Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 34-TC/TCT Luật thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch hướng dẫn Quyết định 126-HĐBT

Số hiệu: 34-TC/TCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Hoàng Quy
Ngày ban hành: 31/05/1991 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 34-TC/TCT

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 1991

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 34-TC/TCT NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 1991 HƯỚNG DÂN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 126-HĐBT NGÀY 19-4-1991 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Thi hành Quyết định số 126-HĐBT ngày 19 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ Trưởng quy định bổ sung một số điểm trong việc thi hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I- VỀ THUẾ XUẤT KHẨU HÀNG MẬU DỊCH

1. Về thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu mậu dịch:

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 126-HĐBT ngày 19 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng thì các mặt hàng được phép xuất khẩu mậu dịch phải nộp thuế xuất khẩu theo thuế xuất như sau:

a) Các mặt hàng là phế liệu kim loại đen, phế liệu kim loại màu, da sơ chế và cao su nguyên liệu vẫn thực hiện theo các thuế suất hiện hành quy định tại Điều 8 Nghị định số 08-HĐBT ngày 30 tháng 1 năm 1998 của Hội đồng Bộ trưởng và Biểu thuế quy định chi tiết thuế suất hàng xuất khẩu ban hành theo các Quyết định: số 222-TC/CTN ngày 29 tháng 12 năm 1988, số 627-TC/TCT ngày 25 tháng 12 năm 1990 của Bộ Tài chính.

b) Các mặt hàng còn lại trong biểu thuế xuất khẩu hàng mậu dịch thực hiện theo các thuế suất tối thiểu quy định tại biểu thuế suất khẩu hàng mậu dịch hiện hành không phân biệt hàng hoá đó xuất khẩu sang thị trường nào.

2. Về miễn giảm thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sản:

a) Các trường hợp được xét miễn giảm thuế xuất khẩu:

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 126-HĐBT ngày 19 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng thì các mặt hàng nông sản như: cà phê, chè, hạt tiêu, đào lộn hột, ngô, gạo, tấm các loại, gạo vàng được phép xuất khẩu mậu dịch nếu bị lỗ do những nguyên nhân khách quan sau:

- Giá bán bình quân trên thị trường quốc tế của các mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm ít nhất từ 20% trở lên so với giá mua trung bình của quý I/1991 do Uỷ ban vật giá Nhà nước thông báo.

- Giá mua trung bình trong nước của các mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng ít nhất từ 20% trở lên so với giá mua trung bình quý I/1991 do Uỷ ban vật giá Nhà nước thông báo.

- Tỷ giá mùa vào và bán ra giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại tệ do Ngân hàng công bố giảm ít nhất là 10% so với thời điểm đơn vị xuất bán hàng.

b) Thủ tục và phương pháp xét giảm, miễn thuế xuất khẩu mậu dịch:

Khi đề nghị xét giảm, miễn thuế xuất khẩu mậu dịch đối với các trường hợp nói trên, các đơn vị phải thực hiện đầy đủ các quy định sau đây:

- Công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị xét giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, giải trình cụ thể các nguyên nhân khách quan làm phát sinh lỗ, có xác nhận của Cục thuế nơi đơn vị đóng trụ sở gửi kèm theo các hồ sơ sau:

+ Giấy phép xuất khẩu chuyến do Bộ Thương nghiệp cấp;

+ Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu;

+ Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu là hàng uỷ thác xuất khẩu).

- Trên cơ sở các hồ sơ này, Bộ Tài chính sẽ xem xét tạm giảm hoặc tạm miễn thuế xuất khẩu cho đơn vị. Chậm n-hất là sau 3 tháng kể từ ngày xuất hàng, đơn vị phải quyết toán chính thức lô hàng đã được xét tạm giảm, tạm miễn thuế với Cục thuế địa phương và phải gửi báo cáo quyết toán đã có kiểm tra và xét duyệt của Cục thuế địa phương để Bộ Tài chính xét ra quyết định chính thức giảm, hoặc miễn thuế đối với lô hàng thực xuất nói trên cho đơn vị. Quá thời hạn nói trên đơn vị không gửi báo cáo quyết toán thì Bộ Tài chính sẽ thu hồi quyết định tạm giảm, tạm miễn thuế, đồng thời yêu cầu cơ quan Hải quan ra thông báo cho đơn vị phải nộp đủ số thuế xuất khẩu.

- Nếu quyết toán đơn vị không bị lỗ hoặc tỷ lệ lỗ ít hơn so với tỷ lệ thuế tạm giảm (hoặc miễn) như giải trình khi xem xét giảm, miễn thuế thì đơn vị phải nộp đủ tiền thuế hoặc chỉ được xét giảm theo tỷ lệ tương ứng.

Trong quá trình kiểm tra quyết toán nếu phát hiện có hành vi gian lận thì bị xử phạt theo điều 13 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch.

II- HOÀN THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TÁI XUẤT KHẨU

1. Đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu:

Theo Điều 2 Quyết định số 126-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngoài các trường được miễn hoặc hoàn lại thuế nhập khẩu đã quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 08-HĐBT ngày 30 tháng 1 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng thì các trường hợp sau đây khi tái xuất khẩu cũng sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp, cụ thể gồm:

- Hàng hoá nhập khẩu đã nộp đủ thuế nhập khẩu được tái xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với người nước ngoài.

- Nguyên vật liệu, phụ liệu nhập khẩu đã nộp đủ thuế nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu theo các hợp đồng xuất khẩu đã ký với nước ngoài.

Số thuế nhập khẩu được hoàn lại cho các trường hợp nói trên ứng với số lượng hàng hoá thực tế xuất khẩu.

2. Thủ tục xét hoàn lại thuế nhập khẩu:

Khi đề nghị xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp các đơn vị phải thực hiện đầy đủ các quy định sau đây:

a) Đối với hàng nhập khẩu để tái xuất khẩu phải có:

- Công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và phải có xác nhận của Cục thuế địa phương về lô hàng nhập khẩu được tái xuất khẩu (số lượng, chủng loại, phẩm cấp...).

- Giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu chuyến do Bộ Thương nghiệp cấp (trong đó có ghi rõ là hàng tạm nhập tái xuất).

- Tờ khai Hải quan hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu có thanh khoản của cơ quan Hải quan. Riêng tờ khai Hải quan hàng hoá xuất khẩu phải có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất về: Chủng loại, phẩm cấp và chất lượng hàng xuất khẩu.

- "Hợp đồng ngoại" ký giữa người bán và người mua hàng. Trong đó có ghi rõ: số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hoá mua, bán...

- Biên lại nộp thuế nhập khẩu cho lô hàng tạm nhập tái xuất khẩu.

- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu và xuất khẩu (nếu là hàng hóa xuất nhập khẩu uỷ thác).

- Chỉ giải quyết đối với các lô hàng tạm nhập trong thời gian không quá 6 tháng (tính kể từ khi tạm nhập điến khi xuất).

b) Đối với nguyên, vật liệu, phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu phải có:

- Công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp (có phương án giải trình cụ thể về số lượng hàng xuất khẩu, mức tiêu hao nguyên, vật, phụ liệu nhập khẩu, số thuế nhập khẩu xin hoàn) có xác nhận của Cục thuế địa phương về số thuế xin hoàn lại do hàng hoá được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu của đơn vị.

- Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá ký kết với nước ngoài (trong đó có ghi số lượng, quy cách, phẩm chất, chủng loại... hàng xuất khẩu).

- Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu chuyến do Bộ Thương nghiệp cấp (trong đó có ghi rõ hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu).

- Tờ khai Hải quan hàng hoá nhập khảu và xuất khẩu đã có thanh khoản của cơ quan Hải quan.

- Biên lai nộp thuế nhập khẩu.

- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu (nếu là hàng xuất nhập khẩu uỷ thác).

3. Phương pháp hoàn lại thuế: Khi có quyết định hoàn lại thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính đơn vị sẽ được hoàn lại số thuế nhập khẩu đã nộp theo một trong các phương pháp sau:

- Đối với những đơn vị có hoạt động xuất khẩu thường xuyên, nhiều lần trong năm: cơ quan Hải quan sẽ trừ vào số tiền thuế xuất nhập khẩu phải nộp của đơn vị cho những chuyến hàng xuất nhập khẩu tiếp sau đó.

- Đối với những đơn vị có hoạt động xuất nhập khẩu không thường xuyên trong năm: Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách Nhà nước) sẽ trực tiếp làm thủ tục hoàn lại thuế cho đơn vị.

III- THỜI HẠN NỘP THUẾ VÀ XỬ LÝ CHẬM NỘP THUẾ

1. Thời hạn nộp thuế:

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 126-HĐBT ngày 19 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng: Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi đăng ký tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu, cơ quan Hải quan phải thông báo chính thức cho đơn vị số thuế phải nộp và chậm nhất là 30 ngày (ba mươi ngày) kể từ khi đơn vị nhận được thông báo chính thức về số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, các đơn vị xuất nhập khẩu phải nộp xong thuế.

2. Xử lý chậm nộp thuế xuất nhập khẩu:

Nếu quá thời hạn nộp thuế theo quy định trên (kể từ ngày thứ 31 trở đi) mà các đơn vị xuất, nhập khẩu chưa nộp xong thuế theo thông báo chính thức thì sẽ bị phạt chậm nộp thuế xuất khẩu theo điều 13 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch. Ngoài ra cơ quan Hải quan có quyền yêu cầu Ngân hàng trích từ tài khoản của đơn vị để nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền thuế nhập khẩu của đơn vị còn phải nộp hoặc cơ quan Hải quan có quyền thu giữ một phần hàng hoá xuất nhập khẩu của đơn vị tương đương với số thuế còn nợ để bán lấy tiền nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Khi thu giữ hàng hoá để xử lý tiền nợ thuế, cơ quan Hải quan phải lập biên bản với chủ hàng. Việc bán hàng thu giữ phải thành lập Hội đồng và theo nguyên tắc bán đấu giá có biên bản xử lý.

Thành phần Hội đồng xử lý phải bao gồm đại diện của các cơ quan:

- Hải quan tỉnh nơi thu giữ hàng hoá là Chủ tịch Hội đồng.

- Cục thuế địa phương nơi thu giữ hàng.

- Đại diện chủ hàng.

Trường hợp đại diện chủ hàng không đồng ý với giá bán được trả giá cao nhất thì chủ hàng được quyền tìn nơi tiêu thụ với giá bán hàng cao hơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày tổ chức xử lý bán đấu giá. Quá thời hạn trên mà chủ hàng chưa tiêu thụ được để lấy tiền nộp thuế thì Chủ tịch Hội đồng xử lý là người quyết định cuối cùng về việc tiêu thụ lô hàng thu giữ theo các nguyên tắc trên.

IV- GIẢM, MIỄN TIỀN PHẠT CHẬM NỘP THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU MẬU DỊCH

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định số 126-HĐBT ngày 19 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc xét giảm, miễn tiền phạt chậm nộp thuế xuất nhập khẩu, Bộ Tài chính quy định cụ thể như sau:

1. Đối với những trường hợp đến nay vẫn còn nợ thuế xuất nhập khẩu và tiền phạt chậm nộp thuế xuất nhập khẩu:

Bộ Tài chính chỉ xem xét giảm hoặc miễn tiền phạt chậm nộp thuế xuất nhập khẩu cho những đơn vị đã nộp xong thuế xuất nhập khẩu còn nợ đến trước ngày 31 tháng 7 năm 1991 và thực sự không có khả năng nộp phạt chậm nộp thuế.

Khi đề nghị xem xét giảm, miễn tiền phạt chậm nộp thuế xuất nhập khẩu đơn vị phải gửi cho Bộ Tài chính hồ sơ gồm các giấy tờ cần thiết sau đây:

- Công văn đề nghị xét giảm, miễn tiền phạt chậm nộp trong đó nêu rõ lý do xin giảm, miễn có ý kiến xác nhận của Cục thuế địa phương.

- Ý kiến của cơ quan Hải quan nơi đơn vị còn đang nợ tiền phạt về việc chấp hành nộp thuế xuất nhập khẩu và số tiền thuế xuất nhập khẩu đã nộp của đơn vị kèm theo các quyết định xử lý phạt chậm nộp thuế xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan mà đơn vị chưa nộp.

2. Sau khi Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định sửa đổi thời hạn nộp thuế xuất, nhập khẩu mà các đơn vị có hàng xuất nhập khẩu vi phạm chậm nộp tiền thuế thì Bộ Tài chính không xem xét giải quyết giảm, miễn tiền phạt chậm nộp thuế xuất nhập khẩu cho các lô hàng trên của đơn vị.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 4 năm 1991. Đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ,các Bộ, các ngành phổ biến hướng dẫn các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu thực hiện, làm đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước đúng quy định.

 

Hoàng Quy

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 34-TC/TCT ngày 31/05/1991 hướng dẫn thi hành Quyết định 126-HĐBT bổ sung việc thi hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.880

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.175.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!