ỦY
BAN DÂN TỘC
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
|
Số:
265/QĐ-UBDT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN
I (2009 - 2011) CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA ỦY
BAN DÂN TỘC
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Luật Phòng, chống tham
nhũng;
Căn cứ Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09/5/2008 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược
Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Ủy ban,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Giai đoạn I
(2009 - 2011) Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Ủy
ban Dân tộc (có kế hoạch kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban, Chánh Thanh tra Ủy ban, Thủ
trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng BCĐTW PCTN;
- Thanh tra Chính phủ;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
- Các đồng chí Phó Chủ nhiệm;
- Đảng ủy CQ UBDT;
- Công đoàn CQ UBDT;
- Đoàn TNCSHCM CQ UBDT;
- Lưu: VT, TTr.
|
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Giàng Seo Phử
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN I (2009 - 2011)
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 265/QĐ-UBDT ngày 20/8/2009 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
Luật Phòng, chống tham nhũng đã
được Quốc hội khóa XI Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp
thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.
Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP
ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham
nhũng đến năm 2020 và Công văn số 1411/TTCP-C.IV ngày 30/6/2009 của Thanh tra
Chính phủ hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống
tham nhũng đến năm 2020 (Sau đây gọi tắt là Chiến lược). Ủy ban Dân tộc ban
hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Giai đoạn I (2009 - 2011) Chiến lược Quốc
gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 với những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm
như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Chủ động phòng ngừa, phát hiện
và kiên quyết đấu tranh với các hành vi tham nhũng trong các lĩnh vực hoạt động
của Ủy ban Dân tộc để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ các cơ hội,
điều kiện phát sinh tham nhũng góp phần xây dựng cơ quan Ủy ban Dân tộc trong sạch,
vững mạnh hoạt động hiệu quả.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức cơ quan Ủy ban Dân tộc liêm chính, công tâm, tận tụy, nâng cao
nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ và công tác phòng,
chống tham nhũng, nhất là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc,
thủ trưởng các đơn vị trực thuộc. Khắc phục mọi biểu hiện gây nhũng nhiễu, tiêu
cực trong nội bộ cơ quan cũng như đối với cơ sở và nhân dân.
3. Tăng cường kỷ cương pháp luật,
kỷ luật trong cơ quan; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, phối
hợp chặt chẽ với công tác quản lý của tập thể lãnh đạo các đơn vị, các tổ chức
đoàn thể, cán bộ công chức, viên chức cơ quan Ủy ban Dân tộc trong công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng.
II. YÊU CẦU
1. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện
pháp phòng, chống tham nhũng được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng
và triển khai, thực hiện Giai đoạn I (2009 - 2011) Chiến lược Quốc gia phòng,
chống tham nhũng đến năm 2020 đối với các Vụ, đơn vị, các tổ chức, cá nhân thuộc
cơ quan Ủy ban Dân tộc.
2. Thực hiện ngay và có kết quả,
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán
bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc về công tác phòng ngừa, đấu tranh
có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực nói chung và trong công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng nói riêng, góp phần xây dựng cơ quan Ủy ban Dân tộc
trong sạch, vững mạnh, chính quy chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, gần gũi với
nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
III. NỘI DUNG
CỦA KẾ HOẠCH
1. Tuyên truyền, phổ biến,
quán triệt nội dung Chiến lược và các chính sách pháp luật về phòng, chống tham
nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc.
Thường xuyên tổ chức học tập,
quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ
quan Ủy ban Dân tộc về nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng, các
văn bản của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, đặc biệt Chiến lược Quốc
gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Xác định đây là nhiệm vụ thường
xuyên, trong suốt cả giai đoạn thực hiện Chiến lược, cụ thể như sau:
- Phổ biến tới toàn thể cán bộ,
công chức, viên chức tại cơ quan Ủy ban Dân tộc.
- Mở chuyên mục riêng về phòng,
chống tham nhũng trên Trang tin điện tử, các Báo và Tạp chí của Ủy ban Dân tộc.
- Biên soạn tài liệu đưa nội
dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công
tác dân tộc.
- Thông qua các Chương trình, Dự
án, các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ…, tổ chức thực hiện việc tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật tại các vùng miền núi và dân tộc thiểu số.
- Tổ chức lồng ghép hoạt động
phòng, chống tham nhũng với công tác tuyên truyền của UBDT.
2. Thực hiện các nhóm giải
pháp của Chiến lược.
2.1. Tăng cường tính công
khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật.
a) Minh bạch hóa quá trình soạn
thảo, trình, ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; quá trình chuẩn bị,
trình, ban hành quyết định, văn bản hành chính gắn liền với cải cách hành
chính.
Quá trình soạn thảo, trình, ban
hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; quá trình chuẩn bị, ban hành văn bản
hành chính trong tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Ủy ban Dân tộc
phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đảm bảo phát huy trí tuệ của tập
thể gắn liền với công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị. Nhất là đối
với một số lĩnh vực, như: Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, mua sắm tài sản
công, xây dựng cơ bản, quản lý các dự án đầu tư, quản lý và sử dụng các khoản hỗ
trợ, viện trợ (Chương trình 134, 135…).
Đây là biện pháp có ý nghĩa hết
sức quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức và phát huy ý thức tự giác, ngăn ngừa
tham nhũng trong việc thực hiện nhiệm vụ theo đúng trình tự, thủ tục thẩm quyền
mà pháp luật quy định đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban
Dân tộc.
b) Tổng rà soát, sửa đổi pháp luật
về bí mật nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi bí mật nhà nước ở mức cần thiết.
Tuân thủ các quy định của pháp
luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đặc biệt là trong các hoạt động công tác dân tộc.
Trong năm 2009, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Công an tiến hành rà soát những
danh mục thuộc diện bí mật của nhà nước một cách cụ thể, trên nguyên tắc thu hẹp
phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc.
c) Cụ thể hóa và tăng cường kiểm
tra nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng
về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức ở tất cả các
ngành, các cấp và trong các lĩnh vực, nhất là trong việc thực hiện các chính
sách an sinh xã hội.
Trên nguyên tắc công khai, minh
bạch trong mọi hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc, cần
cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra một số lĩnh vực, cụ thể như:
- Đối với hoạt động mua sắm tài
sản công, xây dựng cơ bản và quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản…, cần phải
công khai về kế hoạch đấu thầu, mời thầu, hệ thống thông tin về đấu thầu, ban
hành công khai dự án đầu tư xây dựng sau khi có quyết định phê duyệt để cán bộ
công chức, viên chức trong cơ quan được tham gia giám sát.
- Công khai, minh bạch về tài
chính và sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các văn bản hướng dẫn như số liệu dự toán, quyết toán, việc phân bổ và
sử dụng ngân sách, tài sản của cơ quan, đơn vị.
- Công khai, minh bạch việc quản
lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ, các chương trình, dự án đầu tư phát triển
đối với vùng miền núi và dân tộc. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với
một số Chương trình, Dự án lớn như Chương trình 134, 135…; tiếp tục rà soát các
văn bản hướng dẫn và ban hành văn bản mới cho phù hợp; đặc biệt là phát huy vai
trò giám sát của nhân dân trong việc triển khai thực hiện các chính sách, chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với vùng miền núi và dân tộc.
- Công khai, minh bạch trong
công tác tuyển dụng, luân chuyển, chuyển đổi và bổ nhiệm cán bộ.
d) Xây dựng và thực hiện cơ chế
bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc
quy chế người phát ngôn của cơ quan Ủy ban Dân tộc.
Trong thời gian từ nay đến năm
2010, xây dựng và ban hành Quy chế quyền tiếp cận thông tin để cán bộ, công chức
và người dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin đối với lĩnh vực, vụ việc cần quan
tâm, thông qua đó giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, đồng thời cũng quy định
quyền từ chối cung cấp thông tin của cơ quan Ủy ban Dân tộc.
Tổ chức triển khai và thực hiện
nghiêm Quy chế người phát ngôn của cơ quan Ủy ban Dân tộc.
đ) Hoàn thiện cơ chế thanh tra,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạch định chính
sách, xây dựng và thực hiện pháp luật.
Ban hành và tổ chức thực hiện
các quy định về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các
đơn vị, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản công của Ủy ban Dân
tộc; các chương trình, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ do Ủy ban Dân tộc quản lý.
Hàng năm phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với công
tác quản lý có liên quan trực tiếp tài chính công.
2.2. Hoàn thiện chế độ công vụ,
công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ.
a) Thực hiện phân công, phân cấp
rõ ràng; quy định cụ thể rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp
quản lý, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, được giao; để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao, trong Quý III/2009 các Vụ,
đơn vị trực thuộc Ủy ban xây dựng và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Quyết định
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên
môn nghiệp vụ (đối với những Vụ, đơn vị có cấp phòng) cũng như Quy chế hoạt động
và phân công nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo đến 2011 hoạt động
của toàn hệ thống cơ quan Ủy ban Dân tộc thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng;
quy định cụ thể rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý,
khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động quản lý.
b) Hoàn thiện và thực hiện
nghiêm túc các quy định về tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều
động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xử lý kiên quyết, kịp
thời các vi phạm trong quản lý và sử dụng cán bộ, công chức của Ủy ban Dân tộc.
Phải xác định công tác cán bộ là
một trong những yếu tố then chốt, giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng và
hiệu quả quản lý đối với từng Vụ, đơn vị cũng như trong toàn thể cơ quan Ủy ban
Dân tộc; trong công tác cán bộ, phải xác định phương châm, là “Vì việc tìm người”
chứ không phải “Vì người tìm việc”, luôn coi trọng tất cả các khâu, từ tuyển dụng,
tiếp nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại…, cho đến điều động và luân chuyển
cán bộ. Tiến hành xử lý thận trọng, chính xác nhưng phải kiên quyết và kịp thời
các vi phạm trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị.
Trong năm 2009, thực hiện rà
soát toàn bộ hệ thống các văn bản liên quan đối với công tác tổ chức cán bộ và
tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; trên cơ sở đó triển khai công tác cán bộ
một cách đồng bộ, phấn đấu thực hiện trong 03 năm (2009 - 2011) hệ thống cơ
quan công tác dân tộc được kiện toàn một cách toàn diện, phát triển về chất một
cách thực sự và hiệu quả, làm tiền đề cho hoạt động của cơ quan trong các năm
tiếp theo.
c) Đưa nội dung phòng, chống
tham nhũng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; tăng cường
giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công
chức trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.
Quán triệt, nâng cao nhận thức,
ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc trong
công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác dân tộc, các hội nghị huấn nghiệp vụ công tác Thanh tra, tập
huấn nghiệp vụ triển khai thực hiện các Chương trình, Dự án, công tác phổ biến
giáo dục pháp luật… Riêng đối với lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân
tộc và tập huấn nghiệp vụ Thanh tra công tác dân tộc, cần nghiên cứu, biên soạn
chuyên đề phòng, chống tham nhũng và đưa vào chương trình giảng dạy của lớp học,
thực hiện từ năm 2010. Ngoài ra, lồng ghép nội dung phòng chống tham nhũng với
hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các cuộc hội nghị chuyên đề cũng như sơ kết,
tổng kết … công tác của cơ quan, đơn vị.
d) Tiếp tục hoàn thiện và thực
hiện cơ chế về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, nhất là đối với
cán bộ lãnh đạo, quản lý; cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình
chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Nghiên cứu, xây dựng và ban hành
Quy chế quy định trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức có liên quan đến
vụ việc tham nhũng; việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu (hoặc cấp phó được
giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp) khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Quý IV/2009 xây dựng dự thảo và lấy ý kiến
tham gia, ban hành và triển khai thực hiện từ năm 2010 (Vụ Tổ chức cán bộ thực
hiện).
đ) Cải cách cơ bản chế độ tiền
lương, phụ cấp hợp lý một số lĩnh vực đặc thù.
Công tác dân tộc là nhiệm vụ
chính trị quan trọng trong tình hình hiện nay, quản lý nhà nước về công tác dân
tộc là thực hiện chức năng quản lý đối với vùng miền núi và dân tộc thiểu số,
là nơi địa bàn xa xôi, hiểm trở, khó khăn nhất, cũng là nơi có trình độ dân
trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp nhất so với cả nước. Do vậy, có
thể nói đây là lĩnh vực đặc thù, để thu hút cán bộ, công chức có năng lực,
trình độ, tâm huyết thì nhà nước cần xem xét và phải có chế độ đãi ngộ hợp lý.
Trong thời gian 2009 – 2010, Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp với một số Bộ,
ngành chức năng nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ để có chế độ phụ cấp đối với
cán bộ, công chức làm công tác dân tộc.
e) Công bố công khai các chế độ,
định mức, tiêu chuẩn và công khai việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử
dụng tài sản công của cán bộ, công chức, trước hết là người đứng đầu các cơ
quan tổ chức, đơn vị.
Hàng năm (hoặc định kỳ theo quy
định) xây dựng, ban hành, công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và công
khai việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán bộ,
công chức. Xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng
sử dụng vượt định mức, tiêu chuẩn trong cơ quan, đơn vị.
g) Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức,
nhất là việc minh bạch tài sản, thu nhập, việc thực thi công vụ.
Hàng năm xây dựng kế hoạch thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, cán bộ,
công chức, nhất là việc minh bạch tài sản, thu nhập, việc thực thi công vụ trên
cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định; kế hoạch được giao và điều
kiện thực tế, phù hợp tình hình của từng Vụ, đơn vị. Kịp thời đề xuất Thủ trưởng
cơ quan tiến hành thanh tra đột xuất đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm.
2.3. Hoàn thiện cơ chế quản
lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh,
công bằng, minh bạch.
Ủy ban Dân tộc với chức năng,
nhiệm vụ chính là quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, trên cơ sở
theo dõi tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi và dân tộc thiểu số,
tham gia nghiên cứu và chủ động đề xuất (hoặc cùng các Bộ, ngành, địa phương
liên quan phối hợp đề xuất) với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề, nội
dung liên quan về hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh
doanh, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế, kinh doanh … của vùng miền núi và
dân tộc thiểu số.
Riêng đối với Nhà khách Dân tộc,
là đơn vị sự nghiệp của Ủy ban Dân tộc, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy
định của pháp luật, đồng thời gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được
giao, do vậy cần phải từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động minh bạch,
lành mạnh, tránh gây thất thoát tiền vốn và tài sản của nhà nước; phát huy vai
trò, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao, đảm bảo thu
nhập và đời sống của người lao động.
2.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, trong phát hiện, xử lý tham nhũng.
Ủy ban Dân tộc tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong phát hiện và xử lý tham nhũng. Ủy ban
Dân tộc giao Thanh tra Ủy ban Dân tộc làm thường trực công tác phòng, chống
tham nhũng. Hàng năm, Thanh tra Ủy ban xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
thanh tra một cách cụ thể, sát với tình hình đáp ứng nhiệm vụ phòng ngừa tham
nhũng.
Trong Giai đoạn 1 (2009-2011) thực
hiện Chiến lược, tập trung thực hiện chức năng giám sát, thanh tra việc thực hiện
chức trách, nhiệm vụ công vụ, thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối
với cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc; thanh tra việc chấp hành, tổ chức
thực hiện các chính sách, hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí đối với một số
Chương trình, Dự án thuộc chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc
đối với một số bộ, ngành, địa phương.
2.5. Nâng cao nhận thức và
phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Phát huy dân chủ để toàn thể cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan Ủy ban Dân tộc nâng cao ý thức
trách nhiệm, tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng trong nội bộ đơn vị cũng
như ngoài cơ quan Ủy ban Dân tộc. Đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của các tổ
chức đoàn thể, các cơ quan báo chí trực thuộc Ủy ban Dân tộc trong việc tuyên
truyền, phổ biến cũng như giám sát, phản biện đối với hoạt động phòng, chống
tham nhũng, cụ thể là:
* Đối với Công đoàn:
- Tuyên truyền, vận động đoàn
viên công đoàn chấp hành tốt các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham
nhũng.
- Giám sát việc thực hiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng.
- Phối hợp với các đơn vị chức
năng trong việc cung cấp thông tin, phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham
nhũng.
- Triển khai các biện pháp tổ chức
thực hiện.
Trách nhiệm của cán bộ, công chức
và Ban thanh tra nhân dân:
- Cán bộ, công chức trong cơ
quan Ủy ban Dân tộc có thể tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng bằng
việc trực tiếp thực hiện quyền tố cáo của mình thực hiện quyền giám sát của
mình thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
- Ban thanh tra nhân dân trong
nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng thông qua các ý kiến phản ánh của cán bộ, công chức hoặc
trực tiếp thu thập các thông tin, tài liệu trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
* Đối với các cơ quan báo, tạp
chí, Trung tâm Thông tin:
- Tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng
các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Phát hiện, đưa tin phản ánh kịp
thời, đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan những hành vi có dấu hiệu tham
nhũng, những vụ việc tham nhũng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đưa
tin đó. Lên án, đấu tranh những hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nghiên
cứu thực hiện phản biện hoạt động phòng, chống tham nhũng cả trong và ngoài cơ
quan Ủy ban Dân tộc.
* Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng:
Tăng cường và nâng cao chất lượng
sinh hoạt Đảng, phát huy dân chủ, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, đưa
công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nội dung quan trọng trong
sinh hoạt Đảng ở tất cả các cấp. Mỗi đảng viên nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ và
nghiêm túc các quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Phòng, chống tham nhũng là
trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Ủy
ban Dân tộc. Ban cán sự Đảng Ủy ban Dân tộc là cơ quan lãnh đạo cao nhất tổ chức
trong tổ chức hoạt động phòng, chống tham nhũng của Ủy ban Dân tộc. Các đồng
chí thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc là người chịu trách nhiệm trực tiếp
công tác phòng, chống tham nhũng ở cơ quan, đơn vị mình.
2. Căn cứ vào Kế hoạch này, thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc phải tổ chức nghiên cứu, quán triệt kỹ nội
dung của kế hoạch đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể của đơn
vị mình (trong quý III/2009). Lựa chọn Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Ủy ban để
chỉ đạo điểm.
3. Giao Thanh tra Ủy ban Dân tộc
làm đầu mối chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Vụ, đơn vị để nắm tình hình,
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện, tham
mưu cho Ban Cán sự Ủy ban và đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban theo dõi và
chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban Dân tộc.
Định kỳ ba tháng, hàng năm và cuối
giai đoạn các Vụ, đơn vị phải có báo cáo tình hình triển khai thực hiện gửi
Thanh tra Ủy ban để tổng hợp báo cáo Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
4. Tổ chức sơ kết vào cuối năm
2011 để đánh giá kết quả triển khai thực hiện giai đoạn thứ nhất, trên cơ sở đó
bổ sung, hoàn thiện xây dựng Kế hoạch thực hiện cho phù hợp với yêu cầu của Chiến
lược ở các giai đoạn tiếp theo.
|
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Giàng Seo Phử
|
NHIỆM VỤ
THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 1 (2009-2011) CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
(Kèm theo Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn I Chiến lược Quốc gia
phòng chống tham nhũng đến năm 2020 của Ủy ban Dân tộc)
TT
|
Đơn
vị chủ trì thực hiện
|
Nhiệm
vụ
|
Đơn
vị phối hợp
|
Thời
điểm hoàn thành
|
1
|
Vụ
Tổ chức cán bộ
|
1
|
Công khai, minh bạch trong
công tác tổ chức, cán bộ
|
Các
Vụ, đơn vị
|
Các
đợt tuyển dụng cán bộ, công chức
|
2
|
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng nghiệp vụ (đối với những Vụ, đơn vị có cấp
phòng) hoặc Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của cán bộ, công chức,
viên chức (CBCCVC)
|
Các
Vụ, đơn vị
|
Quí
III/2009
|
3
|
Rà soát toàn bộ hệ thống các văn
bản liên quan đối với công tác tổ chức cán bộ, tiến hành sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp
|
|
Quí
IV/2009
|
4
|
Ban hành Quy chế quy định
trách nhiệm giải trình của CBCCVC có liên quan đến vụ việc tham nhũng
|
|
Quí
IV/2009
|
5
|
Thực hiện QĐ số 90/QĐ-UBDT,
ngày 25/04/2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT V/v ban hành quy định danh mục
các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi đối với CBCCVC của UBDT
|
|
|
6
|
Nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo
Ủy ban để đề xuất với Chính phủ có chế độ phụ cấp đối với CBCCVC làm công tác
dân tộc
|
|
2009-2010
|
2
|
Vụ
Pháp chế
|
1
|
Phổ biến tới toàn thể CBCCVC tại
cơ quan UBDT Chiến lược Quốc gia PCTN
|
Thanh
tra
|
Quí
III/2009
|
2
|
Đưa nội dung PCTN vào chương
trình phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật
|
|
Theo
kế hoạch
|
3
|
Trung
tâm Thông tin
|
1
|
Mở chuyên mục riêng về PCTN tại
Trang tin điện tử của UBDT
|
|
Sau
khi ban hành Kế hoạch
|
4
|
Trường
Cán bộ Dân tộc
|
1
|
Biên soạn tài liệu đưa nội
dung PCTN vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc
|
Thanh
tra
|
Quí
IV/2009
|
5
|
Thanh
tra Ủy ban
|
1
|
Đưa nội dung PCTN vào Hội nghị
tập huấn nghiệp vụ Thanh tra công tác dân tộc
|
Trường
Cán bộ Dân tộc
|
Các
lớp tập huấn hàng năm
|
2
|
Hoàn thiện cơ chế thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây
dựng và thực hiện pháp luật
|
|
Xây
dựng KH hàng năm
|
6
|
Vụ
Tuyên truyền
|
1
|
Lồng ghép hoạt động phòng, chống
tham nhũng với công tác tuyên truyền của UBDT
|
|
Kế
hoạch tuyên truyền hàng năm
|
2
|
Xây dựng Quy chế về quyền tiếp
cận thông tin
|
|
Quí
IV/2009
|
7
|
Vụ
Chính sách Dân tộc
|
1
|
Đưa nội dung PCTN vào Hội nghị
tập huấn thuộc các Chính sách, Chương trình, Dự án …
|
|
Các
Hội nghị, lớp tập huấn theo kế hoạch
|
8
|
Văn
phòng
|
1
|
Tổng rà soát, sửa đổi pháp luật
về bí mật nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi bí mật nhà nước ở mức cần thiết
|
Vụ
Pháp chế
|
Quí
IV/2009
|
2
|
Công khai các chế độ, định mức,
tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng NSNN tại Văn phòng UB
|
|
Định
kỳ theo quy định
|
9
|
Vụ
Kế hoạch - Tài chính
|
1
|
Hoàn thiện cơ chế kiểm tra,
giám sát trong việc quản lý, sử dụng NSNN của UBDT
|
Các
Vụ, đơn vị
|
Xây
dựng kế hoạch hàng năm
|
2
|
Công khai các chế độ, định mức,
tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng NSNN của UBDT
|
Các
Vụ, đơn vị
|
Định
kỳ theo quy định
|
10
|
Nhà
khách Dân tộc
|
1
|
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế
hoạt động minh bạch, lành mạnh, tránh gây thất thoát tiền vốn và tài sản của
nhà nước; hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao, đảm bảo thu nhập
và đời sống của người lao động
|
Vụ
Kế hoạch – Tài chính, Văn phòng Ủy ban
|
2009-2011
|
11
|
Báo
Dân tộc & Phát triển; Tạp chí Dân tộc
|
1
|
Mở chuyên mục riêng về PCTN
|
|
Sau
khi ban hành Kế hoạch
|