BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ Y TẾ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
14/TTLB
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 09 năm 1994
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO - Y TẾ SỐ 14/TTLBNGÀY 19 THÁNG 09
NĂM 1994 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN CHO HỌC SINH
Nhằm tăng cường công tác bảo vệ,
chăm sóc giáo dục sức khoẻ cho học sinh và để thực hiện Nghị định 299-HĐBT ngày
15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), ban hành Điều lệ Bảo hiểm
y tế (BHYT), Quyết định 241/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ "Về
việc thu và sử dụng học phí" trong đó cho phép thu bảo hiểm y tế học sinh.
Liên Bộ Giáo dục - Đào tạo - Y tế, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện bảo
hiểm y tế tự nguyện cho học sinh (gọi tắt là bảo hiểm y tế học sinh) trên phạm
vi cả nước như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ NHƯ SAU:
Tất cả học sinh, sinh viên đang
theo học tại các loại hình trường, lớp phổ thông quốc lập, bán công, dân lập từ
bậc tiểu học trở lên, đều tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Trừ các học sinh,
sinh viên thuộc đối tượng miễn nộp một phần viện phí quy định tại Nghị định số
95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ.
II- NỘI DUNG
BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH, QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH THAM GIA BẢO HIỂM
Y TẾ
1. Nội dung bảo hiểm y tế học
sinh là thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế học đường và nằm viện (điều
trị nội trú và cấp cứu tai nạn học sinh).
1.1. Nội dung chăm sóc sức khoẻ
ban đầu tại y tế học đường gồm:
- Được hướng dẫn để phòng chống
các bệnh học đường và quản lý sức khoẻ học sinh với các nội dung:
+ Vệ sinh phòng bệnh
+ Tiêm chủng mở rộng
+ Phòng chống cong vẹo cột sống
+ Vệ sinh răng miệng
+ Bảo vệ thị lực
+ Chăm sóc vệ sinh cá nhân và
môi trường
+ Phòng chống dịch bệnh.
- Sơ cứu tai nạn, ốm đau đột xuất
1.2. Điều trị nội trú:
Trường hợp ốm đau, tai nạn cấp cứu
phải nằm viện, được tiếp nhận điều trị tại các cơ sở y tế Nhà nước theo tuyến kỹ
thuật quy định của Ngành y tế.
2. Quyền lợi của người tham gia
bảo hiểm y tế học sinh.
2.1. Được cấp sổ "khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế học sinh" có giá trị thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế.
2.2. Được chăm sóc và quản lý sức
khoẻ ban đầu tại y tế học đường nơi học sinh học tập.
2.3. Được khám và điều trị nội
trú (nằm viện) tại các cơ sở y tế Nhà nước theo tuyến kỹ thuật và chỉ định của
thầy thuốc. Cơ quan bảo hiểm y tế có trách nhiệm thanh toán viện phí cho các cơ
sở y tế thay người bệnh. Trong trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế
học sinh được tiếp nhận, khám, chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào của Nhà nước,
mà không phải chi trả khoản chi phí nào, cơ quan bảo hiểm y tế sẽ trả thay cho
người bệnh.
2.4. Được yêu cầu bảo hiểm y tế
bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo quy định được ghi trong văn bản này.
2.5. Trong trường hợp ốm đau,
tai nạn dẫn đến tử vong, cơ quan bảo hiểm y tế chi trợ cấp mai táng ấn định là
500.000 đồng cho người tham gia bảo hiểm y tế học sinh.
2.6. Cơ quan bảo hiểm y tế không
thanh toán viện phí trong các trường hợp sau:
- Khi khám chữa trong các trường
hợp tự tử, say rượu, dùng chất ma tuý, vi phạm pháp luật, bệnh lây qua đường
sinh dục.
- Những bệnh xã hội mà Nhà nước
đã có ngân sách chữa bệnh. Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định danh mục các loại bệnh này.
- Điều dưỡng, an dưỡng.
- Chỉnh hình, phục hồi chức
năng, tạo hình thẩm mỹ, làm chân, tay giả, mắt giả, răng giả.
- Khám bệnh, chữa bệnh ở nước
ngoài, các nhu cầu bảo vệ sức khoẻ đặc biệt, dịch vụ y tế tự chọn.
- Các bệnh tật bẩm sinh, bệnh
nghề nghiệp.
- Dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
3. Trách nhiệm của người tham
gia bảo hiểm y tế học sinh
3.1. Đóng bảo hiểm y tế đúng thời
hạn như quy định.
3.2. Thực hiện nghiêm túc các chỉ
dẫn của cán bộ y tế học đường.
3.3. Thực hiện đúng các quy định
của Điều lệ bảo hiểm y tế; nếu ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện, cần
xuất trình sổ "khám chữa bệnh bảo hiểm y tế học sinh" chậm nhất sau
48 giờ kể từ khi nhập viện.
III- QUYỀN VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH
1. Nhà trường:
Nhà trường có trách nhiệm triển
khai bảo hiểm y tế học sinh, tổ chức và bảo đảm các điều kiện cho y tế học đường
hoạt động. Y tế học đường có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh. Cụ
thể là:
1.1. ở những trường có khoảng
600 học sinh được bố trí một cán bộ y tế học đường. Nếu không đủ điều kiện để
có cán bộ y tế học đường, nhà trường cần liên hệ và ký hợp đồng với một cơ sở y
tế địa phương gần nhất để thực hiện chức năng của y tế học đường.
1.2. Cán bộ tế học đường được
Trung tâm y tế quận, huyện giới thiệu hoặc được sự thoả thuận của Trung tâm y tế
quận, huyện để Nhà trường ký kết hợp đồng làm việc. Cán bộ y tế học đường chịu
sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của trung tâm y tế quận, huyện.
1.3. Tuyên truyền, hướng dẫn vệ
sinh phòng bệnh, theo dõi tình trạng sức khoẻ của học sinh.
1.4. Tổ chức vận động tuyên truyền
về bảo hiểm y tế, thực hiện việc đăng ký, kê khai, thu tiền đóng bảo hiểm y tế
của học sinh theo hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm y tế để chuyển nộp vào tài khoản
của bảo hiểm y tế.
1.5. Y tế học đường có trách nhiệm
phối hợp cùng với cơ quan bảo hiểm y tế tổ chức cấp phát, theo dõi, quản lý
"Sổ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế học sinh".
1.6. Y tế học đường có trách nhiệm
thực hiện những nội dung về chăm sóc sức khoẻ được quy định tại phần II mục 1.1
ở trên.
2. Các cơ sở khám chữa bệnh:
2.1. Thực hiện đúng hợp đồng phục
vụ người bệnh tham gia bảo hiểm y tế, đảm bảo chữa bệnh hợp lý, an toàn theo
quy định của Bộ Y tế.
2.2. Kiểm tra sổ "Khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế học sinh" phát hiện những trường hợp vi phạm và lạm dụng
việc sử dụng Sổ không đúng, kịp thời thông báo với nhà trường hoặc cơ quan bảo
hiểm y tế để giải quyết. Trong trường hợp học sinh có tham gia bảo hiểm y tế bị
bệnh hoặc tai nạn vào cấp cứu không kịp mang "Sổ khám chữa bệnh bảo hiểm y
tế học sinh", yêu cầu các cơ sở điều trị vẫn tiếp nhận. Nếu sau 48 giờ bệnh
nhân không xuất trình sổ "Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế học sinh" thì
thực hiện chế độ thu "một phần viện phí".
2.3. Các cơ sở khám chữa bệnh được
cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán một phần viện phí cho người bệnh. Việc quản lý
sử dụng nguồn thu này các cơ sở y tế thực hiện như quy định tại Thông tư số
16/BYT-TT ngày 26/8/1994 của Bộ Y tế.
3. Cơ quan bảo hiểm y tế
3.1. Cơ quan bảo hiểm y tế có
trách nhiệm ký kết hợp đồng với nhà trường để tổ chức thu bảo hiểm y tế học
sinh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với y tế học đường như thoả thuận
đã ký kết.
3.2. Cơ quan bảo hiểm y tế có
trách nhiệm ký kết hợp đồng khám, chữa bệnh với các cơ sở y tế, bảo đảm chữa bệnh
cho học sinh tham gia bảo hiểm y tế thuận tiện và hợp lý.
3.3. Tổ chức phát hành "Sổ
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế học sinh" theo quy định của Bảo hiểm y tế Việt
Nam.
3.4. Cơ quan bảo hiểm y tế nào
phát hành "Sổ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế học sinh" thì cơ quan bảo
hiểm y tế đó chịu trách nhiệm thanh toán phần viện phí cho cơ sở y tế nơi người
bệnh có "Sổ bảo hiểm y tế học sinh" đến khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời
bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh tham gia bảo hiểm y tế.
3.5. Cơ quan bảo hiểm y tế có
trách nhiệm tổ chức giám định hoạt động khám chữa bệnh cho học sinh có "Sổ
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế học sinh"; từ chối chi trả trợ cấp bảo hiểm y
tế đối với những trường hợp khám chữa bệnh không đúng quy định của Điều lệ bảo
hiểm y tế, ngoài hợp đồng và ngoài các quy định chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.
3.6. Cơ quan bảo hiểm y tế có
trách nhiệm thực hiện thanh toán với nhà trường, với các cơ sở điều trị theo định
kỳ từng quý.
IV- MỨC ĐÓNG
BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH
1. Phí bảo hiểm y tế do học sinh
tự túc nộp.
2. Khung phí đóng bảo hiểm y tế
học sinh ở các vùng khác nhau, cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu và quản lý sức khoẻ
học sinh tại y tế học đường và điều trị nội trú được tạm xác định theo hai
khung phí sau:
2.1. Xác định theo vùng
- Vùng khó khăn về phát triển
kinh tế, dân cư thu nhập thấp, không thu quá 10.000đ/1 người/1 năm.
- Vùng kinh tế có mức phát triển
trung bình, dân cư thu nhập vừa phải không thu quá 20.000đ/1 người/1 năm.
- Vùng kinh tế phát triển khá, dân
cư có thu nhập khá không thu quá 40.000đ/1 người/1 năm.
2.2. Xác định theo cấp học
- Học sinh cấp I không thu quá
10.000đ/1 người/năm
- Học sinh cấp II không thu quá
20.000đ/1 người/năm
- Học sinh cấp III không thu quá
30.000đ/1 người/năm
- Học sinh ở các trường đại học,
cao đẳng, chuyên nghiệp không thu quá 40.000đ/1 người/năm.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức thu bảo hiểm y tế đối với từng đối
tượng để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Những lưu ý khi xây dựng mức
đóng bảo hiểm y tế học sinh tại địa phương:
- Đảm bảo nguyên tắc thu đủ, chi
đủ, an toàn quỹ và phát triển sự nghiệp bảo hiểm y tế.
- Căn cứ tình hình kinh tế - xã
hội của từng vùng, khả năng của gia đình học sinh, để đông đảo học sinh có thể
tham gia.
- Căn cứ tỉ lệ, xác suất ốm đau
tai nạn rủi ro của đối tượng học sinh trên địa bàn thuộc tỉnh, thành phố.
- Căn cứ khả năng và giá dịch vụ
y tế của các cơ sở khám chữa bệnh tại địa phương.
4. Phí bảo hiểm y tế được thu nộp
vào 1 hoặc 2 lần trong một năm (12 tháng) ở các thời điểm thích hợp theo quy định
của địa phương.
V- PHƯƠNG THỨC
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH
1. Quỹ bảo hiểm y tế học sinh được
hình thành tại cơ quan bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố.
2. Quỹ bảo hiểm y tế học sinh
sau khi hình thành được phân chia như sau:
2.1. Chi phí hoa hồng cho công
tác thu nộp bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và quản lý sức khoẻ học
sinh tại y tế học đường là 35%. Phần kinh phí này cơ quan bảo hiểm y tế chuyển
cho nhà trường quản lý, sử dụng theo nguyên tắc tài chính hiện hành và được
phân chi như sau:
- 5% phí hoa hồng cho công tác
thu nộp bảo hiểm y tế.
- 30% chi trả công lao động hoặc
phụ cấp cho cán bộ y tế học đường và mua thuốc men, dụng cụ y tế thông thường,
(danh mục thuốc và dụng cụ y tế có phụ lục kèm theo).
2.2. Để tại quỹ bảo hiểm y tế tỉnh,
thành phố 65% chi theo quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế.
2.3. Quỹ bảo hiểm y tế học sinh
được hạch toán riêng, sau một năm hoạt động nếu có kết dư được trích trở lại để
đóng bảo hiểm y tế cho các học sinh có hoàn cảnh quá khó khăn và mua sắm trang
thiết bị y tế học đường.
VI- IN ẤN
PHÁT HÀNH "SỔ KHÁM CHỮA BỆNHBẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH"
1. "Sổ khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế học sinh", tờ kê đăng ký đóng bảo hiểm y tế, được phát hành thống
nhất trên cả nước theo mẫu trong phụ lục đính kèm theo văn bản này.
2. Bảo hiểm y tế các tỉnh, thành
phố tổ chức in ấn và phát hành "Sổ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế học
sinh" và các mẫu biểu tại địa phương.
3. Do "Sổ khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế học sinh" được quản lý tại y tế học đường và sổ danh sách học
sinh tham gia bảo hiểm y tế được Hiệu trưởng giám sát, nên không yêu cầu học
sinh phải có thẻ và ảnh để dán vào sổ, trong quá trình thực hiện nếu có phát
sinh khó khăn gì Liên bộ sẽ cho y kiến điều chỉnh sau.
VII- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Bảo hiểm y tế là một chính sách
mới có nhiều khó khăn phức tạp, mà trước hết do nhận thức chưa đầy đủ của nhiều
người, vì vậy để triển khai tốt bảo hiểm y tế học sinh, mang lại hiệu quả thiết
thực, cần thực hiện các yêu cầu sau:
1. Bảo hiểm y tế các cấp phối hợp
với cơ quan Giáo dục - Đào tạo cùng cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải
thích về bảo hiểm y tế nói chung, bảo hiểm y tế học sinh nói riêng trong các
nhà trường nhất là đối với cha mẹ học sinh.
2. Cơ quan Giáo dục đào tạo, cơ
quan Y tế cùng cấp nhanh chóng xây dựng mạng lưới y tế học đường, chỉ đạo bảo
hiểm y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng luận chứng kinh tế
bảo hiểm y tế học sinh tại địa phương mình, sớm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố xem xét, phê duyệt, để tổ chức thực hiện.
3. Các Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở
khám chữa bệnh nhất là cấp cứu và nhi khoa, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
phục vụ bệnh nhân bảo hiểm y tế học sinh vào điều trị nội trú.
4. Cơ quan Giáo dục - Đào tạo và
Y tế cùng cấp phối hợp tổ chức các hội nghị Liên ngành nhằm quán triệt đầy đủ
tinh thần, nội dung của bảo hiểm y tế học sinh và đề ra các biện pháp tổ chức cần
thiết, phân định nhiệm vụ, tập huấn cán bộ nhằm chủ động triển khai đạt kết quả
tốt.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa
phương, đơn vị kịp thời phản ảnh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.
Lê
Ngọc Trọng
(Đã
ký)
|
Trần
Xuân Nhĩ
(Đã
ký)
|