BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
67/2004/QĐ-BNN
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BÌNH TUYỂN, CÔNG NHẬN, QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG CÂY ĐẦU DÒNG, VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG CỦA CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá số
18/1999/PL-UBTVQH10 , ngày 24 tháng 12 năm 1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH, ngày 24 tháng 3 năm 2004
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP , ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ qui
định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định 30/2000/NĐ-CP, ngày 1 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về việc
bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Cục trưởng Cục Nông nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành Quy chế bình tuyển, công nhận, quản lý và sử
dụng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng
công báo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Cục trưởng
Cục Nông nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|
QUY CHẾ
BÌNH TUYỂN, CÔNG NHẬN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÂY ĐẦU DÒNG, VƯỜN
CÂY ĐẦU DÒNG, CỦA CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/2004/ QĐ-BNN, ngày 24 tháng 11 năm 2004
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về việc bình tuyển, công
nhận cây đầu dòng; quản lý và sử dụng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đối với
các loại cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm dùng để nhân giống bằng phương
pháp vô tính.
2. Quy chế này được áp dụng đối với các tổ chức,
cá nhân có liên quan đến hoạt động bình tuyển, công nhận cây đầu dòng; quản lý
và sử dụng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đối với các loại cây công nghiệp và
cây ăn quả lâu năm.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong quy định này các từ ngữ sau đây được hiểu
như sau:
1. Cây đầu dòng của cây công nghiệp và cây ăn quả
lâu năm là cây có năng suất, chất lượng, tính chống chịu cao hơn hẳn các cây
khác trong quần thể một giống đã qua bình tuyển và được công nhận để nhân giống
bằng phương pháp vô tính (trừ cây măng cụt …).
2. Vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp và cây
ăn quả lâu năm là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng để
phục vụ cho sản xuất giống.
Điều 3. Bình tuyển cây đầu
dòng
1. Tổ chức, cá nhân có cây đầu dòng muốn được
công nhận phải lập hồ sơ xin bình tuyển và công nhận; hồ sơ gửi đến Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có cây đầu dòng.
Hồ sơ gồm:
a. Đơn xin bình tuyển và công nhận cây đầu dòng
(theo mẫu đính kèm);
b. Báo cáo tóm tắt quá trình phát hiện (với cây
tự nhiên) hoặc lịch sử trồng trọt (với cây đang sản xuất);
c. Báo cáo đánh giá tình hình sinh trưởng, phát
triển, năng suất, chất lượng và tính chống chịu với sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh
bất thuận;
d. Các kết quả điều tra, nghiên cứu, đánh giá hoặc
kết quả hội thi trước đó (nếu có).
2. Tiếp nhận hồ sơ
a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp
nhận hồ sơ xin công nhận cây đầu dòng của các tổ chức, cá nhân đề nghị xin công
nhận cây đầu dòng.
b. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem
xét hồ sơ xin công nhận cây đầu dòng, nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa hoàn chỉnh
thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thông báo cho đơn vị và cá nhân
đó biết trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
3. Thành lập Hội đồng bình tuyển
a. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ra Quyết định thành lập Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng cây công nghiệp và cây
ăn quả lâu năm.
b. Hội đồng bình tuyển có từ 7-9 thành viên gồm:
- Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước địa phương;
- Cán bộ chuyên môn, chuyên gia am hiểu về cây
trồng xin bình tuyển;
- Đại diện Hiệp hội liên quan đến cây trồng xin
bình tuyển;
- Chủ tịch Hội đồng là chuyên gia rất am hiểu,
có kinh nghiệm thực tế về cây trồng xin bình tuyển;
- Uỷ viên phản biện một là đại diện của cơ quan
Viện Nghiên cứu chuyên ngành hoặc Trường Đại học, Uỷ viên phản biện hai là đại
diện của cơ quan quản lý cấp tỉnh;
- Thư ký Hội đồng là chuyên gia thuộc lĩnh vực
trồng trọt.
4. Tiến hành bình tuyển
- Chủ tịch Hội đồng cử nhóm chuyên gia trực tiếp
kiểm tra, đánh giá cây trồng xin bình tuyển. Nhóm chuyên gia (từ 2-3 người)kết
hợp với cán bộ địa phương, phòng Nông nghiệp huyện xem xét thực tế, đánh giá, lập
báo cáo gửi về Hội đồng.
- Hội đồng bình tuyển xem xét hồ sơ đánh giá về
năng suất, chất lượng, tính chống chịu và các chỉ tiêu có liên quan khác theo
tiêu chuẩn cây đầu dòng của từng loại cây trồng.
- Hội đồng bình tuyển lập biên bản đề nghị công
nhận cây đầu dòng đạt tiêu chuẩn và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
Điều 4. Công nhận cây đầu
dòng
1. Phòng Kỹ thuật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn căn cứ theo hồ sơ do tổ chức, cá nhân xin bình tuyển và công nhận
theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy chế này, biên bản đề nghị của Hội đồng
bình tuyển. 000000-Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện để công nhận cây đầu dòng thì
phòng Kỹ thuật trình lên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xem xét và ra quyết định công nhận cây đầu dòng.
3. Cây đầu dòng khi được tỉnh công nhận được
phép sản xuất, kinh doanh trên các tỉnh khác có điều kiện sinh thái phù hợp.
4. Cây đầu dòng được công nhận sẽ được gắn thẻ số
thứ tự công nhận cây đầu dòng để giúp cho công tác quản lý. Nội dung thẻ gồm:
tên cây giống, số thứ tự được công nhận, địa điểm. Thẻ cây giống do Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
Điều 5. Quản lý cây đầu dòng
1. Tổ chức, cá nhân có cây đầu dòng được công nhận
chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu
trách nhiệm lập danh mục và theo dõi, hướng dẫn và quản lý cây đầu dòng trong
phạm vi tỉnh, hàng năm tiến hành kiểm tra, bổ sung, sửa đổi danh mục cây đầu
dòng đã được công nhận.
3. Cây đầu dòng đã được công nhận qua kiểm tra
đánh giá định kỳ hai năm/lần, nếu không còn đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi danh
mục.
Điều 6. Xác nhận, quản lý vườn
cây đầu dòng
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu
trách nhiệm kiểm tra và xác nhận vườn cây đầu dòng đạt tiêu chuẩn để nhân giống.
2. Vườn cây đầu dòng cây có múi phải được bảo vệ
trong nhà lưới đủ tiêu chuẩn. Mắt ghép, cành ghép, chồi ghép được lấy trược tiếp
từ vườn cây đầu dòng.
3. Khai thác vườn nhân giống cây có múi theo hướng
dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 7. Quyền lợi và trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân có cây đầu dòng
1. Quyền lợi:
Được quyền sở hữu, khai thác hợp lý và sử dụng để
nhân giống.
2. Trách nhiệm:
- Tổ chức, cá nhân có cây đầu dòng, vườn cây đầu
dòng phải lập sơ đồ vị trí cây, sổ theo dõi về người mua, thời gian, số lượng, chủng
loại cây đầu dòng đã bán và phải có hoá đơn hoặc xác nhận cho người mua giống.
- Cây giống được nhân ra từ vườn cây đầu dòng
đem bán phải ghi nhãn theo quy định hiện hành.
- Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch bảo tồn,
khai thác, sử dụng hợp lý cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
- Hàng năm báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tình hình sinh trưởng phát triển, khai thác, sử dụng cây đầu dòng.
Điều 8. Trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có
trách nhiệm:
- Tổ chức bình tuyển, công nhận cây đầu dòng và
xác nhận vườn cây đầu dòng nằm trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành hướng dẫn chi tiết tiêu chuẩn cây đầu
dòng với các cây chưa có tiêu chuẩn.
- Hướng dẫn việc bảo tồn, khai thác, sử dụng có
hiệu quả các cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng trên địa bàn tỉnh quản lý.
- Lập sổ theo dõi cây đầu dòng, vườn cây đầu
dòng (có sơ đồ). Định kỳ kiểm tra, đánh giá và báo cáo danh mục cây đầu dòng được
công nhận về Cục Nông nghiệp.
2. Cục Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về cây đầu dòng.
Điều 9. Chi phí bình tuyển,
công nhận cây đầu dòng
Chi phí bình tuyển, công nhận cây đầu dòng do Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc
TPTTTƯ phê duyệt.
Điều 10. Khiếu nại và giải
quyết khiếu nại
1. Khiếu nại: Nếu các tổ chức, cá nhân không đồng
ý với kết quả bình tuyển cây đầu dòng có quyền gửi ý kiến khiếu nại tới Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ
vào đơn khiếu nại và hồ sơ xem xét giải quyết. Trong trường hợp cần thiết Sở sẽ
thành lập Hội đồng thẩm định lại.
Điều 11. Điều khoản thi
hành
- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến bình tuyển,
công nhận cây đầu dòng; quản lý, sử dụng cây đầu dòng và vườn cây đầu dòng phải
thực hiện các nội dung quy định trong Quy chế này.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc và
phát sinh vấn đề mới, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Cục
Nông nghiệp để giải quyết.
PHỤ
LỤC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..............,
ngày tháng năm 200
ĐƠN XIN
BÌNH TUYỂN, CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG CỦA CÂY CÔNG NGHIỆP
VÀ CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (thành phố)
1. Tên tổ chức, cá nhân xin bình
tuyển và công nhận:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Tên cây đầu dòng xin bình tuyển,
công nhận:
3. Nguồn gốc, địa điểm, tuổi
cây:
4. Đặc điểm cây:
5. Năng suất, chất lượng cây:
|
Tổ chức hoặc
cá nhân đăng ký*
(ký tên)
|
* Các cá nhân cần có xác nhận của
chính quyền địa phương