BỘ
THƯƠNG NGHIỆP
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1713-TN-XNK
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 4 năm 1991
|
CÔNG VĂN
CỦA BỘ THƯƠNG NGHIỆP SỐ 1713-TN-XNK NGÀY 2 - 4 - 1991 VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀM TRONG BẢN QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 725/TN-XNK NGÀY 28-9-1990 CỦA
BỘ THƯƠNG NGHIỆP
Ngày 28-9-1990, Bộ
Thương nghiệp đã ra Quyết định số 725-TN-XNK ban hành bản Quy định về cấp giấy
phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Thực hiện Quyết định này, các
đơn vị kinh tế trong nước có nhu cầu trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp hồ
sơ xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
Căn cứ vào hồ sơ của
các đơn vị kinh tế, nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu, tạo điều kiện
khuyến khích tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu
như Nghị quyết kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa VIII đã chỉ rõ, Bộ Thương nghiệp điều
chỉnh, bổ sung một số điểm trong bản Quy định về cấp giấy phép kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu như sau:
1. Về phạm vi được
phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
Tất cả các đối tượng
nêu tại các điểm 1, 2, 3 phần I của bản Quy định đều được phép
đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu với phạm vi không hạn chế, miễn là nộp
được lệ phí cấp giấy phép kinh doanh (trừ các đơn vị ngoài quốc doanh).
2. Về điều kiện vốn:
riêng năm 1991, chấp nhận mức vốn so với doanh số xuất nhập khẩu đạt tỷ lệ: 5%
đối với đơn vị kinh doanh, 10% đối với đơn vị sản xuất. Tỷ lệ này do các đơn vị
tự khai, có xác nhận của cơ quan chủ quản cấp Bộ. Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Về điều kiện
cán bộ: riêng năm 1991, chấp nhận cho các đơn vị chỉ cần có cán bộ:
- Đã tốt nghiệp
các trường Đại học: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính, thương nghiệp, ngoại thương,
pháp lý hoặc các khoa kinh tế của các trường Đại học khác trong và ngoài nước.
- Đã qua lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ ngoại thương do các trường, các Viện, các Vụ được Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Kinh tế đối ngoại (trước đây) và Bộ Thương nghiệp cho phép mở.
4. Về lệ phí:
- Tổng lệ phí cấp
giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu được miễn 50%. Tất cả các đơn vị đã nộp đủ
50% tổng lệ phí trong lần nộp thứ nhất nay không phải nộp thêm nữa.
- Các tỉnh miền
núi phía Bắc: Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn: mỗi
tỉnh có một đơn vị được miễn hoàn toàn lệ phí cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh này có công văn gửi Bộ Thương nghệp chỉ định
đơn vị mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng ý cho hưởng chế độ miễn lệ phí Bộ Thương
nghiệp sẽ căn cứ vào đó để thoái thu số tiền lệ phí mà đơn vị đã nộp "nếu
có".
Các tỉnh Lâm Đồng,
Đắc Lắc, Gia Lai Kon Tum, Quảng Ninh: mỗi tỉnh có một đơn vị được giảm 50% lệ
phí xuất khẩu (tính trên mức lệ phí đã được giảm đồng loạt 50% cho tất cả các
đơn vị như đã nói ở trên).
-Hàng gia công cho
nuớc ngoài chỉ để lấy tiền công thuần tuý thì được miễn lệ phí xuất khẩu, miễn
lệ phí nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho việc gia công theo định mức kinh tế kỹ
thuật, được Bộ quản lý ngành xác nhận thể hiện trong hợp đồng gia công ký với
nước ngoài. Hàng hóa nhập khẩu để trả tiền gia công cũng được miễn lệ phí.
-Đối với các đơn vị
sản xuất, tất cả các mặt hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất ra
mặt hàng xuất khẩu của đơn vị sẽ được gom lại, coi như một ngành hàng và thu lệ
phí ở mức cho một ngành hàng.
Các đơn vị kinh
doanh không đươc hưởng chế độ này.
Ngiêm cấm các trường
hợp lợi dụng chế độ này để nhập khẩu hàng về với mục đích bán ra thị trường,
không phục vụ trực tiếp cho sản xuất của đơn vị
Miễn lệ phí cấp giấy
phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cho các ngành hàng trong danh mục kèm theo
công văn này.
5. Về thời hạn hiệu
lực của giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và thời gian bổ sung ngành hàng
kinh doanh.
- Giấy phép kinh
doanh xuất nhập khẩu có hiệu lực trong nhiều năm, cho tới khi có quy định mới.
- Việc bổ sung
ngành hàng kinh doanh được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào mà đơn vị có nhu
cầu, không nhất thiết phải tập trung vào tháng 5 và tháng 8 hàng năm.
6. Một số quy định
khác:
- Lệ phí cấp giấy
phép kinh doanh được nộp bằng tiền Việt Nam vào tài khoản số 01-2-432-0-350 tại
Ngân hàng Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh hoặc số 01-721-725 tại Ngân hàng
Ngoại thương trung ương. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá do Ngân hàng công bố tại thời
điểm nộp.
- Bộ Thương nghiệp
sẽ cử cán bộ mang giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trả cho các đơn vị tại
thành phố Hồ Chí Minh (Văn phòng 2 Bộ Thương nghiệp 35-37 Bến Chương Dương, quận
1), tại Quảng Nam-Đà Nẵng, (172 Bạch Đằng, TP.Đà Nẵng); tại Hà Nội (Vụ Xuất nhập
khẩu - 21 Ngô Quyền - Hà Nội).
Cán bộ được đơn vị
cử đến nhận giấy phép tại một trong các địa điểm trên phải có giấy giới thiệu
do Chánh hoặc phó Giám đốc ký và chứng từ kế toán chứng minh đã nộp đủ tiền
theo quy định. Bộ Thương nghiệp sẽ thu lại chứng từ kế toán này (bản gốc) và
trao giấy phép cho đơn vị.
- Các đơn vị nộp hồ
sơ, hoặc hoàn chỉnh hồ sơ sau ngày 31-12-1990 sẽ được xem xét vào cuối tháng 6
năm 1991.
Bộ Thương nghiệp trân
trọng đề nghị các Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo nội dung Công văn này tới
các đơn vị trực thuộc đã được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc đã nộp
hồ sơ xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng chưa được cấp.
Bộ Thương nghiệp
không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do nội dung Công văn này không
được thông báo tới các đơn vị trực thuộc các Bộ và các tỉnh.
Các phòng cấp giấy
phép Bộ Thương nghiệp thông báo rộng rãi nội dung Công văn này tới tất cả các
đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc địa bàn được phân công phụ trách.
Công văn này thay
thế công vắnố 4745/TN-XNK ngày 29-12-1990 và công văn số 478/TN-XNK ngày
29-1-1991 của Bộ Thương nghiệp.
DANH
MỤC
Ngành
hàng được miễn lệ phí cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
(Ban hành kèm theo Công văn số 1713/TN-XNK ngày 2-4-91)
I. XUẤT KHẨU:
1- Ngành hàng số 1: Thiết toàn bộ
2- Ngành hàng số 2: Thiết bị gia
công kim loại; năng lượng và kỹ thuật điện, cho mỏ, luyện kim và dầu mỏ; nâng hạ,
vận chuyển; cho ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ; máy móc cho
công ngiệp hoá chất, công ngiệp giấy, xây dựng và các ngành công nghiệp khác
bao gồm các ngành không ghi thành mục riêng; nhà cửa công trình kỹ thuật và phục
vụ công cộng; dầu mỡ kỹ thuật.
3- Ngành hàng số 3: Thiết bị,
máy móc, khí cụ thí nghiệm, ổ bi, dụng cụ, vật liệu mài, thiết bị kỹ thuật tính
toán.
4- Ngành hàng số 4: Máy kéo, máy
nông nghiệp, thiết bị và vật tư nông nghiệp.
5- Ngành hàng số 10: Phim ảnh và
vật liệu phim ảnh
6- Ngành hàng số 19: Tinh dầu,
hương liệu, dược liệu, nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh, dược phẩm, dụng cụ y
tế, vệ sinh, vitamin.
7- Ngành hàng số 21: Động vật sống
để nuôi, để giết thịt, sản phẩm thịt, sữa, mở động vật, trứng.
8- Ngành hàng số 24: Các loại
rau quả.
9- Ngành hàng số 25: Đường và sản
phẩm chế biến từ đường; dầu thực vật, gia vị.
10- Ngành hàng số 26: Đồ uống,
hút.
11- Ngành hàng số 27: Vải, bông,
len; quần áo may sẵn và vải trải giường.
12- Ngành hàng số 28: Hàng bách
hóa; giầy dép các loại; dụng cụ gia đình; đồ gỗ; hàng dân dụng.
13- Ngành hàng số 29: Hàng công
nghiệp tiêu dùng khác không nằm trong các ngành kể trên.
II. NHẬP KHẨU:
1- Ngành hàng số 1, 2, 3, 4:
theo tên đã nêu ở phần xuất khẩu.
2- Ngày hàng số 11: Phân bón,
thuốc trừ sâu, trừ cỏ.