CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
57/2005/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2005
|
NGHỊ
ĐỊNH
57/2005/NĐ-CP CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIỐNG CÂY TRỒNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ
Thủy sản,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định
này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.
2. Vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng là những hành vi của tổ chức, cá nhân
vi phạm quy định của pháp luật về giống cây trồng một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm
các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống cây trồng
mà không phải là tội phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của
Nghị định này. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng bao gồm:
a) Vi phạm
các quy định về quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn gen giống cây trồng;
b) Vi phạm
các quy định về khảo nghiệm, công nhận giống cây trồng mới và bình tuyển, công
nhận cây đầu dòng;
c) Vi phạm
các quy định về bảo hộ giống cây trồng mới;
d) Vi phạm
các quy định về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
đ) Vi phạm
các quy định về quản lý chất lượng giống cây trồng;
e) Vi phạm
các quy định quản lý hành chính về giống cây trồng.
3. Các hành
vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực giống cây trồng không trực tiếp quy định
tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định các Nghị định khác của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử
phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành
chính do mình gây ra trong lĩnh vực giống cây trồng quy định tại pháp luật xử
lý vi phạm hành chính và quy định tại chương II của Nghị định này.
2. Tổ chức
bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng
do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định
cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của
người đó theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức,
cá nhân nước ngoài vi phạm hành chính thuục lĩnh vực giống cây trồng trong phạm
vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này. Trường
hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thỡ th?c hi?n
theo di?u u?c qu?c t? dú.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
Nguyên tắc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng được áp dụng theo các
quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 3 Nghị
định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
Các tình tiết
giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối
với các hành vi vi phạm các quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện
theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính năm 2002.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng là 01 năm, kể từ ngày vi
phạm hành chính được thực hiện; trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu giống cây
trồng hoặc vi phạm hành chính là hành vi sản xuất, buôn bán giống cấm, giống giả
thì thời hiệu là 02 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành
chính
Thời hạn được
coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng áp dụng
theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002,
Điều 7 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002.
Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi
hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các
hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền
tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng là
30.000.000 đồng.
2. Ngoài
hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng còn có thể bị áp dụng một hoặc
các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền
sử dụng chứng chỉ chuyên môn có thời hạn hoặc không thời hạn;
b) Tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức
xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trong trường hợp cần thiết
tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện
pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi
phục hoặc khắc phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra;
b) Buộc tiêu
huỷ những giống cây trồng gây hại cho sản xuất, sức khoẻ con người, gây ô nhiễm
môi trường;
c) Buộc đưa
ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất những giống cây trồng nhập khẩu
ngoài Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được sự
chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản;
Tổ chức, cá
nhân vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện các biện pháp nói trên.
Chương 2:
HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC
PHẠT CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 8. Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng và bảo tồn
nguồn gen cây trồng trong các khu bảo tồn
1. Phạt tiền
từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác hoặc sử dụng nguồn
gen trong khu bảo tồn vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng hoặc
chiếm đoạt nguồn gen trong khu bảo tồn mà không được phép của cơ quan có thẩm
quyền.
3. Phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại nguồn gen giống
cây trồng trong khu bảo tồn.
4. Hình thức
xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch
thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản
2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc khắc
phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 9. Vi phạm các quy định về thu thập, bảo tồn nguồn gen cây
trồng quý hiếm nằm trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
việc thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm theo quy định.
2. Phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt nguồn gen cây
trồng quý hiếm.
3. Phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại nguồn gen cây
trồng quý hiếm.
4. Hình thức
xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu
tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều này;
b) Buộc khắc
phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm các quy định về trao đổi quốc tế nguồn gen cây
trồng quý hiếm
1. Phạt tiền
từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi quốc tế nguồn
gen cây trồng quý hiếm không đúng với văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
2. Phạt tiền
từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi quốc tế nguồn
gen quý hiếm mà không được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
3. Hình thức
xử phạt bổ sung:
Tịch thu
tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này.
Điều 11. Vi phạm các quy định về khảo nghiệm giống cây trồng
mới
1. Phạt tiền
từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm
không đủ các điều kiện khảo nghiệm theo quy định.
2. Phạt tiền
từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện dịch vụ khảo
nghiệm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
3. Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm không đúng
quy phạm khảo nghiệm đã quy định.
4. Phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi công bố sai kết quả khảo
nghiệm.
5. Hình thức
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước
quyền sử dụng không thời hạn giấy công nhận đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây
trồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc phải bảo đảm các điều kiện khảo nghiệm đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc phải
khảo nghiệm đúng quy phạm đã ban hành đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều
này.
Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng giống cây trồng mới
đang trong quá trình khảo nghiệm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng
đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa giống cây trong đang trong quá trình khảo
nghiệm ra sản xuất thử quá diện tích quy định cho phép.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự đưa ra sản xuất thử giống cây trồng đang
trong quá trình khảo nghiệm mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
3. Biện pháp
khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực
hiện theo đúng quy định về khảo nghiệm và sản xuất thử giống cây trồng mới;
b) Buộc bồi
thường thiệt hại cho người sử dụng giống nếu nguyên nhân thiệt hại do giống mới
gây ra.
Điều 13. Vi phạm các quy định về bình tuyển, công nhận, quản
lý cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống
1. Phạt tiền
từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các vi phạm quy chế về bình tuyển,
công nhận, quản lý cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống.
2. Phạt tiền
từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm công nhận cây mẹ, cây đầu
dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống không qua bình tuyển.
3. Phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các vi phạm không thực hiện đúng
quy định về quản lý, sử dụng, khai thác cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây
lâm nghiệp, rừng giống.
4. Biện
pháp khắc phục hậu quả:
a) Huỷ bỏ
quyết định công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống
không đúng quy định đối với vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực
hiện theo quy chế bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây
lâm nghiệp, rừng giống;
c) Buộc thực
hiện đúng quy định về quản lý, khai thác cây đầu dòng, cây mẹ, vườn giống cây
lâm nghiệp, rừng giống theo quy định đối với vi phạm tại khoản 3 Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về quyền của chủ sở hữu văn bằng
bảo hộ giống cây trồng mới
1. Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi
không được sự đồng ý của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ :
a) Sản xuất
hay nhân giống;
b) Chế biến
giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hay
các hình thức trao đổi khác;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ nhằm
thực hiện các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c, d, và đ khoản này.
2. Hình thức
xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang
vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
này.
Điều
15. Vi phạm các quy định về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở
hữu văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
1. Phạt tiền
từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý
gây cản trở không thực hiện việc chuyển giao giống cây trồng mới đã được bảo hộ
vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng;
b) Thực hiện
các quyền của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ trong thời gian văn bằng bảo hộ giống
cây trồng mới bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực;
c) Không cung
cấp vật liệu nhân giống đã được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
2. Biện pháp
khắc phục hậu quả:
Buộc phải cung cấp vật
liệu nhân giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 16. Vi phạm các quy định về điều kiện sản xuất giống cây
trồng chính với mục đích thương mại
1. Phạt tiền
từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Địa điểm
sản xuất không phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loài cây trồng, từng cấp
giống; hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về
thuỷ sản;
b) Không có cơ
sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất
từng loài cây trồng, từng cấp giống;
c) Không có kỹ
thuật viên được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thực
vật.
2. Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống cây trồng
không có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh hoặc giống
cây trồng chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức.
3. Hình thức
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch
thu giống của cơ sở sản xuất giống vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc khắc
phục những sai phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 17. Vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh giống
cây trồng chính đối với cơ sở thuộc diện phải đăng ký kinh doanh
1. Phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có địa
điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với từng loài cây trồng, từng
cấp giống theo quy định;
b) Không
có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh
doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng;
c) Vi phạm
các quy định về vệ sinh môi trường.
2. Việc xử phạt
đối với hành vi kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó
có mặt hàng giống cây trồng được áp dụng theo quy định tại Nghị định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
3. Phạt tiền
từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh giống cây trồng
chính không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh
doanh hoặc giống chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận
chính thức.
4. Hình thức
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu
giống của cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản
3 Điều này;
b) Buộc khắc
phục những sai phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 18. Vi phạm các quy định về sản xuất giống cây trồng
không theo đúng tiêu chuẩn, quy trình nhân giống, phục tráng giống do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1. Phạt tiền
từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hạt giống các cây
trồng chính không theo đúng tiêu chuẩn quy trình, quy phạm sản xuất giống từng
cấp đã quy định; quy trình nhân giống; không theo đúng quy trình phục tráng giống
đã quy định.
2. Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân giống
cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp bằng phương pháp vô tính
không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được bình tuyển và công nhận;
b) Sản xuất
giống cây lâm nghiệp không sử dụng hạt giống từ cây mẹ, từ vườn giống hoặc rừng
giống đã qua bình tuyển và được công nhận.
3. Hình thức
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Không
cho phép sử dụng làm giống đối với lô giống vi phạm ở khoản 1 Điều này;
b) Tịch
thu hoặc tiêu huỷ lô giống vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực
hiện theo quy trình nhân giống hoặc phục tráng giống của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành.
Điều 19. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu
giống cây trồng nhằm mục đích kinh doanh
1. Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng
ngoài Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh mà không đúng với
nội dung văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
2. Phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng
nhằm mục đích kinh doanh ngoài Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh
doanh và chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản đồng ý bằng
văn bản.
3. Phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống cây trồng
thuộc Danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu không đúng với nội dung đã được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản đồng ý bằng văn bản.
4. Phạt tiền
từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống cây trồng
thuộc Danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu khi chưa được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản đồng ý bằng văn bản.
5. Phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhập khẩu
nguồn gen, giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khoẻ con người, môi trường,
hệ sinh thái;
b) Xuất khẩu
trái phép nguồn gen cây trồng quí hiếm.
6. Hình thức
xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu
giống cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 và điểm b
khoản 5 Điều này;
b) Buộc tái
xuất đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này;
c) Buộc
tiêu huỷ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Điều 20. Vi phạm các quy định về nhãn hàng hoá và nhãn
hiệu hàng hoá giống cây trồng trong kinh doanh
1. Phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán giống
cây trồng có nhãn hàng hoá nhưng mờ không đọc được các chỉ số theo quy định.
2. Phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán giống cây trồng không
có nhãn hàng hoá hoặc không có tài liệu kèm theo.
3. Phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán giống
cây trồng mà trên nhãn hàng hoá ghi không đúng tên giống, cấp giống và xuất xứ
thực tế của giống.
4. Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán giống cây trồng có
nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá giống cây trồng của
cơ sở khác đã đăng ký bảo hộ.
5. Những vi
phạm khác về nhãn hiệu hàng hoá thì xử phạt theo quy định tại các Nghị định của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
6. Hình thức
xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu
bao bì ghi nhãn, nhãn hàng hoá vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này;
b) Buộc ghi lại
nhãn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định.
Điều 21. Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo
giống cây trồng
1. Phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thông tin, quảng cáo sai sự
thật về giống cây trồng hoặc quảng cáo giống cây trồng không có trong Danh mục
giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh, giống chưa được công nhận chính
thức.
2. Phạt tiền
từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều
này đối với giống cây trồng chính.
Điều 22. Vi phạm các quy định về công bố tiêu chuẩn chất
lượng trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng
1. Phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn
chất lượng giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng phải áp dụng tiêu chuẩn
Việt Nam hoặc Danh mục giống cây trồng phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.
2. Biện
pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải
công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng theo đúng quy định.
Điều 23. Vi phạm các quy định về công bố chất lượng giống cây
trồng phù hợp tiêu chuẩn
1. Phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi công bố chất lượng giống
cây trồng phù hợp tiêu chuẩn đối với giống cây trồng không có trong Danh mục giống
cây trồng phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, nhưng không có kết qủa tự
đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả đánh giá của cơ sở kiểm định, kiểm
nghiệm được công nhận.
2. Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố chất lượng giống
cây trồng phù hợp tiêu chuẩn đối với giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây
trồng phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, nhưng không có giấy
chứng nhận chất lượng hợp lệ của cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận.
3. Những vi phạm khác về
chất lượng giống cây trồng thì xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá.
4. Biện pháp
khắc phục hậu quả:
Buộc phải
công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn theo đúng quy định.
Điều 24. Vi phạm các quy định về kiểm định, kiểm nghiệm
chất lượng giống cây trồng
1. Phạt tiền
từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm chất
lượng giống cây trồng không đủ điều kiện nhưng vẫn thực hiện dịch vụ kiểm định,
kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống cây trồng.
2. Phạt tiền
từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm chưa
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đã tiến hành dịch vụ kiểm định,
kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống cây trồng.
3. Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kiểm định, kiểm nghiệm chất
lượng giống cây trồng không đúng phương pháp, quy phạm kiểm định, kiểm nghiệm
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản quy định.
4. Phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả kiểm định,
kiểm nghiệm sai sự thật.
5. Hình thức
xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Huỷ bỏ
hiệu lực của giấy chứng nhận chất lượng giống cây trồng do vi phạm tại khoản 1,
khoản 2 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực
hiện đúng quy trình đối với vi phạm tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc bồi
thường thiệt hại vật chất cho người sử dụng giống đối với vi phạm tại khoản 4
Điều này mà nguyên nhân thiệt hại do chất lượng giống cây trồng gây nên.
Điều 25. Vi phạm các quy định
về quản lý hành chính giống cây trồng
1. Phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sửa chữa, tẩy
xoá các loại giấy tờ sau:
a) Chứng nhận
đăng ký kinh doanh giống cây trồng;
b) Giấy chứng
chỉ chuyên môn;
c) Các văn bản
cho phép, công nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành như: giấy tờ về xuất khẩu,
nhập khẩu giống cây trồng; giấy tờ xác nhận về tiêu chuẩn; giấy tờ về danh mục
giống cây trồng; giấy tờ về khảo nghiệm.
2. Phạt tiền
từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng giấy
chứng chỉ chuyên môn.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai man hồ sơ để xin cấp
các loại giấy quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả các loại giấy
quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.
5. Hình thức
xử phạt bổ sung:
Tịch thu và
tước quyền sử dụng các loại giấy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của
Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra
viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;
b) Tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến
2.000.000 đồng;
c) áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 7 Nghị định
này.
2. Chánh
Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quyền:
a) Phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Tước quyền
sử dụng giấy chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận chuyên môn thuộc thẩm quyền;
c) Tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 7 Nghị định
này.
3. Chánh
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quyền:
a) Phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tước quyền
sử dụng giấy chứng nhận chuyên môn thuộc thẩm quyền;
c) Tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d khoản 3 Điều 12 của
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và điểm a, b khoản 3 Điều 7 Nghị định
này.
Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân
dân các cấp
Chủ tịch ủy ban
nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây
trồng theo quy định tại các Điều 28, Điều 29 và Điều 30 Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính năm 2002.
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
Ngoài những người quy định
tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt
theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 nếu phát hiện các
hành vi vi phạm hành chính về giống cây trồng liên quan đến lĩnh vực, ngành
mình quản lý thì có quyền xử phạt theo thẩm quyền đã được quy định.
Điều 29. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giống cây trồng
1. Trong trường
hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử lý
do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Thẩm quyền
xử phạt của những người quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định này là thẩm
quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.
Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được
xác định căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền quy định đối với từng hành
vi vi phạm cụ thể.
Trong trường
hợp ngoài hình thức phạt tiền còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc
đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm
hành chính cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Cục trưởng Cục Hải quan hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng
cục Hải quan xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 30, điểm đ khoản 3, điểm đ
khoản 4 Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong trường
hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền
xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Nếu hình
thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của
người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình
thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền
của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử
phạt;
c) Nếu các
hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì
quyền xử phạt thuộc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Điều
30. ủy quyền xử phạt vi phạm
hành chính
Trong trường hợp những
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 và Điều 27
Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Chương 4:
Điều 31. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Thủ tục,
trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng thực hiện
theo quy định tại Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính.
2. Tổ chức,
cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại nơi thu trong quyết định xử phạt và được
nhận biên lai thu tiền phạt. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên
biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá
nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt và được
nhận biên lai thu tiền phạt.
3. Trừ trường
hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt tại chỗ (theo thủ tục đơn giản), các
hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ
đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn theo quy định hiện
hành.
4. Khi áp dụng
các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện đúng các thủ tục quy định tại
Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính bị tịch thu phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 61 Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính.
5. Khi áp dụng
hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng chỉ hành nghề phải thực hiện
theo quy định tại Điều 59 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6. Chế độ quản
lý, sử dụng tiền phạt thu được từ xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy
định của Nhà nước.
Điều 32. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức,
cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp
hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền ra quyết định trong thời hạn
quy định tại Điều 64 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức,
cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử
phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp quy định tại Điều 66 Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế, cơ quan và người
có thẩm quyền phải tuân theo trình tự, thủ tục cưỡng chế quy định tại Điều 67
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 33. áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
1. Để ngăn chặn kịp thời
các hành vi vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giống cây trồng, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp ngăn
chặn vi phạm hành chính theo Điều 43 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, trình tự,
thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng được thực hiện theo quy
định tại Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Chương 5:
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM
Điều 34. Khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức,
cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có
quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng
các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân có
quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của
người có thẩm quyền khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.
3. Thẩm quyền,
thủ tục, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện
theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 35. Khen thưởng
1. Tổ chức,
cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giống cây trồng được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi
đua, khen thưởng.
2. Nghiêm cấm sử dụng
tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị
tịch thu để trích thưởng.
Điều 36. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền
xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng mà có hành vi sách nhiễu,
dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý vượt thẩm quyền quy định, chiếm đoạt,
sử dụng trái phép tiền bạc, làm cản trở lưu thông hàng hoá hợp pháp gây thiệt hại
cho các tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt nếu để quá thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại
Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 10 Nghị định số
134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Điều 37. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành
chính
Người bị xử lý vi phạm
hành chính nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, cố tình trì hoãn, trốn
tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực
thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 39. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm
hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận :
- Ban Bí thư Trung ương Đảng,
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP,
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương,
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội,
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng,
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Toà án nhân dân tối cao,
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
- Học viện Hành chính quốc gia,
- Công báo,
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc,
- Lưu: NN (5b), Văn thư.
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
|