BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
2422/QĐ-TCHQ
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TRA THUẾ, ẤN ĐỊNH THUẾ ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG KHI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan và Luật Sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
Căn cứ Luật Quản lý thuế;
Căn cứ các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm tra thuế, ấn định thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi làm thủ tục hải quan.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ
trưởng Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục
Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính (Vụ PC, vụ CST);
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Lưu: VT, KTTT (4)
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Túc
|
QUY TRÌNH
KIỂM TRA THUẾ, ẤN ĐỊNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU TRONG KHI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2422/QĐ-TCHQ ngày 27 tháng 11 năm 2008 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
I. QUY ĐỊNH
CHUNG:
1. Quy trình này hướng dẫn trình tự,
thủ tục kiểm tra thuế và ấn định thuế trong khi làm thủ tục thông quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Kiểm tra thuế và ấn định thuế
trong khi làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện
trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Chi
cục trưởng căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị để bố trí thực hiện các bước của
quy trình này trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
3. Kiểm tra thuế, ấn định thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật,
nhằm mục đích thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước.
Khi thực hiện ấn định thuế, công chức
hải quan phải căn cứ quy định của các Luật thuế, Luật Quản lý thuế, Nghị định
và Thông tư hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế giá trị gia tăng, quản lý thuế và các quy định của quy trình này; việc kiểm
tra thuế, ấn định thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, có đủ căn cứ ấn định
thuế.
4. Nội dung kiểm tra thuế và ấn định
thuế trong quy trình này chỉ bao gồm các bước công việc cần thiết phải làm của
cơ quan hải quan khi kiểm tra thuế, ấn định thuế.
5. Việc ấn định thuế trong khi làm
thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ thực hiện đối với các lô
hàng làm thủ tục thông quan ở luồng vàng và luồng đỏ (bao gồm cả trường hợp
chuyển từ luồng xanh sang luồng vàng, từ luồng xanh sang luồng đỏ và từ luồng
vàng sang luồng đỏ).
6. Việc trưng cầu giám định của cơ
quan, tổ chức giám định chuyên ngành về tên, mã số, trọng lượng, chủng loại, chất
lượng hàng hóa để phục vụ công tác kiểm tra thuế, ấn định thuế phải thực hiện
theo đúng quy định về giám định chuyên ngành có hiệu lực tại thời điểm đăng ký
tờ khai hải quan.
II. QUY TRÌNH CỤ
THỂ:
Bước 1:
Kiểm tra khai báo về thuế:
1. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận và
đăng ký, công chức hải quan làm thủ tục hải quan kiểm tra việc khai báo của người
khai hải quan trên hồ sơ hải quan về đối tượng chịu thuế, đối tượng miễn thuế,
đối tượng xét miễn thuế và xử lý như sau:
a. Trường hợp người khai hải quan
khai hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, không thuộc đối tượng miễn thuế, không
thuộc đối tượng xét miễn thuế thì chuyển sang điểm 2 bước này.
b. Trường hợp người khai hải quan
khai hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và/hoặc
thuế giá trị gia tăng và/hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt thì kiểm tra các căn cứ để
xác định hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại các Luật
thuế, Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện các Luật này và pháp
luật có liên quan có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai:
- Kết quả kiểm tra xác định hàng
hóa không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và/hoặc thuế giá
trị gia tăng và/hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt thì thực hiện tiếp thủ tục thông
quan hàng hóa theo quy trình thủ tục hải quan có hiệu lực tại thời điểm đăng ký
tờ khai.
- Kết quả kiểm tra xác định hàng
hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và/hoặc thuế giá trị
gia tăng và/hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt thì chuyển sang điểm 2 bước này.
c. Trường hợp người khai hải quan
khai hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế thì chuyển sang thực hiện thủ tục miễn
thuế theo quy trình miễn thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
d. Trường hợp người khai hải quan
khai hàng hóa thuộc đối tượng xét miễn thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục thì
chuyển sang điểm 2 bước này để kiểm tra xác định số thuế phải nộp và thực
hiện xét miễn thuế theo quy trình xét miễn thuế sau khi đã hoàn thành thủ tục hải
quan.
2. Kiểm tra các yếu tố tính thuế,
phương pháp tính thuế và số tiền thuế phải nộp:
2.1. Kiểm tra các yếu tố tính thuế:
a. Kiểm tra khai báo về phân loại
mã số hàng hóa:
- Đối chiếu nội dung khai báo về
tên hàng, tính chất cấu tạo và chủng loại hàng hóa với hợp đồng, hóa đơn, vận
đơn, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa (nếu có). Xác định tên và tính chất cấu tạo,
chủng loại của hàng hóa.
- Căn cứ kết quả xác định tên và
tính chất cấu tạo, chủng loại của hàng hóa và nguyên tắc phân loại hàng hóa
theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam để xác định mã số của hàng hóa.
b. Kiểm tra khai báo về thuế suất
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu: Căn cứ
kết quả xác định mã số của hàng hóa, đối chiếu với Biểu thuế xuất khẩu có hiệu
lực tại thời điểm đăng ký tờ khai để xác định mức thuế suất thuế xuất khẩu theo
nguyên tắc xác định thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu: Căn cứ
kết quả xác định xuất xứ của hàng hóa để xác định áp dụng thuế nhập khẩu thông
thường/ ưu đãi hoặc ưu đãi đặc biệt (ASEAN, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Trung Quốc,
Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia …) theo quy định của pháp luật về thuế.
Căn cứ kết quả xác định mã số của hàng hóa, đối chiếu kết quả xác định mã số của
hàng hóa với Biểu thuế nhập khẩu tương ứng có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ
khai để xác định thuế suất thuế nhập khẩu, thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế
suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo nguyên tắc xác định thuế suất của các Biểu thuế.
c. Kiểm tra khai báo về lượng hàng
hóa: Đối chiếu nội dung khai báo về lượng hàng hóa với hợp đồng, hóa đơn, vận
đơn của hàng hóa. Xác định đơn vị tính và lượng hàng hóa.
d. Kiểm tra khai báo về trị giá
tính thuế: Thực hiện theo Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế có hiệu
lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
2.2. Kiểm tra phương pháp tính thuế
và số tiền thuế phải nộp:
- Đối chiếu phương pháp tính thuế
do người khai hải quan khai với phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật
về thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
- Xác định số tiền thuế phải nộp
theo phương pháp tính thuế đã quy định.
2.3. Sau khi kiểm tra các yếu tố
tính thuế, phương pháp tính thuế và số tiền thuế phải nộp, công chức hải quan
thực hiện như sau:
a. Nếu người khai hải quan khai báo
đầy đủ và tự tính được số tiền thuế phải nộp, nội dung khai báo phù hợp với bộ
hồ sơ hải quan, bộ hồ sơ hải quan phù hợp với quy định của pháp luật:
- Trường hợp không cần kiểm tra thực
tế hàng hóa, tham vấn giá hoặc trưng cầu giám định hàng hóa thì kết thúc việc
kiểm tra thuế trong thông quan, chuyển sang điểm b, bước 5 và thực hiện
tiếp theo quy trình thủ tục hải quan có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
- Trường hợp cần kiểm tra thực tế
hàng hóa (bao gồm cả việc phân tích phân loại hàng hóa tại các Trung tâm phân
tích phân loại của Hải quan) để làm cơ sở phân loại thì trình Chi cục trưởng
quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện
theo quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ
khai.
- Trường hợp cần trưng cầu giám định
của cơ quan giám định chức năng để làm cơ sở phục vụ cho cơ quan hải quan xác định
trị giá tính thuế và/hoặc mức thuế suất thì trình Chi cục trưởng quyết định việc
trưng cầu giám định hàng hóa.
- Trường hợp cần tham vấn giá thì
trình Chi cục trưởng quyết định tham vấn giá. Việc tham vấn giá thực hiện theo
quy định về tham vấn giá và quy trình kiểm tra, tham vấn giá có hiệu lực tại thời
điểm đăng ký tờ khai.
b. Nếu người khai hải quan khai báo
đầy đủ, nội dung khai báo phù hợp với bộ hồ sơ hải quan, bộ hồ sơ hải quan phù
hợp với quy định của pháp luật nhưng không tự tính được số tiền thuế phải nộp
thì:
- Trường hợp không cần kiểm tra thực
tế hàng hóa, tham vấn giá hoặc trưng cầu giám định hàng hóa thì căn cứ vào yếu
tố tính thuế đã khai báo để tính số tiền thuế phải nộp của mặt hàng bị ấn định
thuế, báo cáo Chi cục trưởng. Chuyển sang bước 3.
- Trường hợp cần kiểm tra thực tế
hàng hóa để làm cơ sở phân loại thì trình Chi cục trưởng quyết định kiểm tra thực
tế hàng hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định về kiểm tra
thực tế hàng hóa có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
- Trường hợp cần trưng cầu giám định
của cơ quan giám định chức năng để làm cơ sở phục vụ cho cơ quan hải quan xác định
trị giá tính thuế và/hoặc mức thuế suất thì trình Chi cục trưởng quyết định việc
trưng cầu giám định hàng hóa.
- Trường hợp cần tham vấn giá thì
trình Chi cục trưởng quyết định tham vấn giá. Việc tham vấn giá thực hiện theo
quy định về tham vấn giá và quy trình kiểm tra, tham vấn giá có hiệu lực tại thời
điểm đăng ký tờ khai.
c. Nếu phát hiện người khai hải
quan không kê khai các căn cứ tính thuế, có sự bất hợp lý giữa các chứng từ
trong hồ sơ hải quan, có sự bất hợp lý giữa kê khai với các chứng từ trong hồ
sơ hải quan, hoặc có cơ sở để nghi ngờ người khai hải quan khai báo chưa đúng
các yếu tố làm căn cứ tính thuế thì:
- Yêu cầu người khai hải quan giải
trình, bổ sung các tài liệu có liên quan đến hàng hóa để làm cơ sở xác định các
yếu tố tính thuế.
- Xác định mức bảo đảm đối với lô
hàng nhập khẩu phải trì hoãn xác định trị giá (theo quy định tại Điều
16 Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ).
- Trình Chi cục trưởng quyết định
việc kiểm tra thực tế hàng hóa, trưng cầu giám định hàng hóa tại cơ quan giám định
chức năng hoặc tham vấn giá.
Bước 2:
Xác định số tiền thuế phải nộp sau khi người khai hải quan giải trình, bổ sung
tài liệu, sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa, giám định hàng hóa, hoặc tham vấn
giá:
Công chức hải quan làm thủ tục hải
quan kiểm tra, đối chiếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả giám định
hàng hóa, kết quả tham vấn giá, nội dung giải trình và tài liệu bổ sung của người
khai hải quan với các quy định của pháp luật về thuế để xác định các yếu tố
tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp của mặt hàng và lô
hàng làm thủ tục thông quan.
- Trường hợp có sự khác nhau về yếu
tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp do công chức hải
quan xác định so với khai báo của người khai hải quan thì tính lại số tiền thuế
phải nộp của mặt hàng bị ấn định thuế, báo cáo Chi cục trưởng.
- Trường hợp không có sự khác nhau về
yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp do công chức hải
quan xác định so với khai báo của người khai hải quan và hàng hóa chưa thông
quan thì kết thúc việc kiểm tra thuế trong thông quan, chuyển sang điểm b,
bước 5.
Bước 3:
Quyết định việc ấn định thuế:
Chi cục trưởng xem xét hồ sơ lô
hàng và báo cáo của công chức hải quan làm thủ tục hải quan về việc cơ quan hải
quan tính số tiền thuế phải nộp do người khai hải quan không tự tính được hoặc
do có sự khác nhau về yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế
phải nộp do công chức hải quan xác định so với khai báo của người khai hải quan
và có ý kiến chỉ đạo. Nội dung ý kiến chỉ đạo phải bao gồm: Có ấn định thuế hay
không, ấn định yếu tố tính thuế hay ấn định toàn bộ số tiền thuế, ấn định yếu tố
tính thuế nào.
Bước 4:
Lập văn bản về việc quyết định ấn định thuế:
Công chức hải quan làm thủ tục hải
quan căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng để lập quyết định về việc ấn
định thuế trình Chi cục trưởng ký ban hành. Quyết định được lập thành 02 bản.
Bước 5:
Lưu văn bản ấn định thuế, kiểm tra chứng từ nộp thuế và xử lý thông tin về thuế
của lô hàng:
a. Lưu văn bản ấn định thuế: Sau
khi Chi cục trưởng ký Quyết định ấn định thuế, công chức hải quan làm thủ tục hải
quan chuyển cho người khai hải quan 01 bản Quyết định và lưu 01 bản trong bản
lưu hồ sơ lô hàng của cơ quan hải quan.
b. Kiểm tra chứng từ nộp thuế đối với
lô hàng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng.
c. Cập nhật thông tin về thuế của
lô hàng vào hệ thống dữ liệu điện tử có liên quan (KT 559, GTT22 …).
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Túc
|