BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
70/TTLT
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 11 năm 1992
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 70/TTLT NGÀY 14
THÁNG 11 NĂM 1992 VỀ VIỆC PHỐI HỢP KIỂM TRA,KIỂM SOÁT VÀ THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG
HOÁ, VẬN CHUYỂN
TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT
Thời gian qua, thi hành luật thuế,
Chỉ thị số 80/CT của Hội đồng Bộ trưởng, các quy định của Nhà nước về vận chuyển
đường sắt, cơ quan thuế các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với ngành đường sắt,
tổ chức kiểm tra, kiểm soát thu thuế đối với hàng hoá vận chuyển trên đường sắt
đạt nhiều kết quả. Phát hiện và xử lý nhiều vụ buôn bán trốn lậu thuế truy thu
cho ngân sách Nhà nước hàng tỉ đồng. Để tạo điều kiện cho cơ quan thuế thực hiện
nhiệm vụ, nhiều nơi, nhiều ngành đường sắt đã thu xếp cho cơ quan thuế vị trí
xây dựng trạm, bố trí địa điểm kiểm tra, thuận tiện cho cán bộ thuế được vào kiểm
tra, kiểm soát trên sân ga, trên tàu; phát hiện và giúp cơ quan thuế truy bắt
các trường hợp buôn bán trốn lậu thuế.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều nơi sự
phối hợp giữa hai ngành chưa tốt, như: không cho cơ quan thuế đặt trạm kiểm
soát, không cho cán bộ thuế vào kiểm soát trên sân ga, bao che cho chủ hàng trốn
lậu thuế. Cán bộ thuế thì kiểm tra, kiểm soát tràn lan gây khó khăn cho việc vận
chuyển hàng hoá và hành khách của nhà ga...
Để thi hành nghiêm chỉnh các luật
thuế, Chỉ thị 80/CT của Hội đồng Bộ trưởng, Chỉ thị 01/TTg của Thủ tướng Chính
phủ và các quy định của Nhà nước về vận chuyển đường sắt và trật tự an toàn vận
chuyển đường sắt; Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải yêu cầu ngành thuế và
ngành đường sắt Việt Nam tổ chức phối hợp kiểm tra, kiểm soát thu thuế, thu cước
đối với hàng hoá vận chuyển trên tuyến đường sắt như sau:
I- NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Tổng cục Thuế có trách nhiệm
chỉ đạo cơ quan thuế các tỉnh, thành phố tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để
kiểm tra, kiểm soát thu thuế đối với hàng hoá vận chuyển trên các tuyến đường sắt,
nhằm chống thất thu thuế có kết quả, bảo đảm an toàn trật tự trong vận hành
khách, hành lý và hàng hoá.
2. Liên hiệp đường sắt Việt Nam
có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành giúp đỡ, tạo
điều kiện cho cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thu thuế đối với hàng
hoá vận chuyển trên tàu. Phối hợp với cơ quan thuế phổ biến, hướng dẫn chính
sách thuế và các văn bản liên quan về thuế để CBCNV ngành đường sắt cùng phối hợp
trong việc chống thất thu thuế.
3. Trong quá trình thi hành nhiệm
vụ, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của các luật thuế, Chỉ thị số
80/CT của Hội đồng Bộ trưởng, Chỉ thị số 01/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các
quy định của Nhà nước về vận chuyển hàng hoá và trật tự an toàn vận chuyển đường
sắt, tổ chức, cá nhân nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
II- QUYỀN HẠN
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ
1. Cơ quan thuế các tỉnh, thành
phố trong điều kiện bình thường được kiểm tra, kiểm soát hàng hoá thu thuế tại:
- Các phòng đợi tàu.
- Cửa ra vào ga.
- Nơi gửi hàng hoá hành lý.
Trong trường hợp đặc biệt và ở
các tuyến trọng điểm, có sự thoả thuận của Liên hiệp đường sắt Việt Nam thì được
kiểm tra, kiểm soát hàng hoá thu thuế tại:
- Trong sân ga.
- Trên tàu dừng lại ở ga hoặc tại
ga xuất phát.
2. Thủ trưởng cơ quan thuế phải
thông báo danh sách cán bộ nhân viên thuế làm nhiệm vụ thu thuế trên các tuyến
đường sắt cho nhà ga biết.
Cán bộ nhân viên thuế trong khi
làm nhiệm vụ phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, số hiệu của ngành thuế.
Những cán bộ thuế không được
giao nhiệm vụ kiểm soát thu thuế tại các nhà ga hay trên tàu, nhưng phát hiện
có vụ buôn lậu trốn thuế, thì cán bộ thuế đó phải báo cho nhà ga và cán bộ nhân
viên thuế tại chỗ biết để có biện pháp phối hợp kiểm soát, không được tự ý kiểm
soát.
3. Việc kiểm tra kiểm soát phải
tập trung chủ yếu tại phòng đợi, nơi gửi hàng hoá hành lý, trong sân ga, lúc
tàu dừng tại ga và phải hoàn thành trước giờ tàu chạy. Trong trường hợp cần thiết
phải lên tàu kiểm soát hoặc xác minh hàng hoá buôn lậu, trốn lậu thuế để xử lý
dứt điểm, thì cán bộ thuế phải báo cáo nhà ga và trưởng tàu biết và chỉ được tiếp
tục kiểm soát đến ga đỗ tiếp theo. Nếu chưa hoàn thành thì bàn giao cho tổ quản
lý ở ga tiếp theo. Khi lên tàu làm nhiệm vụ, cán bộ thuế không phải mua vé.
Nghiêm cấm cán bộ thuế lợi dụng quyền hạn để lên tàu đi lại không đúng mục
đích.
4. Trong khi kiểm soát, cán bộ
thuế phải dùng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, kiểm soát đúng đối tượng
kinh doanh vận chuyển hàng hoá trốn lậu thuế, tập trung kiểm soát những đối tượng
kinh doanh lớn, những lô hàng có giá trị, có thuế suất cao, không được kiểm
tra, kiểm soát tràn lan làm ảnh hưởng đến công tác nghiệp vụ, trật tự của ngành
đường sắt.
5. Khi kiểm tra, kiểm sát nếu
phát hiện CBCNV đường sắt buôn bán hàng cấm, hàng trốn lậu thuế hoặc bao che,
phân tán hàng cho người buôn bán hàng cấm, hàng trốn lậu thuế, trốn lậu cước
thì phải báo cho trưởng tàu hoặc trưởng ga biết để phối hợp lập biên bản cụ thể
và xử lý truy thu thuế, truy thu cước hoặc xử lý tịch thu hàng (nếu là hàng cấm
buôn bán) theo đúng luật định.
III- QUYỀN HẠN
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGÀNH ĐƯỜNG SẮT
1. Các nhà ga và CBCNV ngành đường
sắt có trách nhiệm tạo điều kiện và phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra, kiểm
soát việc thực hiện chính sách thuế đối với hàng hoá vận chuyển trên các tuyến
đường sắt. Cụ thể:
- Thông báo cho cơ quan thuế biết
giờ tàu đến, giờ tàu chạy để cơ quan thuế chủ động bố trí lực lượng kiểm soát.
- Thông báo cho cơ quan thuế biết
thời gian và địa điểm nhận gửi hàng hoá vận chuyển cho từng chuyến tàu.
- Để cán bộ thuế được kiểm tra,
kiểm soát tại cửa ga, các phòng đợi, nơi gửi hàng hoá hành lý trong sân ga và
trên tàu.
- Từ chối nhận vận chuyển hàng cấm
buôn bán, hàng trốn lậu thuế theo đề nghị của cơ quan thuế (hoặc tổ thu thuế).
- Phát hiện và giúp đỡ cơ quan
thuế truy bắt các đối tượng buôn bán hàng cấm, hàng trốn lậu thuế.
2. Ngành đường sắt được quyền từ
chối, không chấp nhận cho kiểm tra, kiểm soát thu thuế đối với hàng hoá vận
chuyển trên tuyến đường sắt nếu thấy cán bộ thuế không phải người được cấp có
thẩm quyền giao nhiệm vụ, cán bộ thuế không mặc trang phục, không đeo phù hiệu,
số hiệu theo quy định, cán bộ thuế đang say rượu, say bia, cán bộ thuế vi phạm
những quy định về an toàn giao thông đường sắt.
3. Ngành đường sắt được quyền
khiếu nại và yêu cầu cơ quan thuế bồi thường thiệt hại do cơ quan thuế cản trở
hoặc đề nghị không vận chuyển hàng hoá nghi ngờ là hàng cấm buôn bán, hàng trốn
lậu thuế, nhưng sau đó xác minh là không đúng sự thật.
4. Bố trí cho cơ quan thuế được
đặt các trạm kiểm soát, tổ kiểm soát thu thuế tại nơi thuận tiện.
Đối với các nhà ga mới có dự án
xây dựng, thì bàn với cơ quan thuế để cùng đầu tư vốn xây dựng trụ sở, trong đó
có phòng rành riêng cho cơ quan thuế, tổ thuế.
Đối với các nhà ga đã xây dựng
xong, thì sắp xếp cho cơ quan thuế mượn hoặc cho thuê phòng làm trụ sở. Trường
hợp không sắp xếp được phòng để cho mượn hoặc cho thuê thì cấp nhượng đất cho
cơ quan thuế xây trạm.
5. Bàn với cơ quan thuế các biện
pháp ngăn chặn việc dừng tàu đổ hàng dọc đường cũng như việc xây dựng tường rào
bao quanh sân ga để thuận tiện cho việc kiểm soát vé và kiểm soát hàng hoá.
IV- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Cục trưởng Cục thuế các tỉnh
và các thủ trưởng đơn vị thuộc liên hiệp đường sắt Việt Nam có trách nhiệm phổ
biến cho CBCNV thuộc quyền mình biết và trực tiếp tổ chức thực hiện theo nội
dung Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện 2
ngành thuế và đường sắt phải thường xuyên rút kinh nghiệm và đề xuất với lãnh đạo
2 Bộ những vấn đề tồn tại và vướng mắc để bổ sung kịp thời.
Thông tư này được thực hiện từ
ngày ký.
Bùi
Danh Lưu
(Đã
ký)
|
Phan
Văn Dĩnh
(Đã
ký)
|