BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 11/2007/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 07 năm 2007
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ 44/2007/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Căn cứ Điều 24 của Quy chế quản lý tài chính
đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số
44/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với Ngân hàng
Phát triển Việt Nam như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG.
Đối tượng áp dụng là viên chức, công nhân, nhân viên làm việc
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam,
bao gồm:
1. Thành viên Hội đồng quản lý; thành viên Ban Kiểm soát;
2. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng;
3. Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và tương đương của Hội sở chính;
Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của Sở Giao dịch và Chi nhánh tại các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
4. Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục
vụ và công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
II.
XẾP LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP LƯƠNG.
1. Xếp lương: Viên chức, công nhân, nhân viên của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm
theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế
độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước như sau:
a) Thành viên chuyên trách Hội đồng quản lý (kể cả Trưởng Ban
kiểm soát), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng xếp lương
theo bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị và bảng lương của
Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng Tổng
Công ty nhà nước hạng đặc biệt.
b) Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của Sở Giao dịch
và Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xếp lương theo bảng
lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng
căn cứ vào hạng thực tế được xếp (từ hạng I đến hạng III) theo quy định tại Thông
tư số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng
8 năm 2005 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn
xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà
nước.
Năm 2007, trong khi chưa có tiêu chuẩn xếp hạng, Sở Giao dịch
và các Chi nhánh được tiếp tục vận dụng xếp lương theo hạng đã xếp đối với Chi
nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển tại văn bản số 2556/LĐTBXH-TL ngày 04 tháng 8 năm
2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Từ năm 2008, Sở Giao dịch và các
Chi nhánh thực hiện xếp lại hạng theo tiêu chuẩn mới.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm căn cứ hướng dẫn
tại Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC,
tiến hành xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng trong năm 2007, báo cáo Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành để thực hiện xếp hạng từ năm 2008 đối với
Sở Giao dịch và các Chi nhánh nêu trên.
c) Thành viên Ban Kiểm soát (không kể Trưởng Ban Kiểm
soát); Trưởng Ban, Phó trưởng Ban và tương đương của Hội sở chính và viên chức
chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ căn cứ vào công việc được
giao, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên để xếp lương vào ngạch,
bậc theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương nhân viên thừa
hành, phục vụ.
d) Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh,
căn cứ vào công việc được giao, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, nhân
viên để xếp lương tương ứng vào bậc của thang lương, bảng lương phù hợp với
công việc đảm nhận.
đ) Việc chuyển xếp lương đối với các chức danh quy định tại
các điểm a, b, c và d, khoản 1, mục II Thông tư này thực hiện theo Thông tư số 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tư số 02/2005/TTLT-BLĐTBXH-BNV
ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội
vụ và mục III Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC nêu trên.
e) Đối với người lao động làm việc ở khu vực khác chuyển
đến làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, việc chuyển xếp lương theo hướng
dẫn tại điểm b, khoản 2, mục II Thông tư số 19/2000/TT-BLĐTBXH
ngày 07 tháng 8 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp
lương đối với lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại doanh
nghiệp nhà nước.
2. Phụ cấp lương: Viên chức, công nhân, nhân viên làm
việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
được hưởng chế độ phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP như sau:
a) Thành viên không chuyên trách Hội đồng quản lý, thành viên
Ban Kiểm soát (không kể Trưởng Ban Kiểm soát) hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc
đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát Tổng công ty nhà
nước hạng đặc biệt quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH
ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực
chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc trong công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.
b) Trưởng Ban, Phó trưởng Ban và tương đương của Hội sở chính
hưởng phụ cấp chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng của Tổng Công ty nhà nước
hạng đặc biệt. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương tương của Sở Giao dịch
và Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hưởng phụ cấp chức vụ
theo hạng được xếp.
c) Các chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp độc
hại, nguy hiểm; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực đối với
viên chức, công nhân, nhân viên làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực
hiện theo quy định tại các Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH,
Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tư số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC
ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
Bộ Tài chính và Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT
ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc.
III.
QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP.
Việc quản lý tiền lương và thu nhập đối với Ngân hàng Phát triển
Việt Nam
được thực hiện như sau:
1. Thành viên Hội đồng quản lý (kể cả Trưởng Ban kiểm soát), Tổng
giám đốc áp dụng chế độ tiền lương theo quy định tại Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các
thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước và Thông
tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm
2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 207/2004/NĐ-CP nêu trên.
2. Thành viên Ban Kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát),
Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng của Sở
Giao dịch, Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và viên chức
chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ và công nhân, nhân viên trực
tiếp sản xuất, kinh doanh áp dụng quản lý lao động, tiền lương và thu nhập theo
quy định tại Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày
14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu
nhập trong các công ty nhà nước, Nghị định số 94/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP và điểm b, khoản
1, mục II Thông tư số 12/2006/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương và
phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ.
3. Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá
1,34 lần so với mức lương tối thiểu chung để tính đơn giá tiền lương quy định tại
điểm b, khoản 1, mục II Thông tư số 12/2006/TT-BLĐTBXH, áp dụng
hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá 2 lần để tính quỹ lương kế hoạch đối
với thành viên Hội đồng quản lý (kể cả Trưởng Ban kiểm soát), Tổng Giám đốc quy
định tại điểm 1, mục III Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH,
Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện sau:
a) Mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn
mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân;
b) Không làm tăng thêm chi phí quản lý quy định tại Điều 10 Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt
Nam ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2007
của Thủ tướng Chính phủ.
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
có trách nhiệm:
a) Quyết định xếp lương đối với thành viên Ban Kiểm soát, Phó
Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Sở
Giao dịch, Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và viên chức,
công nhân, nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
b) Đề nghị Bộ Nội vụ quyết định xếp lương đối với Chủ tịch Hội
đồng quản lý, thành viên chuyên trách Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc;
c) Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng đối với Sở Giao dịch
và Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành theo quy định tại điểm b, khoản 1, mục
II Thông tư này;
d) Xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương của thành
viên Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội,
Bộ Tài chính thẩm định trước khi thực hiện;
đ) Thực hiện chế độ cáo cáo tình hình lao động, tiền lương và
thu nhập theo quy định của Chính phủ đối với công ty nhà nước.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội thẩm định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch của
thành viên Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam
theo quy định.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị Ngân hàng
Phát triển Việt Nam phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương;
- Các Bộ, các cơ quan
ngang Bộ,
các cơ quan trực
thuộc CP;
- UBND Tỉnh, thành phố
trực thuộc TW;
- Toà án nhân dân tối
cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước,
- Cơ quan TW các đoàn thể
và các Hội;
- Cục Kiểm tra văn
bản (Bộ Tư pháp);
- Đăng Công báo;
- Lưu VP, Vụ TLTC Bộ
LĐTBXH
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hằng
|