BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
85-BTC/TCT
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 10 năm 1994
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 85-BTC/TCT NGÀY 24 THÁNG 10 THÁNG 1994 HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN THU THUẾ CƯỚC ĐỐI VỚI TÀU BIỂN NƯỚC NGOÀI ĐẾN KINH DOANH VẬN CHUYỂN
HÀNG HOÁ TẠI CÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Căn cứ vào Nghị định số 55/CP
ngày 28-8-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế doanh thu và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu;
Căn cứ vào Nghị định số 57/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật thuế lợi tức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế lợi tức;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu thuế cước đối với các tàu biển nước ngoài đến
kinh doanh vận chuyển hàng hoá tại các cảng biển trên lãnh thổ Việt Nam như
sau:
I- ĐỐI TƯỢNG
NỘP THUẾ CƯỚC
1- Đối tượng phải nộp thuế cước
theo quy định Thông tư nàylà tất cả các tổ chức, cá nhân người nước ngoài dùng
tàu biển thuộc sở hữu của mình hoặc thuê tàu thuộc sở hữu của người khác để thực
hiện dịch vụ vận chuyển hàng hoá từ các cảng biển Việt Nam xuất khẩu hàng hoá
ra nước ngoài hoặc giưã các cảng biển Việt Nam.
2- Không thu thuế cước đối với
các trường hợp:
- Các tổ chức cá nhân kinh doanh
vận tải biển của Việt Nam hoặc công ty nước ngoài, Việt Nam liêndoanh với nước
ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã
đăng ký kê khai nộp thuế doanh thu và thuế lợi tức về hoạt động vận tải biển tại
cơ quan thuế Việt Nam.
II- CĂN CỨ
TÍNH THUẾ CƯỚC
Thuế cước phải nộp được tính
theo từng chuyến hàng vận chuyển như sau:
Thuế cước phải nộp = Tổng tiền
cước vận chuyển x thuế suất quy định
1- Tiền cước vận chuyển làm căn
cứ tính thuế là toàn bộ tiền cước mà các chủ tàu nước ngoài thu được từ hoạt động
vận chuyển hàng hoá từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ
hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng
trung gian của Singapore, Hồng Kông...) hoặc vận chuyển giữa các cảng Việt Nam.
2- Thuế suất cước quy định chung
là 3% (bao gồm 2% là thuế suát doanh thu và 1% là thuế suất thuế lợi tức ấn định
trên cước vận chuyển).
- Đối với các tàu biển mà chủ khai
thác tàu thuộc nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam thì tuỳ
theo quy định của Hiệp định để xác định phải nộp hay được miễn giảm thuế lợi tức
(thunhập) cuả mức 1% trong tổng mức 3% thuế cước quy định trên đây.
Thí dụ: Hiệp định quy định cho
miễn 50% thuế lợi tức,thì mức thuế cước phải nộp được xác định bằng 2,5% (2% +
50% của 1%).
Đồng tiền nộp thuế cước là đồng
ngoại tệ chuyển đổi.
III- MIỄN THUẾ,
GIẢM THUẾ CƯỚC
1- Các tàu biển do người nước
ngoài vận chuyển dầu thô xuất khẩu của Việt Nam được giảm 60% thuế suất quy định.
2- Trong những trường hợp đặc biệt
Nhà nước sẽ có quy định cho giảm thuế cước đối với vận chuyển một số mặt hàng cụ
thể. Các đối tượng được miễn giảm, giảm nộp thuế phải có đầy đủ tài liệu chứng
minnh thhhuộc diện được miễn, giảm trình bày với cơ quan đại lý tàu biển theo từng
chuyến hàng. Cơ quan đại lý tàu biển lưu giữ các tài liệu này cuối tháng tổng hợp
vào "Bảng kê khai thu thuế cước" theo mẫu số 2.
IV- CÁC QUY ĐỊNH
KÊ KHAI NỘP THUẾ CƯỚC VÀ KIỂM TRA THU NỘP THUẾ CƯỚC
1- Bộ Tài chính uỷ quyền cho các
đơn vị làm đại lý tàu biển đã được Cục Hàng hải Việt Nam cấp giấy phép hoạt động
đại lý tàu biển trực tiếp thu thuế cước nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Đơn vị làm đại lý tàu biển
ngoài việc đăng ký, kê khai nộp thuế về hoạt động đại lý và hoạt động kinh
doanh khác của đơn vị mình phải thực hiện đăng ký nộp thuế cước với Cục thuế địa
phương theo mẫu số 1 "tờ khai đăng ký nộp thuế cước vận tải biển". Tờ
khai này lập thành 2 bản gửi Cục thuế kiểm tra, xác nhận (1 bản trả lại đơn vị
làm đại lý tàu biển, 1 bản cơ quan thuế lưu hồ sơ theo dõi thực hiện nộp thuế.)
Khi có sự thay đổi các chỉ tiêu
đã đăng ký nộp thuế cước hay thay đổi làm đại lý tàu cho các hãng tàu khác, sát
nhập, phânchia, giải thể, các đơn vị làm đại lý tàu biển phải kê khai với cơ
quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi có sự thay đổi và thanh toán hế t số tiền
cước còn nợ Ngân sách Nhà nước.
Tờ khai đăng ký nộp thuế cước đã
được cơ quan thuế xác nhận là cơ sở pháp lý xác nhận đơn vị làm đại lý tàu biển
đã được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế cước.
2- Trách nhiệm của chủ tàu biển
a) Người nước ngoài là chủ tàu
biển khi có tàu biển vào cảng của Việt Nam thực hiện việc vận chuyển hàng hoá
xuất khẩu hoặc vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt Nam, có trách nhiệm kê
khai đúng doanh thu tính thuế cước, cung cấp đầy đủ các chứng từ như: Hợp đồng
vận chuyển, vận đơn và các chứng từ liên quan khác cho đơn vị đại lý tàu biển
làm căn cứ xác định thuế cước phải nộp.
b) Thanh toán hoặc chấp nhận
thanh toán tiền thuế cước phải nộp ghi trên biên lai thu thuế cước cho chủ
phương tiện lập.
Mọi thiệt hại về kinh tế do chủ
phương tiện không thực hiện đúng các quy định nêu trên thì ngoài việc truy thu,
phạt thuế dều do chủ phương tiện chịu.
3- Các đơn vị làm đại lý tàu biển
có trách nhiệm:
- Kiểm tra hợp đồng vận chuyển
hàng hoá giữa các chủ tàu và chủ hàng, biểu giá cước chủ tàu công bố phải phù hợp
với giá cước trên thị trường thế giới tại thời điểm thực hiện hợp đồng vận chuyển.
Tính toán chính xác số thuế phải thu và thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế cước
chủ tàu phải nộp.
- Trường hợp chủ tàu, chủ hàng
không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu làm cơ sở tính thuế cước,
đơn vị đại lý tàu biển có quyền ấn định số thuế cước của chủ tàu phải nộp dựa
trên bản lược khai hàng hoá, biểu giá cước quốc tế hoặc chứng từ có liên quan
khác.
- Thông báo thuế cước phải nộp
cho chủ tàu biết, viết biên lai thu thuế cước (Biên lai do Bộ Tài chính phát
hành theo mẫu đính kèm) trước khi tàu rời cảng. Biên lai thu thuế cước được viết
thành 4 liên.
- Liên 1 báo soát
- Liên 2 giao cho người nộp thuế
- Liên 3 dùng để thanh toán
- Liên 4 lưu tại cuống Biên lai.
Hàng tháng căn cứ vào các biên
lai thu thuế cước, đơn vị đại lý tàu biển lập "Bảng kê khai thu thuế cước"
theo mẫu số 2 gửi cơ quan thuế vào ngày 05 hàng tháng.
- Nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế
cước phải nộp theo thông báo thuế hàng tháng của cơ quan thuế.
4- Kiểm soát thu thuế cước
Cảng vụ khi làm thủ tục cho các
tàu do người nước ngoài vận chuyển rời cảng, có nhiệm vụ kiểm tra việc nộp thuế
cước của chủ tàu. Việc kiểm tra căn cứ vào biên lai nộp thuế, đối chiếu với các
hồ sơ liên quan. Trường hợp người vận chuyển chưa nộp hoặc chưa chấp nhận nộp
thuế cước thì cảng vụ yêu cầu người vận chuyển phải nộp thuế hoặc chấp nhận nộp
thuế cước trước khi cho tàu rời cảng. Trong những trường hợp đặc biệt phải cho
tàu rời cảng thì cảng vụ lập biên bản với chủ tàu xác nhận việc chưa nộp thuế
cước (theo mẫu đính kèm), biên bản lập thành 3 bản giao cho chủ tàu 1 bản, 1 bản
gửi cục thuế địa phương, 1 bản cảng vụ lưu.
- Hàng tháng căn cứ vào hồ sơ
theo dõi tàu ra, tàu vào cảng, cảng vụ tổng hợp lập bảng kê về một số chỉ tiêu
cần thiết (theo mẫu số... đính kèm) gửi cục thuế địa phương làm cơ sở kiểm tra
việc nộp thuế cước. Bảng kê hàng tháng gửi trước ngày 05 tháng sau.
5- Kiểm tra thu, nộp thuế cước của
cơ quan thuế
- Cơ quan thuế có nhiệm vụ kiểm
tra bảng kê khai thu thuế cước của các đơn vị đại lý tàu biển, kiểm tra đối chiếu
với biên lai thu thuế cước, bảng kê về tàu ra vào cảng của cảng vụ và các chứng
từ có liên quan khác.
- Xác định thuế cước đơn vị đại
lý phải nộp, lập thông báo nộp thuế cước hàng tháng gửi đơn vị đại lý thực hiện.
Trong trường hợp phát hiện có vi phạm về không thu thuế cước đúng quy định, hoặc
man khai trốn thuế, thì tuỳ theo hành vi và sai phạm cơ quan thuế xem xét xử lý
hoặc kiến nghị cơ quan pháp luật xử lý theo Luật định.
V- XỬ LÝ VI
PHẠM VỀ THUẾ CƯỚC
1- Các đại lý tàu biển không thực
hiện đúng các quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế cước, bị xử lý phạt hành
chính theo Nghị định số 01/CP ngày 18 tháng 10 năm 1992 của Chính phủ quy định
xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.
2- Các đại lý chậm nộp thuế cước
hoặc tiền phạt vi phạm về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt,
theo quy định, mỗi ngày chậm nộp còn bị phạt 0,2% (2 phần nghìn) trên số tiền
chậm nộp.
3- Các đại lý tàu biển nếu không
thực hiện thu thuế cước của chủ tàu biển nước ngoài theo đúng quy định phải có
trách nhiệm thông báo cho chủ tàu, truy thu thuế cước phải nộp, nếu không thu
được mà nguyên nhân thuộc trách nhiệm đại lý, cơ quan đại lý phải nộp phạt bằng
số tiền thuế cước thất thu.
Trường hợp có vi phạm nghiêm trọng,
vi phạm nhiều lần, đơn vị và cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện
hành.
VI- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1- Cục thuế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chủ trì phối hợp với các đại lý hàng hải, cảng vụ tổ chức
thực hiện thu thuế cước theo đúng quy định tại Thông tư này.
Bộ Tài chính uỷ quyền cho cục
Hàng hải Việt Nam dịch và cung cấp bản dịch Thông tư này ra tiếng Anh, gửi cho
các đơn vị làm đại lý làm cơ sở pháp lý thông báo cho các hãng tàu nước ngoài
vào cảng Việt Nam ký hợp đồng vận chuyển hàng hoá biết để thực hiện nộp thuế cước
theo quy định.
2- Để lại một phần theo tỷ lệ %
trên tổng số thuế cước thu được để chi bù đắp chi phí và khuyến khích các đơn vị
trong việc thực hiện thu thuế cước như sau:
- Tỷ lệ 2% đối với thuế cước thu
tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng.
- Tỷ lệ 4% đối với thuế cước thu
tại các địa phương khác.
Hàng tháng căn cứ vào số thuế cước
thu được, các đơn vị đại lý thực hiện trích để lại theo tỷ lệ quy định, số còn
lại nộp vào Ngân sách Nhà nước. Số tiền trích để lại các đại lý được để lại 80%
cho đơn vị, 20% chuyển về Cục thuế để Cục thuế chuyển cho cơ quan cảng vụ và
chi thưởng cho các tổ chức, cá nhân có đóng góp trong việc tổ chức thu thuế cước,
mức chi cho cảng vụ tối thiểu bằng 50% tổng số tiền các đại lý chuyển về cơ
quan thuế.
3- Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 1-11-1994 và thay thế các thông tư và văn bản hướng dẫn, quy định
về thu thuế cước đã ban hành trước đây.
Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc gì, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét
giải quyết và hướng dẫn bổ sung
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu số
1
TỜ KÊ KHAI ĐĂNG KÝ THU, NỘP THUẾ CƯỚC VẬN TẢI BIỂN
Kính gửi:...............................................
(1)
1- Tên đơn vị làm đại lý tàu biển
(2)
2- Họ tên giám đốc...............................
(3)
3- Quyết định thành lập doanh
nghiệp số... ngày... cơ quan cấp...
Giấy phép Cục Hàng hải Việt Nam
cấp... ngày... tháng... năm..
4- Thời gian bắt đầu làm đại
lý.............. (4)
5- Đại lý cho
hãng.................................. (5)
6- Địa điểm kinh
doanh.......................... (6)
7- Tổng số vốn kinh doanh.... (đồng
Việt Nam) (7)
Trong đó: Vốn pháp định........................
Vốn Ngân sách Nhà nước cấp.....
Nguồn vốn
khác.....................
8- Hình thức kế toán áp dụng..................
9- Tài khoản số.... tại Ngân
hàng.............
Tài khoản số..... tại kho bạc.....................
10- Đăng ký nộp thuế..............................
(8)
Xin chịu trách nhiệm về những điểm
kê khai trên đây là đúng sự thật và đề nghị được uỷ quyền thu thuế cước.
Ngày.....
tháng..... năm 19....
Người kiểm tra tờ khai
|
Ngày.....
tháng..... năm 19....
TM cơ quan đại lý tàu biển
Giám đốc
(Ký tên đóng dấu)
|
Xác
nhận đơn vị đại lý tàu biển...
được uỷ quyền thu thuế cước tàu biển
Ngày..... tháng..... năm 19....
Lãnh đạo cơ quan thuế ký tên đóng dấu