|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
36/2006/QĐ-NHNN
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Ngân hàng Nhà nước
|
|
Người ký:
|
Đặng Thanh Bình
|
Ngày ban hành:
|
01/08/2006
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚCVIỆT NAM
---------
Số:
36/2006/QĐ-NHNN
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
Hà
Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TỔ CHỨC TÍN
DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế kiểm
tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo và thay thế Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành “Quy chế về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các
tổ chức tín dụng”.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ
chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức
tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đặng Thanh Bình
|
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚCVIỆT NAM
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
QUY CHẾ
KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN, ngày 01 tháng 8 năm 2006 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này
quy định việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng được
thành lập, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng (bao gồm cả các chi nhánh
ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
“Hệ
thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ” là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy
trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng được thiết lập trên
cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm
bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thoời các rủi ro và đạt được các mục tiêu
mà tổ chức tín dụng đã đặt ra.
Điều 3. Mục tiêu của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm
tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng được thiết lập nhằm mục đích thực hiện
các mục tiêu, chính sách lớn của tổ chức tín dụng, thông qua việc thực hiện các
mục tiêu cụ thể, chủ yếu sau đây:
1. Hiệu quả
và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một
cách kinh tế, an toàn, có hiệu quả.
2. Bảo đảm hệ
thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp
thời;
3. Bảo đảm
tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
Chương 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1:TỔ CHỨC,
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Điều 4. Thiết lập và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm tra,
kiểm soát nội bộ
1. Tổ chức
tín dụng phải thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp Tổng giám đốc
(Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp
vụ của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức
tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các
quy định nội bộ; trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất
cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện,
đơn vị sự nghiệp và các công ty trực thuộc.
Điều 5. Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm
tra, kiểm soát nội bộ
1. Mọi rủi ro
có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức tín
dụng đều phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục
để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Mỗi
khi có sự thay đổi về các mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt
động kinh doanh mới, tổ chức tín dụng phải rà soát, nhận dạng các rủi ro liên
quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, quy trình, quy định kiểm tra, kiểm
soát nội bộ phù hợp.
2. Hoạt động
kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời của các hoạt động hàng
ngày của tổ chức tín dụng. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài
đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị,
bộ phận của tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức như:
a) Cơ chế
phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của
các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức tín dụng.
b) Cơ chế kiểm
tra chéo giữa các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia một quy trình nghiệp vụ.
c) Quy định về
hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện các
giao dịch.
d) Quy trình
và cơ chế thẩm định, kiểm tra, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện các giao
dịch; đảm bảo một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 2 cán bộ tham gia, không
có cá nhân nào có thể một mình tiến hành thực hiện và quyết định một quy trình
nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ
chức tín dụng cho phép phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Cơ chế
phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện một cách hợp lý, cụ thể, rõ
ràng, tránh các xung đột lợi ích; đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm cùng một
lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với
nhau; đảm bảo mọi cán bộ trong tổ chức tín dụng không có điều kiện để thao túng
hoạt động, bưng bít thông tin phục vụ các mục đích cá nhân hoặc che dấu các
hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ.
4. Đảm bảo chấp
hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội
bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong tổ chức tín dụng và
tình hình kinh tế, thị trường bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ
cho công tác quản trị, điều hành có hiệu quả.
5. Hệ thống
thông tin, tin học của tổ chức tín dụng phải được giám sát, bảo vệ một cách hợp
lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập (back-up) nhằm xử lý kịp
thời những tình huống bất ngờ như thiên tai, cháy, nổ… để đảm bảo hoạt động
kinh doanh thường xuyên, liên tục của tổ chức tín dụng.
6. Đảm bảo mọi
cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng đều phải quán triệt được tầm quan trọng
của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ; vai trò của từng cá nhân trong quá
trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của bản
thân họ và phải tham gia thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả các quy định,
quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ liên quan.
7. Người điều
hành các bộ phận, đơn vị nghiệp vụ, các cá nhân có liên quan phải thường xuyên
xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát
nội bộ; mọi khiếm khuyết của hệ thống này phải được báo cáo kịp thời với cấp quản
lý trực tiếp; những khiếm khuyết lớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi ro phải
được báo cáo ngay cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị, Ban Kiểm
soát.
8. Tất cả các
cá nhân, các bộ phận ở mọi cấp của tổ chức tín dụng phải thường xuyên, liên tục
kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên
quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình
trước tổ chức tín dụng và pháp luật.
9. Lãnh đạo tại
các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng phải báo cáo, đánh giá về kết quả kiểm
tra, kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn
tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột
xuất theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp.
Điều 6. Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm tra, kiểm soát
nội bộ
1. Định kỳ
hàng năm, tổ chức tín dụng phải tiến hành tự rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống
kiểm tra, kiểm soát nội bộ của toàn tổ chức tín dụng, của từng đơn vị, bộ phận
điều hành, kinh doanh, tác nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ. Công việc này do
Tổng giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.
2. Việc tự kiểm
tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về sự đầy đủ, tính hiệu lực và
hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định và đánh
giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm tra, kiểm
soát nội bộ và chỉ rõ các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm tra, kiểm
soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.
3. Tổng giám
đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phải lập báo cáo kiểm tra, kiểm soát nội bộ để
báo cáo về kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
nêu trên. Báo cáo này phải cập nhật được các rủi ro, nêu tóm tắt các hoạt động
chính của tổ chức tín dụng và các rủi ro liên quan tương ứng và các hoạt động
kiểm tra, kiểm soát ở cấp độ toàn bộ tổ chức tín dụng, cấp độ từng đơn vị, bộ
phận và từng hoạt động.
4. Báo cáo kiểm
tra, kiểm soát nội bộ nêu trên được đệ trình cho Hội đồng quản trị, đồng gửi
Ban Kiểm soát và được gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước,
Vụ Các Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín
dụng đặt trụ sở chính) trong thời hạn 60 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính;
riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chỉ phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 7. Kiểm tra, đánh giá độc lập về hệ thống kiểm tra, kiểm
soát nội bộ
1. Hệ thống
kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phải được kiểm toán nội bộ kiểm
tra, đánh giá một cách độc lập. Việc kiểm tra, đánh giá độc lập phải được thực
hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc tổ chức kiểm toán độc lập hoặc một tổ chức
khác có đủ trình độ và khả năng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá độc lập theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Nội dung
kiểm tra, đánh giá độc lập bao gồm rà soát, đánh giá và báo cáo về sự đầy đủ,
tính hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ liên quan đến các hoạt động,
lĩnh vực được kiểm toán thông qua việc xác định và đánh giá rủi ro, xác định
các tồn tại của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chỉ rõ các thay đổi cần
thiết đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục.
3. Báo cáo kiểm
tra, đánh giá độc lập đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ liên quan đến
các nội dung, lĩnh vực được kiểm toán, được thực hiện định kỳ 01 (một) năm một
lần và là một phần của Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm.
4. Tổ chức
tín dụng phải thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập đối với toàn bộ hệ thống kiểm
tra, kiểm soát nội bộ tối thiểu 05 (năm) năm một lần. Báo cáo đánh giá tổng thể
về toàn bộ hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được gửi cho Tổng giám đốc (Giám
đốc), Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát của tổ chức tín dụng và được gửi cho
Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ Các Ngân hàng, Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính);
riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 8. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách
1. Tuỳ theo
quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của mình, tổ chức tín dụng tự xem
xét, quyết định thành lập bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách, chịu
sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc (Giám đốc). Trong mọi trường hợp dù có
hay không có bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách, tổ chức tín dụng
phải thiết lập, duy trì, tổ chức thực hiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
theo các quy định tại Quy chế này.
2. Bộ phận kiểm
tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân
thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ
của tổ chức tín dụng; giúp Tổng giám đốc thực hiện việc tự kiểm tra để tổng hợp,
rà soát, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội
bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại, sai phạm
trong mọi hoạt động nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này, đảm bảo tổ chức tín dụng hoạt động an
toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
MỤC 2:TRÁCH
NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNGĐỐI VỚI HỆ THỐNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Điều 9. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị
1. Ban hành
và định kỳ xem xét, đánh giá lại chiến lược kinh doanh và các mục tiêu, chính
sách lớn của tổ chức tín dụng.
2. Chịu trách
nhiệm cuối cùng về sự hợp lý và tính hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát
nội bộ; ban hành đầy đủ các quy định về cơ cấu tổ chức, phân cấp ủy quyền, các
quy định về quản lý kinh doanh, quản trị, điều hành, kiểm tra, kiểm soát nội bộ,
và kiểm toán nội bộ.
3. Đảm bảo việc
Tổng giám đốc (Giám đốc) thiết lập và duy trì hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội
bộ hợp lý và có hiệu quả; hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi
ro trong mọi hoạt động của tổ chức tín dụng; hệ thống đánh giá vốn; hệ thống
thông tin báo cáo tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ
và kịp thời.
4. Định kỳ ít
nhất một năm một lần, xem xét, đánh giá lại hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ;
trong đó cần lưu ý đến hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi
ro, phương pháp đánh giá vốn, hệ thống thông tin báo cáo tài chính và thông tin
quản lý.
5. Thực hiện
kịp thời các ý kiến chỉ đạo, các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về việc kiểm
tra, kiểm soát nội bộ tại tổ chức tín dụng của mình, giám sát và đôn đốc việc
thực hiện.
Điều 10. Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc triển khai thực hiện chiến lược kinh
doanh và các mục tiêu, chính sách lớn đã được Hội đồng quản trị thông qua.
2. Thực hiện
thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hợp lý và
hoạt động có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu về nhận dạng, đo lường, đánh giá và
quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn hợp lý, đảm bảo tổ chức tín dụng hoạt
động an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
3. Xây dựng,
ban hành các quy trình nghiệp vụ cụ thể đối với mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ
chức tín dụng; đảm bảo có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, cơ chế quản lý rủi ro gắn
với từng quy trình nghiệp vụ cụ thể.
4. Duy trì và
thực hiện cơ cấu tổ chức, phân cấp ủy quyền, quản lý kinh doanh một cách rõ
ràng và có hiệu quả.
5. Đảm bảo
duy trì hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy
đủ và kịp thời.
6. Đảm bảo sự
tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
7. Định kỳ
báo cáo Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm
tra, kiểm soát nội bộ và kiến nghị, đề xuất nhằm chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện
hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Điều 11. Trách nhiệm của Ban Kiểm soát
1. Chỉ đạo,
điều hành Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá một
cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; hệ thống
nhận dạng và quản lý rủi ro; phương pháp đánh giá vốn; hệ thống thông tin báo
cáo tài chính và thông tin quản lý; các quy trình, quy định nội bộ của tổ chức
tín dụng.
2. Định kỳ
thông báo Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội
bộ; đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống kiểm tra,
kiểm soát nội bộ.
Điều 12. Trách nhiệm của Trưởng Kiểm toán nội bộ
Trưởng kiểm
toán nội bộ phải đảm bảo thực hiện đầy đủ mọi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
liên quan đến công tác kiểm toán đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
theo Quy chế về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước ban hành và các quy định nội bộ có liên quan của tổ chức tín dụng.
MỤC 3:TRÁCH
NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 13. Trách nhiệm của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước
1. Thực hiện thanh
tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các
tổ chức tín dụng theo quy định tại Quy chế này.
2. Xử lý theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp vi
phạm các quy định tại Quy chế này và quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 14. Trách nhiệm của Vụ Các ngân hàng
1. Nghiên cứu,
trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, sửa đổi bổ sung những quy định về
kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng tại Quy chế này.
2. Hướng dẫn
các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong việc thực hiện Quy chế này.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Quy chế này
có hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng phải tự rà soát, điều chỉnh, đảm bảo
thực hiện đúng theo các nguyên tắc, yêu cầu, quy định tại Quy chế này.
Điều 16. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại
Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.
|
KT.
THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đặng Thanh Bình
|
Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN về Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành
THE
STATE BANK OF VIETNAM
-------------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-------------
|
No.
36/2006/QD-NHNN
|
Hanoi,
August 1, 2006
|
DECISION ON THE ISSUANCE OF THE REGULATION ON INTERNAL INSPECTION,
CONTROL OF CREDIT INSTITUTIONS THE GOVERNOR OF THE STATE BANK - Pursuant to the Law on the
State Bank of Vietnam issued in 1997; the Law on the amendment, supplement of
several Articles of the Law on the State Bank of Vietnam in 2003;
- Pursuant to the Law on Credit Institutions issued in 1997; the Law on the
amendment, supplement of several Articles of the Law on Credit Institutions in
2004;
- Pursuant to the Decree No. 52/2003/ND-CP dated 19 May 2003 of the Government
providing for the function, assignment, authority and organizational structure
of the State Bank of Vietnam;
Upon the proposal of the Director of Banks and Non-Bank Credit Institution
Department DECIDES: Article 1.
To issue in conjunction with this Decision “the
Regulation on internal inspection, control of credit institutions” Article 2.
This Decision shall be effective after 15 days since its
publication in the Official Gazette and replace the Decision No.
03/1998/QD-NHNN3 dated 3 January 1998 of the Governor of the State Bank on the
issuance of “the Regulation on internal inspection, control of credit
institutions” Article 3.
The Director of Administrative Department, Director of
Banks and Non-Bank Credit Institution Department, Heads of relevant units of
the State Bank of Vietnam, General Managers of the State Bank branches in
provinces, cities under the central Government’s management, Chairperson of the
Board of Directors, General Directors (Directors) of credit institutions shall
be responsible for the implementation of this Decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. FOR
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
DEPUTY GOVERNOR
Dang Thanh Binh REGULATION ON INTERNAL INSPECTION, CONTROL OF CREDIT INSTITUTIONS
(Issued in conjunction with the Decision No. 36/2006/QD-NHNN dated 1 August
2006 of the Governor of the State Bank) Chapter I.
GENERAL PROVISIONS Article 1.
Governing scope and subjects of application This Regulation provides for the
implementation of internal inspection, control at credit institutions
established and operating in accordance with the Law on Credit Institutions
(including foreign bank branches that are operating in Vietnam) ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. “Internal inspection, control
system” means a combination of mechanisms, policies, procedures, internal
provisions, organizational structure of a credit institution which are set up
in line with provisions of current laws and are organized for implementation in
order to ensure the prevention, detection, timely settlement of risks and
obtain objectives already worked out by the credit institution Article 3.
Objectives of the internal inspection, control system The internal inspection, control
system of a credit institution is set up for implementing major objectives,
policies of the credit institution by implementing the following specific and
main objectives: 1. Efficiency and safety in
operation; protecting, managing, using assets and resources economically,
safely and efficiently 2. Ensuring that the system of
financial information and management information is honest, reasonable,
sufficient and timely 3. Ensuring the compliance with
applicable laws and internal regulations, procedures, provisions. Chapter II. SPECIFIC PROVISIONS Section 1.
ORGANIZATION, OPERATION OF THE INTERNAL INSPECTION, CONTROL SYSTEM ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. Credit institutions shall set
up an internal inspection, control system to assist General Director (Director)
in managing all of their operational activities thoroughly, safely and in
accordance with applicable laws; 2. Credit institutions shall
inspect, control the compliance with laws and internal provisions on regular
basis; directly inspect, control operational activities in all fields at head
offices, transaction offices, branches, representative offices, nonproductive
units and subsidiary companies Article 5.
Requirements and operation principles of the internal inspection, control system 1. Any risk that is likely to
badly affect the operation efficiency and objectives of a credit institution
shall be identified, measured, assessed regularly, continuously in order to
timely detect, prevent and take appropriate measures for risk management. Where
there is any change in business objectives, products, services and new business
activities, credit institutions shall verify, identify related risks to
appropriately set up, amend, supplement mechanisms, procedures, provisions on
internal inspection, control. 2. The internal inspection,
control activity is an integral part of daily activities of the credit
institution. The internal inspection, control mechanism shall be designed,
installed, organized for implementation right in every operational procedure,
in all units, departments of the credit institution in such forms as: a. A clearly, transparent
mechanism on authorization and devolution; ensuring the clearness between
assignments, authorities of individuals, departments in the credit institution; b. A mechanism on cross check
among individuals, departments jointly taking part in an operational procedure c. Provisions on specific risk
limit for each individual, department in the implementation of transactions d. A procedure and mechanism on
appraisal, examination, acceptance and approval for the implementation of
transactions; ensuring that a procedure shall have at least 2 officers
participating in, no individual is permitted to perform and decide on an
operational procedure, a specific transaction by itself, except for
transactions within the limit permitted by the credit institution in line with
provisions of applicable laws; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. Ensuring the compliance with
the accounting regime under applicable provisions and the availability of an
internal information system about finance, operation, the compliance in the
credit institution and external economic, market situation which is reasonable,
reliable, timely to help the administration, management work to be efficient 5. The IT, information system of
the credit institution must be supervised, protected reasonably, safely and the
credit institution must have an independent backup management regime for timely
dealing with such unexpected situations as natural calamity, fire, explosion,
etc, to ensure the regular, continuous business activity of the credit
institution 6. Ensuring that all officers,
staffs of the credit institution shall thoroughly grasp the importance of the
internal inspection, control activity; the role of each individual in the
internal inspection, control process is related to their own functions,
assignments and they must fully and efficiently perform relevant internal
inspection, control provisions, procedures. 7. Manager of operational departments,
units, relevant individuals must regularly consider, assess the effectiveness
and efficiency of the internal inspection, control system; all shortcomings of
this system shall be timely reported to direct management level; major
shortcomings that may cause losses or risks must be immediately reported to
General Director (Director), Board of Directors, Controllers Committee 8. All individuals, departments
at all levels of the credit institution must regularly, continuously inspect
and inspect by themselves the implementation of related internal provisions,
procedures and shall be responsible for the implementation result of their
operational activities to the credit institution and applicable laws 9. Leaders at units, departments
of the credit institution shall make a report, assessment of the result of
internal inspection, control at their units, propose treatment measures for
remains, inadequacy (if any) and submit to the leaders of their direct
management level on periodical or unexpected basis upon their request. Article 6.
Self-inspection, self-assessment for the internal inspection, control system 1. On annual basis, credit
institutions shall carry out the self-verification, inspection, assessment for the
internal inspection, control system of the entire credit institution, of each
unit, department of management, business, implementation and each operational
activity. General Director (Director) shall be responsible for organizing the
implementation of this work. 2. The self-inspection,
self-assessment shall consist of the verification and assessment of the
sufficiency, effectiveness and efficiency of the internal inspection, control
system shall be based on the risk determination and evaluation in order to
define existing issues of the internal inspection, control system and point out
necessary changes in respect of the internal inspection, control system for
dealing with, overcoming those issues ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. The internal inspection,
control report mentioned above shall be submitted to the Board of Directors,
and copied to the Controllers Committee and then submitted to the State Bank
(the State Bank Inspectorate, Banks Department, the State Bank branches in
province, city where the credit institution locates its head office) within a
period of 60 days from the end of the fiscal year; except for local people’s
credit funds, their reports shall be only submitted to the State Bank branches
in provinces, cities under the central Government’s management Article 7.
Independent inspection, assessment for the internal inspection, control system 1. The internal inspection,
control system of the credit institution shall be inspected, assessed
independently by internal auditing department. The independent inspection,
assessment shall be performed by an internal auditing department or an
independent auditing firm or another organization that has enough professional
level and capability to carry out the independent inspection, assessment in
accordance with provisions of the State Bank; 2. Contents of the independent
inspection, assessment shall include verification, assessment and reporting of
the sufficiency, efficiency of the internal inspection, control system relating
to audited activities, fields by defining and evaluating risks, defining
remains of the internal inspection, control system and pointing out necessary
changes of the internal inspection, control system for dealing with and
overcoming 3. Report on the independent
inspection, assessment for the internal inspection, control system concerning
the audited contents, fields shall be made once a year and be an integral part
of annual internal audit Report 4. Credit institutions shall
perform the independent inspection, assessment for the entire internal
inspection, control system on 5 year basis at the minimum. Overall assessment
report on the entire of the internal inspection, control system shall be sent
to the General Director (Director), the Board of Directors, Controllers
Committee of the credit institution and also sent to the State Bank (the State
Bank Inspectorate, Banks Department, the State Bank branches in provinces,
cities where the credit institution locates its head office); except for the
local people’s credit funds, their report shall be sent to the State Bank
branches in provinces, cities under the central Government’s management Article 8.
Specialized and responsible internal inspection, control department 1. Depending on scale, set
measures, scope and particular characteristics of their operation, credit
institutions shall consider, decide by themselves the establishment of a
specialized and responsible internal inspection, control department that is
subject to the direct management of the General Director (Director). In all
cases, whether it has or does not have a specialized and responsible internal
inspection, control department, the credit institution must set up, maintain,
and organize the implementation of the internal inspection, control system in
accordance with provisions in this Regulation 2. The specialized and
responsible internal inspection, control department shall be responsible for
inspecting, supervising the compliance with provisions of applicable laws and
regulations, operational procedures, internal provisions of the credit
institution; helping the General Director to carry out the self inspection for
consolidation, verification and assessment of the effectiveness, efficiency of
the internal inspection, control system in order to detect, prevent and timely
recommend the solution for remains, violation acts in all operational
activities, complete the internal inspection, control system in accordance with
provisions in Article 6 of this Regulation, ensuring the safe, efficient and
lawful operation of the credit institution ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 9.
Responsibilities of the Board of Directors 1. To issue and periodically
consider, reassess business strategy and major objectives, policies of the
credit institution 2. To take the last
responsibility for the reasonableness and efficiency of the internal
inspection, control system; to fully issue provisions on organizational
structure, authorization and devolution, provisions on business management,
administration, operation, internal inspection, control and internal audit 3. To ensure the establishment
and maintenance of a reasonable and efficient internal inspection, control
system by the General Director (Director); system of identification,
measurement, evaluation and management of risks in every activity of the credit
institution; system of capital valuation; system of financial information,
report and management information system which is honest, reasonable,
sufficient and timely 4. Periodically at least once a
year, to consider, reassess the internal inspection, control system; and
attention should be paid to the system of identification, measurement,
evaluation and management of risks, method of capital valuation, system of
financial information, report and management information; 5. To timely perform directive
opinions, requirements of the State Bank on the internal inspection, control at
the credit institution, supervise and speed up the implementation. Article 10.
Responsibilities of the General Director (Director) 1. To be responsible to the
Board of Directors for the deployment of the business strategy, major
objectives and policies already approved by the Board of Directors 2. To set up, maintain and
develop the internal inspection, control system reasonablely and efficiently
that satisfies requirements of identification, measurement, evaluation and
management of risks, reasonable method of capital valuation, ensuring the safe,
efficient and lawful operation of the credit institution ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. To maintain and perform
organizational structure, authorization, devolution, business management
clearly and efficiently 5. To ensure the maintenance of
a financial information and management information system, which is honest,
reasonable, sufficient and timely 6. To ensure the compliance with
applicable laws and internal regulations, procedures, provisions 7. Periodically to report to the
Board of Directors, Controllers Committee on the result of self-assessment of
the internal inspection, control system and make petition, recommendation for
adjustment, supplement, completion of the internal inspection, control system. Article 11.
Responsibilities of the Controllers Committee 1. To direct, manage the
internal audit Department to perform the independent, objective inspection, verification,
assessment for the internal inspection, control system; system of risk
identification and management; method of capital valuation; system of financial
information, report and management information; internal procedures, provisions
of the credit institution. 2. Periodically to report the
Board of Directors, General Director of the internal inspection, control
system; make petitions, proposals for adjustment, completion of the internal
inspection, control system Article 12.
Responsibilities of the Chief of Internal Audit Department The Chief of Internal Audit
Department must ensure the full implementation of all functions, assignments,
authorities relating to the internal audit work in respect of the internal
inspection, control system in accordance with the Regulation on internal audit
of credit institutions issued by the Governor of the State Bank and relevant
internal provisions of the credit institution ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 13.
Responsibilities of the State Bank Inspectorate 1. To carry out the inspection,
supervision for the compliance with provisions on internal inspection, control
of credit institutions in accordance with provisions in this Regulations. 2. To deal with under its
competence or make petition to the Governor of the State Bank for dealing with
cases of violating provisions in this Regulation and related provisions of
current laws Article 14.
Responsibilities of Banks Department 1. To study, submit to the
Governor of the State Bank for consideration, amendment, supplement of
provisions on internal inspection, control of credit institutions in this
Regulation 2. To provide guidance to credit
institutions, the State Bank branches in provinces, cities under the Central
Government’s management in the implementation of this Regulation Chapter
III. IMPLEMENTING PROVISIONS Article 15.
Within a period of 12 months from the effective date of
this Regulation, credit institutions shall verify, adjust by themselves, ensure
the right compliance with principles, requirements, provisions in this
Regulation ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.
Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành
14.273
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|