Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 97/2006/NĐ-CP xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính

Số hiệu: 97/2006/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 15/09/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 97/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VIỆC ÁP DỤNG HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về đối tượng bị trục xuất, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp quản lý người vi phạm trong thời gian làm thủ tục trục xuất, quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành hình thức xử phạt trục xuất.

2. Trục xuất theo thủ tục hành chính là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với người nước ngoài có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam mà theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải bị trục xuất.

2. Người nước ngoài phạm tội bị Toà án xử phạt trục xuất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này mà thực hiện theo quy định của Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ.

3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải bảo đảm đúng người, đúng thủ tục, thẩm quyền và thời hạn quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.

2. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người bị trục xuất.

Điều 4. Kinh phí bảo đảm

1. Kinh phí lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất, truy tìm người bị trục xuất bỏ trốn và thi hành quyết định trục xuất do ngân sách nhà nước chi trả trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

2. Các khoản chi cho ăn, ở tại nơi quản lý bắt buộc, khám, chữa bệnh; phương tiện xuất cảnh do người bị trục xuất chi trả. Trong trường hợp đặc biệt mà người bị trục xuất không có khả năng chi trả thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam chi trả. Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu đó thì cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) nơi lập hồ sơ, quản lý đối tượng chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.

Chương 2:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC ÁP DỤNG HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT

Điều 5. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.

Điều 6. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

1. Cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi ngay hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký tạm trú, thường trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:

a) Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm của người bị đề nghị trục xuất;

b) Tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm;

c) Các hình thức xử lý đã áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);

d) Văn bản đề nghị trục xuất.

3. Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được gửi tới cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh để xem xét trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

4. Trong thời hạn năm ngày, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị trục xuất của Giám đốc Công an cấp tỉnh, cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Nếu đủ điều kiện, thì làm báo cáo đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định trục xuất; nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì thông báo cho cơ quan phát hiện vi phạm và Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ biết.

Điều 7. Quyết định xử phạt trục xuất

1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị trục xuất của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính.

2. Quyết định xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định xử phạt trục xuất;

b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt trục xuất;

c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu của người bị trục xuất;

d) Hành vi vi phạm hành chính của người bị trục xuất;

đ) Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

e) Thời gian thi hành quyết định xử phạt trục xuất;

g) Nơi bị trục xuất đến;

h) Cửa khẩu thi hành quyết định xử phạt trục xuất;

i) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất;

k) Chữ ký của người ra quyết định xử phạt trục xuất.

3. Quyết định trục xuất phải được gửi cho đương sự, Bộ Ngoại giao trước khi thi hành.

Chương 3:

THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT TRỤC XUẤT

Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của người bị trục xuất

1. Quyền của người bị trục xuất

a) Được biết mình bị trục xuất vì lỗi vi phạm gì. Được nhận quyết định trục xuất chậm nhất 24 giờ trước khi thi hành;

b) Được liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước mà mình là công dân để được bảo vệ, trợ giúp;

c) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình rời khỏi Việt Nam;

d) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:

a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong Quyết định Xử phạt trục xuất;

b) Xuất trình giấy tờ tuỳ thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp không tự nguyện chấp hành, sẽ bị cưỡng chế thi hành theo Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

3. Người bị trục xuất không tự giác chấp hành các quy định, quyết định của cơ quan Công an thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau:

a) Áp giải đến nơi ở bắt buộc trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

b) Quản lý, giám sát tại nơi ở bắt buộc;

c) Áp giải ra cửa khẩu để buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Điều 9. Hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất

1. Người bị trục xuất được hoãn thi hành quyết định trong những trường hợp sau đây:

a) Bị ốm nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ không thể thực hiện được quyết định xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên hoặc các trường hợp bất khả kháng khác;

b) Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.

2. Trên cơ sở đề nghị của Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất.

3. Khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định xử phạt trục xuất được tiếp tục thi hành.

Điều 10. Nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất

1. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

2. Không được sử dụng nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

Điều 11. Căn cứ áp dụng và biện pháp quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất

1. Căn cứ áp dụng biện pháp quản lý.

Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) có quyền quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất trong những trường hợp sau đây:

a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;

b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

2. Biện pháp quản lý:

a) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người bị quản lý;

b) Chỉ định nơi ở bắt buộc của người bị quản lý;

c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.

Điều 12. Trường hợp người bị trục xuất bị ốm hoặc chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất

1. Người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị ốm được điều trị tại nơi quản lý. Trường hợp ốm nặng thì Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế để điều trị; đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết.

2. Trường hợp người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị chết thì Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất phải báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát có thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết để phối hợp giải quyết.

3. Việc đưa thi thể người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất về nước và các chi phí cho việc mai táng, đưa thi thể về nước do thân nhân gia đình hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước người đó là công dân chịu trách nhiệm. Trong trường hợp không thực hiện được theo các cách đó thì cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh hoặc công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ chịu trách nhiệm thực hiện.

Điều 13. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh

1. Lập hồ sơ thi hành quyết định xử phạt trục xuất, bao gồm:

a) Quyết định xử phạt trục xuất của Bộ trưởng Bộ Công an;

b) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;

c) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);

d) Các tài liệu khác có liên quan.

2. Gửi quyết định xử phạt trục xuất cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân; đồng thời, gửi một bản quyết định cho người bị trục xuất để thi hành.

3. Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất.

4. Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất.

5. Tổ chức trục xuất theo quyết định.

Điều 14. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất

1. Quản lý đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị trục xuất theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.

2. Bàn giao đối tượng cho Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh khi được yêu cầu.

3. Phối hợp với Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh trong việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất.

4. Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất.

Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài bị trục xuất

1. Phối hợp, cộng tác với cơ quan chức năng thực hiện việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

2. Chịu mọi chi phí hoặc bảo lãnh tài chính trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng tài chính tại chỗ để thanh toán các chi phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH,THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Công an

Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

2. Ra quyết định xử phạt trục xuất.

3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương có liên quan để tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất.

4. Thống kê về việc áp dụng, tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất.

5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất; tiếp tục theo dõi, kiểm tra không để người bị trục xuất quay trở lại Việt Nam trái phép.

Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm giải quyết các thủ tục đối ngoại liên quan đến việc thi hành quyết định trục xuất và trao đổi, cung cấp các thông tin liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, Cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của nước mà người bị trục xuất là công dân.

Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo kế hoạch được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Y tế

Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan y tế và bệnh viện trực thuộc tổ chức khám, chữa bệnh, giám định và cấp giấy chứng nhận tình trạng sức khoẻ đối với người bị trục xuất trong trường hợp họ bị ốm nặng, phải điều trị theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước do pháp luật quy định có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương trong việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Khiếu nại, tố cáo

Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam về khiếu nại, tố cáo.

Trong thời gian chờ kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, người bị trục xuất vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt trục xuất.

Điều 22. Xử lý vi phạm

Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 23. Hiệu lực của Nghị định

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành Nghị định

1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Tài chính, Y tế hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 97/2006/ND-CP

Hanoi, September 15, 2006

 

DECREE

PROVIDING FOR THE APPLICATION OF THE SANCTION OF EXPULSION UNDER ADMINISTRATIVE PROCEDURES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the April 28, 2000 Ordinance on Entry, Exit and Residence of Foreigners in Vietnam;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Public Security,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Expulsion under administrative procedures means compelling foreigners who have committed violations of law to leave the territory of the Socialist Republic of Vietnam according to legal provisions on handling of administrative violations.

Article 2.- Subjects of application

1. This Decree applies to foreigners who have intentionally or unintentionally committed acts of violating Vietnamese law and, therefore, are subject to expulsion in accordance with legal provisions on handling of administrative violations.

2. Foreigners who commit crimes and are sentenced to expulsion by the court shall not be governed by this Decree but comply with the provisions of the Government's Decree No. 54/2001/ND-CP of August 23, 2001.

3. In case where treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Decree, the provisions of such treaties shall apply.

Article 3.- Principles of application

1. The sanction of expulsion must be applied to proper subjects in accordance with the procedures, competence and time limits prescribed in the Ordinance on Handling of Administrative Violations, this Decree and other provisions of law.

2. All acts of infringing upon the life, health, honor, dignity or property of the expellees are strictly prohibited.

Article 4.- Funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Expenses for accommodation and meals at places of compulsory stay, medical examination and treatment, and means of exit shall be paid by the expellees. In special cases where the expellees are incapable of paying these expenses, the Entry and Exit Management Agency under the Ministry of Public Security (hereinafter referred to as the Entry and Exit Management Agency) shall request the diplomatic missions or consulates of the countries of which such persons are citizens or the agencies, organizations or individuals that have invited such persons into Vietnam to pay these expenses. If this request cannot be executed, the Entry and Exit Management Agency or provincial/municipal Police Authorities (hereinafter referred to as provincial-level Police Authorities), which have compiled dossiers and managed such persons, shall pay these expenses with the state budget source.

Chapter II

COMPETENCE AND PROCEDURES FOR APPLICATION OF THE SANCTION OF EXPULSION

Article 5.- Competence to apply the sanction of expulsion

The Minister of Public Security shall have the competence to decide on the application of the sanction of expulsion under administrative procedures.

Article 6.- Order of and procedures for compilation of dossiers of request for application of the sanction of expulsion

1. If deeming that foreigners who commit acts of violation of law are fully subject to the sanction of expulsion, the agencies that have detected such violations shall have to send dossiers of the cases to provincial-level Police Authorities of localities where such foreigners register their temporary residence or permanent residence or where the violations are committed for the latter to compile dossiers of request for application of the sanction of expulsion.

2. Within seven days after receiving dossiers of the violations, directors of provincial-level Police Authorities shall have to complete the dossiers of request for application of the sanction of expulsion. Such a dossier shall comprise:

a/ A summary of the personal details and violation of the person subject to expulsion;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Handing measures already applied (for cases of committing violations repeatedly or recidivism);

d/ The written request for expulsion.

3. Dossiers of request for application of the sanction of expulsion shall be sent to the Entry and Exit Management Agency for consideration before submission to the Minister of Public Security for decision.

4. Within five days after receiving dossiers of request for application of the sanction of expulsion from directors of provincial-level Police Authorities, the Entry and Exit Management Agency shall have to verify such dossiers and propose the Minister of Public Security to issue expulsion decisions, if the conditions prescribed for the application of the sanction of expulsion are fully met, or notify agencies that have detected violations and provincial-level Police Authorities which have compiled dossiers, if such conditions are not satisfied.

Article 7.- Expulsion decisions

1. Within three days after receiving the Entry and Exit Management Agency's proposal for expulsion, the Minister of Public Security shall consider and issue decisions on the expulsion of foreigners who have committed administrative violations.

2. An expulsion decision must contain the following contents:

a/ The date of issue of the expulsion decision;

b/ The full name and position of the person issuing the expulsion decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Acts of administrative violation committed by the expellee;

e/ Applicable legal provision; the principal sanctioning form, additional sanctioning forms and remedies (if any);

f/ The time for execution of the expulsion decision;

g/ The place to which the expellee will be expelled;

h/ The border gate of execution of the expulsion decision;

i/ The agency in charge of execution of the expulsion decision;

j/ The signature of the person issuing the expulsion decision.

3. Expulsion decisions shall be sent to the expellees and the Ministry of Foreign Affairs before execution.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Rights and obligations of the expellees

1. Rights of the expellees

a/ To be informed of the violations for which they are expelled. To receive expulsion decisions at least 24 hours before the execution of such decisions;

b/ To contact the diplomatic missions or consulates of the countries of which they are citizens for protection and/or assistance;

c/ To carry their lawful property when leaving Vietnam;

d/ To lodge complaints and denunciations according to legal provisions on settlement of complaints and denunciations.

2. Obligations of the expellees:

a/ To fully comply with the expulsion decisions;

b/ To produce their personal identification papers at the request of the Entry and Exit Management Agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To quickly fulfill civil, administrative and economic obligations (if any) according to the provisions of law. If they refuse to voluntarily perform these obligations, coercive measures shall be applied under Article 66 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;

e/ To carry out necessary procedures for leaving the Vietnamese territory.

3. Expellees who refuse to voluntarily abide by regulations and decisions of police authorities shall be subject to the following coercive measures:

a/ Being escorted to the place of compulsory stay during the period of completion of expulsion procedures;

b/ Being subject to management and supervision at the place of compulsory stay;

c/ Being escorted to the border gate and forced to leave the Vietnamese territory.

Article 9.- Suspension of execution of expulsion decisions

1. Expellees shall be entitled to suspension of the execution of expulsion decisions in the following cases:

a/ They are seriously ill and under emergency care or cannot execute expulsion decisions for the reason of health, which is certified by a hospital or medical center of district or higher level, or for other force majeure reasons;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. On the basis of the proposal of the Entry and Exit Management Agency, the Minister of Public Security shall consider and issue decisions to suspend the execution of expulsion decisions.

3. When the conditions for suspension no longer exist, the expulsion decisions shall be executed.

Article 10.- Places of compulsory stay of foreigners during the period of completion of expulsion procedures

1. The head of the Entry and Exit Management Agency or directors of provincial-level Police Authorities shall decide on a case-by-case basis on the places of compulsory stay of foreigners during the period of completion of expulsion procedures.

2. It is not permitted to use criminal detention houses, detention camps or prisons for management of foreigners during the period of completion of expulsion procedures.

Article 11.- Measures for managing foreigners during the period of completion of expulsion procedures and grounds for application of management measures

1. Grounds for application of management measures

The head of the Entry and Exit Management Agency or directors of provincial-level Police Authorities (which have compiled dossiers of request for application of expulsion) may decide on the application of measures to manage foreigners during the period of completion of expulsion procedures in the following cases:

a/ There are grounds to believe that unless necessary management measures are applied, the expellees shall escape or obstruct the execution of expulsion decisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Management measures:

a/ Restriction of travel and contact with other persons;

b/ Determination of the places of compulsory stay;

c/ Temporary seizure of the passport or other passport-substituting personal identification papers.

Article 12.- Cases where expellees get sick or die during the period of completion of expulsion procedures

1. Foreigners who get sick during the period of completion of expulsion procedures shall receive medical treatment at the places of management. If the foreigner is seriously ill, the Entry and Exit Management Agency or provincial-level Police Authorities shall have to take him/her to a medical establishment for treatment; and at the same time, notify such to the Ministry of Foreign Affairs for notification to the diplomatic mission or consulate of the country of which such person is a citizen.

2. In case foreigners die during the period of completion of expulsion procedures, the head of the Entry and Exit Management Agency or directors of provincial-level Police Authorities which have compiled dossiers of request for application of expulsion shall have to immediately report thereon to competent investigation agencies and procuracies, and at the same time, notify such to the Ministry of Foreign Affairs for notification to the diplomatic missions or consulates of the countries of which such persons are citizens for coordinated settlement.

3. The families of foreigners who die during the period of completion of expulsion procedures or the diplomatic missions or consulates of the countries of which such persons are citizens shall take charge of sending the corpses of such persons to their countries and bear burial and relevant expenses. In case such measures cannot be implemented, the Entry and Exit Management Agency or provincial-level Police Authorities which have compiled the dossiers shall take charge of implementation.

Article 13.- Responsibilities of the Entry and Exit Management Agency

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The expulsion decision of the Minister of Public Security;

b/ A copy of the passport or other passport-substituting personal identification papers of the expellee;

c/ Papers proving the fulfillment of other obligations (if any);

d/ Other relevant documents.

2. To send expulsion decisions to the Ministry of Foreign Affairs for the latter to notify such to the diplomatic missions or consulates of the countries of which the expellees are citizens; and at the same time, to send the expulsion decisions to the expellees for compliance.

3. To collect and receive information and documents necessary for the organization of the execution of expulsion decisions.

4. To coordinate with concerned agencies in ensuring that expellees can discharge their rights and obligations.

5. To organize the expulsion according to decisions.

Article 14.- Responsibilities of provincial-level Police Authorities which have compiled dossiers of request for expulsion

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To hand over the expellees to the Entry and Exit Management Agency when so requested.

3. To coordinate with the Entry and Exit Management Agency in executing expulsion decisions.

4. To coordinate with concerned agencies to ensure that expellees can discharge their rights and obligations.

Article 15.- Responsibilities of agencies, organizations and individuals that have invited foreigners into Vietnam or applied for visa extension for foreigners subject to expulsion

1. To coordinate and cooperate with functional agencies in applying the sanction of expulsion.

2. To pay all expenses or provide financial guarantee for the expellees who, with their available sources, are incapable of paying expenses as prescribed by Vietnamese law.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES AND PROVINCIAL/MUNICIPAL PEOPLE'S COMMITTEES IN THE APPLICATION OF THE SANCTION OF EXPULSION UNDER ADMINISTRATIVE PROCEDURES

Article 16.- Responsibilities of the Ministry of Public Security

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To promulgate legal documents guiding the application of the sanction of expulsion.

2. To issue expulsion decisions.

3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and provincial/municipal People's Committees in, organizing the execution of expulsion decisions.

4. To make statistics on the application of expulsion and execution of expulsion decisions.

5. To examine, inspect and settle complaints and denunciations on the execution of expulsion decisions; to further monitor and supervise the expellees to prevent their illegal return to Vietnam.

Article 17.- Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs

The Ministry of Foreign Affairs shall have to clear external relation procedures related to the execution of expulsion decisions and exchange and supply relevant information to competent foreign bodies, diplomatic missions and consulates of countries of which the expellees are citizens.

Article 18.- Responsibilities of the Ministry of Finance

The Ministry of Finance shall have to ensure funds for the application of the sanction of expulsion according to the assigned plan in the annual budget estimates of the Ministry of Public Security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Health shall have to direct and guide its attached medical bodies and hospitals in organizing medical examination, treatment and expertise and granting health certificates to the expellees when they are seriously ill and under medical treatment according to the provisions of Point a, Clause 1, Article 9 of this Decree.

Article 20.- Responsibilities of provincial/municipal People's Committees

Provincial/municipal People's Committees shall, based on their state management functions and tasks prescribed by law, have to coordinate with concerned ministries and branches in directing local functional agencies in applying the sanction of expulsion.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21.- Complaints and denunciations

Those who are subject to the application of the sanction of expulsion under administrative procedures may lodge complaints and denunciations according to the provisions of Vietnamese law on complaints and denunciations.

Pending the settlement of their complaints or denunciations, the expellees shall still have to observe the expulsion decisions.

Article 22.- Handling of violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Effect of the Decree

This Decree shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 24.- Responsibilities for implementation of the Decree

1. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Health in, guiding the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 97/2006/NĐ-CP ngày 15/09/2006 về việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.403

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.142.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!