Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 135/2007/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Số hiệu: 135/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 16/08/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không phải là tội phạm thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

3. Đối với những hành vi vi phạm về lĩnh vực bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội mà không phải là tội phạm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội do người có thẩm quyền được quy định tại Điều 40 và Điều 41 Nghị định này thực hiện.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội khi có hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, đúng thời hạn quy định. Khi phát hiện có hành vi vi phạm phải đình chỉ ngay việc vi phạm; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.

3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

4. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này để quyết định hình thức và biện pháp xử phạt phù hợp.

5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc người vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 4. Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Khi xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng những hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đã được quy định đối với hành vi vi phạm.

Mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ áp dụng một hình thức xử phạt chính để xử phạt. Ngoài hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm cụ thể có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 10 và Điều 69 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt chính chỉ được áp dụng trong trường hợp vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và hành vi vi phạm có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo.

3. Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được áp dụng như sau: mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với mỗi hành vi vi phạm; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

4. Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép là hình thức xử phạt bổ sung, chỉ được áp dụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng các loại giấy phép và hành vi vi phạm có quy định hình thức xử phạt này.

5. Các biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm hành chính có quy định áp dụng biện pháp này và áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tái phạm, khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 5. Các tình tiết giảm nhẹ

1. Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi.

3. Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra.

4. Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.

5. Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.

7. Vi phạm do trình độ lạc hậu.

Điều 6. Các tình tiết tăng nặng

1. Vi phạm có tổ chức.

2. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

3. Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm.

4. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người lao động để vi phạm.

6. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm.

7. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

8. Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó.

9. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu hành vi vi phạm hành chính.

Điều 7. Các hình thức xử phạt

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc không thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra sau đây:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 134 Luật Bảo hiểm xã hội;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với người sử dụng lao động có hành vi chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên;

c) Buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người sử dụng lao động;

d) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy tờ đã làm sai.

4. Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Nghị định này.

Điều 8. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này là 12 tháng, kể từ ngày có hành vi vi phạm hành chính; nếu quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định này.

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hoặc cố tình trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nêu trên; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt.

3. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt là ba tháng, kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.

Điều 9. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội nếu sau 12 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

Mục 1: ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Điều 10. Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ số người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hành vi không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội theo quy định vào lương cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 12. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này từ lần thứ ba trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 13. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đúng thời gian quy định

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 700.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 700.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 14. Hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức quy định

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 500.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 15. Hành vi xác nhận, lập danh sách không đúng thực tế để người lao động hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bồi hoàn số tiền đã chi trả sai cho tổ chức bảo hiểm xã hội;

b) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại các giấy tờ đã xác nhận sai của người sử dụng lao động.

Điều 16. Hành vi xác nhận không đúng thời gian và mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bồi hoàn số tiền đã chi trả sai cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại các giấy tờ đã xác nhận sai của người sử dụng lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 17. Hành vi không lập hồ sơ hoặc không làm thủ tục giải quyết để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện nghĩa vụ lập, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 18. Hành vi không trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 19. Hành vi trì hoãn trả tiền cho người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội (các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chi trả số tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 20. Hành vi không nộp hồ sơ để tổ chức bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập và nộp hồ sơ để cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 21. Hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội đúng thời hạn cho người lao động khi người lao động không còn làm việc

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 22. Hành vi vi phạm trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội trong thời gian người lao động làm việc dẫn đến mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xoá

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc làm các thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị hư hỏng cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 23. Hành vi không giới thiệu người lao động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 24. Hành vi không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 25. Hành vi báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức bảo hiểm xã hội địa phương

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin đúng sự thật trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 26. Hành vi không cung cấp tài liệu, thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức Công đoàn có yêu cầu

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 27. Hành vi sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội sai mục đích

1. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm lần thứ nhất;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi tái phạm từ lần thứ hai trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc bồi hoàn toàn bộ số tiền Quỹ Bảo hiểm xã hội sử dụng sai mục đích, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 2: ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 28. Hành vi không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc thoả thuận với người sử dụng lao động không nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định này đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 29. Hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc chữa, tẩy xoá những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội trong hồ sơ; không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do hành vi vi phạm, kể cả tiền lãi của khoản tiền đã hưởng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy tờ kê khai không đúng sự thật.

Điều 30. Hành vi làm giả hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do hành vi vi phạm, kể cả tiền lãi của khoản tiền đã hưởng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 3: ĐỐI VỚI TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CƠ QUAN TỔ CHỨC KHÁC

Điều 31. Hành vi không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không chốt sổ bảo hiểm xã hội đúng hạn cho người lao động theo quy định

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập sổ bảo hiểm xã hội hoặc chốt sổ bảo hiểm xã hội và cấp cho người lao động trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 32. Hành vi không giải quyết chế độ đúng hạn cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc giải quyết chế độ cho người lao động trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 33. Hành vi giải quyết không đúng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả không đúng mức quy định cho người lao động

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc giải quyết đúng chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 34. Hành vi gây phiền hà, trở ngại làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Điều 35. Hành vi của tổ chức bảo hiểm xã hội quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội không đúng quy định

1. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm lần thứ nhất;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ lần thứ hai trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tịch thu lợi nhuận thu được từ việc sử dụng quỹ sai mục đích; buộc khôi phục và hoàn trả số tiền sử dụng không đúng mục đích của Quỹ Bảo hiểm xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 36. Hành vi không cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động hoặc tổ chức Công đoàn yêu cầu; hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà trong việc giải quyết chế độ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp đầy đủ thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 37. Hành vi không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 38. Hành vi báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu tiền đóng vào Quỹ Bảo hiểm xã hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin đúng sự thật trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 39. Hành vi không cấp giấy chứng nhận hoặc cấp giấy chứng nhận sai của các cơ sở y tế, Hội đồng giám định y khoa để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.

2. Phạt tiền:

a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc không thời hạn theo quy định của pháp luật khi vi phạm quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này từ lần thứ hai trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc sửa lại cho đúng, nộp lại giấy chứng nhận sai.

Chương III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định này.

Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội của Thanh tra Nhà nước về lao động

1. Thanh tra viên lao động khi đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra lao động cấp Sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

b) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

Điều 42. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội

1. Đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội mà thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện theo quy định của Nghị định này.

2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các cơ quan khác nhau thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Điều 43. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 40, Điều 41 Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 44. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội và việc thi hành quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 54 đến Điều 68 Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 45. Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định, người có thẩm quyền xử phạt có quyền thực hiện các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật để buộc người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này. Hết thời hạn trên, nếu người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ thì người có thẩm quyền nêu trên yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước, nơi người sử dụng lao động mở tài khoản, trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này để trả cho người lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan, tổ chức liên quan.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn thực hiện khoản 3 Điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội.

Chương IV

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 46. Khiếu nại, tố cáo quyết định xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính.

2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật khi xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội.

3. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 47. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội được khen thưởng theo quy định chung của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Điều 48. Xử lý vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm về pháp luật bảo hiểm xã hội nếu có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 49. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ Điều 18 Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Điều 50. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, VX (5b). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No.135/2007/ND-CP

Hanoi, August 16, 2007

 

DECREE

PROVIDING FOR THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE SOCIAL INSURANCE DOMAIN

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government:
Pursuant to the June 29, 2006 Social Insurance Law;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Subjects of application

1. Vietnamese agencies, organizations and individuals that commit acts of intentionally or unintentionally violating the provisions of the social insurance law, which do not constitute crimes, shall be sanctioned according to the provisions of this Decree.

2. Foreign agencies, organizations and individuals that intentionally or unintentionally commit administrative violations of the social insurance law within the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall also be administratively sanctioned according to the provisions of this Decree. When treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provide for, such treaties prevail.

3. Public officials and employees who commit social insurance-related violations while performing assigned tasks in the social insurance domain, which, however, do not constitute crimes, shall be disciplined according to law on public officials and employees.

Article 3. Principles for sanctioning violations of social insurance law

1. The administrative sanctioning of acts of violating the social insurance law will be effected by competent persons defined in Articles 40 and 41 of this Decree.

Agencies, organizations and individuals shall be administratively sanctioned for acts of violating the social insurance law only when they commit violations specified in Chapter II of this Decree.

2. The administrative sanctioning of acts of violating the social insurance law must be carried out in a swift, fair and resolute manner within the prescribed time limits. When acts of violation are detected, they must be immediately stopped; all consequences of administrative violations must be redressed according to the provisions of law.

3. An act of administrative violation shall be sanctioned only once. A person committing many acts of violation shall be sanctioned for every act of violation. If many persons jointly commit an act of violation, each of the violators shall be sanctioned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Administrative violations committed in cases of emergency circumstances or unexpected incidents or by persons who are suffering a mental disease or other ailments which have deprived them of the capacity to be aware of or control their acts are not sanctioned.

Article 4. Application of forms of sanctioning administrative violations and consequence remedies

1. When sanctioning administrative violations, persons with sanctioning competence may only apply the sanctioning forms and consequence remedies (if any) already prescribed for the acts of violation.

Each act of administrative violation is only subject to one principal sanctioning form. In addition to the principal sanctioning form, one or many additional sanctioning forms and remedies can be applied, depending on the nature and severity of specific violations. Additional sanctioning forms and remedies may only be applied in association with principal sanctioning forms, except for cases where the time limits specified in Clause 1, Articles 10 and 69 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations expire.

2. Caution is a principal sanctioning form which is only applicable to minor, first-time violations involving extenuating circumstances and acts of violation for which the sanctioning form of caution is prescribed.

3. Fine is a principal sanctioning form which is applied as follows: A specific fine level for an act of administrative violation is the average of the fine bracket prescribed for each act of violation; if extenuating circumstances are involved, the fine level may be lower but not below the minimum level of the fine bracket; if aggravating circumstances are involved, the fine level may increase but must not exceed the maximum level of the fine bracket.

4. Definite or indefinite deprivation of the rights to use assorted permits is an additional sanctioning form which may only be applied to cases where agencies, organizations or individuals seriously violate the regulations on the use of assorted permits and to acts of violation for which this sanctioning form is prescribed.

5. Remedies may be applied only when these measures are prescribed for acts of administrative violation and applied in conjunction with principal sanctioning forms, aiming to resolutely handle violations, to get rid of the causes and conditions for recidivism and to remedy the consequences caused by administrative violations.

Article 5. Extenuating circumstances

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violators have voluntarily reported their violations and honestly redeemed their faults.

3. Violations are committed in the state of being mentally incited by illegal acts of other persons.

4. Violations are committed under pressure or due to material or spiritual dependence.

5. Violators are pregnant women, weak old persons, people who suffer ailments or disabilities, which restrict their capacity to cognize or control their acts.

6. Violations are committed in plights of extraordinary difficulty not caused by violators.

7. Violations are committed due to backwardness.

Article 6. Aggravating circumstances

1. Committing violations in an organized manner.

2. Committing violations time and again or relapsing into violations in the social insurance domain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Committing violations in the state of being detoxicated by alcohol, beer or other stimulants.

5. Abusing positions or powers or taking advantage of laborers difficult plights to commit violations.

6. Taking advantage of circumstances of war, natural calamity or other extraordinary difficulties confronted by the society to commit violations.

7. Committing violations while serving criminal judgments or administrative violation-sanctioning decisions.

8. Continuing to commit administrative violations even though competent persons have demanded the termination of such acts.

9. Shirking or covering up acts of administrative violation after they are committed.

Article 7. Sanctioning forms

1. For every act of administrative violation of the social insurance law, violating agencies, organizations and individuals are subject to one of the following principal sanctioning forms:

a/ Caution:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Depending on the nature and severity of their violations, agencies, individuals and organizations that commit administrative violations in the social insurance domain may also be subject to one or both of the following additional sanctioning forms:

a/ Definite or indefinite deprivation of the right to use operation permits as provided of by law;

b/ Confiscation of material evidences and means used for commission of administrative violations.

3. Violating agencies, organizations and individuals are subject to the application of one or more of the following remedies to restore the initial state altered due to their administrative violations:

a/ Compulsory repayment of social insurance premium amounts into the social insurance fund within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit violations in social insurance premium payment defined in Article 134 of the Social Insurance Law:

b/ Compulsory payment of interests on the social insurance premium amounts not yet paid or late paid at the interest rates applicable to activities of investment from the social insurance fund within a year, for employers who have not yet paid or late paid social insurance premiums for 30 days or more;

c/ Compulsory reimbursement of social insurance premiums to laborers within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against employers;

d/ Compulsory modification and re-submission of falsified papers.

4. In addition, violating agencies, organizations and individuals are also subject to the application of other remedies specified in this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations of the social insurance law defined in this Decree is 12 months from the date the administrative violations are committed: past this time limit, the administrative violations will not be sanctioned but are still subject to the application of remedies specified in Clauses 3 and 4, Article 7 of this Decree.

2. If within the time limit prescribed in Clause 1 of this Article the violating agencies, organizations or individuals commit new administrative violations in the social insurance domain or deliberately shirk or delay the sanctioning, this statute of limitations may not be applied; the statute of limitations for sanctioning administrative violation is recounted from the time the new administrative violations are committed or the time the acts of shirking or delaying the sanctioning terminate.

3. For individuals who are subject to legal proceedings or prosecution or have their cases decided to be brought to trial according to criminal procedures but later receive decisions on suspension of investigations or their cases, they shall be administratively sanctioned if their acts show signs of administrative violation; in this case, the sanctioning statute of limitations is three months from the date of issuing the decisions on suspension of investigations or cases.

Article 9. Duration for being considered not having been administratively sanctioned

Agencies, organizations or individuals sanctioned for administrative violations of the social insurance law may be considered not having been administratively sanctioned in the social insurance domain if within 12 months after they have completely served the sanctioning decisions or after the statute of limitations for execution of the sanctioning decisions they do not relapse into violations.

Chapter 2

ACTS OF VIOLATION, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Section 1. FOR EMPLOYERS

Article 10. Acts of failing to pay social insurance premiums for all laborers liable to compulsory social insurance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 7,000.000. when committing the violation against between 11 and 50 laborers;

b/ Between VND 7,000.000 and under 10,000,000, when committing the violation against between 51 and 100 laborers:

c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000. when committing the violation against between 101 and 500 laborers:

d/ Between VND 15,000,000 and 20,000,000. when committing the violation against 501 or more laborers.

3. Additional sanctioning form: Definite deprivation of the right to use operation permits, for employers who violate Point c, Clause 2 of this Article three times or more, or indefinite deprivation of the right to use operation permits, for employers who violate Point d, Clause 2 of this Article three times or more.

4. Remedies: The remedies defined at Points a and b, Clause 3, Article 7 of this Decree are applied to employers who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 11. Acts of failing to pay social insurance amounts according to regulations in w ages of laborers who are not liable to compulsory social insurance

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000. when committing the violation against between 11 and 50 laborers;

b/ Between VND 5,000,000 and under 7,000,000, when committing the violation against between 51 and 100 laborers;

c/ Between VND 7,000.000 and under 10,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 10,000,000 and 15,000,000, when committing the violation against 501 or more laborers.

3. Additional sanctioning form; Definite deprivation of the right to use operation permits, for employers who commit the violation defined at Point c, Clause 2 of this Article three times or more, or indefinite deprivation of the rights to use operation permits, for employers who commit the violation defined at Point d, Clause 2 of this Article three times or more.

4. Remedy: The remedy defined at Point c, Clause 3, .Article 7 of this Decree is applied to employers who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 12. Acts of paying social insurance premiums not for all laborers liable to compulsory social insurance

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/Between VND 3,000.000 and under 5,000,000, when committing the violation against between 51 and 100 laborers;

c/ Between VND 5,000,000 and under 10,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 10,000,000 and 15,000,000, when committing the violation against 501 or more laborers.

3. Additional sanctioning form: Definite deprivation of the right to use operation permits, for employers who commit the violation defined at Point c, Clause 2 of this Article three time or more, or indefinite deprivation of the right to use operation permits, for employers who commit the violation defined at Point d, Clause 2 of this Article three times or more.

4. Remedies: The remedies defined at Points a and b, Clause 3, Article 7 of this Decree are applied to employers who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 13. Acts of failing to pay social insurance premiums within the prescribed time limit

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 700,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 700,000 and under 2,000,000, when committing the violation against between 11 and 50 laborers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Between VND 4,000,000 and under 7,000,000. when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 7,000,000 and 12,000,000, when committing the violation against 501 or more laborers.

3. Remedies: The remedies defined at Points a and b, Clause 3, Article 7 of this Decree are applied to employers who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 14. Acts of paying social insurance premiums below prescribed levels

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 500,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 500,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between 11 and 50 laborers;

b/ Between VND 1,000,000 and under 3,000,000, when committing the violation against between 51 and 100 laborers;

c/ Between VND 3,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Remedies: The remedies defined at Points a and b, Clause 3, Article 7 of this Decree are applied to employers who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 15. Acts of giving certifications or making lists at variance with reality for laborers to enjoy allowances for ailment, maternity, labor accidents or occupational diseases

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1.000.000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation involving between 11 and 50 laborers;

b/ Between VND 5,000,000 and under 10,000,000, when committing the violation involving between 51 and 100 laborers;

c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000, when committing the violation involving between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 15,000,000 and 20,000,000, when committing the violation involving 501 or more laborers.

3. Remedies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Compulsory modification, re-submission of papers improperly certified by employers.

Article 16. Acts of falsely certifying the social insurance payment duration and levels of laborers

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation involving between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 1,000.000 and under 5,000.000, when committing the violation involving between 11 and 50 laborers:

b/ Between VND 5,000,000 and under 10,000,000, when committing the violation involving between 51 and 100 laborers;

c/ Between VND 10,000.000 and under 15,000,000, when committing the violation involving between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 15,000,000 and 20,000,000, when committing the violation involving 501 or more laborers.

3. Remedies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Compulsory modification, re-submission of papers improperly certified by employers within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 17. Acts of failing to compile dossiers or failing to carry out procedures for laborers to enjoy social insurance benefits within 30 days after the conclusion of labor contracts, working or recruitment contracts

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000. when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation against between 11 and 50 laborers;

b/ Between VND 5,000,000 and under 10,000,000, when committing the violation against between 51 and 100 laborers:

c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers:

d/ Between VND 15,000,000 and 20,000,000, when committing the violation against 501 or more laborers.

3. Remedy: Forced performance of the obligations to compile and complete dossiers, to carry out the procedures for laborers within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when commuting the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation against between 11 and 50 laborers:

b/ Between VND 5,000,000 and under 10,000.000, when committing the violation against between 51 and 100 laborers:

c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000. when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 15,000,000 and 20,000,000, when committing the violation against 501 or more laborers.

3.,Remedy: Compulsory payment of social insurance allowances to laborers within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 19. Acts of delaying the payment to social insurance beneficiaries after 30 days counting from the date of receiving the payment decisions of social insurance organizations (ailment, maternity, labor accident and occupational disease allowances)

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation involving between 11 and 50 laborers;

b/ Between VND 5,000,000 and under 10,000,000, when committing the violation involving between 51 and 100 laborers;

c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000, when committing the violation involving between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 15,000,000 and 20,000,000, when committing the violation involving 501 or more laborers.

3. Remedy: Compulsory payment of social insurance amounts to laborers within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 20. Acts of failing to submit dossiers for social insurance organizations to grant social insurance books to laborers

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation against between 11 and 50 laborers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 15,000,000 and 20,000,000, when committing the violation against 501 or more laborers.

3. Remedy: Compulsory compilation and submission of dossiers for grant of social insurance books to laborers within 15 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 21. Acts of failing to pay social insurance money on time to laborers when the laborers no longer work

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation against between 11 and 50 laborers;

b/ Between VND 5,000,000 and under 10,000,000. when committing the violation against between 51 and 100 laborers;

c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Remedy: Compulsory return of social insurance books to laborers within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 22. Acts of breaching the liability to preserve social insurance books during the working duration of laborers, leading to the loss, damage, modification, erasure thereof

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation against between 11 and 50 laborers;

b/ Between VND 5,000,000 and under 10,000,000. when committing the violation against between 51 and 100 laborers;

cl Between VND 10,000,000 .and under 15,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers:

d/ Between VND 15,000.000 and 20,000,000, when committing the violation against 501 or more laborers.

3. Remedy: Compulsory completion of procedures to request competent bodies to re-grant social insurance books in replacement of damaged ones to laborers within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between I and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation against between 11 and 50 laborers:

b/ Between VND 5,000,000 and under 10,000,000, when committing the violation against between 51 and 100 laborers:

c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 15,000,000 and 20,000,000, when committing the violation against 501 or more laborers.

3. Remedy: Compulsory sending of laborers for examination of working capacity reduction levels at Medical Examination Councils within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 24. Acts of failing to supply documents and information on social insurance at the request of competent state bodies

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 1,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25. Acts of making untruthful reports, supplying false information and data on social insurance to competent state bodies and local social insurance organizations

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 1,000,000.

2. Remedy: Forced supply of truthful information within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violation defined in Clause 1 of this Article.

Article 26. Acts of failing to supply documents and information on payment of laborers social insurance premiums upon request of laborers or trade union organizations

1. Caution or a fine of between VND 100.000 and 1,000,000.

2. Remedy: Forced supply of information within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violation defined in Clause 1 of this Article.

Article 27. Acts of using social insurance fund for improper purposes

1. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation for the first time:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Remedy: Compulsory repayment of the entire social insurance fund amounts used for improper purposes within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violation defined in Clause 1 of this Article.

Section 2. FOR LABORERS

Article 28. Acts of failing to pay. late paying compulsory social insurance premiums or agreeing with employers not to pay compulsory social insurance premiums

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 1,000,000.

2. Remedy: The remedy defined at Point a, Clause 3, Article 7 of this Decree is applied to persons who commit the violation defined in Clause 1 of this Article.

Article 29. Acts of making untruthful declarations or modifying, erasing contents related to social insurance entitlement in dossiers; failing to supply information or supplying false information to employers, social insurance organizations and state management bodies

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 1,000,000.

2 Remedies:

a/ Forced reimbursement of the social insurance money amounts received through violation acts, including interests thereon, within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violation defined in Clause 1 of this Article:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30. Acts of forging dossiers to enjoy social insurance benefits, which are not serious enough for penal liability examination

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 1,000,000.

2. Additional sanctioning form: Confiscation of forged dossiers and means, instruments used for forgery of dossiers.

3. Remedy: Forced reimbursement of the social insurance amounts received through acts of violation, including interests thereon, within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violation defined in Clause 1 of this Article.

Section 3. FOR SOCIAL INSURANCE ORGANIZATIONS AND OTHER ORGANIZATIONS AND AGENCIES

Article 31. Acts of failing to grant social insurance books or failing to close social insurance books on time for laborers according to regulations

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation against between 11 and 50 laborers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 15,000,000 and 20,000.000, when committing the violation against 501 or more laborers.

3. Remedy: Forced compilation of social insurance books or closure of social insurance books and grant of social insurance books to laborers within 15 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 32. Acts of failing to settle regimes on time for social insurance-participating laborers

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation against between 11 and 50 laborers;

b/ Between VND 5,000,000 and under 10,000,000, when committing the violation against between 51 and 100 laborers:

c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Remedy: Forced settlement of regimes for laborers within 15 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 33. Acts of improperly settling social insurance regimes, making payment against regulations to laborers

1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 1,000,000.

2. Remedy: Forced proper settlement of social insurance regimes for laborers within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violation defined in Clause 1 of this Article.

Article 34. Acts of causing inconveniences or obstacles, thus harming the lawful rights and interests of laborers or employers Caution or a fine of between VND 100,000 and 1,000,000.

Article 35. Social insurance organizations acts of managing or using the social insurance fund in contravention of regulations

1. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000, when committing the violation for the first time;

b/ Between VND 5,000,000 and 10,000,000, when committing the violation for the second time on.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36. Acts of failing to fully and promptly supply information on payment of social insurance premiums, rights to enjoy and procedures to implement the social insurance upon request of laborers or Trade Union organizations: acts of harassing, causing difficulties and inconvenience in the settlement of regimes

1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000.

2. Remedy: Forced supply of adequate information within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violation defined in Clause 1 of this Article.

Article 37. Acts of failing to report to competent state bodies on the management and use of the social insurance fund

1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 10,000,000.

2. Remedy: Forced supply of information within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violation defined in Clause 1 of this Article.

Article 38. Acts of making untruthful reports, supplying false information and data on money paid into the social insurance fund

1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 10,000,000.

2. Remedy: Forced supply of truthful information within 5 working days after the sanctioning decisions are issued against persons who commit the violation defined in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Caution or a fine of between VND 100,000 and under 1,000,000, when committing the violation against between 1 and 10 laborers.

2. Fine:

a/ Between VND 1,000,000 and under 5,000,000. when committing the violation against between 11 and 50 laborers;

b/ Between VND 5,000,000 and under 10,000,000, when committing the violation against between 51 and 100 laborers;

c/ Between VND 10,000,000 and under 15,000,000, when committing the violation against between 101 and 500 laborers;

d/ Between VND 15,000,000 and 20,000,000, when committing the violation against 501 or more laborers.

3. Additional sanctioning form: Definite or indefinite deprivation of the rights to use operation permits under the provisions of law, when committing the violations defined at Points b, c and d, Clause 2 of this .Article twice or more.

4. Remedy: Forced modification, re-submission of improper written certification.

Chapter 3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 40. Competence of presidents of Peoples Committees at different levels to sanction administrative violations in the social insurance domain

1. Presidents of Peoples Committees of urban districts, rural districts, provincial towns or cities have the powers:

a/ To impose caution or a fine of up to VND 20,000,000;

b/ To apply additional sanctioning forms specified in Clause 2, Article 7 of this Decree;

c/ To apply remedies specified in Clause 3, Article 7 of this Decree.

2. Presidents of provincial/municipal Peoples Committees have the powers:

a/ To impose caution or a fine of up to VND 20,000,000;

b/ To apply additional sanctioning forms specified in Clause 2, Article 7 of this Decree;

c/ To apply remedies specified in Clauses 3 and 4, Article 7 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Labor inspectors, while performing the official duties, have the powers:

a/ To impose caution or a fine of up to VND 200,000;

b/ To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations, which are valued at up to VND 2,000,000;

c/ To apply remedies specified in Clause 3, Article 7 of this Decree.

2. Chief labor inspectors of the provincial/municipal Service level have the powers:

a/ To impose caution or a fine of up to VND 20,000,000;

b/ To apply the additional sanctioning form defined in Clause 2, Article 7 of this Decree;

c/ To apply remedies specified in Clause 3, Article 7 of this Decree.

3. The chief inspector of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs has the powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To apply additional sanctioning forms defined in Clause 2, Article 7 of this Decree;

c/ To apply remedies defined in Clause 3, Article 7 of this Decree.

Article 42. Principles for determination of competence to sanction social insurance- related administrative violations

1. For social insurance- related administrative violations falling under the handling competence of many persons, the sanctioning thereof shall be carried out by the first recipient of the cases as provided for by this Decree.

2. In case of sanctioning a person who commits many acts of administrative violation, the sanctioning competence is determined on the following principles:

a/ If the sanctioning form and level prescribed for each act fall under the sanctioners competence, the sanctioning competence still belong to such sanctioner;

b/ If the sanctioning form and level prescribed for one of those acts go beyond the sanctioners competence, such sanctioner must transfer the dossier of the violation case to authorities having the sanctioning competence;

c/ If those acts fall under the sanctioning competence of many persons in different agencies, the sanctioning competence belongs to the competent president of the Peoples Committee of the locality where the violations are committed.

Article 43. Authorized sanctioning of administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 44. Procedures for sanctioning administrative violations and enforcing sanctioning decisions

The procedures for administrative sanctioning of acts of violating the social insurance law and enforcement of sanctioning decisions comply with the provisions of Articles 54 thru 68, Chapter VI of the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations of the National Assembly Standing Committee.

Article 45. Ensuring the fulfillment of employers obligations

1. Within 30 days after the issuance of decisions, the persons with sanctioning competence may apply administrative measures prescribed by law to compel employers to fulfill their financial obligations under the decisions to sanction social insurance-related administrative violations under the provisions of this Decree. Past this time limit, if employers fail to fulfill their obligations, the above-mentioned competent persons may request banks, other credit institutions or state treasuries where the employers open their accounts to deduct from their deposit accounts the unpaid or late paid amounts and interests thereon for payment to laborers, social insurance organizations or relevant agencies or organizations.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry, the State Bank of Vietnam and concerned agencies and organizations in, guiding the implementation of Clause 3, Article 138 of the Social Insurance Law.

Chapter 4

COMMENDATION AND REWARD, HANDLING OF VIOLATIONS, COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

Article 46. Complaints, denunciations about decisions to sanction administrative violations and settlement of complaints and denunciations

1. Agencies, organizations and individuals sanctioned for administrative violations or their lawful representatives are entitled to complain about decisions on sanctioning of administrative violations, decisions on application of measures to secure the sanctioning of administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The competence, procedures, order, time limit for lodging complaints, denunciations and settling complaints and denunciations comply with the provisions of law on complaints and denunciations.

Article 47. Commendation and reward

Agencies, organizations and individuals that record merits in preventing and combating administrative violations of the social insurance law, will be commended and rewarded according to the law on emulation and commendation.

Article 48. Handling of violations

1. If persons who are competent to administratively sanction acts of violating the social insurance law commit acts of harassment, toleration, covering up, non-sanctioning or untimely, improper or ul travires sanctioning, they shall be disciplined or examined for penal liability, depending on the nature and severity of their violations: if causing damage, they shall pay compensation in accordance with law.

2. If persons who are administratively handled for acts of the violating the social insurance law commit acts of hindering or opposing officials on duty, delaying or shirking the execution of sanctioning decisions or other violation acts, they shall be administratively handled or examined for penal liability, depending on the nature and severity of their violations; if causing damage, they shall pay compensation in accordance with law.

Chapter 5

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 49. Implementation effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To cancel Article 18 of the Governments April 16, 2004 Decree No. 113/2004/ND-CP providing the administrative sanctioning of acts of violating the labor law.

Article 50. Guidance and implementation responsibilities

1. The Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs shall, within the ambit of its functions, tasks and powers, guide, organize and inspect the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal Peoples Committees, and concerned agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 135/2007/NĐ-CP ngày 16/08/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.421

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.142.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!