BỘ
NGOẠI THƯƠNG
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
9-TTLB/NgT/NH
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 1 năm 1983
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
LIÊN TỊCH SỐ 9-TTLB/NgT/NH NGÀY 31-1-1983 HƯỚNG DẪN THI
HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 151-HĐBT NGÀY 31-8-1982 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC CÁC
GIA DÌNH CÓ THÂN NHÂN ĐỊNH CƯ Ở CÁC NƯỚC NGOÀI HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NHẬN
TIỀN, NHẬN HÀNG DO THÂN NHÂN GỬI VỀ
Xét nguyện vọng của nguời Việt
nam định cư ở các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa (dưới đây gọi tắt là nuớc
ngoài) và gia đình họ trong nước, Nhà nước ta đã cho phép các hộ gia đình có
thân nhân định cư ở các nước nói trên được nhận tiền, nhận hàng của người thân
họ gửi về.
Liên bộ Ngoại thuơng - Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thi hành như sau.
I. THỦ TỤC
XIN GIẤY PHÉP VÀ SỔ NHẬN TIỀN, SỔ NHẬN HÀNG
1. Các hộ gia đình trong nước muốn
được thường xuyên nhận tiền, nhận hàng của người thân định cư ở nước ngoài phải
làn đơn xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới
đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh).
Đơn làm thành ba bản theo mẫu thống
nhất do Uỷ ban nhân dân tỉnh in, phải kê khai danh sách các thành viên trong gia
đình đúng như đã ghi trong sổ hộ tịch (nơi nào chưa làn sổ hộ tịch thì danh
sách này phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân phường, xã) và tên người thân ở
nước ngoài thường gửi tiền và hàng về.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh bắt đầu
nhận đơn xin phép nhận tiền, nhận hàng từ ngày 15-2-1983. Thời gian để xét
thông báo kết quả cho đương sự chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày, đối với các
thành phố Hồ chí Minh, Đà nẵng, Hải phòng và Hà nội, và 30 (ba mươi) ngày đối với
các địa phương khác, kể từ ngày nhận đơn.
Danh sách và đơn các hộ gia đình
được phép nhận tiền, nhận hàng do Uỷ ban nhân dân tỉnh chuyển đến Ngân hàng và
hải quan hoặc bưu điện (nơi không có tổ chức hải quan) kèm theo giấy phép của Uỷ
ban nhân dân tỉnh ký để trao cho đương sự khi đến nhận sổ.
3. Căn cứ danh sách và giấy phép
nói trên, ngân hàng và hải quan hoặc bưu điện (nơi không có tổ chức hải quan)
làm sổ nhận tiền, sổ nhận hàng theo mẫu thống nhất do cục hải quan in và có
trách nhiệm mời chủ hộ gia đình đến nhận sổ.
Khi đến nhận sổ phải mang theo sổ
hộ tịch và giấy chứng minh nhân dân.
4. Trong những trường hợp không
nhận hoặc gửi thường xuyên, mỗi lần muốn được nhận tiền, nhận hàng, cũng phải
làn đơn (3 bản) xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh như nói ở điểm 1. Nếu được Uỷ ban
nhân dân tỉnh cho phép thì mang đơn đến cơ quan ngân hàng và hải quan hoặc bưu
điện (nơi không có tổ chức hải quan) và xuất trình sổ hộ tịch và giấy chứng
minh nhân dân để nhận tiền hoặc nhận hàng.
5. Sổ nhận tiền, nhận hàng có
giá trị sử dụng trong nhiều năm. Khi dùng hết sổ, đến cơ quan cấp sổ để đổi sổ
mới, không phải xin phép lại. Nếu có thay đổi về nhân khẩu trong gia đình, chỉ
cần mang sổ nhận tiền, sổ nhận hàng kèm theo sổ hộ tịch đến cơ quan cấp sổ để
điều chỉnh.
6. Khi nhận tiền, nhận hàng phải
mang theo sổ và giấy chứng minh nhân dân.
7. Tiền và hàng gửi về có thể
ghi tên bất cứ người nào trong sổ, người đó mang sổ để đi nhận tiền, nhận hàng;
trường hợp không thể đi được có thể uỷ nhiệm người trong hộ nhận thay.
8. Khi nhận đơn (3 bản) của Uỷ
ban nhân dân tỉnh về khai, đương sự phải nộp lệ phí 10 (mười) đồng và mỗi lần
nhận hoặc đổi sổ nhận tiền hoặc nhận hàng đương sự phải nộp lệ phí 50 (năm
mươi) đồng một quyển để chi phí về việc in và phát hành.
II. VIỆC NHẬN
TIỀN
1. Nhà nước không hạn định số lượng
và số lần gửi tiền về nước. Số ngoại tệ này được chuyển thành tiền Việt nam
theo tỷ giá đối đoái có thưởng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định.
Số tiền gửi về trên hạn mức hàng
tháng được ký gửi tại Ngân hàng theo thể thức do Ngân hàng Nhà nước Việt nam
quy định.
2. Việc rút tiền để góp phần xây
dựng đất nước, góp vốn cùng Nhà nước kinh doanh hoặc góp vốn lập hợp tác xã tiểu,
thủ công nghiệp được khuyến khích không hạn chế.
3. Việc rút tiền để chi dùng cho
sinh hoạt gia đình thì có hạn mức. Ngân hàng Nhà nước Việt nam cùng Bộ Tài
chính căn cứ vào tình hình giá sinh hoạt chung mà ấn định hai lần một năm vào
tháng 3 và tháng 7 với hai mức, một cho hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, một
cho các tỉnh khác.
4. Việc rút tiền quá hạn mức để
chi cho các nhu cầu đột xuất cần có chứng từ hợp lệ hoặc chứng nhận của Uỷ ban
nhân dân phường, xã.
III. VIỆC NHẬN
HÀNG
1. Mỗi năm một hộ gia đình được
nhận hàng của người thân định cư ở các nước ngoài gửi về ba (3) lần, dù hàng gửi
về cho cả hộ hoặc bất cứ cá nhân nào trong hộ.
Hàng gửi về nước mỗi lần, nếu
theo đúng chế độ gửi và nhận quà biếu đối với các gia đình trong nước có người
thân định cư ở nước ngoài do Bộ Ngoại thương quy định thì được miễn thuế.
2.Đối với số hàng gửi hoặc nhận
vượt quá trị giá được miễn thuế do Bộ Ngoại thương qui định từng thời gian thì
phải nộp thuế.
3. Đối với hàng nhận là tư liệu
sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ...) nhập theo yêu cầu của các
ngành, các địa phương trong nước thì số lần nhận trong năm và trị giá nhận mỗi
lần không hạn chế, nhưng phải đăng ký trước với cơ quan hải quan tỉnh, thành phố,
đặc khu trực thuộc trung ương nếu bán toàn bộ lô hàng nhận cho các ngành, các địa
phương có yêu cầu hoặc các tổ chức chuyên doanh của Nhà nước theo giá do Bộ Ngoại
thương quy định thì được miễn thuế; nếu đem về sử dụng thì phải nộp thuế.
4. Hàng tiêu dùng gửi về quá số
lần quy định cho mỗi năm, phải nộp thuế và bán toàn bộ lô hàng cho các tổ chức
chuyên doanh của Nhà nước theo giá trưng mua do Bộ Ngoại thương quy định.
5. Hàng cấm nhập gửi về thì bị tịch
thu. Nếu do người trong nước yêu cầu gửi về, người nhận còn có thể bị xử lý
theo pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh
trái phép.
6. Nếu cả ba lần nhận hàng trong
năm, hộ gia đình nào không vi phạm chế độ hàng cấm và nhập thuế thì được nhận
hàng thêm một lần nữa.
7. Khi nhận hàng đương sự phải nộp
lệ phí bằng một phần trăm 1% trị giá hàng theo giá tính thuế do liên bộ Ngoại
thương - Tài chính ấn định từng thời gian.
IV. THỜI ĐIỂM
THI HÀNH
1. Về thời gian áp dụng. Để các ngành
các địa phương có một khoảng thời gian hợp lý giải quyết các khoản tiền và hàng
gửi từ trước, liên Bộ Ngoại thương - Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định như
sau:
- Chế độ nhận tiền mới áp dụng từ
ngày 15-3-1983.
- Chế độ nhận hàng mới áp dụng từ
ngày 1-4-1983.
2. Kể từ ngày 1-3-1983 đình chỉ
việc bán hàng theo giá ưu đãi cho những người nhận được tiền của người thân ở
nước ngoài gửi về đồng thời áp dụng tỷ giá có thưởng mới.
Những người có tiền gửi về từ
trước đến ngày 28-2-1983 đã kết hối theo tỷ giá chính thức cộng với tỷ lệ thưởng
do Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định mà chưa mua hàng được tiếp tục mua đến
hết ngày 15-3-1983. Sau ngày 15-3-1983, người nào còn giấy mua hàng còn giá trị,
đem đến Ngân hàng nhà nước Việt nam trả lại thì được nhận thêm một khoản chênh
lệch so với tỷ lệ tiền thưởng mới.
3. Từ nay, ngoài Ngân hàng Ngoại
thương Việt nam hoặc tổ chức được Ngân hàng này uỷ nhiệm, không một cơ quan,
chính quyền hay đoàn thể, tập thể hay cá nhân Việt nam nào được kinh doanh dịch
vụ nhận ngoại tệ của người Việt nam định cư ở nước ngoài gửi về nước bất cứ dưới
hình thức nào.
4. Các hộ gia đình nhận tiền, nhận
hàng của người thân ở nước ngoài gửi về nếu lợi dụng nguồn tiền, nguồn hàng nhận
được để đầu cơ, buôn lậu, gây rối loạn thị trường hoặc làm phương hại đến an
ninh quốc gia thì Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định đình chỉ việc nhận tiền,
nhận hàng tuỳ theo mức độ vi phạm còn có thể bị xử lý theo Pháp lệnh trừng trị
các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
Sau khi nhận được thông tư này,
các cấp ngân hàng và hải quan hoặc bưu điện (nơi không có tổ chức hải quan) cần
nghiên cứu kỹ và báo cáo ngay Uỷ ban nhân dân tỉnh để có kế hoạch tổ chức thực
hiện chu đáo, đúng thời gian quy định và thông báo cho nhân dân biết.
Trong quá trình thực hiện thông
tư này, nếu gặp khó khăn, trở ngại, yêu cầu Uỷ ban nhân dân, ngân hàng và hải
quan hoặc bưu điện tỉnh (nơi không có tổ chức hải quan) phản ánh kịp thời với
liên Bộ Ngoại thương - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nghiên cứu giải quyết.
Nguyễn
Tu
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Văn Trường
(Đã
ký)
|