BỘ
NGOẠI THƯƠNG - BỘ NỘI THƯƠNG
-----
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
020-LB
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 12 năm 1962
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
BỔ SUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THU MUA VÀ SẢN XUẤT
HÀNG XUẤT KHẨU
Về công tác thu mua hàng xuất khẩu
liên Bộ Nội, Ngoại thương đã có Thông tư liên Bộ số 19-LB ngày 29 tháng 3 năm
1961 về phân công thu mua hàng xuất khẩu. Thời gian qua các cơ quan kinh doanh
hai Bộ đã không quán triệt và thực hiện đúng thông tư, không thảo luận hợp tác
chặt chẽ với nhau để xảy ra những việc không tốt như sau:
1. Giá cả thu mua không
được thống nhất. Hiện tượng này khá phổ biến trên nhiều mặt hàng và ở nhiều địa
phương.
2. Thông tư liên Bộ đã
phân công rõ khu vực và mặt hàng cho cơ quan kinh doanh hai Bộ thu mua nhưng vẫn
còn nhiều hiện tượng thu mua chồng chéo lên nhau – có mặt hàng có nơi hai bên
cùng mua thậm chí xảy ra tình trạng tranh chấp lẫn nhau, có mặt hàng có nơi
không bên nào mua hoặc mua không hết (cói, đay, dây rừng, hạt có dầu, lá hồ,
chuối, gà, vịt, v.v…).
3. Đặc biệt là trong việc
phát triển các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu hai bên đã không bàn bạc với nhau
để xảy ra tình trạng bên này chen lẫn cơ sở bên kia, giá cả thu mua hai bên lại
không nhất trí, nhất là trên mặt hàng, chiếu cói (Thanh hóa, Ninh bình, Nam định).
Ngoài ra một số cơ sở thu mua của Ngoại thương còn dùng hình thức thu mua thành
phẩm mà không cung cấp nguyên liệu trên những mặt hàng do Nội thương quản lý
(cói, đay).
4. Hàng giao cho Ngoại
thương xuất khẩu theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước có một số mặt hàng các tổ chức
nội thương chấp hành chưa được khẩn trương.
Những hiện tượng trên đã gây nên
những tác hại:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến việc
thực hiện kế hoạch thu mua Nhà nước đã giao cho mỗi bên do đó ảnh hưởng không tốt
đến kế hoạch phân phối nguyên liệu, kế hoạch sản xuất hàng hóa, ảnh hưởng đến
việc chỉ đạo kế hoạch chung của Nhà nước.
Ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của
nhân dân đối với một số cơ quan thu mua ở một vài địa phương, do chen lấn lẫn
nhau, phát triển cơ sở sản xuất không bàn bạc với nhau, dự trù nguyên liệu
không được chặt chẽ để xảy ra tình trạng không đảm bảo được việc sản xuất thường
xuyên của quần chúng, do đó ảnh hưởng đến đời sống của họ;
- Do giá cả thu mua không được
thống nhất làm cho nhân dân hiểu lầm chính sách giá cả của Nhà nước đồng thời
cũng gây nên có chỗ không hợp lý trong chi phí tài chính của Nhà nước.
- Làm mất đoàn kết nội bộ giữa
cán bộ, nhân viên của cơ quan kinh doanh hai Bộ cũng như đối với các cơ quan
lãnh đạo các cấp ở địa phương.
Để kịp thời bổ khuyết những sự
việc trên đây, yêu cầu các Sở, Ty Thương nghiệp, các cơ quan kinh doanh hai Bộ
cần nghiên cứu kỹ, quán triệt tinh thần Thông tư liên Bộ số 19 ngày 29 tháng 3
năm 1961 và cần nghiêm chỉnh chấp hành cho đúng. Hai bên cần chủ động liên hệ
chặt chẽ với nhau, những vấn đề gì không thống nhất ý kiến cần đặt vấn đề với
các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền yêu cầu giải quyết theo đúng tinh thần
Thông tư liên Bộ, đồng thời thỉnh thị ý kiến và báo cáo về hai Bộ để kịp thời
giải quyết, không được tự động giải quyết những vấn đề ngoài phạm vi quyền hạn
của cơ quan mình.
Ngoài ra, hai Bộ thống nhất ý kiến
bổ sung vào Thông tư cũ của liên Bộ một số vấn đề cụ thể sau đây:
I. VẤN ĐỀ GIÁ
CẢ
Cần nghiên cứu và nghiêm chỉnh
chấp hành Thông tư liên Bộ số 137 ngày 23 tháng 02 năm 1962 về phân công chỉ đạo
giá thu mua hàng xuất khẩu - đặc biệt cần chú ý:
- Những mặt hàng nào đã có giá
chỉ đạo của Nhà nước thì phải chấp hành cho đúng không được nâng giá, ép giá;
- Các loại hàng khác thu mua để
xuất khẩu chưa có giá chỉ đạo của Nhà nước hoặc địa phương quản lý cần thu mua
để xuất khẩu thì các ngành sở quan ở địa phương trao đổi cho thống nhất rồi
trình Ủy ban hành chính tỉnh, trước khi thực hiện, báo cáo lên Bộ Ngoại thương
và Nội thương để tham gia ý kiến, sau khi có ý kiến hãy thi hành;
- Đối với một số loại hàng thu
mua và gia công ở các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay cần được điều chỉnh
hợp lý so với các ngành nghề khác – hai Bộ giao trách nhiệm cho Vụ Vật giá hai
Bộ đến tận một số cơ sở địa phương nghiên cứu và đề nghị giải quyết gấp.
II. VẤN ĐỀ
HÀNG XUẤT KHẨU ĐƯỢC
Đối với các loại hàng Bộ Ngoại
thương đã thu mua hoặc sản xuất vì lý do gì đó (thứ phẩm, phế phẩm nước ngoài
không nhận, v.v…) mà không xuất được, nói chung đều phải giao qua Bộ Nội thương
mà không được bán thẳng ra thị trường hoặc tiêu thụ trong nội bộ cơ quan.
a) Hàng do trung ương quản lý
(chè, lạc, thịt)… thì do các Tổng Công ty xuất nhập khẩu và các Cục chuyên
doanh Nội thương bàn bạc giao cho nhau, giá cả hai bên thỏa thuận theo phẩm chất
và theo đúng chính sách giá cả của Nhà nước. Các cơ quan kinh doanh hàng xuất
khẩu cũng như trong nước ở địa phương không được tự động giao dịch với nhau để
tiêu thụ các loại hàng do trung ương quản lý.
b) Hàng do địa phương quản lý
thì giao qua cơ quan kinh doanh cấp II Bộ Nội thương, giá cả do Ủy ban hành
chính tỉnh quyết định theo phẩm chất và theo chính sách giá cả của Nhà nước.
Trường hợp đặc biệt đối với một số loại hàng do địa phương quản lý cần tiêu thụ
gấp hoặc vận chuyển giao cho nhau mất thì giờ, cồng kềnh tổn phí nhiều như hoa
quả đã quá chín, gà vịt gầy yếu hoặc đang trong mùa dịch, v.v… thì các cơ quan
kinh doanh hàng xuất khẩu có thể bán thẳng ra thị trường sau khi đã thỏa thuận
thống nhất ý kiến về phương thức bán cũng như giá cả với Ủy ban hành chính tỉnh,
Sở, Ty thương nghiệp và các cơ quan kinh doanh nội địa.
III. VẤN ĐỀ
GIAO NHẬN
Để tránh lãng phí về mọi mặt
hàng Nội thương mua giao cho Ngoại thương hoặc hàng Ngoại thương mua không xuất
khẩu được giao cho Nội thương để tìm mọi cách cố gắng giao theo phương thức tay
ba (tại địa phương, tại nơi sản xuất, v.v…). Về giá cả giao nhận hai Bộ sẽ có
Chỉ thị sau.
IV. MỘT SỐ MẶT
HÀNG CỤ THỂ.
1. Vấn đề cói và hàng xuất khẩu
bằng cói:
- Vấn đề cói năm 1962, hai Bộ thống
nhất đề nghị với Ủy ban kế hoạch Nhà nước căn cứ vào kết quả thu mua thực tế
xét nhu cầu của mỗi Bộ nếu cần thì có sự điều chỉnh phân phối lại cho từng Bộ để
có thể chủ động đặt kế hoạch sản xuất;
- Để sử dụng cói được hợp lý hai
Bộ căn cứ chỉ tiêu phân phối của Nhà nước thảo luận đổi cho nhau nhằm sử dụng
các loại cói được hợp lý và tránh vận chuyển loanh quanh lãng phí. Các loại cói
chiêm và cói ngắn không dùng để sản xuất hàng nội địa, Cục Nông sản Bộ Nội
thương cần tận thu và giao cho cơ quan Ngoại thương địa phương;
- Đối với các cơ sở sản xuất
hàng bằng cói hiện nay của Bộ Ngoại thương hai Bộ thống nhất ý kiến sau đây:
- Bộ Ngoại thương vẫn tiếp tục
quản lý ba cơ sở tập trung cũ là Phát-diệm, Hải-phòng và Thái-bình với quy mô
như hiện nay, nếu mở rộng thêm phải có sự bàn bạc với Bộ Nội thương;
- Đối với một số cơ sở hiện nay
đang có mắc mứu giữa Nội thương và Ngoại thương (như khu vực Nga Thanh, v.v…)
thì hai Bộ sẽ cử cán bộ cùng xuống cơ sở nghiên cứu bàn bạc cách giải quyết.
2. Lá hồ: Từ nay đến cuối
năm 1962 dựa trên khu vực thu mua đã được phân chia hiện nay cụ thể là Nội
thương mua ở các huyện Phù-ninh, Thanh-ba, Hạ-hòa, và Ngoại thương mua ở các
huyện Cẩm-khê, Yên-lập, Đoan-hùng, hai bên đều phải cố gắng đẩy mạnh thu mua để
đảm bảo nhu cầu trước mắt. Đồng thời hai Bộ sẽ cử cán bộ cùng lên nghiên cứu với
địa phương rồi căn cứ vào khả năng sản xuất, nhu cầu cụ thể mà quy định khu vực
khai thác và thu mua cho mỗi bên.
3. Hạt có dầu: Căn cứ
theo Thông tư số 19-LB ngày 29 tháng 3 năm 1961, toàn bộ hạt có dầu nói chung
do Bộ Nội thương mua. Bộ Ngoại thương chỉ mua ở nông trường và hạt màng tang
tươi và hoa hồi. Chỉ tiêu xuất khẩu do hai Bộ bàn bạc quyết định.
4. Các loại dây rừng, củ nâu,
nụ vối: Đều do Bộ Nội thương mua, chỉ tiêu xuất khẩu do hai Bộ bàn bạc quyết
định. Có thể có từng nơi,từng thời gian, từng mặt hàng nếu Bộ Nội thương không
mua hết hoặc do nhu cầu xuất khẩu mà Bộ Ngoại thương yêu cầu (kể các các loại hạt
có dầu) thì Bộ Nội thương sẽ ủy nhiệm cho Bộ Ngoại thương mua nhưng phải được
hai Bộ quyết định (thay mặt hai bộ là Vụ xuất Bộ Ngoại thương và Cục Nông sản
lâm thổ sản Bộ Nội thương ).
5. Các loại hoa quả: Nói
chung giành ưu tiên để xuất khẩu, Bộ Nội thương cần dùng cho nhu cầu nội địa
thì cùng bàn bạc với Bộ Ngoại thương để lại. Cần chú ý:
- Bộ Ngoại thương cần phối hợp
chặt chẽ với Bộ Nội thương (cục thực phẩm) có kế hoạch thu mua theo thời vụ kế
hoạch tiêu thụ loại không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Nói chung vùng sản xuất tập
trung do Bộ Ngoại thương mua, vùng sản xuất lẻ tẻ do Bộ Nội thương mua. Cục thực
phẩm Bộ Nội thương và Vụ xuất Bộ Ngoại thương thảo luận quy định cụ thể từng loại
quả và từng khu vực. Riêng việc mua chuối các loại cần khoanh vùng lại bảo đảm
xuất khẩu cũng như cung cấp cho thành phố và các khu công nghiệp sao cho có lợi
nhất tránh giẫm chân lên nhau.
6. Gà: Bộ Ngoại thương chỉ
mua của nông trường, ngoài ra Bộ Nội thương sẽ giành cho Bộ Ngoại thương một số
khu vực để Bộ Ngoại thương có kế hoạch sản xuất cho đúng tiêu chuẩn làm hàng xuất
khẩu.
7. Vịt: Ưu tiên ngành xuất
khẩu vịt bầu, và vịt béo trên một cân nhưng để bảo đảm kinh doanh được tốt các
cơ quan kinh doanh hai Bộ cần chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau. Trước khi đi
ký hợp đồng mua hai bên cần phải thảo luận thống nhất ý kiến cho cụ thể về giá
cả từng loại, ngày giờ cùng đến lấy tại nơi sản xuất, kế hoạch tiêu thụ, vận
chuyển, v.v…
8. Trứng vịt: Do Bộ Nội
thương mua và chịu trách nhiệm cung cấp lương thực, sẽ giành cho Bộ Ngoại
thương loại đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, chỉ tiêu xuất khẩu do hai Bộ quyết định. Để
đảm bảo kinh doanh được tốt tránh vận chuyển lãng phí và hư hao, các cơ quan
kinh doanh hai Bộ cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau như việc mua vịt nói ở
trên.
V. VIỆC PHÁT
TRIỂN THÊM CƠ SỞ HOẶC MẶT HÀNG MỚI
Dựa trên các nguyên tắc sau đây:
- Không cùng một nơi mà hai cơ sở
cùng hoạt động;
- Đối với những mặt hàng xuất khẩu
mà cơ quan nội địa vẫn kinh doanh thì cơ quan kinh doanh hàng xuất khẩu đặt
hàng cho cơ quan nội địa;
- Khi đã phát triển cơ sở thì phải
đảm bảo cung cấp nguyên liệu, không được dùng hình thức mua thành phẩm mà không
cung cấp nguyên liệu để xảy ra tình trạng hút nguyên liệu của nhau, giá gia
công hai bên phải thống nhất theo quy cách phẩm chất từng loại mặt hàng;
- Cán bộ của hai ngành Nội, Ngoại
thương có nhiệm vụ tuyên truyền vận động giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân sản xuất để
tăng thêm khối lượng hàng hóa và đảm bảo quy cách phẩm chất. Việc phân công phụ
trách thu mua chế biến do hai Bộ bàn bạc và chủ trương.
VI. VẤN ĐỀ LÃNH
ĐẠO
- Hai Bộ thống nhất ý kiến cần
tăng cường tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa từ cấp Trung ương đến địa phương,
phối hợp chặt chẽ hỗ trợ cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, thường xuyên tổ chức
kiểm điểm với nhau trên nguyên tắc đảm bảo nhiệm vụ chung của Nhà nước giao cho
hai Bộ và theo đúng chính sách Nhà nước tránh mọi hiện tượng cục bộ bản vị,
tranh giành thị trường, không chấp hành đúng chính sách của Nhà nước gây thắc mắc
cho quần chúng;
- Hai Bộ cần tăng cường chỉ đạo
chặt chẽ hơn nữa đối với các cơ quan kinh doanh ở địa phương về mọi mặt đặc biệt
chú ý đến vấn đề giáo dục tư tưởng, Chính sách, vấn đề chỉ tiêu kế hoạch giá cả,
tổ chức thu mua và phát triển cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu.
- Hai Bộ kết hợp các Thông tư số
137 ngày 23 tháng 02 năm 1962, số 19 ngày 29 tháng 3 năm 1961 và Thông tư bổ
sung này phổ biến ký và tổ chức nghiên cứu học tập cho cán bộ và nhân viên của
hai ngành Nội, Ngoại thương.
- Các Vụ, Cục hai Bộ căn cứ chức
năng nhiệm vụ của mình cần bàn bạc với nhau có kế hoạch biện pháp cụ thể để thi
hành các thông tư liên Bộ cho tốt.
Ngoài các điểm bổ sung trên đây,
các điểm khác trong thông tư liên Bộ số 19 ngày 29 tháng 03 năm 1961 vẫn còn
nguyên giá trị.
Hai Bộ yêu cầu các Ủy ban hành
chính các tỉnh, các Sở, Ty Thương nghiệp, các Sở Ngoại thương, các cơ quan kinh
doanh hai Bộ nghiên cứu kỹ các thông tư và nghiêm chỉnh thực hiện cho đúng.
Trong khi thi hành có vấn đề gì mắc míu, khó khăn thì báo cáo về hai Bộ giải
quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NGOẠI THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Văn Diêm
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG
Lê
Đông
|