Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 05/1998/QĐ-UBCK3 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Người ký: Lê Văn Châu
Ngày ban hành: 13/10/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/1998/QĐ-UBCK3

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC SỐ 05/1998/QĐ-UBCK3 NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 1998 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

CHỦ TỊCH UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 28 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán, thủ trưởng các đơn vị thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và các bên tham gia trong hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Lê Văn Châu

(Đã ký)

 

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.

Điều 2.

1. Các bên tham gia trong hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán là công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư.

2. Công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm thành lập, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và thực hiện đầu tư.

3. Ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm giám sát công ty quản lý quỹ và bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.

4. Người đầu tư góp vốn tạo thành quỹ đầu tư chứng khoán và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán.

Điều 3.

Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư, được uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ.

2. Quỹ đầu tư chứng khoán đóng (sau đây gọi tắt là Quỹ đóng) là quỹ đầu tư chứng khoán trong đó người đầu tư không được quyền bán lại Chứng chỉ quỹ đầu tư cho Quỹ trước thời hạn kết thúc hoạt động hay giải thể.

3. Quỹ đầu tư chứng khoán mở (sau đây gọi tắt là Quỹ mở): là quỹ đầu tư chứng khoán trong đó người đầu tư được quyền bán lại Chứng chỉ quỹ đầu tư cho Quỹ.

4. Công ty quản lý quỹ là pháp nhân được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động quản lý quỹ.

5. Ngân hàng giám sát là ngân hàng thành lập và hoạt động tại Việt Nam, thực hiện các nghiệp vụ: bảo quản, lưu ký các chứng khoán, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan tới tài sản của Quỹ, đồng thời giám sát hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.

6. Chứng chỉ quỹ đầu tư (sau đây gọi tắt là Chứng chỉ) là một loại chứng khoán do công ty quản lý quỹ đại diện cho một quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi của người đầu tư đối với Quỹ.

7. Người điều hành Quỹ là người có Giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán, được công ty quản lý quỹ chỉ định làm người điều hành hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán.

8. Giá trị tài sản ròng của Quỹ là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư do Quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của Quỹ tại thời điểm tính toán.

9. Tài sản lưu hoạt là phần tài sản có của Quỹ bao gồm tiền mặt và các tài sản khác có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời hạn 15 ngày.

Chương 2

CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

Điều 4.

1. Công ty tiến hành hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải có Giấy phép hoạt động do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp và chỉ được phép kinh doanh theo giấy phép.

2. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài muốn hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam theo giấy phép do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

Điều 5.

1. Công ty xin phép hoạt động quản lý quỹ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

(a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có mức vốn pháp định là 5 tỷ đồng;

(b) Có đội ngũ nhân viên nghiệp vụ được đào tạo về nghiệp vụ chứng khoán;

(c) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo phục vụ hoạt động quản lý quỹ;

(d) Những người điều hành công ty quản lý quỹ và những người điều hành Quỹ phải có Giấy phép hành nghề theo quy định tại Chương VI Quy chế này.

2. Đối với công ty liên doanh quản lý quỹ, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, bên nước ngoài tham gia liên doanh phải là các tổ chức kinh doanh chứng khoán đang hoạt động hợp pháp tại nước nơi đặt trụ sở chính của các tổ chức này.

Điều 6.

1. Công ty xin cấp Giấy phép hoạt động quản lý quỹ phải gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ xin phép gồm:

(a) Đơn xin cấp Giấy phép hoạt động quản lý quỹ (Phụ lục 2);

(b) Giấy phép thành lập công ty (nếu có);

(c) Điều lệ công ty;

(d) Sơ yếu lý lịch của các sáng lập viên, các thành viên Hội đồng quản trị và những người điều hành công ty (Phụ lục 3);

(e) Các bằng chứng hợp lệ chứng thực công ty có đủ các điều kiện nêu tại Điều 5 Quy chế này;

(f) Phương án hoạt động trong 01 năm đầu.

2. Đối với công ty liên doanh quản lý quỹ, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải có các văn bản được xác nhận hợp pháp sau:

(a) Điều lệ công ty của bên nước ngoài tham gia liên doanh;

(b) Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán của bên nước ngoài tham gia liên doanh;

(c) Hợp đồng liên doanh, Điều lệ công ty liên doanh;

(d) Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo hàng năm tình hình hoạt động kinh doanh của bên tham gia liên doanh trong 03 năm gần nhất;

(e) Danh sách những người nước ngoài làm việc tại công ty liên doanh quản lý quỹ (Phụ lục 04);

(f) Trong hồ sơ của công ty liên doanh, các giấy tờ phải là bản sao có xác nhận hợp pháp của cơ quan công chứng nơi bên nước ngoài đóng trụ sở chính và được cơ quan công chứng nhà nước Việt Nam xác nhận bản dịch ra tiếng Việt.

Điều 7.

1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.

2. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì ngày nhận hồ sơ được tính từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được bản sửa đổi, bổ sung hợp lệ.

3. Sau khi được cấp Giấy phép hoạt động, công ty quản lý quỹ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 8.

Trước khi được cấp Giấy phép hoạt động, công ty quản lý quỹ phải nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước lệ phí cấp giấy phép bằng 0,2% mức vốn pháp định.

Điều 9.

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động, công ty quản lý quỹ phải công bố Giấy phép hoạt động trên ít nhất một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương ra hàng ngày nơi công ty đặt trụ sở chính trong 05 số liên tiếp với các nội dung cơ bản sau đây:

(a) Tên đầy đủ (tiếng Việt/tiếng Anh) và tên giao dịch của công ty;

(b) Vốn điều lệ;

(c) Các nghiệp vụ được phép thực hiện;

(d) Số, ngày cấp Giấy phép thành lập, Giấy phép hoạt động và thời hạn giấy phép (nếu có);

(e) Họ và tên chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giám đốc);

(f) Ngày khai trương hoạt động;

(g) Trụ sở chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có).

2. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty quản lý quỹ phải niêm yết Giấy phép hoạt động tại trụ sở chính và các chi nhánh của công ty.

3. Công ty quản lý quỹ phải ghi rõ tên công ty, số giấy phép trên tiêu đề thư tín, quảng cáo và các tài liệu giao dịch.

4. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép hoạt động, công ty quản lý quỹ phải thực hiện đầy đủ việc công bố Giấy phép như khi được cấp Giấy phép hoạt động lần đầu.

5. Trường hợp mở, đóng cửa chi nhánh, công ty quản lý quỹ phải công bố số, ngày quyết định cho phép mở, đóng cửa chi nhánh, hoạt động chính của chi nhánh, trụ sở và ngày mở, đóng cửa chi nhánh trên một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương ra hàng ngày nơi công ty đặt trụ sở chi nhánh trong 05 số liên tiếp.

Điều 10.

Công ty quản lý quỹ phải báo cáo bằng văn bản và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi làm các thủ tục:

1. Bổ sung chức năng hoạt động;

2. Sửa đổi, bổ sung điều lệ;

3. Thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện mới; thay đổi trụ sở chính, địa điểm chi nhánh hay văn phòng đại diện.

Điều 11.

1. Những hoạt động của công ty quản lý quỹ gồm:

(a) Thành lập, giải thể Quỹ;

(b) Lựa chọn và thực hiện đầu tư vốn của Quỹ;

(c) Xác định giá trị tài sản của Quỹ và giá trị của mỗi Chứng chỉ theo quy định tại Điều 44 của Quy chế này;

(d) Xác định lợi nhuận của Quỹ và chỉ dẫn ngân hàng giám sát thực hiện phân phối lợi nhuận cho người đầu tư;

(e) Công bố các thông tin chi tiết về giao dịch, công việc chính trong năm hoạt động và những yếu tố để xác định giá phát hành và giá mua lại Chứng chỉ trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ;

(f) Tiến hành các hoạt động khác vì quyền lợi của người đầu tư.

2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện các công việc cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích chung và quyền lợi của người đầu tư.

3. Công ty quản lý quỹ được phép hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán khi có Giấy phép hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Việc cấp, đình chỉ và thu hồi Giấy phép hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán được áp dụng theo các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán - Ban hành kèm theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều 12.

1. Công ty quản lý quỹ, uỷ viên Hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành Công ty quản lý quỹ, người điều hành Quỹ có trách nhiệm tuân thủ Điều lệ quỹ và bảo vệ quyền lợi của người đầu tư.

2. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thay mặt Quỹ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với các tài sản trong danh mục đầu tư của Quỹ.

3. Công ty quản lý quỹ, thanh viên Hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành công ty quản lý quỹ, người điều hành Quỹ và người có liên quan chỉ được mua, bán các Chứng chỉ theo giá thị trường.

Điều 13.

1. Công ty quản lý quỹ được hưởng các khoản phí và thưởng quy định trong Điều lệ quỹ và được hoàn trả các chi phí liên quan đến việc thành lập và đầu tư của Quỹ.

2. Các khoản phí, thưởng và chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được trích từ tài sản của Quỹ trả cho công ty quản lý quỹ.

3. Khi giao dịch mua bán các tài sản cho Quỹ, công ty quản lý quỹ, thành viên Hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành công ty quản lý quỹ, người điều hành Quỹ không được nhận bất kỳ một lợi ích nào cho chính mình hoặc cho một người thứ ba ngoài những khoản phí và thưởng quy định trong Điều lệ quỹ.

Điều 14.

1. Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư vốn của Quỹ vào chứng khoán hoặc vào tài sản khác phù hợp với Điều lệ quỹ và quy định của pháp luật.

2. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một Quỹ để đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, và không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của một Quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành.

3. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của các Quỹ do mình quản lý mua quá 49% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành hoặc một công ty không niêm yết.

4. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của Quỹ để cho vay và bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, và không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của Quỹ, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết.

5. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một Quỹ để đầu tư trực tiếp vào bất động sản quá 10% giá trị tài sản Quỹ.

6. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một Quỹ để đầu tư quá 10% vốn cổ phần của một công ty không niêm yết, và không được đầu tư quá 5% tổng giá trị tài sản của một Quỹ vào một công ty không niêm yết.

7. Công ty quản lý quỹ không được phép đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản Quỹ vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau.

8. Trừ trường hợp mua bán Chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế này, công ty quản lý quỹ, các thành viên Hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, những người điều hành công ty quản lý quỹ, những người điều hành Quỹ hoặc người có liên quan không được phép là khách hàng mua hoặc bán tài sản của Quỹ.

9. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn của một Quỹ để đầu tư vào một Quỹ khác hoặc mua tài sản của một Quỹ khác mà mình quản lý nhằm làm tăng hay giảm giá trị của Quỹ này.

10. Đối với Quỹ mở, công ty quản lý quỹ phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tài sản lưu hoạt ghi trong Điều lệ quỹ. Tỷ lệ này tối thiểu phải bằng 20% tổng giá trị tài sản Quỹ.

11. Công ty quản lý quỹ, thành viên Hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành công ty quản lý quỹ và những người điều hành Quỹ không được là cổ đông của ngân hàng giám sát.

Điều 15.

1. Quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ của một công ty quản lý quỹ có thể được chuyển cho một công ty quản lý quỹ khác.

2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ chấp thuận sự thay đổi công ty quản lý quỹ khi xét thấy sự thay đổi đó phù hợp với quyền lợi của người đầu tư.

3. Việc thay đổi công ty quản lý quỹ chỉ có giá trị khi các văn bản sau được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận:

(a) Hợp đồng chuyển nhượng giữa hai công ty quản lý quỹ;

(b) Hợp đồng quản lý giám sát giữa công ty quản lý quỹ mới và ngân hàng giám sát.

4. Sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, việc thay đổi công ty quản lý quỹ phải được công bố ít nhất 03 lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ.

Điều 16.

Trong trường hợp công ty quản lý quỹ phá sản, tài sản thuộc Quỹ là của người đầu tư và không được tính vào tài sản của công ty quản lý quỹ; không ai được sử dụng vốn hay tài sản của Quỹ để thanh toán những khoản nợ của công ty quản lý quỹ.

Chương 3

NGÂN HÀNG GIÁM SÁT

Điều 17.

Ngân hàng giám sát do công ty quản lý quỹ lựa chọn cho từng Quỹ. Ngân hàng giám sát phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam;

2. Đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán;

3. Là ngân hàng hoàn toàn độc lập với công ty quản lý quỹ;

4. Không được sở hữu bất kỳ tài sản nào của Quỹ.

Điều 18.

Ngân hàng giám sát có trách nhiệm:

1. Tách biệt tài sản của Quỹ với các tài sản khác;

2. Kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc quản lý Quỹ phù hợp với pháp luật và Điều lệ quỹ, bảo vệ quyền lợi của người đầu tư;

3. Thực hiện các hoạt động thu, chi của Quỹ theo đúng hướng dẫn của công ty quản lý quỹ;

4. Xác nhận các báo cáo do công ty quản lý quỹ lập liên quan tới tài sản và hoạt động của Quỹ;

5. Báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện công ty quản lý quỹ tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật hay trái đối với Điều lệ quỹ.

Điều 19.

Ngân hàng giám sát khi thực hiện nhiệm vụ chỉ được hưởng các khoản phí quy định trong Điều lệ quỹ; ngoài ra, không được nhận bất cứ một khoản tiền nào cho chính mình hoặc cho người thứ ba.

Điều 20.

1. Thành viên Hội đồng quản trị, những người điều hành và nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát và bảo quản tài sản Quỹ của Ngân hàng giám sát không được là cổ đông của công ty quản lý quỹ.

2. Ngân hàng giám sát không được là khách hàng mua, bán tài sản của Quỹ.

Điều 21.

1. Quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ của một ngân hàng giám sát có thể chuyển cho một ngân hàng giám sát khác.

2. Việc thay đổi ngân hàng giám sát chỉ có giá trị khi các văn bản sau được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận:

(a) Hợp đồng chuyển nhượng giữa ngân hàng giám sát cũ với ngân hàng giám sát mới;

(b) Hợp đồng quản lý giám sát giữa công ty quản lý quỹ với ngân hàng giám sát mới.

3. Việc thay đổi ngân hàng giám sát phải được công bố ít nhất 03 lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ.

Chương 4

NGƯỜI ĐẦU TƯ

Điều 22.

Người đầu tư là tổ chức hay cá nhân góp vốn lập Quỹ thông qua việc mua Chứng chỉ quỹ đầu tư. Người đầu tư có quyền:

1. Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của Quỹ;

2. Yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện đúng Điều lệ quỹ.

Điều 23.

Người đầu tư không được phép:

1. Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với các tài sản trong danh mục đầu tư của Quỹ;

2. Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát trình sổ sách hoặc thư từ giao dịch, ngoại trừ tại Đại hội những người đầu tư.

Điều 24.

1. Đại hội những người đầu tư phải được công ty quản lý quỹ triệu tập trong trường hợp:

(a) Khi có những thay đổi quan trọng trong môi trường hoạt động đầu tư và tình hình đầu tư của Quỹ;

(b) Khi nhận được yêu cầu của người đầu tư sở hữu ít nhất 10% tổng số Chứng chỉ đang lưu hành.

2. Đại hội những người đầu tư phải được ngân hàng giám sát triệu tập trong trường hợp:

(a) Công ty quản lý quỹ bị phá sản;

(b) Công ty quản lý quỹ bị đình chỉ hoạt động;

(c) Công ty quản lý quỹ vi phạm nghiêm trọng Điều lệ quỹ.

3. Việc triệu tập Đại hội những người đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được thực hiện trong vòng 30 ngày, kể từ ngày các tình huống đó xảy ra. Chậm nhất là 10 ngày trước Đại hội những người đầu tư, công ty quản lý quỹ hay ngân hàng giám sát phải thông báo về việc triệu tập Đại hội trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ ít nhất 03 lần.

4. Chi phí cho việc tổ chức Đại hội những người đầu tư do Quỹ thanh toán.

Điều 25.

Trong Đại hội những người đầu tư, người đầu tư có quyền:

1. Bầu chủ toạ đại hội;

2. Quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ:

(a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;

(b) Thay đổi công ty quản lý quỹ;

(c) Thay đổi ngân hàng giám sát;

(d) Giải thể Quỹ.

Điều 26.

Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát có trách nhiệm tuân thủ nghị quyết của Đại hội những người đầu tư.

Điều 27.

1. Việc triệu tập Đại hội những người đầu tư phải được thông báo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chậm nhất 10 ngày trước khi tiến hành Đại hội.

2. Trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc Đại hội những người đầu tư, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát có trách nhiệm báo cáo kết quả Đại hội cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Chương 5

QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Điều 28.

1. Quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đứng ra xin phép thành lập và quản lý. Để thành lập và chào bán Chứng chỉ quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ phải có hồ sơ xin phép trình Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt.

2. Hồ sơ xin phép gồm:

(a) Đơn xin thành lập quỹ đầu tư chứng khoán (Phụ lục 5);

(b) Điều lệ quỹ;

(c) Hợp đồng quản lý giám sát;

(d) Bản cáo bạch.

3. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin phép hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép phát hành Chứng chỉ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.

Trường hợp có sửa đổi, bổ sung hồ sơn xin phép thì thời điểm nhận hồ sơ được tính từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được bản sửa đổi, bổ sung.

Điều 29.

Chứng chỉ quỹ đầu tư phải được ghi bằng Đồng Việt Nam; mệnh giá chứng chỉ là 10.000 đồng.

Điều 30.

1. Điều lệ quỹ phải gồm các nội dung chính sau:

(a) Tên của Quỹ, tên và trụ sở của công ty quản lý quỹ, tên và trụ sở của ngân hàng giám sát;

(b) Số lượng Chứng chỉ xin phép phát hành đối với Quỹ đóng hoặc giới hạn số lượng Chứng chỉ phát hành tối đa đối với Quỹ mở;

(c) Mục tiêu và chính sách đầu tư của Quỹ;

(d) Các rủi ro mà Quỹ có thể phải gánh chịu;

(e) Phương pháp xác định giá trị tài sản của Quỹ;

(f) Chính sách và phương thức phân phối lợi nhuận của Quỹ;

(g) Việc phát hành, mua lại hay giao dịch Chứng chỉ;

(h) Việc đăng ký quyền sở hữu Chứng chỉ;

(i) Quyền và nghĩa vụ của người đầu tư;

(j) Đại hội những người đầu tư;

(k) Các khoản phí và thưởng Quỹ phải trả cho công ty quản lý quỹ;

(l) Các khoản phí Quỹ phải trả cho ngân hàng giám sát;

(m) Thời điểm quyết toán tài chính hàng năm;

(n) Nội dung và phương tiện công bố các thông tin liên quan tới Quỹ;

(o) Thời hạn hoạt động của Quỹ;

(p) Việc giải thể Quỹ;

(q) Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;

(r) Việc thay đổi công ty quản lý quỹ;

(s) Việc thay đổi ngân hàng giám sát.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ phải được Đại hội những người đầu tư thông qua và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, công ty quản lý quỹ phải công bố những sửa đổi này trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ ít nhất 03 lần liên tiếp.

Điều 31.

1. Hợp đồng quản lý giám sát do công ty quản lý quỹ ký với ngân hàng giám sát phải phù hợp với các quy định pháp luật và Điều lệ quỹ.

2. Hợp đồng quản lý giám sát nêu tại khoản 1 Điều này phải gồm các nội dung chính sau:

(a) Tên công ty quản lý quỹ, tên ngân hàng giám sát, tên quỹ đầu tư chứng khoán;

(b) Quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát;

(c) Chi phí và phương thức thanh toán các khoản phí cho công ty quản lý quỹ;

(d) Chi phí và phương thức thanh toán các khoản phí cho ngân hàng giám sát;

(e) Việc giải thể Quỹ;

(f) Hình thức và nội dung của chứng chỉ, việc phát hành, chào bán, chuyển nhượng, và huỷ bỏ chứng chỉ;

(g) Việc thay đổi công ty quản lý quỹ;

(h) Việc thay đổi ngân hàng giám sát;

(i) Thời hạn hợp đồng, việc kết thúc và sửa đổi hợp đồng.

3. Việc sửa đổi bổ sung hay kết thúc hợp đồng trước thời hạn phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Điều 32.

1. Bản cáo bạch cho đợt phát hành chứng chỉ lần đầu do công ty quản lý quỹ soạn thảo. Bản cáo bạch phải gồm các nội dung ghi trong Điều lệ quỹ, Hợp đồng quản lý giám sát và các thông tin sau:

(a) Các Quỹ khác do công ty quản lý quỹ đang quản lý;

(b) Những quy định về thuế áp dụng cho Quỹ;

(c) Giá bán và phương thức xác định giá bán Chứng chỉ;

(d) Số lượng Chứng chỉ dự kiến phát hành;

(e) Thời hạn phân phối dự kiến;

(f) Cách thức đăng ký mua Chứng chỉ;

(g) Cách thức phân bổ Chứng chỉ trong trường hợp số lượng đăng ký mua vượt quá số lượng phát hành;

(h) Biện pháp giải quyết trong trường hợp số lượng đăng ký mua thấp hơn số lượng phát hành;

(i) Thời hạn hiệu lực của Bản cáo bạch.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Bản cáo bạch phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Trong thời gian phát hành Chứng chỉ, công ty quản lý quỹ phải niêm yết Bản cáo bạch tại tất cả các địa điểm bán Chứng chỉ.

Điều 33.

Trong thời gian Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ lập Quỹ và phát hành Chứng chỉ, công ty quản lý quỹ chỉ được sử dụng trung thực và chính xác các thông tin trong Bản cáo bạch đã gửi đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để thăm dò thị trường; cấm quảng cáo bán Chứng chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 34.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép phát hành Chứng chỉ, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ công bố việc phát hành trên một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương ra hàng ngày nơi công ty có trụ sở chính trong 05 số liên tiếp với các nội dung cơ bản sau đây:

1. Tên của Quỹ;

2. Tên và trụ sở của công ty quản lý quỹ, tên và trụ sở của ngân hàng giám sát;

3. Mục tiêu đầu tư của Quỹ;

4. Thời hạn hoạt động của Quỹ;

5. Số lượng Chứng chỉ dự kiến phát hành;

6. Giá bán Chứng chỉ;

7. Thời hạn và địa điểm phân phối Chứng chỉ;

8. Số điện thoại, số fax để liên hệ đăng ký mua Chứng chỉ.

Điều 35.

1. Công ty quản lý quỹ chỉ được phép sử dụng trung thực và chính xác các thông tin trong Bản cáo bạch để phát hành Chứng chỉ.

2. Khi phát hành Chứng chỉ, công ty quản lý quỹ có thể sử dụng Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung bản cáo bạch tóm tắt phải thể hiện đầy đủ và chính xác các nội dung chính theo quy định tại Điều 32 Quy chế này.

3. Trường hợp người đầu tư có yêu cầu, công ty quản lý quỹ phải trao cho người đầu tư Điều lệ quỹ hay Bản cáo bạch đã được phê duyệt chính thức.

Điều 36.

1. Công ty quản lý quỹ phải hoàn thành đợt phát hành Chứng chỉ quỹ đầu tư lần đầu trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp phép phát hành.

2. Trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc đợt phát hành lần đầu, công ty quản lý quỹ phải gửi báo cáo kết quả phát hành đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và xin đăng ký thành lập Quỹ chính thức.

3. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ chấp thuận việc đăng ký thành lập Quỹ chính thức trong trường hợp:

(a) Đối với Quỹ đóng: tổng giá trị Chứng chỉ quỹ đầu tư bán được trong đợt phát hành lần đầu tối thiểu đạt 5 tỷ đồng và số người sở hữu Chứng chỉ tối thiểu là 100 người;

(b) Đối với Quỹ mở: số lượng Chứng chỉ quỹ đầu tư bán được trong đợt phát hành lần đầu tối thiểu đạt 15% tổng số Chứng chỉ xin phép phát hành tối đa.

4. Thời hạn Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đăng ký thành lập quỹ chính thức là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả phát hành.

5. Trường hợp Quỹ không được đăng ký thành lập chính thức, công ty quản lý quỹ phải huỷ bỏ đợt phát hành và hoàn trả tiền cho người đầu tư trong vòng 30 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt phát hành lần đầu. Chi phí cho việc phát hành và hoàn trả tiền do công ty quản lý quỹ chịu.

Điều 37.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Quỹ được đăng ký thành lập chính thức, công ty quản lý quỹ phải nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước lệ phí cấp giấy phép lập Quỹ bằng 0,02% tổng giá trị Chứng chỉ được phép phát hành tính theo mệnh giá, nhưng không quá 50 triệu đồng.

Điều 38.

Sau khi Quỹ được đăng ký thành lập chính thức, các Chứng chỉ chưa phát hành hết được lưu giữ trong tài khoản của Quỹ tại ngân hàng giám sát. Việc phát hành Chứng chỉ tiếp theo phải tuân theo quy định sau:

1. Đối với Quỹ đóng: chỉ được phát hành theo từng đợt và phải lập một Bản cáo bạch cho mỗi đợt phát hành trình Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt; Bản cáo bạch phải được lập theo quy định tại Điều 32 Quy chế này;

2. Đối với Quỹ mở: được phép phát hành nhưng tổng số Chứng chỉ lưu hành không được phép vượt quá số lượng tối đa quy định trong Điều lệ quỹ đã được phê duyệt;

3. Giá bán Chứng chỉ tiếp theo được quy định tại Phụ lục 1 Quy chế này.

Điều 39.

1. Số tiền thu được từ việc phát hành Chứng chỉ phải được nộp vào tài khoản của Quỹ tại ngân hàng giám sát.

2. Trước khi Quỹ được đăng ký thành lập chính thức, công ty quản lý quỹ không được phép sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành Chứng chỉ vào bất kỳ mục đích gì.

Điều 40.

1. Các chi phí liên quan đến việc phát hành Chứng chỉ do Quỹ chịu, trừ trường hợp nêu tại khoản 5 Điều 36 Quy chế này.

2. Các chi phí trên phải được hạch toán chính xác, đầy đủ và không vượt quá chi phí phát hành nêu trong Bản cáo bạch.

Điều 41.

1. Công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ đóng phát hành Chứng chỉ quỹ đóng.

2. Các Chứng chỉ quỹ đóng có thể được chuyển nhượng hoặc niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.

3. Quỹ đóng có thể được đăng ký lại để trở thành Quỹ mở. Việc đăng ký lại phải được Đại hội những người đầu tư thông qua và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Điều 42.

1. Công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ mở phát hành Chứng chỉ quỹ mở.

2. Sau khi Quỹ đã được đăng ký thành lập chính thức, người đầu tư có thể yêu cầu công ty quản lý quỹ mua lại Chứng chỉ vào những thời điểm quy định trong Điều lệ quỹ. Giá mua lại Chứng chỉ được quy định tại Phụ lục 1 Quy chế này.

3. Việc mua lại phải thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đầu tư; trong trường hợp Quỹ không có đủ tiền mặt để mua lại Chứng chỉ, thời hạn trên được phép kéo dài thêm 5 ngày.

4. Trong trường hợp quá thời hạn nêu tại khoản 3 Điều này, công ty quản lý quỹ vẫn không thực hiện được việc mua lại Chứng chỉ thì ngân hàng giám sát phải đình chỉ hoạt động phát hành và tạm ngừng việc mua lại Chứng chỉ, đồng thời triệu tập Đại hội những người đầu tư. Việc triệu tập và triển khai nghị quyết của Đại hội những người đầu tư được thực hiện theo quy định tại các khoản 3 và 4 của Điều 24, các Điều 25, 26 và 27 Quy chế này.

Điều 43.

Việc bán hay mua lại Chứng chỉ quỹ đầu tư phải được thực hiện thông qua ngân hàng giám sát.

Điều 44.

1. Công ty quản lý quỹ phải định kỳ xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ và giá trị của mỗi Chứng chỉ theo quy định sau:

(a) Đối với Quỹ đóng: xác định hàng tháng làm cơ sở cho việc giao dịch Chứng chỉ;

(b) Đối với Quỹ mở: xác định hàng này làm cơ sở cho việc phát hành và mua lại Chứng chỉ.

2. Công ty quản lý quỹ phải công bố giá trị tài sản ròng của Quỹ và giá trị của mỗi Chứng chỉ trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ.

3. Phương pháp và cách thức tính giá trị tài sản ròng của Quỹ và giá trị của mỗi Chứng chỉ được quy định tại Phụ lục 1 Quy chế này.

Điều 45.

1. Quỹ chỉ được phép giải thể trong trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ hoặc trong trường hợp phải giải thể Quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.

2. Trước khi tiến hành giải thể Quỹ, công ty quản lý quỹ phải triệu tập Đại hội những người đầu tư và đệ trình phương án giải thể Quỹ để người đầu tư quyết định.

3. Việc triệu tập và triển khai nghị quyết của Đại hội những người đầu tư được thực hiện theo quy định tại các khoản 3 và 4 của Điều 24, các Điều 25, 26 và 27 Quy chế này.

4. Trước khi tiến hành giải thể Quỹ, công ty quản lý quỹ phải xin phép Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ chấp thuận việc giải thể Quỹ khi phương án giải thể Quỹ phù hợp với quyền lợi của người đầu tư.

Chương 6

GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ

Điều 46.

1. Người điều hành công ty quản lý quỹ, người điều hành Quỹ phải có Giấy phép hành nghề quản lý quỹ do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xét cấp Giấy phép hành nghề quản lý quỹ cho cá nhân nước ngoài theo đề nghị của công ty quản lý quỹ.

Điều 47.

Người xin cấp Giấy phép hành nghề quản lý quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

2. Tối thiểu phải có bằng cử nhân kinh tế hoặc cử nhân luật;

3. Có đủ các chứng chỉ chuyên môn do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp;

4. Có thâm niên công tác ít nhất 3 năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;

5. Chưa từng là tổng giám đốc (giám đốc) của một công ty đã bị phá sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật phá sản doanh nghiệp;

6. Chưa từng là người hành nghề đã bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi Giấy phép hành nghề;

7. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân, các tội nghiêm trọng về kinh tế;

c) Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án.

Điều 48.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề gồm:

1. Đơn xin cấp Giấy phép hành nghề quản lý quỹ (Phụ lục 6);

2. Chứng chỉ chuyên môn do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp và các văn bằng chứng thực trình độ học vấn;

3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người xin pháp hành nghề không thuộc diện quy định tại khoản 7 Điều 47 Quy chế này.

Điều 49.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề cho người nước ngoài gồm:

1. Đơn xin cấp Giấy phép hành nghề cho người nước ngoài (Phụ lục 07);

2. Bản chụp hộ chiếu, Bảo sao có công chứng Giấy phép cư trú tại Việt Nam;

3. Giấy phép lao động của người nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;

4. Các văn bằng, chứng chỉ chứng thực trình độ học vấn, trình độ chuyên môn;

5. Giấy chứng nhận lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nộp hồ sơ có quốc tịch;

6. Giấy phép hành nghề quản lý quỹ của nước mà người nộp hồ sơ đang làm việc hoặc có quốc tịch;

7. Hợp đồng lao động đã ký với một công ty quản lý quỹ (nếu có).

Điều 50.

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.

2. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề, thì ngày nhận hồ sơ được tính từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được bản sửa đổi, bổ sung.

Điều 51.

Trước khi được cấp Giấy phép hành nghề, cá nhân xin cấp phép phải nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước lệ phí cấp Giấy phép hành nghề là 1 triệu đồng.

Điều 52.

Người có Giấy phép hành nghề không được:

1. Đồng thời làm việc cho hoặc đầu tư vào hai hay nhiều công ty quản lý quỹ;

2. Làm uỷ viên Hội đồng quản trị, người điều hành hay cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành;

3. Mua, bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, mượn Giấy phép hành nghề.

Điều 53.

Người hành nghề quản lý quỹ bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:

1. Không còn đáp ứng các điều kiện cấp giấy phép hành nghề quản lý quỹ theo quy định tại Điều 47 Quy chế này;

2. Vi phạm các quy định tại các Điều 42, 69, 70, 71, 72 và 73 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, ban hành ngày 11 tháng 07 năm 1998.

Chương 7

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 54.

Ngoài việc chấp hành chế độ kế toán, tài chính theo các quy định pháp luật hiện hành, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ chế độ báo cáo theo các quy định tại Chương này.

Điều 55.

Năm tài chính của công ty quản lý quỹ và Quỹ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Điều 56.

1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty quản lý quỹ phải gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo hàng năm của công ty gồm các nội dung sau:

(a) Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) của công ty quản lý quỹ có xác nhận của kiểm toán;

(b) Danh sách cổ đông của công ty quản lý quỹ và tỷ lệ sở hữu của mỗi cổ đông;

(c) Bảng cân đối kế toán tổng hợp của các Quỹ do công ty quản lý;

(d) Tên, tuổi, trình độ của lãnh đạo công ty quản lý quỹ;

(e) Những quyết định quan trọng về tổ chức và hoạt động trong năm.

2. Trường hợp công ty quản lý quỹ sở hữu trên 50% vốn cổ phần của một tổ chức khác thì trong các báo cáo tài chính phải bao gồm cả báo cáo tài chính của tổ chức đó.

Điều 57.

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty quản lý quỹ phải gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo hàng năm của Quỹ có xác nhận của Ngân hàng giám sát. Trong vòng 15 ngày sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, công ty quản lý quỹ phải công bố báo cáo hàng năm của Quỹ trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ.

2. Báo cáo hàng năm của Quỹ gồm các nội dung sau:

(a) Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) của Quỹ có xác nhận của kiểm toán;

(b) Báo cáo chi tiết tài sản của Quỹ tính theo giá thị trường;

(c) Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Quỹ;

(d) Báo cáo chi tiết chi phí Quỹ phải trả trong năm;

(e) Số lượng Chứng chỉ quỹ đầu tư đã phát hành và mua lại trong năm tài chính, số lượng Chứng chỉ quỹ đầu tư đang lưu hành tại thời điểm kết thúc năm tài chính;

(f) Giá trị của mỗi Chứng chỉ quỹ đầu tư đang lưu hành tại thời điểm kết thúc năm tài chính;

(g) Những hoạt động giao dịch cho Quỹ do công ty quản lý quỹ tiến hành trong năm tài chính;

(h) Tên, tuổi, trình độ của những người điều hành công ty quản lý quỹ, người điều hành Quỹ;

(i) Những quyết định quan trọng về mặt kinh tế hoặc pháp luật, chính sách đầu tư công ty quản lý quỹ đã thực hiện trong năm hoạt động.

Điều 58.

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc mỗi tháng, công ty quản lý quỹ phải gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bảng cân đối kế toán tháng trước của Quỹ có kèm theo thuyết minh.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc mỗi quý, công ty quản lý quỹ phải gửi đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) quý trước của Quỹ có kèm theo thuyết minh.

3. Các báo cáo nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được ngân hàng giám sát xác nhận về tính trung thực và chính xác.

Điều 59.

1. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản kịp thời khi:

(a) Công ty bị cơ quan có thẩm quyền điều tra;

(b) Công ty dự định sáp nhập với một công ty khác;

(c) Công ty bị tổn thất lớn về tài sản;

(d) Công ty bị khiếu nại;

(e) Công ty có sự thay đổi về cổ đông chi phối;

(f) Công ty bổ nhiệm hay miễn nhiệm tổng giám đốc (giám đốc);

(g) Công ty bổ nhiệm hay miễn nhiệm người điều hành Quỹ;

(h) Công ty có những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh mà có thể làm ảnh hưởng tới việc quản lý Quỹ;

(i) Công ty không thể thực hiện được việc mua lại Chứng chỉ;

(j) Giá trị của Quỹ giảm tới 10% so với giá trị tại thời điểm Quỹ được đăng ký thành lập chính thức;

(k) Có những thay đổi quan trọng trong môi trường kinh doanh và tình hình đầu tư của Quỹ.

2. Ngay sau khi gửi báo cáo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, công ty quản lý quỹ phải công bố những thông tin quy định tại các điểm (b), (e), (f), (g), (h), (i), (j), (k) khoản 1 Điều này trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ ít nhất 03 lần.

Điều 60.

Trong những trường hợp cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích chung và lợi ích của người đầu tư, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu công ty quản lý quỹ báo cáo, công bố thông tin về hoạt động của Quỹ hoặc của công ty quản lý quỹ.

Chương 8

THANH TRA, GIÁM SÁT

Điều 61.

Công ty quản lý quỹ, cá nhân hành nghề quản lý quỹ phải chịu sự thanh tra, giám sát của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật. Công ty quản lý quỹ, cá nhân hành nghề quản lý quỹ bị thanh tra, giám sát có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, giám sát.

Điều 62.

1. Các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trước hết phải được giải quyết trên cơ sở thương lượng và hoà giải, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán có thể đứng ra làm trung gian hoà giải tranh chấp phát sinh. Trường hợp hoà giải không thành, các bên có thể đưa tranh chấp ra cơ quan trọng tài kinh tế hoặc toà án để xét xử theo quy định của pháp luật.

2. Các tranh chấp liên quan tới bên nước ngoài, nếu không thoả thuận được hoặc không được giải quyết theo quy định trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì tranh chấp được giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Chương 9

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 63.

Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quyết định.

PHỤ LỤC 1
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ).

1. Phương thức định giá tài sản của Quỹ

Khoản đầu tư và tài sản

Phương thức định giá

Các chứng khoán niêm yết

Giá niêm yết tại Trung tâm giao dịch

Trái phiếu Chính phủ trả lãi

01lần

F

(1+r)n-m

P =

d

1 + r

365

P: giá trái phiếu tại thời điểm tính toán

F: mệnh giá của trái phiếu

r: lãi suất thị trường (tạm tính bằng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng)

d: số ngày còn lại tính từ ngày tính toán đến ngày thanh toán lãi suất của năm tính toán

n: kỳ hạn của trái phiếu

m: số năm tính từ khi phát hành trái phiếu tới năm tính toán

Trái phiếu trả lãi hàng năm

C C C + F

C + + +.....+

1+r (1+r)2 (1+r)n-1

P =

d

1 + r

365

P: Giá trái phiếu tại ngày tính toán

C: Lãi trả hàng năm (mệnh giá x tỷ lệ lãi suất ấn định)

F: Mệnh giá trái phiếu

r: lãi suất thị trường (tạm tính bằng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng)

n: kỳ hạn của trái phiếu

d: số ngày lẻ từ ngày tính toán đến ngày trả lãi hàng năm

Tín phiếu kho bạc

F

P =

d

1+ r

365

P: Giá tín phiếu kho bạc tại ngày tính toán

F: Mệnh giá tín phiếu

r: Lãi suất tín phiếu

d: số ngày còn lại từ ngày tính toán đến ngày đáo hạn

Chứng khoán không niêm yết

Giá được tính bằng cách thức hợp lý do Công ty Quản lý Quỹ thống nhất với Ngân hàng giám sát đưa ra và được xác nhận của Công ty kiểm toán

Ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi

Giá mua ngoại tệ tại thị trường liên Ngân hàng

Các tài sản khác

Giá được xác định bằng cách thức hợp lý do Công ty Quản lý Quỹ thống nhất với Ngân hàng giám sát đưa ra và được xác nhận của Công ty kiểm toán

2. Phương thức xác định giá trị của Chứng chỉ

- Tổng giá trị tài sản ròng của Quỹ

NAV = Tổng tài sản có của quỹ - Tổng nợ phải trả của quỹ

- Giá trị Chứng chỉ

NAV V: giá trị của chứng chỉ

V =

N N: Tổng số chứng chỉ đang lưu hành

3. Phương thức xác định giá bán và giá mua lại Chứng chỉ:

Ps = Vt-l + Lf Ps: giá bán Chứng chỉ

Pr = Vt-l - Lb Pr: giá mua lại Chứng chỉ

Vt-l: giá trị Chứng chỉ công bố vào thời điểm
nhận yêu cầu mua lại

Lf: chi phí bán Chứng chỉ

Lb: chi phí mua lại Chứng chỉ

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

... ngày.... tháng.... năm....

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ

Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 1998 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán
Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Chúng tôi đề nghị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cho:

1. Tên đầy đủ và chính thức của công ty quản lý quỹ;

2. Tên giao dịch của công ty quản lý quỹ;

3. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của công ty quản lý quỹ;

4. Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, fax;

5. Vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ;

6. Phạm vi và nội dung hoạt động của công ty quản lý quỹ;

7. Tên, năm sinh, quốc tịch của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc điều hành và những người điều hành quỹ;

8. Số lượng cán bộ, nhân viên của công ty quản lý quỹ;

9. Ngày dự kiến khai trương hoạt động của công ty quản lý quỹ.

Giám đốc công ty

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

... ngày.... tháng.... năm....

SƠ YẾU LÝ LỊCH
(Của các sáng lập viên, các thành viên Hội đồng quản trị và những người điều hành công ty)

1. Họ và tên: Bí danh (nếu có):

2. Nam hay nữ:

3. Ngày tháng năm sinh:

4. Nơi sinh:

5. Quốc tịch:

6. Dân tộc:

7. Địa chỉ thường trú:

8. Trình độ chuyên môn:

9. Các nghề nghiệp và chức vụ đã qua:

-

-

..........

10. Chức vụ trong công ty quản lý quỹ:

11. Chức vụ hiện nay tại các tổ chức khác:

-

-

Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:

Người khai

(ký tên)

PHỤ LỤC 4
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

... ngày.... tháng.... năm....

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI MANG QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ QUỸ

- Tên đối tác nước ngoài tham gia liên doanh:

- Tên công ty liên doanh quản lý quỹ:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại/telex/fax:

- Danh sách những người mang quốc tịch nước ngoài:

Số TT

Họ và tên

Nam, nữ

Quốc tịch

Số hộ chiếu

Trình độ chuyên môn

Chức vụ

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giám đốc công ty

(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 5
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

... ngày.... tháng.... năm....

ĐƠN XIN THÀNH LẬP QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 1998 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán.
Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Công ty quản lý quỹ (tên đầy đủ và tên viết tắt theo Giấy phép hoạt động) - Địa chỉ trụ sở chính - Giấy phép hoạt động quản lý quỹ đầu tư số .....ngày ....tháng ....năm do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp, xin thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.

1. Tên quỹ xin thành lập

2. Dạng quỹ (quỹ dạng đóng hay quỹ dạng mở)

3. Thời hạn của quỹ

4. Quy mô của quỹ (số lượng chứng chỉ xin phát hành)

5. Dự kiến thời gian phát hành chứng chỉ lần đầu ra công chúng

6. Chính sách đầu tư của quỹ

7. Các chi phí dự tính mà quỹ phải trả (phí quản lý, phí giám sát bảo quản tài sản, phí đăng ký, quảng cáo, môi giới...)

8. Ngân hàng giám sát tài sản của quỹ

Giám đốc công ty

(ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm

- Điều lệ quỹ

- Hợp đồng quản lý giám sát

- Bản cáo bạch

PHỤ LỤC 6
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

... ngày.... tháng.... năm....

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ QUỸ
(Dành cho công dân Việt Nam)

Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

1. Họ tên:........................

2. Sinh ngày...... tháng.......... năm.........

3. CMT số........... cấp tại...................... ngày............ tháng........ năm..........

4. Địa chỉ:

5. Trình độ văn hoá:

6. Trình độ chuyên môn:

(Nêu rõ đã tốt nghiệp các trường đại học và các khoá học bổ sung kiến thức, các học vị nếu có)

7. Trong trường hợp người xin phép đã từng công tác trong lĩnh vực chứng khoán, nêu rõ quá trình.

8. Tôi xin được cấp Giấy phép hành nghề quản lý quỹ tại Việt Nam. Nếu được cấp phép, tôi xin cam đoan tuân thủ pháp luật và luôn hành động vì quyền lợi của các nhà đầu tư.

Người xin phép

(ký tên)

Các tài liệu kèm theo đơn:

() một bản sao CMT;

() bản sao các văn bằng chuyên môn;

() bản sao chứng chỉ chuyên môn do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp;

() 2 ảnh 4x6 cm.

PHỤ LỤC 7
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

... ngày.... tháng.... năm....

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ QUỸ
(Dành cho người nước ngoài)

Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

1. Họ tên:........

2. Sinh ngày... tháng.... năm....

3. Quốc tịch:..........

4. Hộ chiếu số.......... cấp tại................. ngày............ tháng.... năm.......

5. Địa chỉ cư trú tại Việt Nam:........

6. Tên cơ quan bảo lãnh làm việc tại Việt Nam:......

7. Trình độ văn hoá:....

8. Trình độ chuyên môn:

(Nêu rõ đã tốt nghiệp các trường đại học và các khoá học bổ sung kiến thức, các học vị nếu có)

9. Trong trường hợp người xin phép đã từng công tác trong lĩnh vực chứng khoán, nêu rõ quá trình.

10. Tôi xin được cấp giấy phép hành nghề quản lý quỹ tại Việt Nam. Nếu được cấp phép, tôi xin cam đoan tuân thủ pháp luật và luôn hành động vì quyền lợi của các nhà đầu tư.

Người xin phép

(ký tên)

Các tài liệu kèm theo đơn:

() một bản sao Hộ chiếu;

() giấy đề nghị của Công ty quản lý quỹ;

() bản sao các văn bằng chuyên môn;

() bản sao chứng chỉ chuyên môn do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp;

() 2 ảnh 4x6 cm.

THE STATE SECURITIES COMMISSION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 05/1998/QD-UBCK3

Hanoi, October 13, 1998

 

DECISION

PROMULGATING REGULATION ON ORGANIZATION AND OPERATION OF SECURITIES INVESTMENT FUND AND FUND-MANAGING FIRM

THE CHAIRMAN OF THE STATE SECURITIES COMMISSION

Pursuant to the Governments Decree No. 15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibility of the ministries and the ministerial-level agencies;
Pursuant to the Governments Decree No. 75/CP of November 28, 1996 on the establishment of the State Securities Commission;
Pursuant to the Governments Decree No. 48/1998/ND-CP of July 11, 1998 on securities and securities market;
At the proposal of the Director of the Securities Trading Management Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on organization and operation of securities investment fund and the fund - managing firm.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 3.- The director of the Office, the head of the Securities Trading Management Department, the heads of units under the State Securities Commission and parties involving in the operation of the securities investment fund shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

THE STATE SECURITIES COMMISSION




Le Van Chau

 

REGULATION

ON ORGANIZATION AND OPERATION OF SECURITIES INVESTMENT FUND AND THE FUND-MANAGING FIRM

(issued together with Decision No. 05/1998/QD-UBCK3 of October 13, 1998 of the Chairman of the State Securities Commission)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Regulation prescribes the organization and operation of the securities investment fund and the fund-managing firm.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The parties involving in the operation of the securities investment fund shall include the fund-managing firm, supervisory bank and investors.

2. The fund-management firm shall be responsible for the establishment and management of the securities investment fund and effect the investment.

3. The supervisory bank shall be responsible for supervising the fun-managing firm, preserving and keeping in custody property of the securities investment fund in order to protect the investors interests.

4. The investors shall contribute capital formulating the securities investment fund and benefit from the investment made by the securities investment fund.

Article 3.- In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:

1. The securities investment fund (hereafter referred to as the fund for short) is a fund formulated from capitals contributed by investors, managed by the entrusted fund-managing firm and invested in securities with at least 60% of the funds asset value.

2. The closed securities investment fund (hereafter referred to as the closed fund for short) is a securities investment fund in which the investors are not entitled to resell the investment fund certificates to the fund before the expiration of operation term or the dissolution.

3. The open securities investment fund (hereafter referred to as the open fund for short) is a securities investment fund in which the investors are entitled to resell the investment fund certificates to the fund.

4. The fund-managing firm is a legal person licensed by the State Securities Commission to manage the fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The investment fund certificate (hereafter called certificate for short) is a kind of securities issued by the fund-managing firm representing a securities investment fund, which certifies the investors right to benefit from the fund.

7. The fund manager is a person licensed to practice securities business and appointed by the fund-managing firm as manager of the securities investment fund.

8. The net value of the funds assets is the total value of the assets and investments owned by the fund minus its debt liabilities at the time of payment.

9. The quick asset is the portion of the funds assets, which is comprised of cash and other assets which can be converted into cash within 15 days.

Chapter II

THE FUND-MANAGING FIRM

Article 4.-

1. A firm conducting the operation of managing securities investment fund(s) must have the operation license granted by the State Securities Commission and shall only be allowed to conduct business according to such license.

2. Foreign securities business organizations wishing to engage in the management of securities investment funds shall have to set up joint ventures with Vietnamese partners according to the licenses granted by the State Securities Commission.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A firm applying for the management of the fund shall have to meet the following requirements:

a/ Being a joint-stock company or a limited liability company, which is established under the Vietnamese laws and has a legal capital of 5 billion VND;

b/ Having a staff trained in securities operations.

c/ Having adequate material and technical foundations for the fund-managing operations.

d/ The manager of the fund-managing firm and the manager of the fund must have the practice license as prescribed in Chapter VI of this Regulation.

2. For fund-managing joint-ventures, besides the conditions defined in Clause 1, this Article, the foreign parties to the joint-ventures must be the securities business organizations lawfully operating in the countries where they are headquartered.

Article 6.-

1. Companies applying for licenses to conduct operations of managing funds shall have to submit to the State Securities Commission an application dossier which includes:

a/ An application for the license to conduct fund-managing operations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The companys charter;

d/ Cirrculum vitaes of the founding members, Managing Board members and managers of the company;

e/ Valid papers proving that the company fully meets the conditions defined in Article 5 of this Regulation;

f/ A plan of operation for the first year.

2. For fund-managing joint-ventures, apart from documents prescribed in Clause 1, this Article, the following lawfully certified papers are required:

a/ The charter of the foreign company being a party to the joint venture;

b/ The license for securities business operation of the foreign party to the joint-venture;

c/ The joint-venture contract and the joint-venture companys charter;

d/ The balance sheets, the reports on revenues and the annual reports of the joint-venture parties business situations for the three latest years;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ The papers included in the dossiers of joint-venture companies must be the copies lawfully certified by the notary public in the localities where the foreign parties are headquartered; and their Vietnamese versions shall be certified by the State notary public of Vietnam.

Article 7.-

1. Within 90 days from the date of receiving the complete dossier of application for an operation license, the State Securities Commission shall grant or refuse to grant the license. In case of refusal, the State Securities Commission shall explain in writing the reason(s) therefor.

2. In case of any amendments and/or supplements to the dossiers, the dossiers-receiving date shall be counted from the date the State Securities Commission receives the amended and/or supplemented text.

3. After being granted the operation license, the fund-managing firm shall have to make its business registration as prescribed by law.

Article 8.- Before being granted the operation license, the fund-managing firm shall pay to the State Securities Commission a licensing fee equal to of 0.2% of its legal capital.

Article 9.-

1. Within 15 days after being granted the operation license the fund-managing firm shall have to make announcement on at least one centrally-run newspaper and one daily of the locality where its head-office is located for 05 consecutive issues, with the following principal contents:

a/ The full name (in Vietnamese and in English) and the transaction name of the firm;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Operations permitted to conduct;

d/ The serial numbers and issuing dates of the establishment permit and the operation license and its term (if any);

e/ The names and surnames of the chairman of the Management Board and general director (director);

f/ The date of operation commencement;

g/ The head-office, branches and representative offices (if any).

2. In the course of business operations, the fund-managing firm shall have to post up its operation license at its head-office and branches.

3. The fund-managing firm must clearly inscribe its name and the serial number of its license on the headlines of its mails, advertisements and other transaction papers.

4. In case of amendment and/or supplement to, or renewal of, the operation license, the fun-managing firm shall have to fully observe the license announcement procedures as those for the initial operation license.

5. In case of opening or closure of its branch(es), the fund-managing firm shall have to announce the serial number and issuing date of the decision on the opening or closure of its branch(es), the main operations of the branch(es), the head-office(s) and the date of opening or closure of such branch(es) on a centrally-run newspaper and a daily of the locality where the companys branch(es) is (are) located for 05 consecutive issues.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Addition to its operation functions.

2. Amendment and/or supplement to its charter.

3. Opening of new branch(es) or representative office(s); relocation of its head-office, branch(es) or representative office(s).

Article 11.-

1. The fund-managing firms operation shall cover:

a/ Establishing and dissolving the fund;

b/ Selecting and effecting investment with the funds capital;

c/ Determining the value of the funds assets and the value of each certificate as prescribed in Article 44 of this Regulation;

d/ Determining the funds benefits and guiding the supervisory bank to divide such benefits to investors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Conducting other activities for the benefits of investors.

2. The State Securities Commission may request the fund-managing firm to perform necessary tasks in order to protect the common interests as well as the interests of investors.

3. The fund-managing firm is entitled to carry out the securities investment consultancy if it is so licensed by the State Securities Commission. The granting, suspension and withdrawal of licenses for securities investment consultancy shall comply with the provisions in the Regulation on organization and operation of securities firms, issued together with Decision No. 04/1998/QD-UBCK3 of October 13, 1998 of the President of the State Securities Commission.

Article 12.-

1. The fund-managing firm, members of its management board, its manager and the fund’s manager shall have to observe the fund’s charter and protect the investors interests.

2. The fund-managing firm shall have to represent the fund in exercising rights and fulfilling obligations towards the properties on the list of the funds investments.

3. The fund-managing firm, members of its management board, its manager, the funds manager and relevant persons shall be entitled to buy and sell certificates only at the market prices.

Article 13.-

1. The fund-managing firm may enjoy fees and bonuses prescribed in the funds charter and be refunded the expenses related to the funds establishment and investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. When trading properties for the fund, the fund-managing firm, members of its management board, its manager and the funds manager must not receive any interests other than the fees and bonuses prescribed in the funds charter for themselves or a third person.

Article 14.-

1. The fund-managing firm shall only be entitled to invest the Funds capital in securities or other properties in accordance with the funds charter and the provisions of law.

2. The fund-managing firm shall not be allowed to use the funds capital and assets for investment in more than 15% of the total value of an issuing organizations securities in circulation, and must not invest more than 10% of the total value of a funds assets in the being-circulated securities of an issuing organization.

3. The fund-managing firm shall not be allowed to use capital and assets of the fund(s) under it management for the purchase of more than 49% of the total value of being-circulated securities of an issuing organization or an unlisted company.

4. The fund-managing firm shall not be allowed to use the funds capital and assets for lending and guaranteeing any borrowings, and not be allowed to borrow so as to provide support for the fund’s activities, except for short-term borrowing to cover necessary expenses.

5. The fund-managing firm shall not be allowed to use capital and assets of a fund for investment in real estates which exceed 10% of the value of the funds assets.

6. The fund-managing firm shall not be allowed to use capital and assets of a fund for investment in more than 10% of the stock capital of an unlisted company, and/or to invest more than 5% of the total value of a funds assets in an unlisted company.

7. The fund-managing firm shall not be allowed to invest more than 30% of the funds total assets value in various companies of the same group or a number of companies which are interrelated in term of ownership.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. The fund-managing firm must not use capital of a fund to invest in another fund or to buy assets of another fund, which it manager in order to increase or reduce the value of this fund.

10. For open funds, the fund-managing firm must constantly maintain the quick assets percentage stated in the funds charter. Such percentage must be at least equal to 20% of the funds total asset value.

11. The fund-managing firm, members of its management board, its managers and the managerial officials of the fund must not be share-holders of the supervisory bank.

Article 15.-

1. A fund-managing firms rights and obligations towards the fund may be transferred to another fund-managing firm.

2. The State Securities Commission shall accept the change of a fund-managing firm only when it deems that such change conforms to the interests of the investors.

3. The change of a fund-managing firm shall be valid only when the following documents are approved by the State Securities Commission:

a/ The transfer contract signed between the two fund-managing firms;

b/ The supervision-management contract between the new fund-managing firm and the supervisory bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Where a fund-managing firm goes bankrupt, the funds assets shall belong to the investors and shall not be accounted into the firms assets; nobody is entitled to use the funds capital or assets for the payment of the fund-managing firms debts.

Chapter III

THE SUPERVISORY BANK

Article 17.- The supervisory bank shall be selected by the fund-managing firm for each fund. The supervisory bank must meet the following conditions:

1. Having been licensed to be set up and operate in Vietnam;

2. Having been licensed by the State Securities Commission to conduct the securities custody activities;

3. Being entirely independent from the fund-managing firm;

4. Not possessing any property of the fund.

Article 18.- The supervisory bank shall have the responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To inspect and supervise the fund management so as to ensure that it conforms to laws and the funds charter, and to protect the investors interests;

3. To effect the funds collecting and spending activities in strict accordance with the fund-managing firms guidances;

4. To certify reports made by the fund-managing firm, which are related to the funds property and operation;

5. To reports to the State Securities Commission when discovering that the fund-managing firm has carried out activities in contravention of law or the funds charter.

Article 19.- The supervisory bank, when performing its tasks, shall be entitled to enjoy only fees prescribed in the funds charter, and not to receive any sum of money for itself or a third person.

Article 20.-

1. The supervisory banks management board members, managers and staff members directly involved in supervising and preserving the funds property must not be share-holders of the fund-managing firm.

2. The supervisory bank must not be a customer buying and/or selling the funds property.

Article 21.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The change of a supervisory bank shall be valid only when the following documents are approved by the State Securities Commission:

a/ The transfer contract between the old supervisory bank and the new one;

b/ The management supervision contract between the fund-managing firm and the new supervisory bank.

3. The change of the supervisory bank must be announced thrice consecutively on mass media as prescribed in the funds charter.

Chapter IV

THE INVESTORS

Article 22.- The investors are organizations or individuals that contribute capital through buying investment fund certificates so as to establish a fund. The investors shall have the rights to:

1. Enjoy benefits from the funds activities;

2. Demand the fund-managing firm to strictly observe the funds charter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Directly perform rights and obligations regarding the properties on the list of the funds investments;

2. Demand the fund-managing firm and/or the supervisory bank to submit books or transaction papers, except at the investors congress.

Article 24.-

1. The investors congress shall be convened by the fund-managing firm in the following circumstances:

a/ Where there are important changes in the investment environment and the situation on the funds investment;

b/ Where it is so requested by the investors who own at least 10% of the total certificates in circulation.

2. The investors congress shall be convened by the supervisory bank in the following circumstances:

a/ The fund-managing firm goes bankrupt;

b/ The fund-managing firm is suspended from operation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The convening of an investors congress under the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article must be effected within 30 days after such a circumstance takes place. Within 10 days before the investors congress, the fund-managing firm or the supervisory bank shall have to announce the convening of such congress on mass media as provided for in the Funds charter at least 03 times.

4. The expenses for organizing the investors congress shall be paid by the fund.

Article 25.- At the investors congress, the investors shall have the rights:

1. To elect the chairman of the congress;

2. To decide on such important matters relating to the organization and operation of the fund as:

a/ Amending and/or supplementing the funds charter;

b/ Changing the fund-managing firm;

c/ Changing the supervisory bank;

d/ Dissolving the fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.-

1. The convening of investors congress must be notified to the State Securities Commission within 10 days before the congress is held.

2. Within 10 days after the investors congress, the fund-managing firm and the supervisory bank shall have to report the congresss results to the State Securities Commission.

Chapter V

THE SECURITIES INVESTMENT FUND

Article 28.-

1. The securities investment funds shall be set up and managed by fund-managing firms. For the establishment of a fund and offer for sale of investment fund certificates, a fund-managing firm shall have to submit an application dossier to the State Securities Commission for approval.

2. Such a dossier shall comprise:

a/ The application for the establishment of the securities investment fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The management supervision contract;

d/ The prospectus.

3. Within 45 days after receiving the complete and valid dossiers of application, the State Securities Commission shall grant or refuse to grant the certificate-issuing license. In case of refusal, the State Securities Commission shall explain in writing the reason(s) therefor.

In case of amendments and/or supplements to the application dossiers, the dossier-receiving time shall be counted from the date the State Securities Commission receives the amended and/or supplemented text.

Article 29.- The investment fund certificates must be inscribed in VN dong; the certificates par value is 10,000 VN dong.

Article 30.-

1. The funds charter must include the following main contents:

a/ The name of the fund, the name and head-office of the fund-managing firm, and the name and head-office of the supervisory bank;

b/ The number of certificates to be issued for a closed fund or the maximum number of certificates to be issued for an open fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Risks to be possibly borne by the fund;

e/ Method(s) of determining the value of the funds assets;

f/ The profit-sharing policy and mode of the fund;

g/ The certificates issuance, re-purchase or transaction;

h/ The registration of certificate ownership;

i/ The investors rights and obligations;

j/ The investors congress;

k/ Expenses and rewards to be paid to the fund-managing firm by the fund;

l/ Expenses to be paid to the supervisory bank by the fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



n/ The contents of and means for announcing information related to the fund;

o/ The funds operation term;

p/ The dissolution of the fund;

q/ The amending and supplementing of the funds charter;

r/ Change of fund-managing firm;

s/ Change of supervisory bank.

2. The amendments and/or supplements to the funds charter must be adopted by the investors congress and approved by the State Securities Commission. Within 15 days after the approval by the State Securities Commission, the fund-managing firm shall have to make public such amendments and/or supplements on mass media provided for in the funds charter at least 03 times in a row.

Article 31.-

1. The management supervision contract signed between the fund-managing firm and the supervisory bank must comply with the provisions of law and the fund’s charter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The names of the fund-managing firm, the supervisory bank and of the securities investment fund;

b/ The rights and obligations of the fund-managing firm and of the supervisory bank;

c/ Expenses and mode of paying fees to the fund-managing firm;

d/ Expenses and mode of paying fees to the supervisory bank;

e/ The dissolution of the fund;

f/ The forms and contents of certificates, the issuance, sale offer, transfer and cancellation of certificates;

g/ Change of fund-managing firm;

h/ Change of supervisory bank;

i/ The duration, termination and amendment of the contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.-

1. The prospectus for the initial issuance of certificates shall be prepared by the fund-managing firm. It must include the contents stated in the fund’s charter, the management-supervision contract as well as the following information:

a/ Other funds being managed by the fund-managing firm in question;

b/ Regulations on tax(es) applicable to the fund;

c/ The selling prices and mode of determining the selling prices of certificates;

d/ The volume of certificates to be issued;

e/ The estimated distribution duration;

f/ Ways of certificate purchase registration;

g/ Ways of certificate distribution if the number of certificates to be purchased according to registration exceeds the number of issued certificates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i/ The effective duration of the prospectus.

2. The amendment and/or supplement to the prospectus must be approved by the State Securities Commission. In the course of certificate issuance, the fund-managing firm shall have to post up the prospectus at all certificate-selling places.

Article 33.- While the State Securities Commission is scrutinizing the dossiers of application for the establishment of a fund and the certificate issuance, the fund-managing firm shall be entitled to use only truthful and accurate information in the prospectus already submitted to the State Securities Commission for market probing; any advertisement for the certificate sale on mass media is prohibited.

Article 34.- Within 5 days after getting the certificate-issuing license, the fund-managing firm shall have to announce the issuance on a centrally-run newspaper and a daily of the locality where the firm is headquartered for 05 consecutive issues with the following main contents:

1. The funds name;

2. The names and head-offices of the fund-managing firm and the supervisory bank;

3. The funds investment objectives;

4. The funds operation term;

5. The number of certificates to be issued;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. The certificate-distributing timelimit and locations;

8. Telephone number(s) and fax number(s) for making registrations of certificate purchase.

Article 35.-

1. The fund-managing firm shall be allowed to use only truthful and accurate information in the prospectus for certificate issuance.

2. When issuing certificates, the fund-managing firm may use the brief prospectus, which must indicate fully and accurately the principal contents according to the provisions of Article 32 of this Regulation.

3. Where requested by investors, the fund-managing firm shall have to hand over the funds charter or the officially approved prospectus to the former.

Article 36.-

1. The fund-managing firm shall have to complete the initial issuance of investment fund certificates within 45 days after being granted the issuing license.

2. Within 10 days after the end of the first issuing campaign, the fund-managing firm shall have to send a report on the issuance results to the State Securities Commission and register the official establishment of the fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For closed funds: The total value of the investment fund certificates sold in the first issuing campaign achieves at least 5 billion VN dong and the minimum number of certificate owners is 100;

b/ For open funds: The volume of investment fund certificates sold in the first issuing campaign represents at least 15% of the total number of certificates to be issued.

4. The timelimit for the State Securities Commission to approve the registration of the official establishment of the fund shall be 10 days after receipt of the report on issuance results.

5. Where the registration of the funds official establishment is refused, the fund-managing firm shall have to cancel the issuing campaign and return the money to the investors within 30 days after the end of the first issuing campaign. The expenses for the issuance and the money reimbursement shall be covered by the fund-managing firm.

Article 37.- Within 15 days after the fund is registered for official establishment, the fund-managing firm shall have to pay the State Securities Commission a fee for licensing the fund establishment, which is equal to 0.02% of the total value of the certificates to be issued, calculated according to the par value, but must not exceed 50 million VN dong.

Article 38.- After the fund is registered for official establishment, those certificates which have not yet been issued shall be kept in the fund’s account at the supervisory bank. The resumption of certificate issuance shall have to comply with the following stipulations:

1. For closed funds: They shall only be issued in separate campaigns and a prospectus must be made for each issuing campaign and submitted to the State Securities Commission for approval. The prospectus must be made in accordance with Article 32 of this Regulation;

2. For open funds: They may be issued but the total number of certificates in circulation must not exceed the maximum number provided for in the approved charter of the fund.

3. The selling price of these certificates is stipulated in Appendix 1 to this Regulation (not enclosed herewith).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The proceeds from certificate issuance must be remitted into the fund's account(s) at the supervisory bank.

2. Before the fund is registered for official establishment, the fund-managing firm shall not be allowed to use the proceeds from certificate issuance for any purpose.

Article 40.-

1. All expenses incurred in the certificate issuance shall be covered by the fund, except for case mentioned in Clause 5, Article 36 of this Regulation.

2. The above expenses must be accurately and fully accounted and not exceed the issuance expense stated in the prospectus.

Article 41.-

1. The fund-managing firm shall, on behalf of the closed fund, issue closed-fund certificates.

2. The closed-fund certificates may be transferred, listed and transacted at the Stock Exchange or the Securities Trading Centers according to the provisions of law.

3. A closed-fund may be re-registered as an open fund. The re-registration must be adopted by the investors congress and approved by the State Securities Commission.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The fund-managing firm shall, on behalf of the open fund, issue open-fund certificates.

2. After the fund is registered for official establishment, investors may request the fund-managing firm to buy back the certificates at the time prescribed in the funds charter. The back-buying prices of certificates are stipulated in Appendix 1 of this Regulation (not enclosed herewith).

3. The back-buying shall be effected within 15 days after receiving investors request; where the fund has not enough cash to buy back certificates, the above timelimit may be prolonged for 5 more days.

4. Where past the timelimit mentioned in Clause 3 of this Article the fund-managing firm still fails to buy back the certificates, the supervisory bank shall have to suspend the issuing activities and temporarily cease to buy back the certificates, and at the same time convene the investors congress. The convening of investors congress and the realization of its resolutions shall comply with Clauses 3 and 4 of Article 24 and with Articles 25, 26 and 27 of this Regulation.

Article 43.- The selling or buying back of investment fund certificates must be effected via the supervisory bank.

Article 44.-

1. The fund-managing firm shall have to periodically determine the net asset value of the fund and the value of each certificate according to the following provisions:

a) For closed funds: They shall be determined monthly, serving as basis for certificate transactions;

b) For open funds: They shall be determined daily, serving as basis for the issuance and back-buying of certificates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The methods of calculating the funds net asset value and each certificates value are stipulated in Appendix 1 of this Regulation (not enclosed herewith).

Article 45.-

1. The fund shall be allowed to dissolve in cases where the operation duration stated in its charter expires or where the dissolution is necessary for the protection of the investors interests.

2. Before dissolving a fund, the fund-managing firm shall have to convene the investors congress and present a dissolution plan so that the investors may decide.

3. The convening and realization of the resolution(s) of the investors congress shall comply with Clauses 3 and 4 of Article 24 and with Articles 25, 26 and 27 of this Regulation.

4. Before dissolving the fund, the fund-managing from shall have to seek permission from the State Securities Commission, which shall approve the dissolution of the fund only when the fund-dissolving plan accords the investors interests.

Chapter VI

PRACTICE LICENSE

Article 46.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State Securities Commission shall consider and grant fund-management practice licenses to foreign individuals at the proposal of the fund-managing firm.

Article 47.- Applicants for fund management practice licenses must meet the following conditions:

1. Having full legal capacity and civil act capacity;

2. Having at least the degree of bachelor of economics or bachelor of law;

3. Having all professional certificates granted by the State Securities Commission;

4. Having worked at least for 03 years in the field of finance, banking or insurance;

5. Having never been the general director (director) of a bankrupt company, except for cases provided for in Clause 2, Article 50 of the Law on Enterprise Bankruptcy;

6. Having never been practitioners whose licenses had been withdrawn by the State Securities Commission;

7. Not falling in one of the falling cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Having been sentenced for serious offences against the national security, serious crimes against the socialist ownership as well as citizens ownership, or serious economic crimes;

c/ Having been sentenced for other offences, and the sentences have not yet been wipped out.

Article 48.- The dossiers of application for a practice license shall comprise:

1. The application for the fund management practice license;

2. Professional certificates granted by the State Securities Commission and diplomas and certificates certifying academic degrees;

3. Curricula vitae with competent bodies certification that the applicants do not fall into the categories prescribed in Clause 7, Article 47 of this Regulation.

Article 49.- The dossier of application for a practice license for a foreigner shall comprise:

1. The application for a practice license for the foreigner;

2. The copy of his/her passport; the notarized copy of the permit for his/her stay in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Diplomas and/or certificates certifying his/her academic degree and professional qualifications.

5. A written certification of his/her legal status by a competent body of the country which he/she bears the citizenship of;

6. The labor contract (if any) already signed with a fund-managing firm.

Article 50.-

1. Within 30 days after receiving the complete and valid dossiers, the State Securities Commission shall grant or refuse to grant the license. In case of refusal, it shall have to explain in writing the reason(s) therefor.

2. In case of amendment and/or supplement to a dossier of application for the practice license, the dossier-receiving date shall be the date the State Securities Commission receives the amended and/or supplemented text.

Article 51.- Before being granted the practice license, the individual applicant shall have to pay a licensing fee of 1 (one) million VN dong to the State Securities Commission.

Article 52.- The practice license holder must not:

1. Simultaneously work for or invest in two or many fund-managing firms;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Buy, sell, transfer, lease or borrow practice licenses.

Article 53.- A fund management practitioner shall have his/her license withdrawn in the following circumstances:

1. He/she no longer meets the conditions for being granted the fund management practice license as provided for in Article 47 of this Regulation;

2. He/she breaches the provisions in Articles 42, 69, 70, 71, 72 and/or 73 of Decree No. 48/1998/ND-CP of the Government on securities and securities market, issued on July 11, 1998.

Chapter VII

THE REPORTING REGIME

Article 54.- Apart from observing the accounting and financial regimes prescribed by current legislation, the fund-managing firm shall have to abide by the reporting regime provided for in this Chapter.

Article 55.- The fiscal year of the fund-managing firm and the fund shall begin on January 1st and finish at the end of December 31st every year.

Article 56.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The final statement of accounts, the report on business result, the report on money circulation (if any) of the fund-managing firm, with certification by the audit;

b/ The list of shareholders of the fund-managing firm and the proportion of share owned by each of them;

c/ The general statement of accounts of various funds managed by the firm;

d/ The names, ages and qualifications of the leading officials of the fund-managing firm;

e/ Important decisions regarding organization and operation in the year.

2. Where a fund-managing firm owns more than 50% of the stock capital of another organization, the formers financial report must include also the financial statement of such organization.

Article 57.-

1. Within 03 months from the end of a fiscal year, the fund-managing firm shall have to send to the State Securities Commission the funds annual report with certification by the supervisory bank. Within 15 days after the approval by the State Securities Commission, the fund-managing firm must make public the fund's annual report on mass media as provided for in the funds charter.

2. The funds annual report shall include the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The detailed report on the funds assets, calculated at market prices;

c/ The funds profits and division of profits;

d/ The detailed report on the expenses paid in the year by the fund;

e/ The numbers of investment fund certificates issued and bought back in the fiscal year, the number of investment fund certificates being in circulation at the end of the fiscal year;

f/ The value of each investment fund certificate being in circulation at the end of the fiscal year;

g/ Transactions carried out for the fund by the fund-managing firm during the fiscal year;

h/ Names, ages and qualifications of the managerial officials of the fund-managing firm and of the fund;

i/ Important decision on economic or legal matters as well as the investment policies, made by the fund-managing firm during the operation year.

Article 58.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Within 15 days from the end of every quarter, the fund-managing firm shall have to send to the State Securities Commission the funds balance of accounts, business result report and money circulation (if any) report for the previous quarter, together with the written explanations.

3. The reports mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article must be certified by the supervisory bank in term of their truthfulness and accuracy.

Article 59.-

1. The fund-managing firm shall have to promptly report in writing to the State Securities Commission when:

a/ The firm is investigated by a competent agency;

b/ The firm plans a merger with another company;

c/ The firm suffers from a great material loss;

d/ The firm is complained against;

e/ The firm sees a change in the dominant shareholders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ The firm appoints or dismisses the fund manager;

h/ The firm witnesses important changes in its business operation, which may affect the management of the fund;

i/ The firm cannot buy back the certificates;

j/ The funds value drops by 10% as compared to the value at the time the fund was registered for official establishment;

k/ There are important changes in the business environment and the funds investment situation.

2. Right after sending such reports to the State Securities Commission; the fund-managing firm shall have to publish the information prescribed at Points b, e, f, g, h, i, j and k, Clause 1 of this Article at least 03 times on mass media as provided for in the funds charter.

Article 60.- In case of necessity, and in order to protect the common interests and the investors interests, the State Securities Commission may request fund-managing firms to report and make public information on the activities of the funds or the fund-managing firms.

Chapter VIII

INSPECTION, SUPERVISION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The inspected or supervised fund-managing firms and individual practitioners shall have to supply information at the request of the inspection and supervision bodies.

Article 62.-

1. All disputes arising in course of operation of the securities investment funds must be settled first of all through negotiations and conciliation. The State Securities Commission, the Stock Exchanges, and Securities Trading Centers may act as mediators to reconcile disputes. In case of failure in the conciliation attempt, the parties may bring their disputes to an economic arbitration or court for settlement according to provisions of law.

2. If dispute involving foreign parties cannot be negotiated or settled according to international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to, they shall be resolved according to Vietnamese law.

Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISION

Article 63.- The amendment and/or supplement of this Regulation shall be decided by the Chairman of the State Securities Commission.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoáng Nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.904

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.222.76
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!