HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
169-HĐBT
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1981
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 169 - HĐBT NGÀY 29-12-1981 VỀ VIỆC
BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 4/7/1981;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng trong hội nghị toàn thể của Hội đồng Bộ
trưởng ngày 12/9/1981,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo quyết định này bảng Điều lệ về chế độ
làm việc và quan hệ công tác của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 2:
Các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ
quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và cấp tương đương chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
ĐIỀU LỆ
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG
TÁC
(Ban hành kèm theo quyết định số 169-HĐBT ngày 29-12-1981 của Hội đồng Bộ
trưởng)
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ quy định về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của
công và chế độ phục vụ nhân dân ban hành theo Nghị định số 217-CP ngày 8-6-1979
của Hội đồng Chính phủ;
Để xây dựng nề nếp sinh hoạt và làm việc của tập thể cũng như của mỗi thành
viên Hội đồng Bộ trưởng;
Điều lệ này quy đinh chế độ làm việc và quan hệ công tác của Hội đồng Bộ trưởng.
Chương 1
I- CHẾ ĐỘ GIẢI
QUYẾT CÁC CÔNG VIỆC.
Điều 1:
Hội đồng Bộ trưởng thảo luận và giải quyết
các việc được quy định ở Điều 17 của Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể
là:
1. Các chủ trương, chính sách,
biện pháp lớn để thực hiện các nghị quyết của Đảng và Quốc hội.
2. Các quy hoạch các ngành và
quy hoạch các vùng của đất nước.
3. Các dự án kế hoạch dài hạn, kế
hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm; các bảng cân đối tổng hợp chủ yếu.
4. Dự toán ngân sách, quyết toán
ngân sách nhà nước hàng năm.
5. Dự án luật trình Quốc hội, dự
án pháp lệnh trình Hội đồng Nhà nước.
6. Chương trình công tác hàng
năm của Hội đồng Bộ trưởng.
7. Đánh giá kết quả thực hiện luật
pháp, kế hoạch Nhà nước, ngân sách Nhà nước và các chủ trương chính sách của Hội
đồng Bộ trưởng.
Kỳ họp gữa năm của Hội đồng Bộ
trưởng tập trung chủ yếu vào việc kiểm điểm tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước
và ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm, bàn các biện pháp nhằm hoàn thành kế hoạch
Nhà nước và ngân sách Nhà nước cả năm.
Kỳ họp đầu quý IV hàng năm của Hội
đồng Bộ trưởng kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, ngân sách Nhà nước
trong năm và thông qua kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước năm sau.
Điều 2:
Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng thảo luận và giải quyết
các việc được quy định ở Điều 24 của Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể
là:
1. Các chính sách cụ thể, các chế
độ, thể lệ nhằm thực hiện các quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Các kế hoạch, các biện pháp để
tổ chức thực hiện các nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng Bộ trưởng,
chú trọng việc kiểm tra, việc làm thử và việc sơ kết, tổng kết công tác.
3. Căn cứ nghị quyết của Hội đồng
Bộ trưởng, giữa 2 kỳ họp của Hội đồng Bộ trưởng, quyết định những vấn đề cấp
bách thuộc quyền hạn của Hội đồng Bộ trưởng như:
- Kế hoạch hoặc biện pháp thực
hiện chính sách phát triển đối với ngành, địa phương.
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy của
Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân
dân các cấp.
- Phân vạch địa giới các đơn vị
hành chính dưới cấp tỉnh.
- Tổ chức đàm phán và ký kết các
điều ước với nước ngoài; trình Hội đồng Nhà nước phê chuẩn các điều ước thuộc
quyền Hội đồng Nhà nước phê chuẩn; tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện các điều ước
đã ký kết.
Những quyết định của thường vụ Hội
đồng Bộ trưởng về các loại vấn đề kể trên phải được báo cáo lại với Hội đồng Bộ
trưởng trong phiên họp gần nhất của Hội đồng Bộ trưởng, hoặc báo cáo bằng văn bản
cho các thành viên Hội đồng Bộ trưởng.
4. Chỉ đạo các Bộ, các Uỷ ban
Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng chuẩn bị các đề án trình
Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 3:
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giải quyết các việc
được quy định ở Điều 25 của Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng; trong việc chỉ đạo
chú trọng những công tác sau đây:
1. Tổ chức kiểm tra và đề ra các
biện pháp thúc đẩy việc thi hành luật pháp và việc thực hiện các quyết định của
Hội đồng Bộ trưởng.
2. Điều hoà, phối hợp hoạt động
của các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; chỉ đạo giải quyết các vấn đề vượt
quá thẩm quyền hoặc quá khả năng của các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố và những vấn đề liên quan nhiều ngành, nhiều địa phương.
3. Quyết định việc sử dụng dự trữ
nhà nước.
Điều 4:
Các Phó chủ tịch giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
kiểm tra, đôn đốc, điều hoà, phối hợp và giải quyết các quy định ở điểm 4 của
Điều 2, Điều 3 và trên một số lĩnh vực phân công.
Điều 5:
Phó chủ tịch thường trực giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng quản lý việc chung và điều hành việc hàng ngày của Hội đồng Bộ trưởng, cụ
thể là:
1. Nắm tình hình chung, kịp thời
phát hiện các vấn đề và báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Thường vụ
Hội đồng Bộ trưởng giải quyết.
2. Tổ chức thực hiện chương
trình làm việc của Hội đồng Bộ trưởng và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.
3. Phối hợp với các Phó chủ tịch
khác để giải quyết các việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực.
4. Thực hiện chức năng của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng khi Chủ tịch vẵng mặt.
Điều 6:
Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng có
trách nhiệm:
1. Giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
và Phó chủ tịch thường trực nắm tình hình hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng và của
các ngành, các cấp.
2. Lập và trình Hội đồng Bộ trưởng
thông qua chương trình công tác.
3. Tổ chức thẩm tra các đề án
trước khi trình Hội đồng Bộ trưởng và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng; quản lý thống
nhất việc ban hành các văn bản của Hội đồng Bộ trưởng.
4. Tổ chức việc công bố, truyền
đạt và theo dõi, kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện các quyết định của Hội đồng
Bộ trưởng.
5. Giải quyết một số việc cụ thể
theo sự uỷ nhiệm của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
6. Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Bộ
trưởng, quản lý các việc không thuộc ngành phụ trách.
7. Tổ chức mối quan hệ giữa Hội
đồng Bộ trưởng với Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và cơ quan của Quốc hội, giữa Hội
đồng Bộ trưởng với các đoàn thể nhân dân.
Điều 7:
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và thủ trưởng
các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng giải quyết việc thuộc ngành hoặc lĩnh
vực mình quản lý theo trách nhiệm và quyền hạn đã quy định ở các Điều 29, 30,
31, 32, 33, 34 của chương IV Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng và ở Nghị định số
35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ
trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà
nước và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng chủ động phối hợp
để giải quyết những việc có liên quan với nhau, và chỉ trình Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng (hoặc Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực) giải quyết những việc vượt quá
thẩm quyền và khả năng giải quyết của mình.
Trong thời hạn nhiều nhất là 5
ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước hoặc
thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng
phải trình đề nghị ấy lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để giải quyết và ra văn bản
trả lời.
Ii- chế độ lập chương trình công
tác và chế độ hội nghị
Điều 8:
Theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ
trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng dự thảo chương trình công tác hàng năm và
gửi các thành viên Hội đồng Bộ trưởng tham gia ý kiến.
Hội đồng Bộ trưởng quyết định
chương trình công tác hàng năm vào kỳ họp tháng 12 của năm trước, định rõ loại
việc do Hội dồng Bộ trưởng hoặc do Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xét, chỉ định
cơ quan chuẩn bị đề án.
Căn cứ chương trình công tác
hàng năm của Hội đồng Bộ trưởng, Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng quyết định chương
trình 6 tháng, 3 tháng và hàng tháng.
Điều 9:
Mỗi thành viên Hội đồng Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ
quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, trong phạm vi trách nhiệm của mình, có
trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình công tác của Hội đồng Bộ trưởng. Trường
hợp đột xuất muốn thay đổi nội dung hoặc thời gian xem xét các vấn đề đã ghi
trong chương trình, thì phải báo cáo để Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
Điều 10:
Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng có trách
nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Bộ, các Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác của Hội đồng
Bộ trưởng thực hiện chương trình công tác của Hội đồng Bộ trưởng.
Hàng năm, nửa năm, Bộ trưởng Tổng
thư ký Hội đồng Bộ trưởng gửi cho các thành viên Hội đồng Bộ trưởng báo cáo kiểm
điểm việc thực hiện chương trình.
Điều 11:
Hội đồng Bộ trưởng họp mỗi tháng một lần.
Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng họp
mỗi tuần một lần.
Nếu cần họp bất thường, Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng sẽ quyết định và thông báo cho các thành viên Hội đồng Bộ
trưởng.
Điều 12:
Thành viên Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm tham dự
đều đặn và đầy đủ các phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng. Nếu phải vắng mặt trong
cả phiên họp hoặc vắng mặt một phần thời gian của phiên họp thì phải được Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng đồng ý và phải cử người phó thứ nhất tham dự thay.
Điều 13:
Trong các phiên họp của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng,
khi bàn vấn đề liên quan đến ngành nào, thì thủ trưởng của ngành đó được mời
tham dự.
Những người không phải là thành
viên Hội đồng Bộ trưởng được mời tham dự hội nghị Hội đồng Bộ trưởng theo quy định
ở Điều 22 của Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng, có quyền phát biểu ý kiến nhưng
không tham gia biểu quyết.
Điều 14:
Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng và Hội nghị Thường vụ Hội
đồng Bộ trưởng thảo luận và giải quyết các việc các việc đã ghi trong chương
trình làm việc.
Các đề án cần được gửi trước
phiên họp 5 ngày cho các thành viên tham dự phiên họp.
Những dự án kế hoạch hàng năm hoặc
những dự án lớn có nội dung phức tạp cần gửi trước phiên họp 10 ngày.
Điều 15:
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng điều khiển hội nghị Hội
đồng Bộ trưởng và Hội nghị Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.
Bộ trưởng chủ quản đề án báo cáo
tóm tắt nội dung và quá trình chuẩn bị đề án, nêu các vấn đề cần xin ý kiến; Bộ
trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng báo cáo kết quả việc thẩm tra đề án.
Hội đồng Bộ trưởng thảo luận và
thông qua các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng.
Các quyết định của Hội đồng Bộ
trưởng phải được quá nửa thành viên của Hội đồng Bộ trưởng biểu quyết tán
thành.
Điều 16:
Các quyết định được thông qua trong hội nghị Hội đồng
Bộ trưởng hoặc hội nghị Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đều phải được thể hiện bằng
hình thức văn bản pháp quy của Hội đồng Bộ trưởng.
Iii- chế độ
thông tin và báo cáo
Điều 17:
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các
cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương (sau đây gọi tắt là tỉnh) phải thực
hiện chế độ thông tin và báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng:
1. Bản thông tin hàng ngày do
chánh văn phòng Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng,
Uỷ ban nhân dân tỉnh và thủ trưởng đơn vị, được chỉ định gửi bản thông tin ký.
2. Bản thông tin hàng tuần do
chánh Văn phòng Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng,
uỷ viên thư ký Uỷ ban nhân dân tỉnh ký.
3. Báo cáo 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng, 1 năm và báo cáo đột xuất do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ
trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
ký.
Nội dung và thời hạn gửi các bản
thông tin, báo cáo nói trên do Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng quy định
sau khi thoả thuận với Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê.
Điều 18:
Sáu tháng và hàng năm, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
thông báo với Hội đồng Bộ trưởng tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước, ngân
sách Nhà nước và các mặt công tác lớn, đồng thời báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh biết.
Hàng tháng, Bộ trưởng Tổng thư
ký Hội đồng Bộ trưởng gửi bản thông báo tình hình đến các thành viên Hội đồng Bộ
trưởng, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh.
Điều 19:
Ngoài chế độ báo cáo và thông tin nói ở Điều 17 trên
đây, khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cử chuyên viên trực tiếp đến gặp
cơ quan lãnh đạo các ngành, địa phương để nắm tình hình.
IV- CHẾ ĐỘ
CHUẨN BỊ ĐỀ ÁN TRÌNH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Điều 20:
Đề án trình Hội đồng Bộ trưởng thuộc ngành nào thì
thủ trưởng ngành đó làm chủ đề án và chịu trách nhiệm về chất lượng và thời
gian trình.
Đối với những đề án đặc biệt
quan trọng có liên quan nhiều lĩnh vực, hoặc có nội dung phức tạp, thì chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng chỉ định một tiểu ban để chuẩn bị.
Điều 21:
Thủ trưởng cơ quan chủ đề án cần chủ động mời các
ngành và địa phương có liên quan cử người tham gia xây dựng, thảo luận đề án hoặc
gửi dự thảo đề án để các ngành, địa phương có liên quan góp ý kiến bằng văn bản.
Đối với những vấn đề có liên quan đến các đoàn thể nhân dân thì phải hỏi ý kiến
các đoàn thể hữu quan.
Điều 22:
Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm cử người tham gia
xây dựng đề án và cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chủ đề án.
Nếu được hỏi ý kiến bằng văn bản
thì, thủ trưởng cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 7
ngày kể từ ngày nhận được đề án; đối với những đề án lớn có nội dung phức tạp
thì thời hạn trả lời có thể dài hơn nhưng không được quá 20 ngày kể từ ngày nhận
được đề án.
Trường hợp mời họp để thảo luận
đề án, thì cơ quan mời họp phải gửi đề án cho các cơ quan được mời phải cử người
lãnh đạo hoặc người đại diện có đủ thẩm quyền đi họp.
Khi ban hành thành văn bản chính
thức thì mọi cơ quan đều phải chấp hành nghiêm chỉnh.
Điều 23:
Hồ sơ của đề án trình Hội đồng Bộ trưởng gồm có:
1. Tờ trình nêu rõ nội dung của
đề án và ý kiến của các cơ quan có liên quan.
2. Dự thảo văn bản sẽ ban hành,
kể cả văn bản hướng dẫn thực hiện văn bản sẽ ban hành.
3. Kế hoạch tổ chức thự chiện
khi quyết định được thông qua.
Điều 24:
Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực có
trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các ngành trong việc chuẩn bị đề án.
Khi cần thiết, Phó chủ tịch phụ
trách lĩnh vực có thể trực tiếp nghe các cơ quan nghiên cứu phát biểu ý kiến về
đề án, hoặc yêu cầu các cơ quan chủ đề án tổ chức các hội nghị tư vấn để góp ý
kiến vào đề án. Nếu nội dung của đề án có liên quan đến lĩnh vực khác thì Phó
chủ tịch phụ trách chỉ đạo xây dựng đề án trao đổi ý kiến với Phó chủ tịch có
liên quan.
Các đề án trình Hội đồng Bộ trưởng
phải được thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xem xét; trường hợp cần gấp, thì Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng giao cho Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực cùng với Phó chủ tịch
thường trực và Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng xem xét.
Điều 25:
Trong thời hạn nhiều nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận
được đề án, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng phải tổ chức thẩm tra xong các đề án:
1. Nếu đề án được chuẩn bị theo
đúng phương hướng và yêu cầu, đúng trình tự và thủ tục, thì Bộ trưởng Tổng thư
ký Hội đồng Bộ trưởng báo cáo để Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực quyết định việc
trình Hội đồng Bộ trưởng.
2. Nếu đề án chuẩn bị không đúng
phương hướng, yêu cầu hoặc chưa theo đúng thủ tục quy định ở Điều 21, 22 và Điều
23 của Điều lệ này, thì Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng có quyền yêu cầu
cơ quan chủ đề án chuẩn bị thêm. Nếu thủ trưởng cơ quan chủ đề án không nhất
trí với Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng thì Bộ trưởng Tổng thư ký Hội
đồng Bộ trưởng trình Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực quyết định.
Điều 26:
Đối với những đề án lớn hoặc những vấn đề quan trọng
có liên quan đến nhiều mặt, thì Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng theo quyết định của
Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực gửi đến các thành viên Hội đồng Bộ trưởng để
xin ý kiến trước khi trình Hội đồng Bộ trưởng thảo luận và quyết định. Trong thời
gian 5 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo, các thành viên Hội đồng Bộ trưởng phải
có ý kiến và gửi lại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.
V- CHẾ ĐỘ BAN
HÀNH VÀ CÔNG BỐ CÁC VĂN BẢN
Điều 27:
Các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, Thường vụ Hội
đồng Bộ trưởng được thể hiện bằng hình thức nghị quyết, nghị định, quyết định,
chỉ thị, thông tư của Hội đồng Bộ trưởng. Những văn bản này phải được ban hành
chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày quyết định được ban hành; và chậm nhất là 15
ngày nếu các ngành phải hợp đồng với nhau để ra văn bản hướng dẫn.
Điều 28:
Các văn bản của Hội đồng Bộ trưởng quy định những vấn đề
cơ bản về chính sách chế độ, về tổ chức và hoạt động của các ngành, các cấp do
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký, khi chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vắng mặt, thì
Phó chủ tịch thường trực ký thay.
Đối với những quyết định, chỉ thị,
thông tư để đôn đốc, hướng dẫn hoặc giải quyết những việc cụ thể thuộc lĩnh vực
thì các Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực công tác ký thay Chủ tịch.
Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ
trưởng ký những văn bản về những việc thuộc nhiệm vụ và quyền hạn đã được quy định
ở Điều 6 của điều lệ này.
Điều 29:
Bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và thủ trưởng các
cơ quan khác thộc Hội đồng Bộ trưởng ký các quyết định, chỉ thị, thông tư của
ngành mình và chỉ uỷ nhiệm cho người phó thứ nhất ký thay trong trường hợp đi vắng.
Những người phó khác ký thay Bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước hoặc thủ trưởng
các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng các văn bản giải quyết các công việc
cụ thể cho các đơn vị thuộc các địa phương.
Điều 30:
Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm
xem lại và ký tắt vào văn bản trước khi trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký
văn bản ấy.
Những văn bản do các Bộ, Uỷ ban
Nhà nước ban hành để hướng dẫn thi hành các văn bản của Hội đồng Bộ trưởng và
các văn bản khác có tính chất pháp quy đều phải gửi đến Văn phòng Hội đồng Bộ
trưởng để theo dõi và đăng công báo.
VI- CHẾ ĐỘ TỔ
CHỨC, THỰC HIỆN VÀ THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYẾT ĐỊNH
VII- CHẾ ĐỘ
LÀM VIỆC VỚI CƠ SỞ
VIII- CHẾ ĐỘ
TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT CÁC KIẾN NGHỊ, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA NHÂN DÂN
Điều 36:
Hội đồng Bộ trưởng và mỗi thành viên của Hội đồng Bộ trưởng
và mỗi thành viên của Hội đồng bộ trưởng phải thực hiện đúng pháp luật của Nhà
nước về xét khiếu tố , tổ chức việc tiếp nhận, xem xét và giải quyết các kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân để không
ngừng cải tiến công tác, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, vi phạm
chính sách, ngăn ngừa tệ quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của các cơ
quan và nhân viên Nhà nước.
Điều 37:
Thủ trưởng các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan thuộc Hội
đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có chế độ tiếp cán bộ, công
nhân viên chức và nhân dân để nghe kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng,
Văn phòng các Bộ, các Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng
và Văn phòng Uỷ ban nhân dân các phải tổ chức việc tiếp nhận các kiến nghị, khiếu
nại hoặc tố cáo của nhân dân và phải công bố rõ địa điểm và thời gian tiếp dân.
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, chịu
trách nhiệm tổ chức việc tiếp cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân đến
trình bày hoặc đưa các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng.
Điều 38:
Mọi kiến nghị, khiếu nại hoặc tố cáo của công nhân,
viên chức và của nhân dân đối với cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên thuộc quền quản
lý của ngành hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương đó có trách nhiệm xét, giải quyết
và trả lời cho đương sự theo đúng pháp luật của Nhà nước về xét các việc khiếu
tố.
Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra của
Chính phủ chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp thi hành chế độ
tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; xem xét
và kiến nghị với các cơ quan giải quyết lại những việc khiếu nại, tố cáo đã được
thủ trưởng ngành hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết nhưng phát hiện có sai lầm;
xem xét và trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giải quyết những việc khiếu, tố
thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 39:
Ba tháng một lần, thủ trưởng các Bộ, Uỷ ban Nhà nước,
các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh
phải báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi cho Chủ nhiệm Uỷ ban
Thanh tra của Chính phủ, tình hình tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, khiếu,
tố của nhân dân.
Chương 2
I- QUAN HỆ
GIỮA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
II- QUAN HỆ
GIỮA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỚI QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC, CÁC HỘI ĐỒNG, CÁC UỶ
BAN CỦA QUỐC HỘI VÀ CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
III- QUAN HỆ
GIỮA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỚI UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH
Điều 43:
Hàng tháng, Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng gửi
thông báo của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng về tình hình hàng tháng cho Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Các Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo quy định của Điều 17 của điều lệ
này, và các báo cáo bất thường theo chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 44:
Sáu tháng một lần, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng họp với
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh để kiểm điểm tình hình thực hiện kế hoạch Nhà
nước và ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện các quyết định của Hội đồng Bộ
trưởng.
Khi cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các tỉnh làm việc trực tiếp với Chủ tịch hoặc các Phó chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng, hoặc với các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ
quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Trong các cuộc hội nghị Hội đồng
nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm điểm tình hình thực hiện kế hoạch Nhà
nước, ngân sách Nhà nước và các chủ trương chính sách của Hội đồng Bộ trưởng,
các thành viên Hội đồng Bộ trưởng có liên quan hoặc, đại diện có thẩm quyền của
các thành viên đó, được mời tham dự.
Điều 45:
Khi quyết định các vấn đề có liên quan nhiều đến quyền lợi,
nghĩa vụ và đời sống của nhân dân, Hội đồng Bộ trưởng hoặc thành viên Hội đồng
Bộ trưởng phụ trách việc dự thảo quyết định cần tham khảo ý kiến của Uỷ ban
nhân dân địa phương.
Thủ trưởng các cơ quan quan lý
ngành ở trung ương thông báo cho Uỷ ban nhân dân đại phương biết nhiệm vụ và kế
hoạch công tác của đơn vị thuộc ngành đóng tại địa phương để Uỷ ban nhân dân địa
phương thực hiện chức năng giám sát và phục vụ các đơn vị đó.
Điều 46:
Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiêm thi hành nghiêm
chỉnh kế hoạch Nhà nước, ngân sách Nhà nước, các chủ trương, chính sách của Hội
đồng Bộ trưởng và các quyết định, chỉ thị, thông tư của thủ trưởng các Bộ, Uỷ
ban Nhà nước và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh không
được đề ra chính sách, chế độ hoặc quyết định các vấn đề vượt quá thẩm quyền của
địa phương.
Điều 47:
Trong từng thời gian nhất định, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(hoặc Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) tổ chức kiểm tra công tác của các tỉnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà
nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm và có
quyền kiểm tra việc thự chiện quy hoạch, kế hoạch, việc thực hiện các chính
sách, chế độ thuộc quyền quản lý thống nhất của ngành ở các tỉnh, kịp thời giải
quyết các yêu cầu của địa phương theo thẩm quyền và trách nhiệm của mình.
Nếu giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh và
cơ quan quản lý ngành có ý kiến khác nhau về cách giải quyết việc thuộc nội
dung quản lý Nhà nước của ngành, thì hai bên phải cùng nhau bàn bạc. Nếu không
nhất trí thì Uỷ ban nhân dân phải chấp hành quyết định của thủ trưởng cơ quan
quản lý ngành; đồng thời báo cáo để Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét và quyết
định; trong trường hợp này, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng giải quyết và trả lời
trong thời hạn không quá 5 ngày.
IV- QUAN HỆ
GIỮA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỚI CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN
Chương 3
VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG BỘ
TRƯỞNG VÀ CÁC CƠ QUAN KHÁC GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Điều 49:
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng là bộ máy làm việc của Hội
đồng Bộ trưởng, có nhiệm vụ phục vụ sự quản lý tập trung thống nhất của Hội đồng
Bộ trưởng, phục vụ sự chỉ đạo và điều hành công việc hàng ngày của Chủ tịch và
các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhiệm vụ cụ thể, tổ chức bộ máy và chế độ
làm việc của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết
định.
Điều 50:
Tuỳ nhu cầu công tác, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thành
lập các tổ chức làm tư vấn cho Hội đồng Bộ trưởng để chuẩn bị các đề án hoặc giải
quyết các vấn đề về kinh tế, tài chính, khoa học-kỹ thuật, văn hoá-xã hội, quản
lý Nhà nước; thành lập các ban chuyên môn để giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
theo dõi và quản lý một hoặc nhiều lĩnh vực công tác.
Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức của các tổ chức nói trên được quy định trong văn bản thành lập các tổ
chức đó.
Chương 4