Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 90/1998/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 07/11/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 90/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 90/1998/NĐ-CP NGÀY 7 THÁNG 11 NĂM 1998 BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 58/CP của Chính phủ ngày 30 tháng 8 năm 1993.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

QUY CHẾ
QUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 90/1998/NĐ/CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vay nước ngoài là các khoản vay ngắn, trung hoặc dài hạn (có hoặc không phải trả lãi) do Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hoặc doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ chức tài chính quốc tế, của Chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (sau đây gọi tắt là Bên cho vay nước ngoài).

2. Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn vay đến một năm.

3. Vay trung hoặc dài hạn là các khoản vay có thời hạn vay trên một năm.

4. Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay do cơ quan được uỷ quyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay với Bên cho vay nước ngoài dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm các khoản vay ưu đãi Hỗ trỡ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ (kể cả trái phiếu chuyển đổi nợ) ra nước ngoài.

5. Vay nước ngoài của các doanh nghiệp là các khoản vay do doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật pháp hiện hành của Việt Nam (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trực tiếp ký vay với Bên cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, hoặc vay thông qua việc phát hành các trái phiếu ra nước ngoài (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng...).

Vay nước ngoài của các doanh nghiệp bao gồm:

Vay có bảo lãnh của Chính phủ;

Vay có bảo lãnh của ngân hàng hoặc các hình thức bảo đảm khác được quy định theo Điều 23 Quy chế này;

Vay không có bảo lãnh hoặc bảo đảm.

6. Bảo lãnh vay vốn nước ngoài là cam kết của Cơ quan bảo lãnh với Bên cho vay nước ngoài về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của Bên đi vay (các doanh nghiệp). Trường hợp Bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Cơ quan bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho Bên đi vay.

Bảo lãnh vay vốn nước ngoài có 2 loại:

- Bảo lãnh của Chính phủ: do Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ uỷ quyền cấp theo quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với vay vốn nước ngoài.

Các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ được quản lý như vốn vay của Chính phủ.

- Bảo lãnh của ngân hàng: do các ngân hàng của Việt Nam cấp theo Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Các khoản bảo lãnh này không được coi là bảo lãnh của Chính phủ.

7. Thoả thuận cho vay lại bao gồm các Hợp đồng cho vay lại hoặc các Hiệp định phụ cho vay lại giữa cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ với các tổ chức, đơn vị trong nước sử dụng nguồn vốn trên. Các điều kiện vay trả của các Thoả thuận cho vay lại có thể khác với các điều kiện vay trả của Hiệp định vay ký với Bên cho vay nước ngoài.

8. Vốn đối ứng trong nước của các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài (sau đây gọi tắt là Vốn đối ứng) là phần vốn trong nước cần thiết mà phía Việt Nam phải chi để thực hiện dự án cùng với vốn vay nước ngoài.

Vốn đối ứng có thể là ngoại tệ (tiền đặt cọc, tiền nhập máy móc thiết bị không được sử dụng vốn vay...) hoặc tiền đồng Việt Nam (chi cho khảo sát, thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, xây lắp, các khoản tiền thuế và bảo hiểm...).

Điều 2. Chính phủ thống nhất quản lý vay, trả nợ nước ngoài của cả nước và phân công nhiệm vụ cho các Bộ như sau:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm:

Xây dựng chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài và tổng hợp kế hoạch dài hạn về vay và trả nợ nước ngoài của cả nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia từng thời kỳ và chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài.

Phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình quản lý nợ nước ngoài ở cấp vĩ mô.

Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Điều 13 Quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng các chính sách chế độ của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài phù hợp với chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài và chính sách tài chính quốc gia.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng kế hoạch vay và trả nước ngoài của Chính phủ hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng hợp tình hình thực hiện vay và trả nợ nước ngoài hàng năm của Chính phủ và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp tình hình vay và trả nợ nước ngoài hàng năm của cả nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Quản lý tài chính đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ (bao gồm cả vay ưu đãi ODA, vay thương mại của Chính phủ và vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ), cấp bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng) vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Nhà nước và của Chính phủ từ ngân sách Nhà nước.

Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Điều 14 Quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm:

Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cấp bảo lãnh Chính phủ cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn và kiểm tra việc bảo lãnh của các ngân hàng thương mại.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại hàng năm của các doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tổng hợp tình hình thực hiện vay và trả nợ nước ngoài hàng năm đối với các khoản vay của doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài chung hàng năm của cả nước.

Điều hành kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp; tổ chức việc đăng ký các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp.

Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Điều 15 Quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.

4. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm:

Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các thoả thuận về vay nước ngoài của Chính phủ và của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 Cho ý kiến về những vấn đề khác nhau giữa các thoả thuận về vay nước ngoài của Chính phủ và pháp luật trong nước; theo dõi việc xử lý các vấn đề này trong quá trình thực hiện các cam kết về vay và trả nợ nước ngoài.

Cấp ý kiến pháp lý trong các trường hợp cần thiết đối với các thoả thuận vay nước ngoài của Chính phủ và của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, hoặc tham gia ý kiến về các vấn đề pháp lý khác có liên quan theo đề nghị của cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp.

Điều 3. Căn cứ yêu cầu thực tế của công tác quản lý nợ nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ có thể thành lập một cơ chế liên ngành thích hợp về quản lý nợ nước ngoài. Trước mắt, khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể giao cho Hội đồng tài chính - tiền tệ Nhà nước (được thành lập theo Quyết định số 23/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ) tư vấn một số vấn đề lớn liên quan đến nợ nước ngoài như chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài, các đề án lớn vay vốn nước ngoài và xử lý nợ nước ngoài.

Điều 4. Trong trường hợp nội dung dự thảo các hiệp định, thoả thuận vay hoặc bảo lãnh vốn vay nước ngoài có những điều khoản do Bên cho vay nước ngoài nêu ra không phù hợp với luật pháp của Việt Nam, cơ quan chủ trì đàm phán hiệp định, thoả thuận đó phải phối hợp cùng các cơ quan có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp) thống nhất ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch Nước xem xét, quyết định những điều khoản không phù hợp với các văn bản luật và pháp lệnh.

Chương 2:

QUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 5. Công tác quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Bảo đảm việc vay và trả nợ nước ngoài được thực hiện thống nhất theo chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài nhằm thu hút tối ưu mọi nguồn vốn thích hợp từ bên ngoài phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

2. Bố trí nguồn vốn vay thích hợp với danh mục dự án ưu tiên, khả năng hoàn vốn và năng lực trong nước (Vốn đối ứng, nhân lực) của từng dự án để tạo điều kiện thực hiện dự án đúng tiến độ và sử dụng vốn vay có hiệu quả, tạo ra nguồn ngoại tệ và vốn tích luỹ trong nước đáp ứng được mục tiêu phát triển, đồng thời đảm bảo trả được nợ cho Bên cho vay nước ngoài.

Điều 6. Những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ:

1. Chính phủ thống nhất quản lý các khoản vay nợ, trả nợ nước ngoài của Chính phủ trên cơ sở chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài, theo dõi và giám sát các khoản vay và trả nợ nước ngoài theo các hạn mức và kế hoạch hàng năm và dài hạn, áp dụng các chính sách và công cụ tài chính để bảo đảm cơ cấu, thời hạn và tổng số nợ hợp lý nhằm đảm bảo các yêu cầu cân đối kinh tế vĩ mô và nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ.

2. Các cơ quan chính quyền, đoàn thể và các cơ quan quản lý hành chính các cấp không được phép trực tiếp vay nước ngoài.

3. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, đơn vị tiếp nhận và sử dụng vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ phải sử dụng vốn vay nợ theo đúng dự án đã được duyệt, đồng thời có trách nhiệm thu hồi đầy đủ, kịp thời nợ vay từ nguồn vốn cho vay lại của Chính phủ để Chính phủ thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết với Bên cho vay nước ngoài.

Điều 7. Việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước và được thực hiện theo cơ chế tài chính sau đây:

1. Đối với vốn vay cho các dự án đầu tư phát triển:

a) Chính phủ sẽ thực hiện cấp phát từ vốn vay nợ nước ngoài theo chế độ cấp phát vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng hoàn vốn trực tiếp như: hệ thống cầu cống và trục giao thông đường bộ quốc gia, liên tỉnh, mạng giao thông công cộng đô thị, đường giao thông miền núi và nông thôn, công trình hạ tầng cơ sở đường sắt, hàng không, cầu cảng biển; mạng phân phối nước sạch nông thôn và miền núi; các công trình thoát nước đô thị và xử lý chất thải sinh hoạt; các dự án đầu tư xây dựng thuộc các ngành y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, môi trường, phát thanh truyền hình; các dự án về trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, các dự án về thuỷ lợi, chống lũ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ danh mục cụ thể các dự án được cấp phát từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ trước khi các Điều ước quốc tế khung hoặc Thoả thuận về danh mục dự án được ký kết với Bên cho vay nước ngoài.

b) Đối với các dự án đầu tư phát triển khác có khả năng thu hồi vốn (bao gồm cả các dự án cơ sở hạ tầng): Chính phủ cho các dự án vay lại, thu hồi nợ cho vay lại và chuyển vào Quỹ tích luỹ trả nợ do Bộ Tài chính quản lý để trả nợ nước ngoài khi đến hạn.

Bộ Tài chính hướng dẫn và tổ chức cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho các dự án đầu tư phát triển thông qua hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển. Tổng cục Đầu tư phát triển có trách nhiệm quản lý và thu hồi vốn từ các chủ đầu tư để nộp cho ngân sách Nhà nước, đồng thời được hưởng phí cho vay lại theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ điều kiện vay trả đã ký với nước ngoài, khả năng thu hồi vốn của dự án đầu tư phát triển bằng vốn vay nước ngoài, Bộ Tài chính quy định các điều kiện cho vay lại đối với từng khoản vay cụ thể theo các nguyên tắc chính sau:

Thời hạn cho vay lại phù hợp với thời gian hoàn vốn nêu trong dự án khả thi được duyệt.

Lãi suất cho vay lại:

+ Đối với vay thương mại của Chính phủ: cho vay lại tính bằng ngoại tệ theo mức lãi suất và phí vay nước ngoài cộng thêm phí dịch vụ cho vay lại trong nước.

+ Đối với vốn vay ODA: cho vay lại tính bằng ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam theo mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước (theo từng loại tiền tệ) do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Mức lãi suất này bao gồm cả phí cho vay lại trong nước.

- Trường hợp đặc biệt cần quy định các điều kiện cho vay lại khác với các nguyên tắc trên, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Đối với các khoản vay theo chương trình tín dụng:

Bộ Tài chính ký hợp đồng cho các ngân hàng thích hợp vay lại để cho vay tiếp hoặc làm dịch vụ cho vay lại đến người sử dụng vốn vay cuối cùng (doanh nghiệp, tư nhân...) theo các điều kiện cho vay lại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ chỉ định rõ đối tượng cho vay cuối cùng, các ngân hàng vay lại vốn vay của Chính phủ để cho vay tiếp được quyền chọn đối tượng cho vay phù hợp với chương trình tín dụng đã thoả thuận với Bên cho vay nước ngoài, và chịu mọi rủi ro trong quá trình cho vay lại đối với những đối tượng này.

3. Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ hoặc vay bằng hàng hoá không trực tiếp gắn với các dự án:

a) Ngoại tệ vay của nước ngoài, kể cả bằng cách phát hành trái phiếu, được chuyển vào Quỹ ngoại tệ tập trung do Bộ Tài chính quản lý. Riêng các khoản vay hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế được chuyển vào Quỹ dự trữ ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý. Tất cả ngoại tệ vay nước ngoài được sử dụng theo quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ.

b) Phần vay nước ngoài bằng hàng hoá:

- Các khoản vay bằng hàng hoá đã xác định được đối tượng trong nước sử dụng vốn vay: Bộ Tài chính quy đổi ra tiền Việt Nam để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và hạch toán chi cấp phát hoặc cho vay lại đối với đối tượng được sử dụng vốn.

- Các khoản vay bằng hàng hoá chưa xác định được đối tượng sử dụng cụ thể: Bộ Tài chính chủ trì tổ chức việc nhập hàng, bán đấu giá và nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.

Điều 8. Các chương trình, dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Danh mục chương trình, dự án phải được ghi trong kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của Nhà nước cũng như của Bộ, ngành và địa phương.

b) Chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Cơ quan được chỉ định đàm phán hiệp định vay vốn có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện trên trước khi ký kết hiệp định vay vốn với Bên cho vay nước ngoài.

Trong trường hợp Bên cho vay nước ngoài yêu cầu dự án, chương trình được tài trợ phải có thẩm định và chấp thuận của họ, Chủ đầu tư phải trao đổi với Bên cho vay nước ngoài và báo cáo kết quả thẩm định của nước ngoài cho cơ quan chủ trì đàm phán vay trước khi ký kết hiệp định cụ thể.

Điều 9. Chủ đầu tư hoặc các ngân hàng sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo hình thức vay lại có trách nhiệm hoàn trả vốn vay cho Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định tại Thoả thuận cho vay lại. Nguồn vốn hoàn trả vốn vay cho ngân sách Nhà nước là khấu hao cơ bản và lợi nhuận thu được sau khi đã nộp thuế theo luật định. Trường hợp đến hạn thanh toán, nếu các nguồn thu nói trên chưa đủ, phải dùng các quỹ của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn trả vốn vay.

Các cơ quan, tổ chức được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện cho vay lại có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với quy định tín dụng hiện hành và quy định của pháp luật để đảm bảo việc thu hồi nợ và hoàn trả ngân sách Nhà nước đầy đủ, đúng hạn.

Điều 10. Căn cứ vào kế hoạch ngân sách Nhà nước trả nợ nước ngoài hàng năm đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện việc trả nợ theo đúng cam kết của Chính phủ với Bên cho vay nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ có liên quan đàm phán với các chủ nợ nước ngoài về hạn mức, thời hạn và hình thức trả nợ thích hợp (trả bằng tiền, bằng hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu hoặc chuyển đổi nợ thành đầu tư...).

Để tạo nguồn trả nợ đúng hạn và hạn chế rủi ro cho ngân sách Nhà nước trong việc vay và trả nợ nước ngoài, thành lập Quỹ tích luỹ trả nợ thuộc ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính quản lý trên cơ sở nguồn thu nợ từ các dự án vay lại vốn vay và vốn viện trợ nước ngoài của Chính phủ, tiền thu phí bảo lãnh của Chính phủ và các nguồn thu khác do Thủ tướng Chính phủ quy định. Bộ trưởng Bộ Tài chính xây dựng Quy chế quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 11. Tất cả các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đều phải được bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng.

Vốn đối ứng cho các dự án thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát phải được cân đối trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm. Việc lập kế hoạch, phê duyệt và cấp phát vốn đối ứng đối với các dự án thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát phải tuân thủ Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn dưới luật có liên quan và phù hợp tiến độ thực hiện dự án.

Đối với các dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, các chủ đầu tư phải tự lo nguồn vốn đối ứng, và được ưu tiên vay từ các nguồn tín dụng của Nhà nước hoặc từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm bố trí đủ và đúng tiến độ vốn đối ứng trong ngân sách Nhà nước hàng năm cho các dự án thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát và hướng dẫn các chủ đầu tư đăng ký vay vốn đối ứng từ nguồn tín dụng của Nhà nước hoặc Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.

Hiệp định vay nước ngoài cụ thể cho dự án chỉ được ký sau khi Chủ đầu tư đã xác định đủ nguồn vốn đối ứng.

Điều 12. Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư để vay vốn nước ngoài phải tính toán đầy đủ các loại thuế phải nộp theo luật định.

Trường hợp không đủ nguồn vốn để nộp các loại thuế theo quy định, Chủ đầu tư phải nhận nợ với ngân sách về số thuế thiếu cùng với vốn vay và chịu trách nhiệm hoàn trả ngân sách khi dự án đi vào hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 13. Việc phát hành các loại trái phiếu dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ để vay vốn trên thị trường vốn quốc tế được thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về phát hành trái phiếu quốc tế. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế này.

Chương 3:

BẢO LÃNH CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 14. Nguyên tắc cấp bảo lãnh của Chính phủ:

Các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp dùng để phát triển sản xuất kinh doanh theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phải tuân thủ các quy định tại Chương IV bản Quy chế này. Trường hợp Bên cho vay nước ngoài yêu cầu có bảo lãnh của ngân hàng thì thực hiện theo Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Đối với các dự án vay thương mại nước ngoài vượt quá khả năng bảo lãnh của các ngân hàng và Bên cho vay nước ngoài có yêu cầu chính thức Chính phủ Việt Nam đứng ra bảo lãnh, Chính phủ có thể xem xét cấp bảo lãnh vốn vay thương mại cho các trường hợp đặc biệt sau đây:

a) Dự án có tầm quan trọng lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước.

b) Dự án nhập các thiết bị công nghệ cao hoặc để sản xuất loại hàng xuất khẩu cầu ưu tiên.

c) Các khoản vay thương mại đi cùng với nguồn viện trợ hoặc vay ODA để tạo thành nguồn vốn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp.

Điều 15. Đối tượng được bảo lãnh:

Đối tượng được bảo lãnh của Chính phủ là doanh nghiệp Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng Nhà nước được Chính phủ cho phép trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả để thực hiện các dự án đầu tư phát triển, góp vốn liên doanh với nước ngoài, hoặc mở rộng hoạt động tín dụng. Trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu thực tế và đề nghị của cơ quan cấp bảo lãnh, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định cho phép cấp bảo lãnh Chính phủ với từng đối tượng cụ thể ngoài các đối tượng nêu trên.

Điều 16. Điều kiện để cấp bảo lãnh của Chính phủ:

Có dự án khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành, trong đó nêu rõ phương án hoàn trả vốn vay.

Có hợp đồng vay và/hoặc hợp đồng thương mại ký kết và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Đối với các tổ chức và đơn vị đang hoạt động: hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị được bảo lãnh trong trạng thái bình thường.

Điều 17. Cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ:

Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ xem xét cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp (trừ các tổ chức tín dụng) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Riêng trường hợp bảo lãnh các khoản vay thương mại đi cùng khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay ODA để tạo thành nguồn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Tài chính xem xét quyết định cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp theo dự án đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay mặt Chính phủ cấp bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi cấp bảo lãnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi một bộ hồ sơ bảo lãnh cho Bộ Tài chính để theo dõi quản lý chung việc cấp bảo lãnh của Chính phủ.

Điều 18. Mức bảo lãnh:

Tổng hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ hàng năm bao gồm các bảo lãnh của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tối đa bằng 10% khoản thu ngân sách Nhà nước của năm đó. Nếu nhu cầu bảo lãnh hàng năm vượt quá mức tối đa trên, Bộ Tài chính phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chính phủ thực hiện bảo lãnh vay nước ngoài theo từng khoản vay. Trường hợp doanh nghiệp vay từ nhiều nguồn thì giới hạn tổng số tiền vay tối đa được Chính phủ bảo lãnh cho một doanh nghiệp được quy định như sau (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định):

Đối với doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng, dầu mỏ, khí đốt, giao thông vận tải, công trình đô thị, công nghiệp thép, công nghệ thông tin: Tổng mức bảo lãnh tối đa cho một doanh nghiệp bằng 12 lần số vốn chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp vào thời điểm đề nghị bảo lãnh (bao gồm cả vốn ngân sách Nhà nước giao cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ của doanh nghiệp và vốn bổ sung từ lợi nhuận).

Đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất vật chất khác: tổng mức bảo lãnh tối đa cho một doanh nghiệp bằng 6 lần vốn chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp đó.

Đối với tổ chức tín dụng: tổng mức bảo lãnh cho một tổ chức tín dụng không quá 6 lần số vốn tự có của tổ chức tín dụng đó.

Các tổng hạn mức bảo lãnh nêu trên phải trừ đi số dư nợ của các khoản vay nước ngoài chưa trả của doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng đó tính đến thời điểm cấp bảo lãnh.

Đối với các dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp mới, mức bảo lãnh do Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể.

Điều 19. Người được bảo lãnh phải nộp cho cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ một khoản phí bảo lãnh tối đa là 1,5% năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Tiền thu phí này được bổ sung vào Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài nói ở Điều 10 của Quy chế này, kể cả trường hợp cơ quan cấp bảo lãnh là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mức phí cụ thể và thời hạn nộp do cơ quan cấp bảo lãnh quy định cụ thể căn cứ vào khả năng hoàn vốn và mức độ ưu tiên của từng dự án vay.

Ngoài ra, người được bảo lãnh phải nộp khoản lệ phí xét đơn và cấp bảo lãnh cố định cho cơ quan cấp bảo lãnh để bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình xét và cấp bảo lãnh. Mức thu và thời hạn nộp lệ phí này do Bộ Tài chính quy định thống nhất.

Điều 20. Cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ là tổ chức thẩm định cuối cùng về các hồ sơ xin bảo lãnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là cơ quan thực hiện mọi trách nhiệm của Người bảo lãnh với Bên cho vay nước ngoài. Trong trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng trả nợ đã đáo hạn, cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp và các công cụ tài chính - tín dụng theo luật pháp hiện hành để có nguồn trả nợ. Trường hợp đã sử dụng mọi biện pháp, công cụ nói trên mà vẫn còn thiếu hoặc không có nguồn trả nợ thì được phép sử dụng Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài.

Việc xử lý các vấn đề phát sinh giữa người được bảo lãnh và cơ quan cấp bảo lãnh sẽ được thực hiện theo Quy chế bảo lãnh của Chính phủ, phù hợp với luật pháp hiện hành của Nhà nước Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Điều 21. Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng Quy chế bảo lãnh của Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm cụ thể hoá việc thực hiện các nguyên tắc và quy định về cấp bảo lãnh Chính phủ nêu tại Chương này.

Chương 4:

QUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 22. Việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam đều có quyền trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho Bên cho vay nước ngoài theo đúng các điều kiện đã cam kết. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép chuyển nợ của doanh nghiệp thành nợ của Chính phủ, trừ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh nêu ở Chương III Quy chế này.

2. Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn (kể cả bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế) của các doanh nghiệp phải nằm trong kế hoạch tổng hạn mức hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng được các điều kiện về vay trung và dài hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ; phải được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận; phải định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình rút vốn và trả nợ theo chế độ báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước: thoả thuận vay nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia ý kiến trước khi ký kết. Đối với các trường hợp được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo các quy định tại Chương III Quy chế này.

3. Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về vay ngắn hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho từng thời kỳ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ duyệt hạn mức dư nợ ngắn hạn hàng năm, bao gồm cả hạn mức thư tín dụng trả chậm cho các ngân hàng.

4. Việc rút vốn vay và chuyển tiền trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp phải thực hiện qua các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phép hoạt động ngoại hối. Trường hợp rút vốn, trả nợ bằng tài sản hàng hoá (vô hình hoặc hữu hình) không thực hiện qua ngân hàng, doanh nghiệp phải báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và khi cần thiết, phải có ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước của ngành, lĩnh vực có liên quan.

5. Các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, không được sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho các dự án trung và dài hạn, hoàn trả nợ (gốc và lãi) theo đúng cam kết trong hợp đồng vay nợ ký với Bên cho vay nước ngoài, tự chịu mọi rủi ro và trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện khoản vay và trả nợ.

6. Đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp theo Quy chế này, các ngân hàng chỉ được thực hiện rút vốn và chuyển tiền trả nợ cho nước ngoài theo yêu cầu của doanh nghiệp khi khoản vay đã đăng ký và đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận bằng văn bản.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể thủ tục, hồ sơ và điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp nhằm thực hiện các nguyên tắc trên.

Điều 23. Các hình thức bảo đảm khoản vay:

1. Trường hợp Bên cho vay nước ngoài yêu cầu khoản vay của doanh nghiệp phải có bảo lãnh của ngân hàng thì việc bảo lãnh sẽ được thực hiện theo quy Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có thể tìm kiếm bảo lãnh của Người không cư trú (các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng hoặc công ty nước ngoài...) nhưng phải bảo đảm các điều kiện bảo lãnh không trái với pháp luật hiện hành của Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nội dung thư bảo lãnh phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia ý kiến.

2. Trường hợp khoản vay của doanh nghiệp cần có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh theo các quy định tại Chương III Quy chế này.

3. Ngân hàng bảo lãnh là người quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng về việc bảo lãnh vay nước ngoài của doanh nghiệp. Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện để bảo lãnh theo Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh, ngân hàng phải thông báo kịp thời cho doanh nghiệp biết. Ngân hàng bảo lãnh cũng được phép lựa chọn và áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm trả nợ theo quy định của pháp luật, như ký quỹ, thế chấp, cầm cố đối với từng dự án vay hoặc khoản vay cụ thể.

4. Trường hợp doanh nghiệp được bảo lãnh không trả được nợ cho nước ngoài khi đến hạn, cơ quan bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả nợ thay cho doanh nghiệp; đồng thời có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với các quy định về tín dụng và các quy định khác của luật pháp Việt Nam để thu hồi các khoản nợ đã trả thay cho doanh nghiệp.

5. Doanh nghiệp có thể sử dụng các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc các hình thức bảo đảm khác phù hợp với luật pháp Việt Nam để đảm bảo việc vay vốn nước ngoài.

6. Đối với các khoản vay nước ngoài không có bảo lãnh hoặc bảo đảm thì các bên thực hiện khoản vay tự thoả thuận trách nhiệm về mọi rủi ro.

Điều 24. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký chính thức các hợp đồng vay trung hạn hoặc dài hạn (có hoặc không có bảo lãnh của ngân hàng) các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay vốn phải cung cấp bản sao có công chứng các văn bản đã ký kết với Bên cho vay nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cho cơ quan bảo lãnh.

Chương 5:

CÔNG TÁC BÁO CÁO, KIỂM TRA, THANH TRA

Điều 25. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan Trung ương của các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh cho dự án, chương trình thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, địa phương mình.

Điều 26. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các Bộ, ngành, địa phương trong công tác kiểm tra giám sát, đồng thời theo chức năng của mình trực tiếp tiến hành kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ và việc thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp sử dụng vốn vay nước ngoài quy định tại các thoả thuận vay nước ngoài hoặc các thoả thuận cho vay lại.

Việc kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư hoặc các công trình xây dựng sử dụng vốn vay nước ngoài phải theo đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 27. Chế độ báo cáo định kỳ thực hiện các chương trình, dự án bằng nguồn vay nợ nước ngoài của Chính phủ (kể cả các khoản được Chính phủ bảo lãnh) thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 28 và 29 của Quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.

Điều 28. Định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết, các doanh nghiệp trực tiếp vay vốn nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan bảo lãnh và cơ quan quản lý trực tiếp (đối với doanh nghiệp Nhà nước) tình hình thực hiện các hợp đồng vay vốn (tình hình rút vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ) và chịu sự kiểm tra, thanh tra theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 29. Hàng năm, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ và của cả nước, tình hình cho vay lại và thu hồi vốn vay của Chính phủ, đồng gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.

Chương 6:

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 30. Thủ trưởng các cơ quan quản lý trực tiếp của các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hiệu quả của dự án vay do mình phê duyệt hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép vay vốn nước ngoài.

Trường hợp do việc thực hiện không đúng với các quy định hiện hành về xét duyệt hoặc thẩm định phương án đầu tư bằng vốn vay, quyết định sai về chủ trương đầu tư, gây ra thiệt hại về kinh tế, thì người lập và người phê duyệt phương án, tuỳ theo mức độ thiệt hại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

-Các chủ đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài, kể cả vay lại vốn vay của Chính phủ, nếu để xảy ra tình trạng không trả được nợ do các nguyên nhân chủ quan, như sử dụng vốn kém hiệu quả, để lãng phí, thất thoát vốn, gây ảnh hưởng đến xấu đến uy tín Chính phủ và thiệt hại cho ngân sách Nhà nước đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này và các văn bản pháp luật liên quan, tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-
freedom-happiness
---------

No. 90/1998/ND-CP

Hanoi, November 07th, 1998

 

DECREE

PROMULGATING REGULATION ON THE MANAGEMENT OF FOREIGN BORROWING AND REPAYMENT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Government Organisation dated 30 September 1992.
Pursuant to the Law on the State Budget dated 20 March 1996 and the Law on Amendment and Adjustment of Some Articles to the Law on the State Budget, No. 06/1998/QH10 dated 20 May 1998.
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated 12 December 1997;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated 12 December 1997;
Upon the proposal of the Minister of Finance, the Governor of the State Bank of Vietnam, the Minister of Planning and Investment, the Minister of Justice and Minister-Head of the Government Office,

DECREES:

Article 1. To issue in conjunction with this Decree the Regulation on Management of Foreign Borrowings and Repayment.

Article 2. This Decree shall be effective 15 day from the date of its signing and replace the Governments Decree 58-CP dated 30 August 1993.

Article 3. The Minister of Finance, the Governor of the State Bank of Vietnam, the Minister of Planning and Investment and Heads of the relevant agencies shall be responsible for complying with, providing guidelines on and inspecting the implementation of Regulations on Management of Foreign Borrowing and Repayment issued in conjunction with this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

REGULATION
ON MANAGEMENT OF FOREIGN BORROWING AND REPAYMENT
(issued in conjunction with the Governments Decree 90/1998/ND-CP of 7 November 1998)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. In this Regulations, the following terms shall be construed as follows:

1. Foreign Borrowing means a short, medium or long term loan (bearing interest or not) borrowed by the State of Vietnam, the Government of Vietnam, or an enterprise, which is a Vietnamese legal entity (including foreign invested enterprises) from an international financial institution, foreign Government, foreign bank or other foreign organization and individual (hereinafter referred to as a Foreign Lender).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Medium and Long Term Borrowing mean loans with the term of more than one year.

4. Foreign Borrowing of the Government means loan borrowed from a Foreign Lender by an agency authorized by the State or the Government of Vietnam signing in the name of the State or the Government of the Socialist Republic of Vietnam.

Foreign Borrowing of the Government includes preferential loans of Official Development Assistance (ODA), commercial borrowings or credit for export, and borrowings from international capital market through issuing bonds in the name of the State or the Government (including debt bonds) abroad.

5. Enterprises Foreign Borrowing means a loan borrowed directly from a Foreign Lender by an enterprise, which is established and operates in accordance with the current laws of Vietnam (including foreign invested enterprises) in the manner of self-borrowing and self-repayment or borrowing through bonds issued abroad (enterprise bonds, bank bonds etc.).

Enterprises Foreign Borrowing of an enterprise includes:

- Loans with Governments guarantee;

- Loans with banks guarantee or other forms of security as set out in Article 23 of this Regulations;

- Loans without guarantee or security.

6. Guarantee for Foreign Borrowing means a commitment of a Guarantor with a Foreign Lender as to repayment in full and promptly manner by the Borrower (enterprises). In the event that the Borrower fails to repay debt or not in full amount when due the Guarantor shall have the responsibility to repay the debt in lieu of the Borrower.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Governments guarantee: to be provided by the Ministry of Finance or the State Bank of Vietnam as authorized in accordance with the Government Regulations on Guarantee for Foreign Borrowing. Loans with Governments guarantee shall be managed as the Governments loans.

- Banks guarantee: to be provided by the banks of Vietnam in accordance with the Regulations on Guarantee and Re-Guarantee prescribed by the Governor of the State Bank of Vietnam. Such guarantee shall not be deemed as Governments guarantee.

7. Re-lending Agreements shall include re-lending contracts or re-lending sub-agreements between agencies and organizations that are assigned by the Government with the mandate to provide re-lending from the source of Governments Foreign Borrowing to local organizations or entities to use the above mentioned funds source. The terms of re-lending agreements may differ from that of lending agreements executed with Foreign Lenders.

8. Domestic counter-capital of a project financed by Foreign Borrowing (hereinafter referred to as counter-capital) means a proportion of local funds required to be financed by the Vietnamese party along with the amount of Foreign Borrowing for the implementation of the project.

Counter-capital may be in foreign currency (the lending capital cannot be for deposit or import of machinery and equipment not financed by loan capital etc.) or in Vietnamese Dong (to be spent on survey, design, compensation for site-clearance, erection, taxes and insurance etc.).

Article 2. The Government shall exert a uniform management over the national foreign borrowing and repayment and assign mandates to the ministries as follows:

1. Ministry of Planning and Investment shall be responsible for:

- Developing the national strategy for foreign borrowing and repayment and summarizing long term plans for foreign borrowing and repayment nationwide compatible to the national strategy for socio-economic development from time to time, and the national strategy for foreign borrowing and repayment.

- Coordinating with the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam in the course of management of foreign borrowing and repayment at macro-economic level.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministry of Finance shall be responsible for:

- Taking the lead and coordinating with the State Bank of Vietnam and the relevant agencies in developing policies and procedures of the State in the area of management of foreign borrowing and repayment compatible to the national strategy for foreign borrowing and repayment and the national financial policies.

- Taking the lead and coordinating with the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam in developing annual Government plans for foreign borrowing and repayment for submission to the Prime Minister for approval. Preparing summaries of the existing state of annual foreign borrowing and repayment by the Government, and coordinating with the State Bank of Vietnam in preparing summaries of the existing state of annual foreign borrowing and repayment by the whole country for report to the Prime Minister.

- Exerting financial management over the Governments foreign loans (including preferential loans of ODA, Governments commercial borrowing and borrowing through issuing Government bonds), providing Governments guarantee to enterprises (except for credit institutions) for foreign borrowing as determined by the Prime Minister.

- Organizing the repayment of foreign debt of the State or the Government from the State Budget.

- Performing tasks as assigned by the Government in Article 14 of Regulations on Management and Use of ODA issued in conjunction with the Governments Decree 87-CP dated 5 August 1997.

3. State Bank of Vietnam shall be responsible for:

- Managing foreign borrowing and repayment by enterprises of all economic sectors, providing Governments guarantee to credit institutions for foreign borrowing as determined by the Prime Minister and providing guidelines on and inspecting guarantee by commercial banks.

- Taking the lead and coordinating with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in developing annual plans for aggregate commercial borrowing limits by enterprises for submission to the Prime Minister for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Running the plans for annual aggregate commercial borrowing by enterprises; and organizing the registration of foreign loans of enterprises.

- Performing tasks as assigned by the Government in Article 15 of the Regulation on Management and Use of ODA issued in conjunction with the Governments Decree 87-CP dated 5 August 1997.

4. Ministry of Justice shall be responsible for:

- Providing comments on legal issues concerning foreign loan agreements of the Government and enterprises that are guaranteed by the Government before submitting them to the Prime Minister for approval.

- Providing comments on discrepancies between foreign loan agreements of the Government and law of the country; monitoring the handling of such issues in the course of implementation of the commitments in respect of foreign borrowing and repayment.

- Providing legal comments in necessary cases in respect of foreign loan agreements of the Government and enterprises that are guaranteed by the Government or providing comments on other relevant legal issues as requested by a State agency or enterprise.

Article 3. Based on the actual requirements of the management of foreign borrowing and repayment, the Prime Minister may establish an appropriate inter-sector mechanism for management of foreign debt. In the immediate future, the Prime Minister may when necessary, instruct the State Financial-Monetary Council (established under the Prime Ministers Decision 23/1998/QD-TTg of 31 January 1998) to provide consultancy on a number of major issues relating to foreign debt such as the national strategy for foreign borrowing and repayment, major schemes for foreign loans and handling foreign debt.

Article 4. In the event that the contents of draft treaties or agreements for foreign loans or guarantee for foreign loans contain some provisions set by a Foreign Lender that are inconsistent with Vietnameses laws, the agency in charge of negotiating such treaties or agreements must collaborate with the relevant agencies (the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Foreign Affairs, and the Ministry of Justice) to arrive at an unanimous opinion for reporting to the Prime Minister for consideration and decision, or to request the Prime Minister to submit such opinion to the President of the State for consideration and decision on provisions inconsistent with the above mentioned legislation and ordinances.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. The management of foreign borrowing and repayment of the Government must meet the following requirements:

1. Ensuring foreign borrowing and repayment to be carried out in uniform manner in accordance with the national policy on foreign borrowing and repayment in order to attract in optimal manner all appropriate external funds sources to serve the countrys plans for socio-economic development from time to time.

2. Arranging loan capital in compatibility to the list of preferential projects, possibility of return and local capacity (counter-capital, human resources) of each project to facilitate the implementation of the project in accordance with the prescribed schedule, and effective utilization of the loans to generate foreign currency flows and locally accrued capital to meet the development objectives and at the same time to ensure to repay debt to the Foreign Lender.

Article 6. Principal principles of the management of foreign borrowing and repayment of the Government:

1. The Government shall exert uniform management over foreign borrowing and repayment by it on a basis of the national strategy for foreign borrowing and repayment, and shall monitor and oversee the foreign loans and repayment in accordance with annual and long term limits and plans, and apply financial policies and tools to ensure an appropriate structure, maturity and total amount of debts so as to ensure to meet requirements of macro-economic balance and the requirements for the development of the country from time to time.

2. Authorities, mass organisations and administrative agencies at various level are not permitted to directly borrow from foreign countries.

3. State agencies, organisations and entities that receive and use foreign loans borrowed by the Government, must use those loans in conformity with the approved projects, and at the same time have the responsibility to recover loans in full and timely manner originated from the Governments funds for re-lending so that the Government can perform the obligations undertaken with Foreign Lenders.

Article 7. The management and use of the Governments foreign loans must conform to the Law on the State Budget and shall be carried out in accordance with the following financial mechanism:

1. With regard to loans for projects for investment and development:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Planning and Investment shall take the lead and coordinate with the Ministry of Finance in submitting the list of projects financed by allocations originated from the Governments Foreign Borrowing before International Heads of Agreement or Agreement on the List of Projects to be executed with Foreign Lenders.

b. With regard to other investment and development projects with possibility of return (including infrastructure projects): the Government shall provide re-lending to those projects and recover debt thereof and transfer it to the Fund for Accumulation for Repayment managed by the Ministry of Finance for the purpose of repayment of foreign debt when due.

The Ministry of Finance shall provide guidelines and organise the re-lending originated from the Governments foreign loans to investment and development projects through the system of the General Department for Investment and Development. The General Department for Investment and Development shall be responsible for managing and recovering capital from investors to pay to the State Budget, and at the same time it is entitled to re-lending fees in accordance with the Prime Ministers regulations.

Based on the terms of borrowing and repayment signed with foreign lenders and the viability of investment and development projects financed by foreign loans, the Ministry of Finance shall set out terms for re-lending compatible to each specific loan in accordance with the following major principles:

- The term of re-lending is compatible to the period of time for capital recovery set out in the approved feasibility study.

- With regard to re-lending interest rates:

+ With regard to the Governments commercial loans: re-lending in foreign currency shall be subject to the interest rate and fee on a foreign loan plus service fee for domestic re-lending.

+ With regard to loans of ODA: re-lending in foreign currency or Vietnamese dong shall be subject to the interest rate on the State investment credit as determined by the Prime Minister. This interest rate shall include fee for domestic re-lending.

- In exceptional cases it is required to set out re-lending terms other than the above mentioned principles as submitted by the Ministry of Finance to the Prime Minister for making a decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Finance shall enter into contracts with appropriate banks for further lending or provision of re-lending services to end-users (enterprises, individuals etc.) on the re-lending terms approved by the Prime Minister.

Except in the case where the Prime Minister clearly designates potential end-borrowers, banks that borrow from the Governments Foreign Borrowing for the purpose of further lending, shall be entitled to select potential borrowers compatible to credit programs already agreed with Foreign Lenders and shall bear all risks in the course of re-lending to such potential borrowers.

3. With regard to loans in foreign currency or in commodities not directly associated with projects:

a. Foreign currency proceeds borrowed from a Foreign Lender, including those through issuance bonds of shall be transferred into the Consolidated Foreign Currency Fund managed by the Ministry of Finance. Loans for accommodating balance of international payment in particular, shall be transferred into the Foreign Currency Reserve Fund managed by the State Bank of Vietnam. All foreign currency proceeds borrowed from a Foreign Lender shall be used as specifically determined by the Prime Minister.

b. With regard to foreign lending in commodities:

- In respect of a loan in commodities whose local users have been already identified: the Ministry of Finance shall convert it into cash for the purpose of inflow accounting of the State Budget or outflow accounting for re-lending to potential users.

- In respect of a loan in commodities whose specific local users have not yet been identified: the Ministry of Finance shall take the lead in organising the importation, auction and depositing the proceeds thereof into the State Budget.

Article 8. Programs and investment and development projects that use the Governments foreign loans must meet the following conditions:

a. The list of programs and projects must be stated in the annual plans for investment and development of the State as well as ministries, sectors and local governments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Agencies that are designated to negotiate loan agreements shall have the responsibility to examine the above mentioned conditions before executing the loan agreements with Foreign Lenders.

In the event that a Foreign Lender requires a financed project and program to be subject to its appraisal and approval, the Investor must discuss with the Foreign Lender and report the outcome of foreign appraisal to the agency taking the lead in negotiating the loan before executing a particular agreement.

Article 9.

Investors or banks that use the Governments foreign loans in the form of re-borrowing shall have the responsibility to repay such loans into the State Budget in conformity with the provisions in Re-lending Agreements. Cash flows for repaying loans into the State Budget shall be capital depreciation and profits after paying tax in accordance with the statutes. In the event that upon due date, the above mentioned cash flow is not adequate, then various enterprises funds and other lawful capital sources are to be applied toward the repayment of the loans.

Agencies and organisations authorised by the Ministry of Finance to carry out re-lending shall have the right to apply necessary measures in accordance with the prevailing credit regulations and the provisions of law in order to ensure the recovery of debt and repayment into the State Budget in a full and timely manner.

Article 10.

Based on the annual plans for repayment of foreign loans from the State Budget approved by the Government, the Ministry of Finance shall organise such repayment of debt as undertaken by the Government with Foreign Lenders. In necessary cases the Ministry of Finance along with the relevant ministries shall take the lead in negotiating with foreign creditors as to the appropriate limits, term and forms of repayment (whether in cash, good or export services or conversion of dept into investment etc.)

In order to generate cash flows for prompt repayment and limit the risks towards the State Budget in respect of foreign borrowing and repayment, and to establish the Fund for Accumulation for Repayment belonging to the State Budget and is managed by the Ministry of Finance, on the basis of recovery of debt from projects using of re-borrowings from the Governments foreign loans and aids, Governments guarantee fees and other earning sources as stipulated by the Prime Minister. The Minister of Finance shall develop the Regulation on Management of the Fund for Accumulation for Repayment for submission to the Prime Minister for approval.

Article 11.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Counter-capital for projects that are listed as beneficiaries from allocations originated from the State Budget, must be balanced in annual State Budget plans. The preparation of plans, approval and allocation of counter-capital in respect of the above mentioned projects must comply with the Law on the State Budget and the relevant guiding sub-laws and in accordance with the schedule for projects implementation.

With regard to projects re-borrowing from the Governments foreign loans, the relevant investors must seek by themselves for counter-capital sources, and shall be given priority in borrowing from credit sources of the State or the National Fund for Investment Support.

The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall have the responsibility to arrange sufficient counter-capital in accordance with the prescribed counter-capital providing schedule originated from annual State Budget for projects that are listed as beneficiaries from State Budget allocations and shall provide guidelines to investors on registering the borrowing of counter-capital from credit sources of the State or the National Fund for Investment Support.

A specific foreign loan agreement for a project shall only be made after the relevant investor has identified sufficient source of counter-capital.

Article 12.

An Investor when preparing an investment project for the purpose of Foreign Borrowing must take into account various payable taxes as stipulated in the prevailing regulations.

In the event that the investor is unable to pay for the various taxes as regulated, the relevant Investor must acknowledge the amount of tax shortfall along with loan capital as its debt toward the State Budget and shall have the responsibility to repay it to the State Budget after the project commences operations as guided by the Ministry of Finance.

Article 13.

The issuance of State or Government bonds for the purpose of borrowing in international capital market shall be carried out in accordance with the prevailing Governments regulations on issuing international bonds. The Prime Minister shall determine the use of the proceeds from the issue of these international bonds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GUARANTEE OF THE GOVERNMENT

Article 14.

Principles for issuing Governments guarantee are as follows:

The foreign loan of an enterprise to be used for the development of production and business in the self-borrowing and self-repayment manner must comply with the provisions of Chapter IV of this Regulation. In the event that a Foreign Lender requires Foreign Lending Projects bank guarantee, then the provisions of the Regulation on Guarantee and Re-Guarantee promulgated by the State Bank of Vietnam Governor shall be complied with.

With regard to which exceed the banks guarantee capacity and a Foreign Lender officially requires the Government of Vietnam to act as a guarantor, then the Government may consider to issue guarantee on a commercial loan in the following exceptional circumstances:

a. The relevant project is of material importance in the national economic development plan.

b. The relevant project is for import of high-tech equipment or equipment for manufacturing exports that are to be given priority.

c. Commercial loans associated with aids or ODA to form a finance source in the from of combined credit.

Article 15.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Governments guarantee beneficiaries shall be State owned enterprises or State owned credit institutions that are authorised by the Government to directly borrow from Foreign Lenders in the self-borrowing and self-repayment manner for the purpose of implementing investment and development projects or contributing capital into foreign joint venture or expanding credit operations.

In exceptional cases, based on the realistic requirements and on the proposal of the guarantee issuing agency, the Prime Minister may determine to issue Governments guarantee to a particular potential beneficiary other than the above mentioned beneficiaries.

Article 16.

Conditions for issuing Governments guarantee:

- Availability of a feasible project approved by an authorised level in accordance with the prevailing regulations, in which the plans for recovery of loan capital are indicated.

- Availability of an executed loan and/or trade agreement that is approved by an authorised level in accordance with the prevailing regulations.

- With regard to an operating organisation or entity: the business performance and financial standing of the guarantee beneficiaries are in normal state.

Article 17.

A Governments guarantee issuing agency:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

With regard to commercial loans associated with non-refundable aids or ODA to form a finance source in the form of combined credit in particular, the Prime Minister shall delegate authority to the Ministry of Finance to consider to issue guarantee to enterprises according to investment projects already approved by the Government.

The State Bank of Vietnam shall on behalf of the Government issue guarantees to credit institutions as determined by the Prime Minister. After issuing the guarantee, the State Bank of Vietnam shall file a set of guarantee documents with the Ministry of Finance for overall monitoring and management of the issue of Governments guarantee.

Article 18. Level of guarantee:

The aggregate Governments guarantee to be issued annually including the guarantees of the Ministry of Finance and the State Bank, shall be equal to a maximum of 10% of the State revenue in the same year. If the annual requirements for guarantee exceed the above mentioned maximum level, the Ministry of Finance shall submit those requirements to the Prime Minister for a decision.

The Government shall perform guarantee for foreign loans on a case by case basis. In the event that an enterprise borrow from more than one source, then the total maximum limit of loans to be guaranteed by the Government in favour of a single enterprise is provided as follows (except in special cases as determined by the Prime Minister):

- With regard to business belonging to industries such as energy, petroleum, gas, transportation, urban works, steel industry and information technology: the total maximum level of guarantee in favour of a single enterprise is equal to 12 times of the existing capital owned by the enterprise at the time of application for guarantee (including allocations from the State Budget granted to State owned enterprises, various enterprises funds and supplementary funds originated from profits).

- With regard to enterprises of other manufacturing industries: the total maximum level of guarantee in favour of a single enterprise is equal to 6 times of the existing capital owned by that enterprise.

- With regard to credit institutions: the total level of guarantee in favour of a single credit institution is equal to 6 times of the current capital of that credit institution.

- The above mentioned total limit of guarantee must deduct the outstanding foreign loans of such enterprise or credit institution up to the time of issuing guarantee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19.

A guarantee beneficiary must pay a Governments guarantee issuing agency a guarantee fee equal to a maximum of 1.5% of the sum being guaranteed per annum. The proceeds from those fees shall be contributed to the Fund for Accumulation for Repayment of Foreign Loans referred to in Article 10 of this Regulation, including where the guarantee-issuing agency is the State Bank of Vietnam. The specific rate of fees and the time limit for payment shall be specified by the guarantee-issuing agency based on the rate of return and priority extent of each project.

Also, a guarantee beneficiary must pay a fixed fee for processing the applications and issuing guarantee to a guarantee-issuing agency to cover costs arising in the course of processing applications and issuing guarantee. The fee amount and submission time are determined by the Ministry of Finance.

Article 20.

A Governments guarantee issuing agency is an organisation that carries out the final appraisal of guarantee application documents to report to the Prime Minister for approval, and is an agency that performs all the responsibilities of a Guarantor towards a Foreign Lender.. In the event that a guarantee beneficiary is not able to repay debt already due, the governments guarantee issuing agency shall have the responsibility to implement financial-credit measures and finance credit instruments in accordance with the prevailing laws to seek debt repayment resources. In the event that all of the above mentioned financial-credit measures and instruments have been employed, but there is still not adequate or no cash flows for repayment, then the guarantee granting organisation is allowed to apply the Fund for Accumulation for Repayment of Foreign Loans for settlement.

The handling of issues arising between a guarantee beneficiary and a guarantee issuing agency shall be carried out in accordance with the Regulation on Governments guarantee, the prevailing laws of the State of Vietnam and international practices.

Article 21.

The Ministry of Finance shall collaborate with the State Bank of Vietnam in developing Regulations on Governments guarantee for submission to the Prime Minister for promulgation in order to specify the implementation of the principles and provisions concerning issuing Governments guarantee as referred to in this Chapter.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22.

Foreign borrowing and repayment by enterprises shall be carried out in accordance with the following principles:

1. Enterprises of all economic sectors that are established and operate in accordance with the laws of Vietnam shall have the right to directly borrow foreign capital in a manner of self-borrowing and self-repayment to Foreign Lenders in accordance with the prescribed undertaken conditions. In any case an enterprise's debt is not permitted to be converted a Governments debt, except for loans guaranteed by the Government as referred to in Chapter III of this Regulation.

2. Medium and long term foreign loans (including the form of issuing international bonds) of enterprises must fall within the planned annual total limit already approved by the Prime Minister and meet the conditions as to medium and long term loans as prescribed by the State Bank of Vietnam from time to time; and must be registered with and certified by the State Bank of Vietnam and the state of withdrawal and repayment must be reported to the State Bank of Vietnam in accordance with the reporting regime prescribed by the State Banks Governor.

With regard to State owned enterprises: a foreign loan agreement must be approved by the State Bank of Vietnam before execution. With regard to cases of Governments guarantee the provisions in Chapter III of this Regulation shall be complied with.

3. Any short term foreign loans of enterprise must meet the conditions concerning short term loans prescribed by the State Banks Governor from time to time. The State Banks Governor shall submit annual limit of outstanding short term loans including limit of deferred L/C line to the banks.

4. Withdrawals and transfers for the purpose of repayment of foreign loans by enterprises must be carried out through the banks operating in the territory of Vietnam that are authorised to deal in foreign exchange operations. In the event of withdrawal and repayment by means of assets (intangible or tangible) not carried out through the banks, the relevant enterprises must report in compliance with the State Banks regulations, and when necessary, must be consulted with a State regulatory body of the relevant sector or area.

5. Enterprises that have borrowed from abroad, shall be obliged to use loans in accordance with the prescribed purposes, and shall not be permitted to use short term loans for investment in medium and long term projects, and shall be obliged to repay debt (principal and interest) in conformity to the undertakings in loan agreements executed with Foreign Lenders, and to bear all risks and responsibilities before the laws of the State in the course of making loans and repayment.

6. With regard to enterprises medium and long term loans under this Regulation: banks shall only be allowed to withdraw or transfer money for the purpose of repayment to Foreign Lenders upon enterprises request when such loans have been already registered with and certified by the State Bank of Vietnam in writing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Forms of security for a loan:

1. In the event that a Foreign Lender requires that a loan for an enterprise must be secured by a bank guarantee, then the guarantee shall comply with Regulations on Guarantee and Re-guarantee for Foreign Loans promulgated by the State Bank of Vietnam Governor.

An enterprise that has borrowed from abroad may seek a guarantee from a non-resident (foreign banks, financial institutions, credit institutions or companies etc.) provided that the guarantee terms are not inconsistent with the prevailing laws of Vietnam. With regard to State owned enterprises, the contents of the guarantee letter must be consulted with the State Bank of Vietnam.

2. In the event that an enterprises loan requires Governments guarantee, the Ministry of Finance or the State Bank of Vietnam shall perform the guarantee in accordance with the provisions set out in Chapter III of this Regulation.

3. A bank-guarantor is a person who can make the final decision and bear final responsibility in respect of guarantee for enterprises foreign loans. Where a loan is considered ineligible for guarantee under Regulations on Guarantee and Re-guarantee, the relevant bank must notify the enterprise promptly. The bank-guarantor is permitted to select and apply one or more measures to secure repayment of debt in accordance with the laws such as security deposit, mortgage and pledge in respect of each specific loan project or amount.

4. In the event where a guarantee beneficiary-enterprise fails to repay debt to a Foreign Lender upon due date, the agency-guarantor must assume responsibility to repay the debt in lieu of the relevant enterprise; and at the same time it shall have the responsibility to apply necessary measures in accordance with credit regulations and other provisions of the laws of Vietnam in order to recover the debt that has been repaid in lieu of that enterprise.

5. An enterprise may use assets acquired by loan capital or other forms of security in accordance with the laws of Vietnam to secure foreign borrowing.

6. With regard to a foreign loan without guarantee or security, the relevant parties to such a loan shall agree by themselves about responsibilities in respect of all the risk.

Article 24.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter V

REPORTS, EXAMINATION AND INSPECTION

Article 25.

The ministers, heads of the ministries, ministerial-level bodies and governmental bodies, chairmen of Peoples Committees of provinces and cities under central authority and head of central companies and public unions shall be responsible before the Prime Minister for the examination and supervision of the receipt and use of foreign loans by the Government, or the guarantee by the Government in respect of projects or programs within their respective scope of management.

Article 26.

The Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment and the Government Office shall have the responsibility to provide guidelines and assistance to ministries, sectors and local authorities in examining and supervising the management of the Governments foreign loans and the performance of obligations by foreign loans-using-enterprises as set out in loan agreements or re-lending agreements.

The examination and supervision of investment projects or construction works financed by foreign loans must comply with the prevailing regulations on the management of investment and construction.

Article 27.

A periodical reporting regime in respect of the performance of programs and projects financed by the Governments foreign loans (including loans guaranteed by the Government) shall be implemented as set out in Articles 28 and 29 of the Regulations on Management and Use of ODA promulgated in conjunction with the Governments Decree 87-CP dated 5 August 1997.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Quarterly, annually, or when necessary, enterprises that have directly borrowed foreign loans must report to the State Bank of Vietnam, the agency-guarantor and their direct regulatory agencies (in respect of State owned enterprises) on the performance of loan agreements (the state of withdrawal, use of loans and repayment), and shall be subject to the examination and inspection as prescribed by the State Bank of Vietnam Governor.

Article 29.

The Ministry of Finance shall have the responsibility to summarise and report to the Prime Minister annually on the performance of foreign borrowing and repayment by the Government and the whole country, and the performance of re-lending and recovery of loans by the Government, and at the same time file copies thereof to the State Bank of Vietnam and the Ministry of Planning and Investment.

The State Bank of Vietnam shall have the responsibility to report to the Prime Minister on the performance of foreign borrowing and repayment be enterprises and credit institutions.

Chapter VI

DEALING WITH BREACHES

Article 30.

Heads of direct regulatory agencies of State owned enterprises and credit institutions that have borrowed foreign loans shall be responsible before the Government for the effectiveness of loans transactions approved by them selves or proposed to be approved by an authorised level.

In the event of economic losses caused by non-compliance with the prevailing regulations on processing or appraising investment plans financed by loan capital, or wrong decision in respect of investment line, then persons who have made and approved such plans, depending on the extent of losses, shall be held responsible before the laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Any organisations or individuals which breach this Regulation and the relevant legislation, depending on the extent of breaches, shall be subject to administrative sanctions and must make compensation for damage in accordance with the laws. In case of serious breaches they shall be subject to criminal charges.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree of Government No. 90/1998/ND-CP of November 07th, 1998, promulgating regulation on the management of foreign borrowing and repayment

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.650

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.164.139
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!