TỔNG
CỤC BƯU ĐIỆN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
2-TTBC
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 8 năm 1984
|
THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN SỐ 2-TTBC NGÀY 20-8-1984 HƯỚNG DẪN THỰC
HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 79-CT NGÀY 27-2-1984 CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC
NHẬN GỬI BƯU PHẨM, BƯU KIỆN
Thi hành Quyết định số 79-CT
ngày 27-2-1984 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc nhận gửi bưu phẩm, bưu kiện
nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng đường bưu điện để buôn lậu, trốn thuế, kinh
doanh trái phép. Sau khi đã thống nhất ý kiến với Ban quản lý thị trường Trung
ương, Tổng cục Bưu điện hướng dẫn một số điểm sau đây:
I. THÔNG BÁO
DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG CẤM LƯU THÔNG VÀ LƯU THÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN:
Theo điều 1 Quyết định số 79-CT
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng:
1. Ban quản lý thị trường Trung
ương thông báo cho Tổng cục Bưu điện danh mục những mặt hàng cấm lưu thông và
lưu thông có điền kiện. Tổng cục Bưu điện gửi các danh mục này đến các bưu điện
tỉnh, thành phố, đặc khu (sau đây gọi tắt là bưu điện tỉnh), kể cả mỗi khi có sự
thay đổi.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố, đặc khu thông báo cho các bưu điện tỉnh thuộc quyền những quy định của
địa phương về quản lý thị trường đối với những sản phẩm sản xuất tại địa
phương, kể cả mỗi khi có sự thay đổi.
3. Giám đốc các bưu điện tỉnh
thông báo rộng rãi tại địa phương và niêm yết nơi giao dịch bưu điện những danh
mục do Tổng cục và Uỷ ban nhân dân địa phương thông báo như đã nêu ở điểm 1, 2
trên, kể cả mỗi khi có sự thay đổi để mọi người sử dụng bưu điện đều biết.
II. THỦ TỤC
NHẬN, CHUYỂN PHÁT BƯU PHẨM, BƯU KIỆN:
Theo điều 2, 3 Quyết định số
79-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định về nhận, chuyển, phát bưu phẩm,
bưu kiện đựng hàng hoá gửi trong nước, để áp dụng với điều kiện hiện nay, Tổng
cục Bưu điện quy định;
1. Tại bưu cục nhận:
Bưu phẩm, bưu kiện trong nước do
tư nhân gửi có đựng hàng hoá, ngoài các thủ tục đã quy định, người gửi còn phải
tự kê khai chính xác và đầy đủ số hàng gửi, cụ thể loại hàng, số lượng từng loại
(đối với bưu phẩm kê vào ấn phẩm riêng do bưu điện cấp, đối với bưu kiện kê vào
phần chính mặt giữa, dòng ghi nội dung bên trong bưu kiện của phiếu gửi BK21).
Mỗi bưu phẩm hoặc bưu kiện được kèm theo bản kê hàng hoặc BK21 riêng cho từng
gói đó.
Người gửi phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật nếu có sự kê khai man trá hàng hoá đựng bên trong
bưu phẩm, bưu kiện.
Hàng hoá được nhận gửi trong bưu
phẩm, bưu kiện phải là loại hàng không thuộc diện cấm ghi trong các danh mục của
Ban quản lý thị trường trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu
đã nêu trong điểm 1, 2 của phần I.
Nếu thấy cần thiết, nhân viên
bưu điện yêu cầu người gửi mở gói để xem xét lại số hàng trước khi nhận. Xem
xét xong, người gửi tự gói bọc lại và có sự giám sát của nhân viên bưu điện.
2. Trên đường vận chuyển:
Các phương tiện vận chuyển có
chuyển thư báo khi qua các trạm kiểm soát, nếu trạm có yêu cầu khám xét thì các
phương tiện đó được ưu tiên xem xét trước nhằm bảo đảm hành trình chuyển thư đến
bưu cục nhận theo đúng thời gian quy định.
a) Nếu trạm kiểm soát yêu cầu mở
túi thư để khám xét phải có lệnh viết của trưởng trạm. Công nhân vận chuyển thư
báo phải cùng cán bộ của trạm đó chuyển túi gói tới bưu cục gần nhất từ cấp huyện
hoặc tương đương trở lên (sau đây gọi tắt là bưu cục) để tiến hành xử lý.
Trường hợp đặc biệt cơ quan có
thẩm quyền phải xuất trình lệnh viết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện hoặc
giám đốc cơ quan công an hoặc thuế vụ từ cấp tỉnh, thành phố trở lên mới được mở
túi thư để khám xét ngay tại dọc đường. Trong khi khám xét, nếu bưu phẩm, bưu
kiện bị cơ quan có thẩm quyền giữ lại để xử lý thì công nhân vận chuyển cùng
cán bộ tham gia khám xét chuyển túi thư đến bưu cục để làm thủ tục giao bưu phẩm,
bưu kiện như điểm 4 dưới đây.
b) Không được mở các loại túi
thư sau:
- Túi công văn hệ đặc biệt (túi
đỏ, nhãn đỏ).
- Túi công văn hệ II (nhãn túi
màu đỏ có ký hiệu "CV" hoặc "chính vụ").
- Túi hoặc gói bưu phẩm, bưu kiện
nước ngoài (nhãn cổ túi có ký hiệu "ND") hoặc "Ngoại dịch",
hoặc mang tên các bưu cục nước ngoài gửi đến Việt Nam hay ngược lại).
- Túi đựng báo chí (trên túi có
ghi "PHBC TW" hoặc "Phát hành báo chí".
c) Khi mở túi thư, trường hợp
nào cũng phải lập biên bản. Trên biên bản phải có đầy đủ chữ ký và họ tên của
những cán bộ tham gia khám xét. Nếu tiến hành khám xét tại bưu cục phải có thêm
sự chứng kiến của Trưởng bưu cục hay người được Trưởng bưu cục uỷ quyền (sau
đây gọi tắt là Trưởng bưu cục). Nếu khám xét ngay trên đường vận chuyển phải có
thêm sự chứng kiến của chủ phương tiện (người phụ trách phương tiện hiện có mặt).
Biên bản lập phải ghi rõ các chi
tiết liên quan đến túi thư hoặc bưu phẩm, bưu kiện, những sai lầm thiếu sót, nếu
có. Số lượng biên bản lập đủ cho mỗi đại diện cơ quan tham gia khám xét một bản,
một bản gửi kèm túi thư bị khám, một bản gửi về bưu điện tỉnh để báo cáo về Tổng
cục Bưu điện.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền
giữ bưu phẩm, bưu kiện để xử lý phải lập cho mỗi gói một biên bản ghi rõ lý do
thu giữ.
Công nhân vận chuyển hoặc các
bưu cục chỉ giao cho cơ quan có thẩm quyền các bưu phẩm, bưu kiện phải xử lý
trong túi mà không được giao túi. Giấy tờ liên quan đến từng túi thư nào được
kèm theo túi đó chuyển giao cho bưu cục nhận chuyển thư, kèm biên bản xử lý.
Công nhân vận chuyển ghi chú trên BV 10 về các túi thư bị khám xét và yêu cầu
cơ quan đã mở túi thư hay đã giữ bưu phẩm, bưu kiện ký xác nhận trên BV 10 của
chuyến thư bị xử lý.
d) Việc theo dõi để giải quyết
các bưu phẩm, bưu kiện bị thu giữ trên đường vận chuyển quy định như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền thu giữ
tại bưu cục nào, khi có quyết định xử lý phải gửi trả hoặc thông báo kết quả về
bưu phẩm, bưu kiện cho bưu cục đó.
- Trưởng bưu cục nơi tham gia xử
lý túi thư có trách nhiệm theo dõi và giải quyết với các cơ quan hữu trách về
các gói bị thu giữ, đồng thời thông báo kết quả xử lý cho bưu cục gốc của bưu
phẩm, bưu kiện để bưu cục gốc thông báo cho người gửi biết.
3. Tại bưu cục phát:
Khi bưu phẩm, bưu kiện đến bưu cục
tổ chức phát đến người nhận theo thủ tục hiện hành.
a) Trường hợp cơ quan công an hoặc
thuế vụ từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên muốn kiểm tra bưu phẩm, bưu kiện
có dấu hiệu phạm pháp, người đại diện phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ
quan có thẩm quyền. Thủ tục kiểm tra như sau:
Bưu điện viết giấy mời có hẹn
ngày để người nhận đến cùng với trưởng bưu cục và đại diện cơ quan có thẩm quyền
mở gói hàng để kiểm tra. Nếu đến ngày hẹn quy định, người nhận không đến thể
theo yêu cầu của cơ quan thuế vụ, hoặc công an cần phải mở để xem xét thì trưởng
bưu cục cùng với đại diện của cơ quan này tiến hành mở bưu phẩm, bưu kiện để kiểm
tra vắng mặt người nhận.
b) Khi kiểm tra phải lập biên bản.
Thủ tục lập biên bản như tiết c, điểm 2 trên.
Nếu sau khi kiểm tra, hàng hoá
được phép lưu thông thì bưu điện làm thủ tục phát đến người nhận, kèm theo biên
bản khám xét.
Nếu bưu phẩm, bưu kiện phải thu
giữ để xử lý, bưu cục phát thông báo cho người gửi và bưu cục gốc biết cơ quan
đã thu giữ bưu phẩm, bưu kiện, lý do thu giữ để người gửi trực tiếp quan hệ với
cơ quan đó giải quyết (trường hợp kiểm tra vắng mặt người nhận).
c) Các cơ quan có thẩm quyền
không được thu giữ những bưu phẩm, bưu kiện đựng hàng hoá được phép lưu thông
ra khỏi địa phương mà bưu cục gốc đã chấp nhận bưu phẩm, bưu kiện.
4. Giao nhận bưu phẩm, bưu kiện
bị xử lý với cơ quan hữu trách:
a) Khi các bưu cục giao bưu phẩm,
bưu kiện hoặc đồ vật phạm pháp trong bưu phẩm, bưu kiện cho cơ quan có thẩm quyền
để xử lý phải vào sổ theo dõi. Trong sổ ghi đầy đủ các chi tiết liên quan đến
bưu phẩm, bưu kiện như số hiệu bưu phẩm, bưu kiện, bưu cục gốc, ngày ký gửi, số
hiệu chuyến thư, họ tên người gửi, người nhận, lý do thu giữ, nội dung bên
trong cần kê khai chi tiết những loại hàng... để tiện cho công tác điều tra khi
có khiếu nại. Trên sổ BĐ13, BK2 dòng có liên quan đến bưu phẩm, bưu kiện đó ghi
chú: "Đã giao cho cơ quan... theo biên bản số... ngày...".
b) Nếu bưu phẩm, bưu kiện bị thu
giữ theo pháp lệnh phải có lệnh thu giữ của cơ quan có thẩm quyền đính kèm vào
sổ theo dõi ở tiết a trên. Nếu bưu phẩm, bưu kiện được trả lại để phát tiếp cho
người nhận, khi nhận lại phải xem xét kỹ và đối chiếu lại với lúc giao, ghi chú
ngày nhận lại và ngày chuyển phát tiếp đến người nhận theo thủ tục hiện hành.
c) Tại các bưu cục, nếu nhân
viên bưu điện phát hiện thấy người sử dụng bưu điện cố lợi dụng việc gửi nhận
bưu phẩm, bưu kiện để buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh trái phép cần báo cho cơ
quan có thẩm quyền biết.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Giám đốc các bưu điện tỉnh,
thành phố, đặc khu có trách nhiệm làm chức năng cho Uỷ ban nhân dân địa phương
chỉ đạo và phối hợp với các ngành trong việc thực hiện Quyết định số 79-CT ngày
27-2-1984 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và việc thực hiện thông tư này.
2. Giám đốc các bưu điện tỉnh và
giám đốc Trung tâm vận chuyển thư báo có nhiệm vụ:
- Phổ biến và hướng dẫn thực hiện
thông tư này đến cán bộ, công nhân làm công tác bưu chính và công nhân vận chuyển
thư báo.
- Nếu phát hiện cán bộ, công
nhân nào lợi dụng chức trách để buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh trái phép hoặc
thông đồng với con buôn phải xử lý theo văn bản số 115-TTr ngày 17-11-1982 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
- Căn cứ vào lưu lượng chấp nhận
bưu phẩm của địa phương mình để đặt nhu cầu về ấn phẩm kê khai hàng với Công ty
vật tư.
3. Chế độ báo cáo mỗi khi có sự
khám xét túi gói thư tại bưu cục nào, bưu cục đó báo cáo về bưu điện tỉnh trực
thuộc, bưu điện tỉnh báo cáo bằng văn bản về Tổng cục.
Thông tư này được thực hiện kể từ
ngày ban hành và không áp dụng đối với bưu phẩm, bưu kiện từ nước ngoài gửi đến
Việt Nam và từ Việt Nam gửi ra ngoài nước.