Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 11/TT-NH5 Quy chế dự trữ bắt buộc

Số hiệu: 11-NH5/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Chu Văn Nguyễn
Ngày ban hành: 06/07/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11-NH5/TT

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 1992

 

THÔNG TƯ

SỐ 11-NH5/TT NGÀY 6-7-1992 CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUI CHẾ DỰ TRỮ BẮT BUỘC

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 108/QĐ-NH5 ngày 09-6-1992 ban hành "Qui chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng" và Quyết định số 117/QĐ-NH1 ngày 26-6-1992 về "Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng". Ngân hàng Nhà nước Trung ương hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể việc thực hiện như sau:

1. Đối tượng thi hành qui chế dự trữ bắt buộc gồm tất cả các Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng đầu tư và phát triển được cấp giấy phép hoạt động mới hoặc đang trong thời gian điều chỉnh về tổ chức và hoạt động để được cấp giấy phép mới (gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam) có huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam.

- Các hợp tác xã tín dụng ở nông thôn, công ty tài chính trước mắt tạm thời chưa phải thực hiện qui định về dự trữ bắt buộc.

- Trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng bảo tồn hoặc phá sản, trong thời gian chưa chấm dứt hoạt động, tuỳ trường hợp cụ thể Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét chấp thuận cho tổ chức tín dụng đó được rút một phần hoặc toàn bộ tiền dự trữ bắt buộc.

2. Đối với các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi bằng ngoại tệ trong thời gian chưa có qui chế riêng, việc thực hiện dự trữ bắt buộc cũng theo tỷ lệ 10% tính trên số dư tiền gửi ngoại tệ huy động được. Tiền dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ gửi tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc tại một ngân hàng do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền bằng văn bản vào một tiểu khoản riêng trong tài khoản tiền dự trữ bắt buộc, không được dự trữ bắt buộc bằng đồng ngoại tệ và ngược lại.

3. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, nơi trung tâm hoặc trung tâm kiêm hội sở tổ chức tín dụng mở tài khoản chính, nay mở thêm một tài khoản tiền dự trữ bắt buộc cho tổ chức tín dụng đó. Tài khoản này sử dụng chung cho các trường hợp dưới và trên mức 35%.

Các chi nhánh trực thuộc của tổ chức tín dụng không phải mở tài khoản tiền dự trữ bắt buộc.

4. Căn cứ để tính dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là tiền gửi hoặc có tính chất tiền gửi thể hiện trên bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp của tổ chức tín dụng (tức là gồm hoạt động của trung tâm, các hội sở và các chi nhánh trực thuộc).

Các loại tiền gửi và có tính chất tiền gửi sau đây là căn cứ để tính dự trữ bắt buộc:

- Tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân (kể cả tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của Tổng Cty Vàng bạc, đá quý).

- Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân.

- Tiền gửi chuyên dùng của các tổ chức kinh tế.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của dân cư.

- Các khoản tiền quản lý, giữ hộ.

- Trái phiếu, kỳ phiếu dưới 1 năm.

Cụ thể, gồm: các tài khoản cấp I, từ 30 đến 35 và tài khoản 37; các tài khoản cấp II gồm 660, 780 (hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng ban hành theo quyết định số 104/NH-QĐ ngày 10-8-1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

5. Các tính số tiền dự trữ bắt buộc:

5.1. Tính theo công thức:

Số tiền dự trữ bắt buộc tháng này

=

Số tiền gửi bình quân tháng trước

x

Tỷ lệ dự trữ
bắt buộc

5.2. Các tính số dư tiền gửi bình quân tháng trước.

Trong thời gian trước mắt, lấy số dư có tài khoản nói tại điểm 4 của bảng cân đối tài khoản kế toán tháng trước, để tính theo công thức: số đầu tháng cộng số cuối tháng, chia cho 2.

Ví dụ: tổ chức tín dụng A có số dư các tài khoản tiền gửi nói tại điểm 4. 2. trên đây, số đầu tháng 7-92 là: 12 tỷ 400 và số cuối tháng 7-92 là 13 tỷ 200.

Như vậy, tổng số dư tiền gửi bình quân trong tháng 7-1992 của tổ chức tín dụng A có:

12 tỷ 400 + 13 tỷ 200

 

 

 

=

12 tỷ 800

2

 

 

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10% thì số dư có tài khoản tiền dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng A tháng 8-1992 phải là:

12 tỷ 800

 

 

 

 

x 10

=

1 tỷ 28

100

 

 

 

5.3. Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố đối chiếu với số dư có thực tế trên tài khoản tiền dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng A để xác định số tiền thừa, thiếu và xử lý việc hạch toán.

6. Trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên mức 35% cách tính vẫn theo công thức nói trên. Riêng việc tính lãi cho số tiền dự trữ bắt buộc trên mức 35%, theo hai bước:

6.1 Bước 1:

Số tiền dự trữ bắt buộc trên mức 35%

=

Tỷ lệ dự trữ 1/2 bắt buộc công bố mới

- 35%

x

Số dư tiền gửi bình quân tháng trước

Ví dụ: tháng 5-1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ lệ dự trữ bắt buộc 40%. Theo công thức trên và thí dụ số dư tiền gửi bình quân trong tháng cũng là 12 tỷ 800, có:

(40-35) x 12,8 tỷ

 

 

 

=

640 triệu

100

 

 

hoặc

(12,8 tỷ x 40)

 

(12,8 tỷ x 35)

 

 

-

 

= 640 triệu

100

 

100

 

6.2. Bước 2: tính lãi

Sau khi đã xử lý theo điểm 7 dưới đây, số tiền có trên tài khoản dự trữ bắt buộc thực tế vượt trên mức 35% (640 triệu) được Ngân hàng Nhà nước trả lãi theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày trích chuyển đủ số tiền dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ mới.

7. Xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc

7.1. Ngày 15 hàng tháng, tổ chức tín dụng phải đối chiếu số dư trên tài khoản tiền gửi dự trứ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước với mức tiền gửi phải dự trữ bắt buộc và báo cáo kết quả thực hiện cho Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng mở tài khoản tiền gửi chính.

7.2. Sau khi kiểm tra số liệu báo cáo của tổ chức tín dụng, chậm nhất là ngày 20 hàng tháng, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng mức tiền phải dự trữ bắt buộc của tháng đó và tiến hành xử lý thừa, thiếu theo các điều 7 và 8 của qui chế dự trữ bắt buộc.

a) Trường hợp thiếu: nêu trên tài khoản tiền gửi chính của tổ chức tín dụng ở Ngân hàng Nhà nước không còn tiền để thanh toán ngay, phải yêu cầu tổ chức tín dụng trong thời hạn 03 ngày nộp bằng tiền mặt hoặc đi vay. Quá thời hạn này tổ chức tín dụng không nộp đủ số tiền thiếu hụt là vi phạm qui chế dự trữ bắt buộc và phải chịu phạt về số tiền thiếu hụt đó theo qui chế xử phạt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài việc xử phạt vi phạm, nếu trên tài khoản tiền gửi chính của tổ chức tín dụng có tiền, thì Ngân hàng Nhà nước vẫn phải trích ngay cho đến khi đủ mức tiền dự trữ bắt buộc.

b) Trường hợp thừa: Ngân hàng Nhà nước chủ động trích số tiền thừa từ tài khoản tiền dự trữ bắt buộc sang tài khoản tiền gửi chính của tổ chức tín dụng. Nếu sau 03 ngày, Ngân hàng Nhà nước không trích chuyển cũng sẽ bị xử lý theo qui chế xử phạt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

c) Đối với trường hợp dự trữ bắt buộc chênh lệch thừa, thiếu so với mức phải dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước còn phải:

- Tính và trả lãi cho tổ chức tín dụng về số tiền chênh lệch thừa, từ ngày 01 đến ngày xử lý;

- Tính và thu của tổ chức tín dụng, tiền lãi về số tiền chênh lệch thiếu từ ngày 01 đến ngày xử lý.

8. Căn cứ để tính dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là tiền gửi hoặc có tính chất tiền gửi thể hiện trên bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp của tổ chức tín dụng, cụ thể gồm các tài khoản kế toán cấp I số:

- 17: tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức, người nước ngoài.

- 22: tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong nước và xí nghiệp liên doanh Việt Nam - nước ngoài.

Cách tính số tiền dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ và xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ theo cách tính và xử lý bằng đồng Việt Nam, nói tại các điểm 5 và 7 của Thông tư này.

9. Khiếu nại và thẩm quyền giải quyết:

9.1. Tổ chức tín dụng được quyền khiếu nại, kể cả khiếu nại lên tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các quyết định xử lý chưa thoả đáng về chấp hành qui chế dự trữ bắt buộc.

9.2. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn khiếu nại về dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, hoặc giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cần khẩn trương xem xét giải quyết, hoặc phải thỉnh thị lên NHNN TW. Trong thời gian chưa được giải quyết, tổ chức tín dụng phải chấp hành quyết định của NHNN.

10.Vào ngày 25 hàng tháng, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, Sở giao dịch NHNN tổng hợp báo cáo tình hình chấp hành dự trữ bắt buộc (theo mẫu đính kèm công văn này).

10.1. Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố từ Quảng Bình trở ra, lập thành 02 bản:

- 01 bản gửi Vụ các ngân hàng và TCTD-NHNN TW (Hà Nội)

- 01 bản lưu.

10.2. Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố từ Quảng Trị trở vào, lập thành 03 bản:

- 01 bản gửi Vụ các ngân hàng và TCTD-NHNN TW (Hà Nội)

- 01 bản gửi thường trực Vụ các ngân hàng và TCTD ở 17 Bến Chương Dương, thành phố Hồ Chí Minh.

- 01 bản lưu

11. Vụ trưởng Vụ Kế toán hướng dẫn việc hạch toán kế toán dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có trở ngại vướng mắc, yêu cầu phản ảnh về NHNH TW (Vụ các NH và TCTD) để hướng dẫn giải quyết.

 

 

Chu Văn Nguyễn

(Đã ký)

 

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------

No. 11-NH5/TT

Hanoi, July 6, 1992

 

CIRCULAR

ON GUIDANCE FOR PRESCRIBED COMPULSORY RESERVES.

The Governor of the State Bank of Vietnam signed Decision No.117/QD-NH1 on 26 June, 1992 governing "Prescribed Compulsory Reserves Ratios for banks and credit organizations". The State Bank of Vietnam hereby provides some more detailed guidance for the implementation of this Decision as follows :

1. Regulations on prescribed compulsory reserves are applied to all state commercial banks, join-stock banks, banks for investment and development that have been awarded new license permits or are in the process of organizational and operational restoring in order to obtain new license permits (including overseas bank subsidiaries and join-venture banks that are operating in Vietnam) that include the mobilization of bank deposits in terms of Vietnamese dong.

- Credit co-operatives in rural areas and financial companies are not yet subject to regulation on prescribed compulsory reserves, for the time being.

-  In cases where certain credit organizations are in severe default situations and are forced to continue to operate, or those credit organizations that have gone bankrupt, until they are officially shut down, depending on certain circumstances, the State Bank may consider and permit those credit organizations to mobilize part or all of their prescribed compulsory reserves.

2. Those credit organizations that mobilize bank deposits in term of foreign currencies, until new  rules and regulations are enacted for them specifically, are subject to rules and regulations on prescribed compulsory reserves, namely, compulsory reserves which are 10% of the value of their mobilized bank deposits in term of foreign currencies.

Prescribed compulsory reserves in terms of foreign currencies are to be deposited in the Exchange Bureau of the State Bank or in those banks which are officially authorized by the Exchange Bureau of the State Bank into a separate sub-account within their prescribed compulsory reserves accounts, which are not allowed to be in terms in Vietnamese dong converted from the foreign currencies mobilized, nor the vice versa.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Subsidiaries of credit organizations do not have to open bank accounts of prescribed compulsory reserves.

4. The basis for the calculation of prescribed compulsory reserves in terms of Vietnamese dong is the deposits in term of cash and liquid assets which are represented in the consolidated accounts balance sheet of a credit organization (including operations of its subsidiaries).

The following kinds deposits in terms of cash and liquid assets are the basis for the calculation of prescribed compulsory reserves :

- Deposits which are payments paid by organizations and individuals (including deposits at the State Treasury, deposits made by jewellery and precious stones companies);

- Time deposits and sight deposits made by organizations and individuals;

- Deposits made by economic organizations;

- Time or sight savings deposits made by the public;

- Amounts of money being kept on behalf of the owners;

- Time Government bonds which are valid less than one year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. How to calculate the prescribed compulsory reserves :

5.1 The following formula is to be used :

Prescribed compulsory reserves of this month

=

Average value of the balance of the last month's deposits

x

required ratio for prescribed compulsory reserves

5.2 How to calculate the average value of the balance of the last month's deposits :

For the time being, the balance of the accounts mentioned in part 4 of this documents represented in the last month's accounts balance sheet must be used for the calculation purposes : the value at the beginning of the month is added to the value at the  end of the month, and then is divided by 2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Now the average value of the balance for July, 1992 of credit organization A is as follows :

12,000,000,400 d + 13,000,000,200 d

=

12,000,000,800 d

2

With a ratio of 10% for the prescribed compulsory reserves, the balance of prescribed compulsory reserves for deposits to be carried forward to August, 1992 of credit organization A should be as follows:

12,000,000,800 d

x

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,000,000,028 d

100

5.3 The Exchange Bureau of the State Bank or its  provincial and city subsidiaries should consider the real balance for prescribed compulsory reserves of credit organization A to identify its surplus or deficit and to deal with accounting practices and procedures.

6. In cases where the Governor of the State bank declare those ratios for prescribed compulsory reserves which are higher than 35%, the above - mentioned formula should still be applied. However, the calculation of the interests of prescribed compulsory reserves with ratios of 35% or higher should be carried out in two steps as follows:

6.1 Step 1 :

Prescribed compulsory reserves with ratios higher than 35%

=

the new ratio for prescribed compulsory reserves

-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

average value of last month's deposits balance

For example : In May, 1993, the Governor of the State bank declared a ratio of 40% for prescribed compulsory reserves. Assuming that the average value of prescribed compulsory reserves for May, 1993 was 12,000,000,800 d, applying the above-mentioned formula, now we have :

(45-35) x 12,000,000,800 d

=

640,000,000 d

100

Or

(12,000,000,800 d x 40)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12,000,000,800 d x 35)

=

640,000,000d

100

100

6.2 Step 2 : Calculation of interest

After having carried out part 7 of this document, the real value of the prescribed compulsory reserves account that exceeds the ratio of 35% (namely, 640,000,000d) will be paid interest by the State Bank applying interest rates for sight deposits of credit organizations at the State Bank since the day full amounts of prescribed compulsory reserves according the new ratios are deposited.

7. How to deal with situations where prescribed compulsory reserves surplus or deficit occurs :

7.1 On the 15th of every month, credit organizations have to check the balances in their prescribed compulsory reserves accounts at the State bank against the amounts of prescribed compulsory reserves they are subject to and then they have to report the results to the State Bank where they open their main deposit accounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. How to deal with deficit situations : If in their main deposit accounts in the State Bank there is no money left for immediate payments, credit organizations are required to pay  in cash or obtain a loan within 30 days. If after 30 days, credit organizations still being unable to pay for the deficits will be considered as violating rules and regulations on prescribed compulsory reserves and will be punished for those deficits  compulsory reserves and will be punished for those deficits according to rules and regulations on disciplinary measures issued by the Governor of the State Bank.

b. How to deal with surplus situations : The State Bank takes the initiatives to make transfer from the prescribed compulsory accounts to the main deposits accounts of the credit organizations. After 3 days, if the State Bank fails to make any transfers, it will be subject to disciplinary actions by the Governor of the State Bank according to rules and regulations on disciplinary measures.

c. To deal with surplus and deficit situation against prescribed compulsory reserves, the State Bank will also have to :

- Calculate and pay interest to credit organizations in cases of surplus from day 1 to the day interest payments are made;

- Calculate and collect interest payments made by credit organizations for their deficits from day 1 to the day interest payments are paid.

The basis for calculation of prescribed compulsory reserves in term foreign currencies are those deposits in term of cash or liquid assets represented in the consolidated accounts balance sheet of credit organizations, specifically including the following grade 1 accounts :

- Account 17 : Deposit account in terms of foreign currencies by foreigners;

- Account 22 : Deposit account in terms of foreign currencies by Vietnamese individuals or organizations, and  joint-ventures with foreigner.

The way to calculate prescribed compulsory reserves in term foreign currencies and the way to deal with surplus and deficit situations are the same with those stated in parts 5 and 7 of this Circular regarding the Vietnamese Dong.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9.1 No later than 5 days working days after receipt of letters of complaints on prescribed compulsory reserves placed by credit organizations, director of the State Bank subsidiaries located in provinces and cities, or the director of the Exchange Bureau of the State Bank have to quickly consider and solve them or transfer them to the State Bank of Vietnam for solution. Until their complaints are settled, credit organizations will have to carry out  decisions by the State Bank subsidiaries concerned.

10. On 25th of every month, the State Bank subsidiaries located in provinces and cities, and the Exchange Bureau of the State Bank have to  collect reports on the implementation of prescribed compulsory reserves (according to the attached form).

10.1 State Bank subsidiaries located in provinces and cities from Quang Binh province have to produce two copies of their reports :

- 1 copy to be sent to the Department for Banks Credit Organizations of the State Bank of Vietnam (in Hanoi);

- 1 copy for file

10.2 State Bank subsidiaries located in provinces and cities from Quang Tri province have to produce three copies of their reports :

- 1 copy to be sent to the Department for Banks and Credit Organizations of the State Bank of Vietnam (in Hanoi);

- 1 copy to be sent representative office of the Department for Banks and Credit Organizations of the State Bank of Vietnam based in 17 Ben Chuong Duong, Ho Chi Minh City.

- 1 copy for file

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



During the course of implementation, should any problems or difficulties arise, they should be reported to the State bank of Vietnam (for the attention of the Department for Banks and Credit Organizations) for further guidance on the solution.

 

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
DEPUTY GOVERNOR




Chu Van Nguyen

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 11/TT-NH5 ngày 06/07/1992 thực hiện Quy chế dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


32.138

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.243.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!