ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số: 1944/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 8 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ qui định tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thông tư liên tịch số 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày 02/4/2004 của Bộ Nông nghiệp-Phát
triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về nông nghiệp
và phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 01/2006/QĐ-UBND ngày 09/01/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 27/01/2006 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đổi tên Chi cục Phát triển lâm nghiệp
thành Chi cục Lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số
728/SNN-PTNT ngày 05/6/2006, Báo cáo số 78/BC-STP ngày 02/8/2006 của Sở Tư pháp
về việc thẩm định văn bản pháp luật và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số
1162/SNV ngày 09/8/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Lâm nghiệp tỉnh
Quảng Ngãi tổ chức triển khai thực hiện theo qui định tại Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố,
Chi cục Trưởng Chi cục lâm nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 674/QĐ-UB ngày
27/3/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi./.
Nơi nhận:
-Như Điều 3;
-TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
-CT, các PCT UBND tỉnh;
-Sở Tư pháp;
-VPUB: PVP (NN), NN-TN, Công báo;
-Lưu VT, NC
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn
Xuân Huế
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY CỦA CHI CỤC LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1944/QĐ-UBND ngày 17/8/2006 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Chương 1:
Điều 1. Vị trí, chức năng.
1- Chi cục Lâm
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Quảng Ngãi, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát
triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, phát triển lâm nghiệp xã hội
và tham gia xây dựng nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh.
2- Chi cục Lâm
nghiệp chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Lâm
nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
1- Tham mưu cho
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng qui hoạch tổng thể về
lâm nghiệp trong tỉnh, qui hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm cho
các chương trình, dự án về xây dựng, phục hồi, sử dụng, phát triển hệ thống rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất và phát triển lâm nghiệp xã hội trên địa
bàn tỉnh; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các vấn đề trên sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2- Giúp Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc cụ
thể hoá các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Cục Lâm nghiệp về quản lý và xây dựng 3 loại rừng, giống cây trồng
và lâm nghiệp xã hội trên địa bàn tỉnh.
3- Hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện các đề án, dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán đầu
tư trong lĩnh vực xây dựng phát triển rừng, giống cây rừng (kể cả các dự án đầu
tư nước ngoài) theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4- Xây dựng và tổ
chức thực hiện các chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá về phát triển lâm
nghiệp và lâm nghiệp xã hội trong tỉnh.
5- Quản lý qui
trình, quy phạm, tiêu chuẩn, chất lượng, định mức kinh tế kỹ thuật về các lĩnh
vực liên quan đến lâm nghiệp.
6- Quản lý các chỉ
tiêu về sản lượng, chủng loại lâm đặc sản rừng được khai thác sử dụng hàng năm;
trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, thu hồi, quản lý các
loại giấy phép về khai thác lâm sản theo phân cấp; tham mưu cho Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền quyết định mở cửa rừng
và quyết định đóng cửa rừng sau khi khai thác.
7- Tham mưu giúp
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thẩm định, tổng hợp
hồ sơ về thiết kế khai thác các loại rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và
kiểm tra việc khai thác rừng theo thiết kế được duyệt.
8- Tổ chức, thực
hiện ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
chuyên ngành cho cán bộ, nhân viên thuộc Chi cục quản lý và cho các đối tượng
liên quan đến công tác lâm nghiệp của tỉnh.
9- Kiểm tra việc
thực hiện các nhiệm vụ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu
cực, xử lý các vi phạm thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo thẩm quyền và qui
định của pháp luật.
10- Xây dựng và thực
hiện chương trình cải cách hành chính của Chi cục theo mục tiêu và nội dung,
chương trình cải cách hành chính của Sở.
11- Quản lý và thực
hiện các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ,
công chức, viên chức, theo qui định của pháp luật và phân cấp của Giám đốc Sở.
12- Báo cáo định kỳ
và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo qui định.
13- Quản lý tài
chính, tài sản, các nguồn lực khác và thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc
Sở giao.
Chương 2:
Điều 3. Lãnh đạo Chi cục.
1- Chi cục Lâm
nghiệp có Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng điều
hành mọi hoạt động của Chi cục theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động
của Chi cục.
2- Phó Chi cục trưởng
giúp việc cho Chi cục trưởng, được Chi cục trưởng phân công phụ trách từng lĩnh
vực công tác của Chi cục; chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và pháp luật về
việc thực hiện nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
3- Việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng thực
hiện theo qui định của pháp luật.
Điều 4. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Chi cục Lâm nghiệp
có 02 phòng chuyên môn nghiệp vụ sau:
- Phòng Kinh tế-Tổng
hợp.
- Phòng Kỹ thuật.
Điều 5. Biên chế của Chi cục.
Biên chế của Chi cục
Lâm nghiệp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao trong tổng chỉ tiêu biên chế của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương 3:
Điều 6. Chi cục Lâm nghiệp có mối quan hệ công tác như sau:
1- Chi cục Lâm
nghiệp chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; đồng thời chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
2- Chi cục Lâm
nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở, Ngành, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực
được giao theo đúng qui định của Nhà nước.
3- Chi cục trưởng
Chi cục Lâm nghiệp xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của Chi cục để đảm bảo
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chương 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tổ
chức triển khai thực hiện theo đúng Qui định này.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tổng
hợp báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân
dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.