ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
|
Số:
329/QĐ-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 1988
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN QUY TẮC VỆ SINH THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983;
- Để giữ gìn vệ sinh, đảm bảo sức khỏe của nhân dân, xây dựng nếp sống mới ở
thành phố ;
- Theo yêu cầu của Bộ Y tế trong văn bản số 4663/VS ngày 8-9-1988 về vệ sinh đô
thị ;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc Sở Tư pháp thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.-
Nay ban hành bản quy tắc vệ sinh thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.-
Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn theo dõi việc tổ
chức thực hiện bản quy tắc này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký, các văn bản trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3.-
Các đồng chí Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở
Y tế, Giám đốc Sở Tư pháp và thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND
quận, huyện có trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Duy Liên
|
QUY TẮC
VỆ SINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 329/QĐ-UB ngày 28-10-1988 của UBND
Thành phố)
Bảo vệ sức khỏe nhân dân là một
trong những công tác hàng đầu đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa đã quy định rõ quyền công dân được bảo vệ sức khỏe (điều 61) Nhà nước
chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân (điều 47) các cơ quan Nhà nước,
xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân đều có nghĩa vụ
bảo vệ và cải thiện môi trường sống (điều 36) và chăm lo cải thiện điều kiện
làm việc và đời sống cho công nhân viên chức (điều 22).
Từ sau ngày giải phóng, để bảo vệ
sức khỏe cho nhân dân dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, chánh
quyền cách mạng thành phố đã tiến hành nhiều cuộc vận động, xây dựng và phát động
nhiều phong trào trật tự vệ sinh, nếp sống văn hóa mới, bảo vệ môi trường v.v…
được nhân dân thành phố hưởng ứng và thực hiện có kết quả.
Phát huy kết quả đạt được, phấn
đấu xây dựng thành phố xứng đáng là một trung tâm công nghiệp, trung tâm văn
hóa, trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước, UBND thành phố quyết định sửa đổi
và bổ sung một số điểm trong bản quy tắc vệ sinh thành phố ban kèm theo quyết định
102/QĐ-UB ngày 14-4-1983 của UBND thành phố như sau :
Chương I
VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
Điều 1.-
Trong việc chuyên chở đất, cát, than, rác, vật liệu,
hóa chất và tất cả các chất có thể gây dơ bẩn hoặc mất vẻ đẹp của thành phố đều
không được để rơi vãi ra đường đi lề đường. Cấm đi tiêu, tiểu, cấm xả rác, đổ
rác (kể cả rạch ngói vụn, súc vật chết, các chất ô uế khác) ra đường đi, hè phố,
cống rảnh, sông rạch, bờ sông, ao hồ và những nơi công cộng. Chỉ được đổ rác ở
các thùng rác, hố rác công cộng và các nơi đã quy định hay trực tiếp lên xe
rác. Các nhà tư, nhà ở tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học, bệnh
viện… phải bảo đảm luôn luôn quét dọn sạch sẽ từ trong nhà cho đến lề đường,
rác phải tập trung vào nơi quy định nhất là không được lùa rác xuống lòng đường,
miêng cống, hay khu vực thuộc nhà bên cạnh. Ở các đường phố nhỏ, không có công
nhân vệ sinh quét dọn, mỗi gia đình phải quét sạch rác đến nửa lòng đường.
Những người đổ rác mướn, các tổ
lấy rác dân lập trong hẻm phải đăng ký và đổ rác đúng nơi quy định của Công ty
Dịch vụ công cộng. Ở những nơi công cộng phải thiết lập bô, hay xuồng rác công cộng,
và hằng ngày rác phải được thu dọn và hốt hết đem đi. Cấm đưa rác phân ra khỏi
khu vực hay nơi xử lý quy định.
Điều 2.-
Những nơi công cộng hoặc tập trung đông người (thuyền
xuyên hay đột xuất như bến tàu, bến xe, chợ, cửa hàng ăn uống, rạp hát, rạp chiếu
bóng, công viên, cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu nhà tập thể…phải có đầy đủ
cầu tiêu , tiểu hợp vệ sinh (Số lượng theo tiêu chuẩn qui định) có cống rãnh
kín thoát nước dơ, có đủ thùng rác hợp vệ sinh và đảm bảo thường xuyên sạch sẽ…Các
tiện nghi vệ sinh ở những nơi công cộng không thuộc trách nhiệm của một cơ quan
nào, thì do Sở công trình đô thị xây dựng, phân cấp quản lý, bảo đảm duy trì sạch
sẽ vệ sinh.
Điều 3.-
Việc hút hầm cầu trong thành phố do Công ty Dịch vụ
công cộng quản lý. Phân rút từ hầm cầu phải được xử lý hoặc đổ đúng nơi quy định
hợp vệ sinh. Khi chuyên chở, các phương tiện chứa phân người, phân chuồng phải
có nắp đậy kín và không được để rơi vải ra đường hay gây mùi hôi thối. Các nhà
máy phân hữu cơ phải theo đúng quy trình sản xuất để thành phẩm theo đảm bảo
tiêu chuẩn vệ sinh.
- Cấm không được ủ phân rác,
phân chuồng trong nội thành. Chỉ được ủ phân rác, phân chuồng ở vùng ven hay
ngoại thành và nơi chức phải xa đường lộ, xa giếng nước, nhà dân và đảm bảo vệ
sinh không vòi bọ, ruồi nhặng.
- Cấm mua bán phân tươi và dung
phân tươi để bón rau hay nuôi cá. Chỉ được bón rau bằng phân đã được ủ đúng quy
cách.
Điều 4.-
Cắm không được chăn dắt, thả rong, để thú nuôi phóng uế
trên đường phố, công viên ven sông, những nơi công cộng nếu lỡ để chúng phóng uế
trên đường phải hốt dọn ngay. Những đàn thú di chuyển qua đường phố phải đi ban
đêm, có thông hành, kiểm dịch của Thú y thành phố theo những lộ trình do ngành
công an quy định.
Việc nuôi heo trong nội thành được
tạm thời cho phép nhưng chỉ được nuôi ở tầng dưới đất và phải giử gìn sạch sẽ
chuồng trại, không gây mùi hôi thúi khó chịu cho các hộ chung quanh. Phân heo
không được xả xuống cống rãnh thành phố và phải được hốt đem đi trong những
thùng có nắp đậy. Khi cần UBND thành phố có thể ban hành quyết định chấm dứt
nuôi heo nói trên.
Điều 5.-
Nước do nhà máy nước cung cấp phải triệt để bảo đảm đúng
tiêu chuẩn của nhà nước về chất lượng nước uống và sinh hoạt. Trạm Vệ sinh
phòng dịch thành phố có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên vệ sinh nhà máy, tiêu
chuẩn về chất lượng nước uống do nhà máy cung cấp.
Nhà máy nước thành phố phải được
giữ gìn sạch sẽ, có chu vi bảo vệ. Cấm chân nuôi gia súc gia cầm, cày cấy, trồng
trọt, tắm rửa, giặt giũ làm nhà hoặc vứt bỏ những vật dơ bẩn trong chu vi bảo vệ
của khu vực sản xuất nước.
- Không được tắm giặt cọ rửa đồ
dùng, cho súc vật uống nước, vất bỏ vật dơ tại các vòi nước công cộng, giếng nước
ăn và các hồ ao công cộng trong thành phố.
Điều 6.-
Các phương tiện chuyên chở hành khách phải được thường
xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Xe lửa, tàu thủy… phải có đủ tiện nghi vệ sinh
như : Nước rửa, cầu tiêu, tiểu… hợp vệ sinh và hướng dẫn hành khách sử dụng bảo
quản tốt. Cấm người ngồi trên xe vứt rác xuống đường. Những phương tiện vận
chuyển chở thực phẩm, xe chở xúc vật vào thành phố còn sống hay dưới dạng cơ chế
phải được kiểm tra định kỳ hoặc chuyên chở các loại thịt tươi cùng huyết và phủ
tạng phải được kiểm tra thường xuyên bởi ngành y tế và thú y theo các quy định
riêng liên quan về vấn đề này.
Tàu thuyền khi đi lại trên song
gạch hoặc cập bến cảng không được đổ dầu, mỡ và các chất thải (phân rác và các
chất do bẩn khác…) xuống nước. Khi cập bến, tàu thuyền phải có vật che chắn chuột.
Điều 7.-
Để tránh gây ô nhiễm không khí và gây tiếng ồn cấm lưu thông
trong nội thành tất cả các loại xe có động cơ gây tiếng ồn, thải khói bụi, hơi
khí độc, trừ khi đã được trang bị các bộ phận giảm tiếng ồn, lọc khói bụi.
Cá nhân, tập thể tại các tư gia
hay cơ quan trong thành phố không được gây ồn ào, xã khói bụi hơi độc gây ô nhiễm
không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ cho các hộ lân cận, theo quy định của thông tư
29-BYT ngày 21-10-1971 của Bộ Y tế.
Điều 8.-
Khi sử dụng các loại hoá chất trừ sâu, diệt côn trùng, diệt
chuột, diệt cỏ và phân bón hoá học phải theo đúng quy định của nhà nước trong
quyết định số 89/QĐ-LĐ ngày 18-02-1972 của Liên Bộ Y tế, Lao động, Công an và
các văn bản tiếp sau, để tránh gây độc hại, ảnh hưởng sức khoẻ nhân dân, hư hại
đồng ruộng hoa màu, nguồn nước uống , thuỷ sản, gia súc, gia cầm…
Chương II
VỆ SINH NHÀ CỬA-XÂY DỰNG
VÀ SỬA CHỮA.
Điều 9.-
Nhà ở, nhà ăn, làm việc hoặc sản xuất, chế biến, khách sạn,
nhà trọ, cửa hàng ăn uống, quán giải khát, trường học, nhà trẻ… phải sạch sẽ
ngăn nắp .
- Ở nội thành và các thị trấn, mỗi
gia đình đều phải có thùng rác có nắp đậy, cấm không được để bừa bãi ở hè phố,
mặt đường đầu hẻm, gốc cây, nơi cống rảnh, song rạch cạnh nhà người khác Các hộ
sâu trong hẻm phải tổ chức tổ lấy rác dân lập.
- Các cơ quan xí nghiệp có nhiều
rác phải có thùng rác hợp vệ sinh và đem đổ ở những nơi quy định hoặc ký hợp đồng
với công ty Dịch vụ công cộng chuyển rác.
- Cấm đổ hoặc đổ nước dơ bẩn
trong nhà chảy ra hè phố, sang nhà người khác. Cống rảnh phải đảm bảo thông
thoát, kín không để ứ đọng xông mùi hôi thối.
Điều 10.-
Mỗi nhà hoặc khu tập thể ở nội thành thị trấn phải có đủ
cầu tiêu hợp vệ sinh như cầu tiêu tự hoại, nửa tự hoại. Nếu là cầu tiêu công cộng
phải có người thường xuyên trông nom, quét dọn sạch sẽ bảo đảm đúng nội quy sử
dụng.
Mỗi nhà ở ngoại thành phải có một
cầu tiêu hợp vệ sinh nếu có nhu cầu về phân bón nên sử dụng cầu tiêu ba ngăn ủ
phân tại chổ bảo đảm đúng nội quy sử dụng.
Cấm không được làm cầu tiêu lộ
thiên hoặc cầu tiêu trên mương, trên cống rãnh, song rạch, không được làm cầu tiêu
sát bên đường cái hoặc ở trước cửa nhà người khác.
Đối với những cầu tiêu công cộng
trên sông rạch hiện có, UBND các cấp phải sớm nghiên cứu giải tỏa.
Điều 11.-
Các công trình xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn (cơ sở sản
xuất công nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bệnh viện, trường học, các công
trình phúc lợi, các khu nhà tập thể…)
Cấm không được nối thông các nhà
tiêu, tiểu vào đường cống công cộng.
- Đối với các cơ sở sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trước khi được Ủy ban Xây dựng cơ bản thành
phố cấp phép xây dựng phải được Sở Y tế có ý kiến đồng ý về mặt vệ sinh.
Chương III
VỆ SINH HỒ BƠI – RẠP HÁT
- RẠP CHIẾU BÓNG – KHÁCH SẠN VÀ NHÀ TRỌ.
Điều 12.-
Các hồ bơi để phục vụ cho nhân dân hoặc trong phạm vi cơ
quan, xí nghiệp cần đảm bảo vệ sinh và an toàn về khối lượng nước cần thiết, về
sồ lượng các công trình vệ sinh (phòng thay quần áo, cầu tiêu, cầu tiểu, nhà tắm,
bồn rửa chân), về số lượng cấp cứu viên luôn luôn túc trực 2-4 người (1 hồ
bơi), và đạt tiêu chuẩn độ Clo dư trong nước từ 0,4 đến 0,6mg/lit. Hồ phải có
nước được luân lưu hay thay nước định kỳ 1 đến 2 lần 1 tuần tùy theo số lượng
suất bơi và người tắm.
Việc cấp giấy phép xây cất, và
hoạt động do Sở Thể dục thể thao thành phố phụ trách sau khi hỏi ý kiến của Sở
Y tế (Trạm Vệ sinh Phòng dịch) và cơ quan liên hệ.
Sau 3 lần kiểm tra hồ bơi liên tục
nếu thấy tình trạng vệ sinh quá kém hoặc khi có dịch, đoàn kiểm tra vệ sinh của
Trạm hay Đội Vệ sinh Phòng dịch có thể yêu cầu Sở Thể dục thể thao đóng cửa hồ
bơi vĩnh viễn hoặc có thời hạn. Việc cho phép tái hoạt động chỉ được thực hiện
sau khi có ý kiến của Trạm vệ sinh Phòng dịch.
Những người mắc bệnh ngoài da,
đau sưng mắt, sổ mũi, thối tai hay bất cứ bệnh truyền nhiễm nào đều không được
sử dụng hồ bơi.
Điều 13.-
Các rạp hát, rạp chiếu bóng phải đảm bảo đúng quy định về
thiết kế xây dựng an toàn và vệ sinh, trong đó số lượng máy điều hòa không khí,
quạt trần, hệ thống thoáng khí, thông hơi, cửa cấp cứu, số ghế số lượng về các
cầu tiêu, cầu tiểu, phải đáp ứng yêu cầu thoải mái, an toàn cho khán giả.
Việc xây dựng và cấp giấy phép
do Sở Văn hóa thông tin phụ trách sau khi hỏi ý kiến của Sở Y tế (Trạm Vệ sinh
phòng dịch) và các cơ quan liên hệ.
Trạm hay các Đội Vệ sinh phòng dịch
khi cần có thể kiểm tra vệ sinh và Ban quản lý rạp hát, rạp chiếu bóng phải thực
hiện các yêu cầu theo quy định.
Điều 14.-
Khách sạn và nhà trọ phải được xây dựng thiết kế an toàn
và trang bị các vật dụng như quạt trần, máy điều hòa không khí, bàn ghế, giường
nệm, chiếu, vải trải giường, chăn, mùng, gối, rèm cửa, ấm chén, đĩa gạt tàn thuốc,
thùng rác có nắp đậy … và có chế độ lau rửa các vật dụng này theo đúng điều lệ
vệ sinh phục vụ ăn uống công cộng khách sạn nhà trọ của Liên bộ Nội thương, Y tế
ban hành theo quyết định 80-NTLB ngày 9-12-1980.
Trạm Vệ sinh phòng dịch thành phố
có trách nhiệm kiểm tra thường kỳ theo điều lệ nói trên.
Chương IV
VỆ SINH TRƯỜNG HỌC VÀ
NHÀ NUÔI DẠY TRẺ
Điều 15.-
Các trường học phải thực hiện đúng những điều khoản quy
định của ngành y tế và giáo dục về vệ sinh học đường như :
- Địa bàn xây dựng xa nơi có chất
độc, chất hôi thối khói bụi và tiếng ồn.
- Có đủ nước rửa, nước uống, có
công trình vệ sinh riêng biệt cho nam nữ, Các lớp học, phòng giữ trẻ phải
thoáng, có đủ ánh sáng và diện tích thích hợp, bàn ghế phải đúng quy cách, khăn
lau phải ẩm để tránh bụi phấn.
- Trường sở, lớp học kể cả nhà vệ
sinh phải luôn luôn sạch sẽ.
Điều 16.-
Các giáo viên, cô nuôi dạy trẻ, học sinh và các cháu gửi
nhà trẻ phải được khám sức khỏe mỗi năm một lần. Đối với những học sinh mắt kém
hoặc có một số tật bệnh khác phải được xếp cho ngồi cao hợp lý. Việc kiểm tra sức
khỏe nói trên được phòng khám khu vực địa phương hay y tế cơ sở thực hiện.
Điều 17.-
Giáo viên, cô nuôi dạy trẻ, học sinh và cháu gởi nhà trẻ
phải được tiêm chủng ngừa theo lịch trình của ngành y tế. Giáo viên nuôi dạy trẻ,
học sinh và các chàu gửi nhà trẻ đang mắc bệnh truyền nhiễm không được lên lớp
hay đến nhà giữ trẻ. Ngoài ra tất cả phải thực hiện gương mẫu vệ sinh ở gia
đình hay phường, xã.
Mỗi học sinh từ mẫu giáo trở lên
(kể cả trường chuyên nghiệp trung và đại học) đều phải có sổ theo dõi sức khỏe
(y hạ) liên tục. Mỗi khi có học sinh mới đến (bất đầu vào học, chuyển trường,
chuyển lớp, chuyển cấp…) nơi tiếp nhận phải có trách nhiệm quản lý kế tiếp sổ sức
khỏe kiểm tra việc tiêm chủng; bệnh truyền nhiễm và các yếu tố khác. Sổ này bất
đầu làm từ nhà hộ sinh hoặc mẫu giáo và phải kế tiếp liên tục.
Điều 18.-
Nhà trường phải sắp xếp cho học sinh học tập, lao động vừa
sức khỏe và rèn luyện thể dục thể thao vui chơi giải trí. Dụng cụ lao động và tập
luyện phải phù hợp với từng lứa tuổi. Nữ sinh khi có kinh nguyệt được miễn lao
động hoặc luyện tập nặng.
Điều 19.-
Đối với trường học, nhà nuôi trẻ mới xây dựng hoặc các
trường củ có điều kiện sửa chữa phải thực hiện đúng theo những điều khoản ghi
trong thông tư quy định công tác vệ sinh trường học số 32/TT-LB của Liên Bộ
Giáo Dục- Y tế ngày 20-07-1962 về vệ sinh trường sở (vị trí lớp học, bàn ghế, bảng,
nước uống, cầu tiêu, cầu tiểu v.v…) và công tác phòng bệnh. Trẻ em phải được
tiêm chủng theo quy định của ngành y tế.
Chương V
VỆ SINH THỰC PHẨM – ĂN UỐNG
– HÀNG RONG
Điều 20.
- Các cơ
sở sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản lương thực thực phẩm, cửa hàng ăn uống,
giải khát, nhà ăn tập thể phải sạch sẽ, gọn gàng, có hệ thống thoát nước xa nơi
ô uế, khói bụi, hơi độc. Cấm xây dựng cơ sở sản xuất thực phẩm ở các nghĩa
trang mới giải tỏa (trong vòng 5 năm) và trong các bệnh viện hoặc những nơi có
yếu tố truyền nhiễm độc hại khác (lò sát sinh, chuồng gia súc, bãi rác, nhà vệ
sinh công cộng) khâu sản xuất, nhà bếp phòng ăn phải tổ chức chế biến theo hệ
thống một chiều dựa vào dựa theo nguyên tắc từ sống đến chin, sạch bẩn riêng biệt.
Máy móc, dụng cụ sản xuất chế biến phương tiện, bao bì, bảo quản, chuyên chở phải
bảo đảm vệ sinh và có lịch tu sửa thường kỳ. Những nguyên liệu nước dùng sản xuất,
chế biến thức ăn, nước uống, nước đá, kem phải đảm bảo vệ sinh tốt không bị nhiễm
vi sinh quá mức quy định, chất lượng phải tốt. Nghiêm
cấm bán ra thị trường các loại thực phẩm quá hạn sử dụng, bị ươn, thiu thối hay
bị mất phẩm chất. Để pha chế nước giải khát, phải dùng nước đã đun sôi để nguội.
Thức ăn bày bán phải được che đậy cẩn thận. Các loại thực phẩm công nghệ : Rượu,
nước giải khát, thịt, trái cây vào chai, đồ hộp phải bảo đảm quy trình kỹ thuật
và các yêu cầu vệ sinh chất lượng theo các quy định của Ủy ban Khoa học kỹ thuật
thành phố, các quy định chung của ngành y tế về các mặt lý hóa vi sinh, kể cả mặt
cảm quan.
Trạm vệ sinh phòng dịch thành phố
hoặc đội vệ sinh phòng dịch quận, huyện tùy theo phân cấp có trách nhiệm kiểm
tra vệ sinh theo định kỳ và đột xuất. Được quyền lấy mẫu tất cả các loại thực
phẩm từ nguyên liệu đến thành phẩm để kiểm nghiệm, phải đảm bảo đúng các yêu cầu
về khoa học kỹ thuật và các nguyên tắc vệ sinh trong ngành y tế.
Các cơ sở phải chấp hành các yêu
cầu cải thiện vệ sinh của Đoàn kiểm tra đúng thời hạn ghi trong biên bản.
Thực hiện tốt các quy định của
quyết định số 80/NT-LB ngày 9-12-1980 của Liên Bộ Nôi thương, Y tế.
Điều 21.-
Nhân viên cấp dưỡng hay phục vụ phải ăn mặc sạch sẽ gọn
gang, có quần áo bảo hộ lao động hợp lý, có hiểu biết và ý thức tốt về vệ sinh
thực phẩm ăn uống.
Khi nấu và dọn ăn không được hút
thuốc, ăn trầu, đùa giỡn, bốc tay vào các thức ăn chín.
Những người đang mắc bệnh truyền
nhiễm, bệnh ngoài da, lao, bệnh hoa liễu, người lành mang trùng thương hàn, tả,
lỵ không được phục vụ trong ngành thực phẩm ăn uống. Hàng năm toàn thể nhân
viên phục vụ phải được kiểm tra sức khỏe theo các yêu cầu dành cho người làm
công tác thực phẩm.
Điều 22.
– Các gánh, xe, quầy hàng rong phải tuân theo một số quy
định vệ sinh cụ thể như sau:
- Dùng giấy, lá, túi nylon…sạch
để gói, đựng thức ăn, nước uống. Chén dĩa, muỗng, đũa… phải rửa, lau sạch, khô
ráo.
- Thức ăn, nước uống, phải được
che đậy cẩn thận bằng lồng bàn, vải thưa. Chỉ bán những thức ăn đã nấu chín,
tinh khiết, không bị thiu, có mùi.
- Nước rửa ly, tách, chén bát…
thay đổi luôn và giữ sạch sẽ.
- Không được bỏ giấy, rác,lá đổ
nước bẩn, thức ăn ra đường phố, vỉa hè cống rảnh.
Điều 23.-
Đối với việc hạ sát hoặc làm thịt súc vật : về nguyên tắc
thực hiện theo các điều lệ nguyên tắc quy định của nhà nước đối với thú y.
a) Trong nội thành việc hạ sát
hay làm thịt con vật phải thực hiện tại lò sát sinh của thành phố. Những thịt
ngoài lò, nghĩa là những thịt tươi của súc vật bị hạ sát khẩn cấp ngoài lò sát
sinh của thành phố cùng những thịt thú, thịt rừng được đem ra bán phải đem
trình khám xét đóng dấu thú y. Cho phép tạm thời việc hạ sát súc vật của hợp
tác xã nhưng cơ sở hạ thịt phải đảm bảo vệ sinh và súc vật cũng như thịt phải
được khám xét và đóng dấu bởi cơ quan thú y sở tại.
b) Tại lò sát sinh, những súc vật
sẽ do cơ quan thú y khám xét nội trong ngày đưa tới con nào lành mạnh, thịt tốt
sẽ được đóng dấu. Không thâu nhận những con vật mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu
trong thời gian nuôi tại chuồng trại của lò sát sinh con vật mắc bệnh thì phải
để riêng ra rồi hạ sát khẩn cấp và thịt của nó phải được khám xét kỹ càng. Việc
hạ sát những súc vật được thu nhận chỉ được phép thi hành sau một thời gian
nghĩ ngơi ít nhất là 24 giờ và nhiều nhất là 40 giờ trong những chuồng bò hay
chuồng heo lò sát sinh, trừ trường hợp đặc biệt, các chuồng và trại phải được
giữ gìn sạch sẽ, súc vật nhốt bên trong phải được tắm rửa sạch sẽ.
c) Lò sát sinh phải được trang bị
đầy đủ những máy móc và dụng cụ cần thiết. Việc hạ sát và mổ bụng lấy lòng súc
vật hoàn toàn do các nhân viên của lò sát sinh đảm nhận, các nhân viên này phải
được khám sức khỏe hàng năm và không có bệnh ngoài da hay truyền nhiễm.
Huyết thải phải đựng trong những
chậu bằng nhôm sạch sẽ có nắp đậy. Việc phân thây và việc mổ bụng phải thực hiện
liên tục và đảm bảo chặt chẽ về mặt vệ sinh, không để thịt chấm đất. Việc làm
lòng phải thực hiện tại nơi khác với phòng hạ sát để khỏi làm nhiễu phân ngay
trong phòng hạ sát. Sau khi làm thịt xong phải dọn dẹp và chùi rửa kỹ lưỡng nơi
làm việc.
d) Không một miếng thịt bộ phận
hoặc một phần của bộ phận nào của những con vật được làm thịt được đưa ra khỏi
lò sát sinh nếu chua được cơ quan thý y khám xét và đóng dấu.
- Thịt được nhìn nhận là tốt
lành sẽ được đóng dấu và đem ra thị trường.
- Thịt và bộ lòng xét ra là
không tốt không thể dùng làm thực phẩm sẽ được chế biến phân bón, hoặc chôn cất
với sự kiểm của nhân viên thú y.
- Thịt dự trữ phải đảm bảo độ lạnh
cần thiết và việc chuyên chở phải thực hiện bằng những xe chuyên biệt đảm bảo vệ
sinh.
- Thịt bán ở các thớt thịt và ở
các hợp tác xã phải được kiểm tra thường kỳ và đột xuất bởi nhân viên thú y.
đ) Thịt xem là xấu không thể
dùng làm thực phẩm, muốn tịch thu phải được cơ quan thú y khám xét và xác nhận,
trường hợp nếu số lượng thịt nhiều nếu có sự khiếu nại về sự tịch thu, quyết định
thịt có thể hay không có thể đưa ra tiêu thụ được sẽ do một Hội đồng giám định
thú y đảm nhiệm, thành viên của Hội đồng này do Trưởng trạm Thú y chọn lựa.
e) Các bệnh của súc vật mắc phải
khiến thịt không thể dùng làm thực phẩm sẽ được thỏa thuận và ấn định giữa hai
ngành y tế và thú y.
f) Trong điều kiện cần thiết
UBND thành phố quy định kiểm dịch đông vật theo đề nghị của cơ quan thú y hoặc
y tế.
Chương VI
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
I.- VỆ SINH
LAO ĐỘNG – Y TẾ LAO ĐỘNG :
Điều 24.-
Thủ trưởng đơn vị (ở mọi quy mọi quy mô, mọi hình thức sở
hữu và mọi tính chất hoạt động) là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi mặt
công tác bảo hộ lao động (bao gồm vệ sinh lao động, y tế lao động, an toàn lao
động, phòng độc và phòng cháy nổ) trong phạm vi mình phụ trách. Đồng thời thực
hiện đúng các quy định- thông tư, chỉ thị của Trung ương và thành phố liên quan
tới công tác bảo vệ lao động như thanh tra kiểm tra của các cơ quan chức năng
và bản thân nhà máy.
Thủ trưởng phải chịu trách nhiệm
chăm lo sức khỏe của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị mình, phải kiện
toàn tổ chức y tế và vệ sinh lao đông, phòng chống bệnh nghề nghiệp, và tai nạn
lao động cũng như mọi yêu cầu khác về bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Điều 25.-
Nơi làm việc của mọi người lao động (chân tay và trí óc)
kể cả các tổ hợp sản xuất, hợp tác xã và tư nhân phải bảo đảm các điều kiện lao
động vệ:
- Khí hậu nơi sản xuất.
- Tiếng ồn và độ rung.
- Ánh sáng.
- Bụi
- Nồng độ các hóa chất.
- Phóng xạ tia X, bức xạ.
Theo tiêu chuẩn Nhà nước ban
hành trong thông tư số 29/BYT ngày 21-10-1971.
Nếu nơi sản xuất không đảm bảo
theo tiêu chuẩn thì đơn vị dành một số tiền để tăng cường các thiết bị an toàn
vệ sinh theo thông tư 11/TT-LB ngày 15-01-1963 của Liên Bộ Lao động, Tài chánh.
Ngoài ra phải bổ sung 20% quỹ phúc lợi xí nghiệp vào kinh phí cho công tác này
khi cần thiết.
Nếu đã hết sức cải tạo môi trường
mà dẫn chưa đạt tiêu chuẩn thì phải thực hiện đầy đủ các biện pháp cá nhân làm
giảm tác hại tối đa cho người lao động, đồng thời thực hiện đầy đủ và đúng đắn
các chế độ bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng độc hại và các quy định về y tế và lao động
theo luật lệ hiện hành.
Ngoài các thiết bị về vệ sinh và
an toàn lao động đơn vị phải bảo đảm về số lượng, chất lượng và quy cách quản
lý các cơ sở phúc lợi như nhà bếp, nhà ăn, câu lạc bộ v.v… và các công trình phục
vụ vệ sinh cá nhân như hố xí, hố tiểu, nhà vệ sinh kinh nguyệt, nhà tắm, nơi rửa
tay theo đúng quy định.
Điều 26.-
Khi xảy ra tai nạn lao động phải cứu chữa kịp thời người
bị nạn và thực hiện đúng các quy định số 45/LB-QĐ ngày 20-3-1982 của Bộ Lao động,
Bộ y tế và Tổng Công đoàn Việt Nam. Riêng về báo cáo, thủ trưởng có trách nhiệm
báo cáo tất cả các tai nạn lao động về Sở Lao động, Sở Y tế và Liên hiệp công
đoàn thành phố tùy theo tính chất, mức độ của tai nạn lao động các cơ quan này
sẽ quy định thời gian báo cáo.
Điều 27.-
Phải sắp xếp bố trí nữ công nhân viên chức Nhà nước, nữ
xã viên hợp tác xã hoặc tổ sản xuất và công nhân nữ ở các cơ sở sản xuất của tư
nhân làm những công việc hợp với sức khỏe và sinh lý của phụ nữ theo thông tư 05/TT-LB
ngày 1-6-1968 của Liên Bộ Lao động, Y tế.
Không được phân công phụ nữ có
thai và thiếu niên dưới 16 tuổi làm việc ở những nơi có nhiều chất độc hại hoặc
làm những việc quá nặng nhọc. Ở những cơ quan xí nghiệp… có nhiều phụ nữ làm việc
phải có các phương tiện vệ sinh riêng cho phụ nữ theo quy định.
II.- BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG SỐNG .
Điều 28.
- Tất cả các đơn vị sản xuất bất kỳ ở quy mô nào và hình
thức sở hữu nào khi xây dựng mở rộng sữa chữa hoặc bắt đầu trang bị ở một cơ sở
có sẵn để sản xuất đều phải có giấy phép về mặt y tế vệ sinh và bảo vệ môi sinh
của cơ quan y tế theo sự phân cấp cửa Sở Y tế và Hội đồng bảo vệ môi sinh thành
phố.
Điều 29.-
Tất cà các đơn vị (ở mọi quy mô, mọi hình thức sở hữu và
mọi tính chất hoạt động phải có hệ thống xử lý các chất thải (chất lỏng, chất
khí và chất rắn) phù hợp với tính chất, nguyên phụ liệu của cơ sở mình làm sao
bảo đảm cho được tiêu chuẩn nước thải quy định của Nhà nước hoặc của thành phố.
Đối với các loại chưa có tiêu chuẩn quy định hoặc không thể đo đạc được như
khói lò (không có lẩn các hóa chất khi sản xuất), các nơi có mùi như khô cá,
phân… và các loại mùi khó chịu khác thì phải thiết kế những công trình kỹ thuật
bảo đảm không gây thiệt hại và khó chịu cho xung quanh.
Đối với các chất thải có vi
trùng gây bệnh phải xử lý bảo đảm diệt trùng trước khi cho ra hệ thống cống
chung quanh của thành phố, không được để trực tiếp các chất thải chua được xử
lý ra hệ thống cống rãnh chung, sông, rạch hoặc mật đất trong thành phố. Rác,
phế liệu đổ đúng nơi quy định.
Đối với các đơn vị có sử dụng
các chất phóng xạ và tia X phải có hệ thống xử lý đặc biệt bảo đảm nghiêm ngặt
theo chế độ quy định bảo vệ môi trường.
Đối với tiếng ồn ở các cơ sở sản
xuất không vượt quá tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đã quy định. Các sinh hoạt văn nghệ
đình đám vui chơi từ 23g đến 6g sáng không được gây ồn ào xung quanh
Trong giờ ngủ, nghỉ, không được
tiếng ồn ào làm mất yên tĩnh của lối xóm.
Đối với các phương tiện giao
thông phải bảo đảm tiếng ồn và khói bụi đúng theo quy định liên ngành y tế -
công an – giao thông.
Đối với hóa chất phải bảo đảm nồng
độ cho phép ở ngoài khu vực sản xuất theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với bụi bảo đảm tiêu chuẩn
cho phép.
Các cơ sở sản xuất đều phải bảo
đảm khoảng cách ly vệ sinh tối thiểu đối với khu vực xung quanh, theo quy định
của Bộ Y tế. Những nhà máy đã có từ trước phải tìm mọi cách khắc phục tốt nhất.
Các tổ sản xuất hợp tác xã và cơ sở sản xuất của tư nhân nhất thiết phải bảo đảm
quy định về khoảng cách ly này.
Chương VII
PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH VÀ
BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Điều 30.-
Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan đơn vị
chịu trách nhiệm về vệ sinh phòng chống dịch trong toàn khu vực cơ quan đơn vị
mình, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và thực hiện các thường quy phòng chống dịch
đã được ban hành. Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm và chủ động thực hiện
các biện pháp và yêu cầu phục vụ cho công tác phòng chống dịch do y tế cơ quan
đã đề ra như tiêm chủng, diệt chuột, diệt bọ chét v.v…
Khi có bệnh dịch xảy ra tại địa
phương cơ quan, đơn vị nào thì Ủy ban nhân dân, thủ trưởng nơi đó phải ra lệnh
thi hành những biện pháp bao vây dập tắt ổ dịch và Ban chỉ đạo phong trào vệ
sinh phòng dịch địa phương trở thành Ban chống dịch.
Tất cả các cơ quan, xí nghiệp mọi
cấp đóng trong địa phương xảy ra dịch phải tôn trọng những điều quy định phòng
chống trong khu vực này.
Để phòng chống các bệnh dịch, mọi
người, mọi cấp phải có nghĩa vụ thi hành các biện pháp phòng và chống dịch do Ủy
ban nhân dân thành phố ban hành như về tiêm chủng, uống thuốc phòng, 3 sạch, 4
diệt, điều trị cách ly, sát trùng, tẩy uế và “kiểm dịch nội địa cũng như kiểm dịch
quốc tế trong khu vực thành phố”.
Quy định tiêm chủng bắt buộc cho
các trẻ em theo quy định cụ thể của ngành y tế. Công tác tiêm chủng được thực
hiện tại các Đội vệ sinh phòng dịch quận, huyện, các phòng khám trẻ em lành mạnh,
y tế cơ sở hoặc các Đội tiêm chủng lưu động.
Điều 31.-
Khi nghi ngờ có người mắc dịch thì thù trưởng cơ quan,
xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị quân đội,
chủ nhiệm hợp tác xã, chủ hộ tập thể, chủ hộ gia đình v.v… phải báo cáo cho cơ
quan y tế gần nhất và chính quyền địa phương để có biện pháp phòng chống. Nếu
không báo để xảy ra tác hại lớn, không thực hiện quy định chống dịch ở thành phố
để dịch lan truyền thì thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm.
Khi thú vật bị toi dịch hoặc
nghi là bị mắc dịch phải báo cáo ngay cho cơ quan thú y, cơ quan y tế và chính
quyền biết phải theo đúng thể lệ phòng chống dịch, không được ăn thịt hoặc bán
thịt súc vật bị bệnh dịch.
Quy định về khai báo, cách ly, xử
lý trường hợp các thú vật bị toi, bị dịch sẽ do quy định riêng của ngành thú y.
Điều 32.-
Để phòng bệnh dại mọi người trong thành phố phải thi
hành nghiêm chỉnh thông báo “về việc nuôi chó và tiêm phòng” số 485/TB-UB của Ủy
ban nhân dân cách mạng thành phố Hồ Chí Minh ngày 15-03-1976. Cơ quan hay tư
nhân nào được phép nuôi chó phải thi hành các biện pháp tiêm phòng cho chó theo
định kỳ. Địa phương nào có dịch chó dại phải triệt để giết chó. Nghiêm cấm đưa
chó từ vùng có dịch ra vùng không có dịch.
Điều 33.-
Trong nhà có người chết dù là trẻ em mới sinh chưa vào hộ
tịch cũng phải báo cáo chính quyền và phải chôn chậm nhất là 48g kể tử lúc tắt
thở. Nếu chết vì bệnh truyền nhiễm phải chống ngay trong vòng 24g theo đúng thể
lệ vệ sinh phòng dịch về tẩy uế mộ huyệt cũng như ở nhà ở. Đồi với người chết
không bệnh dịch, nếu vì lý do đặc biệt cần lưu lại thì phải được phép Ủy ban
nhân thành phố sau khi có ý kiến của trạm vệ sinh phòng dịch thành phố, nhưng
phải khâm liệm theo đúng biện pháp về vệ sinh phòng dịch.
Điều 34.-
Đối với xác chết chưa được nhìn nhận (án mạng, tai nạn,
tự tử v.v…) ở bất cứ nơi nào, Đội cảnh sát giao thông hoặc công an sau khi làm
thủ tục khám nghiệm phải có trách nhiệm chuyển xác chết đến phòng ướp lạnh xác
chết của bệnh viện gần nhất để giữ gìn, đồng thời thông báo thân nhân. Nếu sau
72g vẫn chưa có người nhận thì tiến hành thủ tục chôn cất.
Điều 35.-
Muốn mang thi hài và hài cốt đi các tỉnh phải xin phép
Trạm Vệ sinh phòng dịch thành phố. Người chết chỉ di chuyển trong vòng 36g kể từ
khi chết hoặc từ khi lấy thi hài ra khỏi phòng lạnh ướp xác.
- Đối với trường hợp người chết
về các bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch thi hành theo điều 33 của quy tắc này.
- Nếu di chuyển qua 500km thi
hài phải được khâm (tẩm) liệm trong hòm bọc thiếc trước khi cho vào áo quan.
- Việc tốc mộ cải táng chỉ được
thự hiện đối với người chết đã chôn được 3 năm nếu chết vì bệnh không truyền
nhiễm và trên 5 năm nếu chết về các bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm. Ngoài thời hạn
trên chỉ được khai quật mộ phục vụ cho công tác điều tra xét xử quy định ở điều
36.
- Sau khi bốc mộ áo quan cũ và
các vật tẩm liệm phải chôn lại nơi huyệt mả. Huyệt mả phải được lắp đất đầy và
khử trùng bằng vôi bột. Các vật quý và kỷ vật quý xét ra có thể khử trùng được,
thân nhân được sử dụng sau khi đã sát trùng tẩy uế.
Điều 36.-
Khi cần khai quật tử thi để điều tra khám nghiệm phải
xin lệnh của cơ quan điều tra hoặc xét xử có thẩm quyền. Trạm Vệ Sinh phòng dịch
thành phố cấp phép khai quật về mặt y tế vệ sinh, khi khai quật phải chuẩn bị
áo quan mới, vôi 10kg, Alcool 3lit, mạt cưa 20kg, đất sét (trét áo quan), vải
plastic 3m để khâm liệm và sát trùng tẩy uế .
Khi khai quật xong thi hài có thể
đem thiêu hoặc cải táng, khai cải táng phải đào huyệt mả mới. nơi huyệt mả cũ
phải được sát trùng tẩy uế và dùng để chôn lắp áo quan cũ và vật tẩm liệm.
Điều 37.
a) Mỗi
khi giải tỏa nghĩa trang với bất kỳ quy mô nào về diện tích hoặc số ngôi mộ đều
phải có kế hoạch giải tỏa, chỉ được tiến hành vào mùa khô trong năm (tức là từ
tháng 11 năm này đến tháng tư năm sau) và phải tuân theo quy định vệ sinh do
ngành y tế quy định.
- Nếu trong vùng có nhiều nghĩa
trang có nhu cầu cần giải tỏa. Việc giải tỏa phải làm lần lượt.
- Kế hoạch giải tỏa cho từng
ngĩa trang phải được thông qua ý kiến chuyên môn của Sở Y tế về vệ sinh môi trường
và Sở công trình đô thị về tổ chức quản lý.
- Việc thi công giải tỏa nghĩa
trang chỉ được tiến hành khi có sự chấp thuận bằng văn bản quyết định của UBND
thành phố. Sau khi các ngành chúc năng có ý kiến tham mưu cho Ủy ban.
- Sau khi giải tỏa nghĩa trang,
muốn sử dụng mặt bằng để xây dựng các công trình phải tôn trọng các quy định
sau:
1. Phải phơi đất để thanh khiết
môi trường tối thiểu 12 tháng.
2. Thời gian sau khi giải tỏa để
xây dựng các công trình được ấn định tùy theo từng loại :
- Sau 12 tháng cho bãi xe, bến
tàu, công viên, nhà cao tầng, kho bãi không phải lương thực thực phẩm .
- Sau 5 năm để xây dựng các cơ sở
sản xuất lương thực thực phẩm.
3. Tuyệt đối không được khoan giếng
trong ngĩa trang đã giải tỏa dù bất cứ thời gian nào.
b) Lò thiêu xác cách xa khu dân
cư tối thiểu 500m. Lò thiêu cốt (xương) phải cách xa khu dân cư tối thiểu 300m.
Chương
VIII
HÌNH THỨC VÀ THẨM QUYỀN
XỬ LÝ VI PHẠM.
Điều 38.-
Cá nhân và tập thể đều có trách nhiệm thi hành bản quy tắc
vệ sinh này. Tùy theo mức độ vi phạm các điều khoản trong quy định này mà xử lý
như sau:
- Cảnh cáo .
- Phạt tiền.
- Phạt lao động công ích từ 1 đến
7 ngày .
- Phạt giam từ 1 đếm 3 ngày.
- Phạt đóng cửa tạm thời hay
vĩnh viễn các cơ sở vi phạm.
- Truy tố trước pháp luật
- Mức phạt tiền tùy theo tính chất
vi phạm có thể bị phạt từ 500đ đến 10.000 đồng.
Ngoài các hình thức xử phạt như
trên, người vi phạm có thể bị buộc phải sửa chữa lại nguyên trạng, bồi thường
thiệt hại cho người khác.
Nếu là khu vực tập thể cơ quan
thì thủ trưởng trực tiếp các đơn vị và người gây ra phải chịu trách nhiệm và bị
xử lý. Nếu là trẻ em vị thành niên dưới 18 tuổi vi phạm thì cha mẹ hay người trực
tiếp chịu trách nhiệm về mặt dân sự.
Điều 39.-
Thẩm quyền xử phạt:
- Cán bộ chiến sĩ công an nhân
dân của thành phố, quận, huyện, phường, xã, Đội quy tác thành phố và quận, huyện
đang làm nhiệm vụ quản lý an toàn trật tự xã hội có quyền phạt xử lý và xử phạt
vi cảnh theo luật lệ hiện hành.
- Trưởng phòng y tế quận, huyện,
Trưởng trạm vệ sinh Phòng dịch thành phố có quyền phạt tiền đến 10.000 đồng
theo đề nghị của cán bộ nhân viên y tế khi làm nhiệm vụ kiểm tra vệ sinh. Các
cán bộ vệ sinh phòng dịch có quyền và trách nhiệm kiểm tra vệ sinh các cơ quan
xí nghiệp có vấn đề liên quan đến môi trường vệ sinh và sức khỏe nhân dân bên
ngoài công lộ thuộc thẩm quyền của công an và đội quy tắc các cấp.
Điều 40.-
Trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm làm
tổn hại đến sức khỏe tính mạng của nhân dân thì Giám đốc Sở Y tế theo đề nghị của
đoàn kiểm tra vệ sinh có quyền tạm thời đình chỉ sản xuất kinh doanh 15 ngày hoặc
đình chỉ lưu thông, mua bán tiêu thụ những lương thực, thực phẩm mất phẩm chất
nghiêm trọng có độc chất nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng trong khi chờ đợi
quyết định xử lý của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 41.-
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày bị phạt, người hay cơ sở
bị phạt được quyền khiếu nại lên thủ trưởng đơn vị của cán bộ, chiến sĩ côn an,
đã phạt hoặc lên thủ trưởng cơ quan các cấp trên của người cán bộ, chiến sĩ
công an đó, đơn khiếu nại phải được nhanh chống cứu xét giải quyết trong thời hạn
10 ngày, trong thời gian chờ đợi, người hay cơ sở vẫn phải chấp hành quyết định
phạt đầu tiên nếu là phạt tiền, người bị phạt lao động công ích hoặc phạt giam
chỉ phải chấp hành sau khi đơn khiếu nại bị bác bỏ.
Đối với quyết định đóng cửa tạm
thời hay vĩnh viễn một cơ sở, trong thời hạn 5 ngày kể từ khi có quyết định
đóng cửa, cơ sở bị phạt đóng cửa có quyền khiếu nại lên Ủy ban nhân dân thành
phố để duyệt xét lại quyết định đóng cửa ban đầu của Giám đốc sở Y tế UBND quận,
huyện hay thành phố. UBND thành phố se hỏi ý kiến các ban ngành liên hệ và Trạm
Vệ sinh phòng dịch thành phố để giải quyết trong thời hạn 10 ngày.
Điều 42.-
Khi thu tiền phạt phải cấp biên lai cho người phạt tiền
được hưởng tỷ lệ tiền phạt bằng 30% số tiền nộp phạt còn lại đóng ngân sách
thành phố trong quỹ xây dựng và bảo quản các công trình công trình công cộng.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43.-
Cán bộ nhân viên y tế, cán bộ chiến sĩ công an, đội quy
tắc trong khi thừa hành nhiệm vụ phải mặc sắc phục và xuất trình thẻ kiểm tra.
Điều 44.-
Nhưng viên thừa hành thực hiện nghiêm chỉnh đúng với các
điều quy định. Đối với nhân viên vi phạm vi chế nộp phạt, có hành động lạm dụng
quyền hạn, ăn hối lộ hay những người không được giao quyền phạt vi cảnh mà tùy
tiện phạt sẽ bị thi hành kỷ luật hành chánh hoặc chi tố theo luật hình sự.
Điều 45.
- Các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố trước đây
trái với quy định này đều bãi bỏ.
Giao cho Sở Y tế và Sở Tư pháp
hướng dẫn thi hành quyết định này.
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ