THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
245/1998/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 245 /1998/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 12
NĂM 1998 VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC CẤP VỀ RỪNG VÀ ĐẤT
LÂM NGHIỆP
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993;
Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ở mỗi cấp ngày 25 tháng 6 năm 1996;
Để tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Nghị định số 17/HĐBT ngày 17 tháng 1
năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về thi hành Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng và thực hiện chiến lược đổi mới ngành lâm nghiệp trong giai đoạn
mới;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng,
Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Quyết định này nhằm quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà
nước của các cấp có thẩm quyền đối với rừng và đất lâm nghiệp, góp phần ngăn chặn
những hành vi hủy hoại tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, tạo điều kiện để mọi tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 2.
Nội dung quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp :
1. Điều tra, xác định các loại rừng,
phân định ranh giới rừng, đất lâm nghiệp trên bản đồ và thực địa đến đơn vị
hành chính cấp xã; thống kê theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp.
2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ,
phát triển rừng và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước và ở từng
địa phương.
3. Ban hành các văn bản pháp luật
về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp và tổ chức thực
hiện các văn bản đã ban hành theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
4. Giao đất lâm nghiệp và giao rừng,
thu hồi đất lâm nghiệp và rừng.
5. Đăng ký, lập và quản lý sổ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý
các vi phạm trong việc chấp hành luật pháp, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát
triển rừng; sử dụng rừng, đất lâm nghiệp.
7. Giải quyết các tranh chấp về
rừng và đất lâm nghiệp.
Điều 3.
Trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của
các Bộ, ngành trong việc quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và xây dựng,
phát triển rừng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, gắn với việc
bảo vệ an ninh quốc phòng.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý Nhà nước về rừng.
a) Định kỳ điều tra, phúc tra,
phân loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ
rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước.
b) Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ,
phát triển rừng và sử dụng rừng dài hạn trên phạm vi cả nước để trình Chính phủ
xét duyệt.
Thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các tỉnh và thành phố
trực thuộc Trung ương trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
c) Trình Chính phủ phê duyệt sản
lượng gỗ rừng tự nhiên được phép khai thác, tiêu thụ hàng năm trên phạm vi cả
nước.
Thẩm định hồ sơ tổng hợp thiết kế
khai thác rừng tự nhiên và ra quyết định mở cửa rừng khai thác cho các tỉnh và
thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Đề xuất Chính phủ quyết định
xác lập các vườn quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên nhiên, khu rừng phòng hộ có tầm
quan trọng quốc gia hoặc nằm trên lãnh thổ của nhiều tỉnh, các khu rừng giống
quốc gia và giao cho các tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các ngành khác có liên quan hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, bảo vệ và xây dựng.
đ) Xây dựng các văn bản dưới luật
trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các chính sách, chế độ, thể
lệ, quy trình, quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ phát triển,
sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trong toàn quốc.
e) Tổ chức phối hợp với Thanh
tra Nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý Nhà nước về rừng đối với
chính quyền các cấp; thanh tra việc chấp hành pháp luật về rừng của các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân được giao rừng và đất lâm nghiệp.
g) Giải quyết tranh chấp về rừng,
phối họp với Tổng cục Địa chính giải quyết các tranh chấp về đất lâm nghiệp giữa
các chủ rừng ở các tỉnh khác nhau; khen thưởng những tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân có thành tích xuất sắc.
f) Trong trường hợp đặc biệt, phối
hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để chỉ đạo công tác bảo vệ rừng, phòng chống
cháy rừng có hiệu quả.
Chỉ đạo cơ quan Kiểm Lâm thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt hoặc khởi tố các hành vi vi phạm
pháp luật gây thiệt hại đến tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Địa chính là cơ quan
chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có
trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị cơ sở có phương án phối hợp với lực lượng Kiểm
lâm tuần tra truy quét bọn lâm tặc bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và phối hợp
với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và phát triển rừng. Đặc
biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, công tác bảo vệ phát triển rừng
phải gắn với việc bảo vệ an ninh quốc phòng.
Điều 4.
Trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) :
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ phát triển rừng, sử dụng
rừng và đất lâm nghiệp của địa phương mình.
a) Tổ chức việc điều tra, phân
loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ rừng
và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và Tổng cục Địa chính.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng (về cơ cấu, diện tích và trữ lượng rừng), đất
lâm nghiệp và tổng hợp báo cáo lên cấp tỉnh.
b) Lập quy hoạch và kế hoạch bảo
vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của địa phương mình trình Hội
đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi trình Chính phủ xét duyệt.
Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
huyện lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm
nghiệp, xét duyệt các bản quy hoạch, kế hoạch đó.
Phê duyệt tổng hợp thiết kế khai
thác rừng tự nhiên của các chủ rừng; ra quyết định cấp giấy phép khai thác sau
khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ tổng hợp và ra
quyết định mở cửa rừng khai thác.
c) Xác lập các khu rừng phòng hộ,
các khu rừng bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng di tích văn hóa, lịch sử, cảnh
quan, du lịch ở địa phương sau khi có sự nhất trí bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, của các ngành có liên quan và giao cho các tổ chức trực
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, xây dựng.
d) Giao đất lâm nghiệp và giao rừng,
thu hồi đất lâm nghiệp và rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, giao rừng và đất lâm
nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân.
Đối với diện tích rừng và đất
lâm nghiệp trên địa bàn xã chưa giao cho ai quản lý, sử dụng thì giao cho Ủy
ban nhân dân cấp xã sở tại quản lý và có kế hoạch từng bước đưa vào sử dụng.
đ) Tổ chức phòng cháy, chữa cháy
rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng ở địa phương.
e) Tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng,
huy động các lực lượng phối hợp với lực lượng kiểm lâm ngăn chặn mọi hành vi hủy
hoại rừng trên phạm vi toàn tỉnh.
g) Tổ chức quản lý theo thẩm quyền
được giao các khu rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
h) Ban hành các văn bản thuộc thẩm
quyền để chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ của
Nhà nước về quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng.
i) Tiến hành công tác kiểm tra,
thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của
pháp luật.
k) Giải quyết các tranh chấp về
quyền sử dụng rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
3. Chi cục Kiểm
lâm là cơ quan thực hiện trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật
về quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Trong trường hợp đặc biệt,
tổ chức phối hợp với lực lượng Quân đội, Công an trên địa bàn để tuần tra truy
quét bọn lâm tặc bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.
4. Sở Địa chính là cơ quan giúp Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.
Điều 5.
Trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của
Ủy ban nhân dân cấp huyện :
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc bảo vệ,
phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
a) Căn cứ quy hoạch, kế hoạch
phát triển lâm nghiệp của tỉnh, lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát
triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, trình Hội đồng
nhân dân huyện thông qua trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt.
Hướng dẫn lập và xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn trực thuộc huyện.
b) Theo dõi diễn biến tài nguyên
rừng, biến động đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
c) Tổ chức giao rừng và đất lâm
nghiệp, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâm nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quyết định của huyện.
d) Tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng;
huy động lực lượng trên địa bàn phối hợp với lực lượng Kiểm lâm ngăn chặn mọi
hành vi hủy hoại rừng, cùng với chủ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ
sâu bệnh hại rừng.
đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các
xã theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng giao đất, giao và
khoán rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.
e) Ban hành các văn bản thuộc thẩm
quyền để chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước
về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên
phạm vi huyện.
g) Tiến hành kiểm tra, thanh tra
việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý bảo vệ, phát
triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. Xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng theo pháp luật hiện hành.
h) Giải quyết tranh chấp về quyền
sử dụng rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng.
3. Hạt Kiểm
lâm huyện là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về
quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện.
4. Phòng Địa chính là cơ quan
giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất lâm
nghiệp.
Điều 6.
Trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp
xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã):
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc bảo vệ và
phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.
a) Quản lý rừng và đất lâm nghiệp
trên địa bàn xã về các mặt : Danh sách chủ rừng; diện tích, ranh giới các khu rừng;
các bản khế ước giao rừng; các hợp đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi,
tái sinh và trồng rừng giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong xã.
b) Chỉ đạo các thôn, bản ... xây
dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng
trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành.
c) Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch
của huyện, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất
lâm nghiệp, xây dựng phương án giao rừng và đất lâm nghiệp trình Hội đồng nhân
dân xã thông qua trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt; tổ chức
thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo
sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, xác nhận ranh giới rừng và đất lâm nghiệp
của các chủ rừng trên thực địa.
d) Theo dõi diễn biến tài nguyên
rừng, biến động đất lâm nghiệp và báo cáo cơ quan cấp huyện; thường xuyên kiểm
tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
trên địa bàn xã.
e) Phối hợp với cán bộ kiểm lâm
và các lực lượng công an, quân đội trên địa bàn, tổ chức lực lượng quần chúng bảo
vệ rừng trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm,
hủy hoại rừng.
g) Tuyên truyền, vận động, hướng
dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực
lượng giúp chủ rừng chữa cháy rừng trên địa bàn xã.
h) Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo thẩm quyền.
i) Hòa giải các tranh chấp về rừng
và đất lâm nghiệp trên địa bàn.
Điều 7.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; các quy định trước đây
trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 8.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.