BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
65-TC/TCĐN
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 11 năm 1991
|
THÔNG TƯ
SỐ 65 TC/TCT NGÀY 13-11-1991 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN VIỆC
THANH TOÁN CHO CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC CÓ HÀNG XUẤT KHẨU HOẶC DOANH THU
DỊCH VỤ TRỪ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA NHÀ NƯỚC
I- QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Bộ Tài chính chỉ thanh toán
tiền Việt Nam cho các đơn vị có hàng xuất khẩu hoặc doanh thu dịch vụ trả nợ nước
ngoài đã đăng ký với Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản
cho thực hiện dựa trên hạn mức trả nợ nước ngoài hằng năm được Quốc hội và Hội
đồng Bộ trưởng phê duyệt.
2. Tỉ giá để thanh toán là tỉ
giá do Bộ Tài chính thoả thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu hoặc doanh thu dịch
vụ trừ nợ cho Nhà nước trên cơ sở tham khảo ý kiến của UBVG Nhà nước.
3. Việc thanh toán tiền hàng được
Bộ Tài chính chi trả cho đơn vị trực tiếp xuất khẩu hoặc cung cấp dịch vụ để trừ
nợ cho Nhà nước.
II- QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
1- Trường hợp trả nợ bằng hiện vật
(hiệp định quy định vay hiện vật trả bằng hiện vật).
Trường hợp này, phương thức áp dụng
trong việc xuất khẩu trả nợ là phương thức đấu thầu.
Các đơn vị được phép trực tiếp
xuất khẩu (không phân biệt trong hay ngoài quốc doanh) đều được quyền tham gia
đấu thầu.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày Bộ Tài chính công bố các điều kiện đấu thầu, các đơn vị có nhu cầu phải
đăng ký với Bộ Tài chính mức nhận thầu. Bộ Tài chính dành ưu tiên cho đơn vị
đăng ký nhận thầu có mức tỉ giá thấp nhất. Đơn vị được đấu thầu (trúng thầu) sẽ
phải ký kết hợp đồng cụ thể với Bộ Tài chính về việc tổ chức thực hiện giao
hàng xuất khẩu trả nợ cho Nhà nước.
2. Trường hợp xuất khẩu hàng hoá
hoặc cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ trừ nợ vào Nhà nước.
Hàng năm dựa vào kế hoạch được
Nhà nước giao, các đơn vị tiến hành đăng ký với Bộ Tài chính về khả năng xuất
khẩu hoặc cung cấp dịch vụ để trừ nợ cho Nhà nước.
Nội dung đăng ký cần ghi rõ : Số
lượng hàng hoá xuất khẩu, thời gian xuất khẩu, trị giá ngoại tệ thu được, mức tỉ
giá đề nghị được thanh toán. .. để Bộ Tài chính chủ động sắp xếp trong kế hoạch
trả nợ nước ngoài.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ
chủ động bàn với với các Bộ có liên quan để thống nhất các chủ trương cũng như
các biện pháp thực hiện và sẽ thông báo bằng văn bản để các đơn vị thực hiện.
3. Thủ tục thanh toán tiền hàng.
Các đơn vị xuất khẩu hàng hoá hoặc
cung cấp dịch vụ trừ nợ Nhà nước quy định tại điểm (1) và (2) nói trên khi đến
Bộ Tài chính để thanh toán tiền hàng cần đảm bảo các điều kiện sau đây :
- Thông báo của Bộ Tài chính về
việc chấp nhận cho đơn vị được phép xuất khẩu hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ trừ
nợ cho Nhà nước.
- Bộ chứng từ thanh toán đối ngoại
cho từng chuyến hàng xuất khẩu được Ngân hàng xác nhận đã được nước ngoài trừ nợ
cho Nhà nước hoặc đã làm thủ tục thanh toán với nước ngoài để trừ nợ cho Nhà nước.
Riêng đối với các đơn vị cung cấp
dịch vụ cần phải có thêm bản xác nhận của bên được cung cấp dịch vụ (Đại sứ
quán, cơ quan đại diện nước ngoài v.v.. .).
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ
thanh toán của đơn vị (hồ sơ xin thanh toán), Bộ Tài chính tiến hành chi trả đồng
Việt Nam như sau :
- Trả ngay 100% trị giá tiền
hàng với điều kiện kim ngạch xuất khẩu hoặc trị giá dịch vụ của đơn vị được
ngân hàng xác nhận rõ là "đã được Ngân hàng nước ngoài trừ nợ cho Nhà nước
ta toàn bộ trị giá lô hàng".
- Trả 90% trị giá tiền hàng với
điều kiện ngân hàng mới chỉ xác nhận "đã làm thủ tục thanh toán với nước
ngoài để trừ nợ Nhà nước".
Số 10% còn lại Bộ Tài chính sẽ
thanh toán nốt cho đơn vị khi đơn vị xuất trình được bản xác nhận của ngân hàng
về việc đã được ngân hàng nước ngoài trừ nợ cho Nhà nước ta toàn bộ trị giá lô
hàng.
4- Quy định về phạt trừ.
4.1. Đơn vị cơ sở đã được Bộ Tài
chính chấp thuận để được xuất khẩu hàng hoá hay cung cấp dịch vụ trả nợ cho Nhà
nước, nếu :
- Không thực hiện nghĩa vụ giao
hàng.
- Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
giao hàng.
- Giao hàng kém phẩm chất bị nước
ngoài khiếu nại.
- Giao hàng không đúng thời hạn
đã ký hợp đồng với nước ngoài bị nước ngoài phạt.
- v.v.. .
thì toàn bộ số thiệt hại hói
trên sẽ do đơn vị cơ sở chịu. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với cơ quan ngân hàng để
thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi những thiệt hại nói trên do phía
đơn vị gây ra.
4.2. Trong thời gian 30 ngày kể
từ ngày đơn vị nộp hồ sơ thanh toán cho Bộ Tài chính (với điều kiện bộ hồ sơ
này được Bộ Tài chính xác nhận là đầy đủ và hợp lệ) mà Bộ Tài chính chưa trả tiền
thì từ ngày thứ 31 trở đi Bộ Tài chính phải trả thêm cho đơn vị lãi suất tiền
vay do Ngân hàng Nhà nước quy định tính trên số tiền chậm trả.
5. Trường hợp trừ nợ bằng nguồn
thu từ hợp tác lao động và chuyên gia sẽ có quy định cụ thể ở một văn bản
riêng.
III- BÁO CÁO
THỰC HIỆN
- Sau khi được Bộ Tài chính
thông báo hạn mức trả nợ, đơn vị đảm phán với nước ngoài để ký kết hợp đồng
giao hàng xuất khẩu hoặc cung cấp dịch vụ. Hợp đồng này được gửi cho Bộ Tài
chính (Vụ Tài chính đối ngoại và quản lý ngoại tệ) 1 bản để theo dõi quá trình
thực hiện việc xuất khẩu và thanh toán kèm theo với bản hợp đồng ký kết với Bộ
Tài chính về thực hiện giao hàng xuất khẩu trả nợ.
- Hàng quý đơn vị gửi báo cáo
cho Bộ Tài chính về tình hình thực hiện xuất khẩu hoặc cung cấp dịch vụ trừ nợ
cho Nhà nước.
- Sau khi kết thúc từng bản đăng
ký hoặc từng hợp đồng mà đơn vị ký với Bộ Tài chính về việc giao hàng xuất khẩu
hoặc cung cấp dịch vụ trừ nợ cho Nhà nước thì Giám đốc đơn vị và kế toán trưởng
phải cùng Bộ Tài chính tổ chức việc thanh lý hợp đồng.
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
- Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
- Trong quá trình thực hiện các
Bộ, ngành và đơn vị cơ sở thấy có gì vướng mắc xin phản ảnh kịp thời về Bộ Tài
chính để xử lý.