BỘ
TÀI CHÍNH-UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
04/TTLT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 1 năm 1993
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ KẾ HOẠCH HOÁ GIA
ĐÌNH SỐ 04/TTLB NGÀY 28 THÁNG 1 NĂM 1993HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP PHÁT, QUẢN LÝ KINH
PHÍ SỰ NGHIỆP DÂN SỐ - KHHGĐ
Để quản lý kinh phí phục vụ
chương trình DS-KHHGĐ có hiệu quả, liên bộ ủy ban Quốc gia Dân số-KHHGĐ và Bộ
Tài chính hướng dẫn việc cấp phát và quản lý kinh phí sự nghiệp dân số và kế hoạch
hóa gia đình như sau:
I. NHỮNG
NGUYÊN TẮC CHUNG:
1. Chương trình DS-KHHGĐ là một
trong những chương trình quốc gia trọng điểm. Nguồn kinh phí để thực hiện
chương trình phải được bố trí chi tiêu hợp lý và có hiệu quả thiết thực. Ngoài
nguồn chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước, cần phải được khai thác các nguồn vốn
khác để bổ sung như: vốn viện trợ trực tiếp cho chương trình; vốn huy động nhân
dân.
2. Hàng năm ủy ban Quốc gia
DS-KHHGĐ lập dự toán chi tiêu của chương trình DS-KHHGĐ cho toàn ngành gửi Bộ
Tài chính và ủy ban Kế hoạch Nhà nước để xem xét, tổng hợp vào ngân sách Nhà nước
trình Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt.
3. Kinh phí được duyệt của
chương trình DS-KHHGĐ chỉ được chi tiêu theo đúng nội dung trên cơ sở kế hoạch
phân bổ của ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ, Bộ Tài chính, ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
II. NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
A. NỘI DUNG CÁC KHOẢN CHI VÀ NGUỒN
KINH PHÍ CẤP PHÁT
1. Kinh phí thuộc ngân sách
Trung ương hỗ trợ theo chương trình mục tiêu cho địa phương bao gồm nội dung cụ
thể như sau:
+ Các trang thiết bị, phương tiện,
tài liệu, vật liệu chủ yếu cho công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về
DS-KHHGĐ (về mức chi cụ thể của từng năm, ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ căn cứ vào
khả năng ngân sách được Nhà nước phê duyệt và hướng dẫn trong ngành thực hiện).
+ Các phương tiện tránh thai và
thuốc thiết yếu phục vụ tránh thai như:
- Vòng tránh thai (không kể viện
trợ).
- Thuốc tránh thai (không kể viện
trợ).
- Bao cao su tránh thai
- Thuốc kháng sinh các loại cho
các ca đặt vòng, đình sản, nạo hút thai.
(Về mức chi cụ thể trên cơ sở
các định mức do Bộ Y tế xây dựng, ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ phân bổ và điều hành
kế hoạch trong phạm vi ngân sách được Nhà nước phê duyệt).
+ Thực hiện một số chính sách
khuyến khích giảm tỷ lệ phát triển dân số như:
- Bồi dưỡng cho người chấp nhận
triệt sản.
- Bồi dưỡng cho người làm công
tác tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp ngừa thai,
triệt sản...
- Bồi dưỡng cho người làm dịch vụ
KHHGĐ.
+ Thực hiện việc quản lý công
tác DS-KHHGĐ tại các xã trọng điểm...
+ Đào tạo, tập huấn cán bộ về
DS-KHHGĐ theo từng đối tượng.
+ Xây dựng chính sách, giám sát,
đánh giá chương trình DS-KHHGĐ.
+ Xây dựng hệ thống thông tin,
điều tra định kỳ nhân khẩu học.
(Về mức chi cụ thể cho các hoạt
động nói trên, ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ phân bổ và điều hành trong phạm vi ngân
sách Nhà nước duyệt).
2. Kinh phí thuộc ngân sách
Trung ương hỗ trợ cho các ngành, đoàn thể hàng năm theo kế hoạch chỉ tiêu được ủy
ban Quốc gia DS-KHHGĐ duyệt.
3. Kinh phí thuộc ngân sách địa
phương bao gồm kinh phí bổ sung để thực hiện các mục tiêu của chương trình
DS-KHHGĐ do địa phương đề ra (ngoài chương trình mục tiêu của Trung ương) và
toàn bộ chi tiêu cho bộ máy quản lý chương trình DS-KHHGĐ của địa phương.
B. PHÂN CẤP, CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch
ngân sách được chính phủ giao việc phân phối, cấp phát và quản lý các khoản
kinh phí được tiến hành ở các cấp ngân sách như:
a) Kinh phí thuộc ngân sách
Trung ương cấp về địa phương theo chương trình mục tiêu.
Trên cơ sở kế hoạch đã thống nhất
giữa ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ, ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính, hàng
quý Bộ Tài chính cấp cho các Sở Tài chính - Vật giá bằng hình thức "Kinh
phí ủy quyền" qua hệ thống kho bạc Nhà nước vào tài khoản 936 "tiền gửi
kinh phí ủy quyền thuộc ngân sách Trung ương" của Sở Tài chính mở tại Chi
cục kho bạc Nhà nước địa phương theo mục lục ngân sách Nhà nước như sau:
- Chương 99 loại 13 khoản 01 hạng
4: Chi dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (phần Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu
chương trình do Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ duyệt). Sau khi Sở Y tế ký hợp đồng
trách nhiệm với ủy ban DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố, Sở Tài chính - Vật giá chuyển
kinh phí ủy quyền về cho Sở Y tế.
- Chương 99 loại 13 khoản 01 hạng
4: Chi công tác dân số (phần Trung ương hỗ trợ công tác thông tin, giáo dục,
truyền thông và quản lý tại các địa phương do ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ duyệt).
Sở Tài chính - Vật giá chuyển kinh phí ủy quyền về cho ủy ban DS-KHHGĐ tỉnh,
thành phố.
b) Bộ Tài chính cấp kinh phí cho
ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ chi tiêu cho hoạt động DS-KHHGĐ cho các ngành, đoàn thể
ở Trung ương theo kế hoạch được Bộ Tài chính và ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ thống
nhất duyệt hàng năm.
c) Kinh phí thuộc ngân sách địa
phương được cấp phát cho ủy ban DS-KHHGĐ của địa phương theo nội dung đã nêu
trong mục 4, điểm 3 nói trên vẫn thực hiện theo quy định hiện hành của Sở Tài
chính.
C. KIỂM TRA, LẬP VÀ GỬI QUYẾT
TOÁN
Ủy ban DS-KHHGĐ các cấp có trách
nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan tổng hợp (kế hoạch, tài chính) tổ chức việc
kiểm tra, giám sát, sử dụng kinh phí của chương trình và nghiệm thu kết quả của
các mục tiêu của chương trình theo hợp đồng trách nhiệm đã được ký kết giữa ủy
ban DS-KHHGĐ các cấp với các cơ quan thực hiện kinh phí của chương trình.
- Hàng quý, hàng năm ủy ban
DS-KHHGĐ các cấp có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán toàn bộ kinh phí cho
chương trình DS-KHHGĐ theo quy định như sau:
a) Bản quyết toán chi kinh phí ủy
quyền của ngân sách Trung ương chuyển về địa phương:
- Chi cho dịch vụ KHHGĐ: Sở Y tế
lập báo cáo gửi ủy ban DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố, ủy ban DS-KHHGĐ căn cứ vào hợp
đồng trách nhiệm đã ký kết với Sở Y tế xác nhận mục tiêu và chuyển Sở Tài chính
- Vật giá kiểm tra xét duyệt, sau khi Sở Tài chính - Vật giá xét duyệt ủy ban
DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố gửi ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ 01 bản.
- Chi cho công tác dân số: Ủy
ban DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố lập báo cáo gửi Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành
phố kiểm tra, xét duyệt, ủy ban DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố gửi ủy ban Quốc gia
DS-KHHGĐ 01 bản sau khi đã được Sở Tài chính - Vật giá xét duyệt.
- Sau khi xét duyệt chi dịch vụ
KHHGĐ và công tác dân số bằng kinh phí Trung ương ủy quyền, Sở Tài chính - Vật
giá tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính theo quy định hiện hành về sử dụng kinh phí
Trung ương ủy quyền.
b) Bản quyết toán phần chi về
các mục tiêu chương trình dân số thuộc quyết toán địa phương cấp kinh phí vẫn gửi
cho Sở Tài chính theo chế độ hiện hành.
c) Bản quyết toán thực hiên kinh
phí của các cơ quan, đoàn thể Trung ương (hoặc ở địa phương) gửi về ủy ban
DS-KHHGĐ cùng cấp (02 bản) sau khi chủ tài khoản của ngành, đoàn thể có thẩm
quyền xét duyệt và xác nhận.
d) Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ tổng
hợp báo cáo quyết toán các đơn vị trực thuộc (các đơn vị trực tiếp nhận kinh
phí từ ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ) gửi cho Bộ Tài chính theo quy định hiện hành.
e) Cơ quan Tài chính - Vật giá
có trách nhiệm cùng với ủy ban DS-KHHGĐ cùng cấp thường xuyên kiểm tra các cơ
quan sử dụng nguồn kinh phí Chính phủ đã duyệt cho chương trình DS-KHHGĐ cho mục
đích khác.
III. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 1/1/1993, các thông tư khác trái với thông tư này đều bị bãi bỏ.
2. Sở Tài chính - Ủy ban
DS-KHHGĐ các địa phương phối hợp hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất ở địa
phương. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp
thời về liên Bộ để sửa đổi cho phù hợp.
Hồ
Tế
(Đã
ký)
|
Mai
Kỷ
(Đã
ký)
|