan quân sự địa phương một số nơi chưa thực hiện tốt vai trò trung tâm phối hợp hiệp đồng với các đơn vị đóng quân trên địa bàn để thực hiện chương trình phối hợp hoạt động; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể ở địa phương cùng tham gia; hoạt động công đoàn một số nơi còn gặp khó khăn, hiệu quả thấp.

Nguyên nhân chủ yếu là do việc phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho CNVCLĐ, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang chưa thường xuyên; nhiều nơi việc ký kết và triển khai nghị quyết còn mang tính hình thức; vai trò tham mưu của cơ quan chức năng giúp lãnh đạo chính quyền, cấp uỷ, chỉ huy ở một số đơn vị còn hạn chế, chưa theo kịp tình hình; công tác đôn đốc, kiểm tra xây dựng mô hình phối hợp điểm còn yếu.

Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 7, TW 8 khoá IX về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” và “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổng cục Chính trị tiếp tục phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho CNVCLĐ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới; đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm việc làm cho người lao động, thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Tập trung vào các nội dung:

- Quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân; thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng an ninh. Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH – HĐH đất nước; chính sách đại đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần chủ động, tích cực của mỗi bên trong xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phối hợp.

- Phát huy vai trò tham mưu, nắm chắc tình hình, xây dựng nội dung, biện pháp chương trình phối hợp đúng, kịp thời hiệu quả. Quá trình phối hợp cần lồng ghép với những nội dung chương trình được ký kết với các tổ chức chính trị – xã hội khác, giúp cho chương trình phối hợp phong phú về nội dung, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương.

- Chủ động đấu tranh chống những quan điểm, nhận thức sai trái, những mặt tiêu cực trước hết ngay trong từng cơ quan, đơn vị của mỗi bên; tích cực phối hợp giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh trong tổ chức hoạt động thực tiễn. Thực hiện tốt chế độ thông tin, kiểm tra rút kinh nghiệm; biểu dương khen thưởng kịp thời những đơn vị cá nhân thực hiện tốt chương trình phối hợp.

 

T/L. ĐOÀN CHỦ TỊCH
TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN
CHÁNH VĂN PHÒNG



 
Hoàng Ngọc Thanh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 09/BC-TLĐ về báo cáo tháng 02 ngày 28/02/2005 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.346

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.202.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!